Kế Hoạch Chia Tay 21 Ngày

Chương 21: Anh sẽ cắn câu, nhưng tôi mới là cá

Tôi ra ngoài phòng khách tìm hòm thuốc, tìm mấy chỗ cũng không thấy đâu, cũng không biết hôm qua Trần Tự để hòm thuốc ở chỗ nào.

Bất đắc dĩ tôi đành phải trở về phòng ngủ, thấy anh vẫn chưa ngủ, tôi nhẹ giọng hỏi: “Trần Tự, anh để hòm thuốc ở chỗ nào vậy? Em muốn lấy một ít thuốc dạ dày.”

Anh lập tức ngồi dậy, buột miệng nói: “Bệnh đau dạ dày tái phát à? Anh tìm giúp em.”

Thấy anh đi ra khỏi phòng ngủ, tôi sững người một lúc, dòng suy nghĩ cũng trôi đi thật xa.

Tôi bị đau dạ dày từ hồi cấp ba.

Năm cấp ba, em trai tôi bước vào ngưỡng cửa trưởng tiểu học, thằng nhóc rất nghịch ngợm, không thích học, mẹ tôi dành hết thời gian cho nhóc, căn bản không có thời gian quan tâm đến tôi. Hơn nữa tôi ở nhà thật sự có hơi chướng mắt, vì thế tôi đề nghị sống ở ký túc xá của trường.

Trong ba năm cấp ba, việc học nặng nề, còn bận rộn với các hoạt động và cuộc thi khác nhau, buổi tối còn phải giải quyết việc nhà, khi đó hiệu suất của tôi không cao như hiện tại, không thể phân chia thời gian.

Tôi cũng tùy tiện quen rồi, có thời gian thì ăn một bữa cơm, không có thời gian thì dứt khoát không ăn, chỉ ăn một chút bánh quy cho qua bữa.

Tôi lại thích ăn cay, vì thế thay vì ăn một bữa cơm hẳn hoi thì tôi lại ăn đồ cay đầy kí©ɧ ŧɧí©ɧ, dần dần tôi bị bệnh dạ dày.

Ôi, đau dạ dày thật sự muốn mạng.

Hai năm trở lại đây tôi đã chú ý đến chế độ ăn uống hơn, bệnh đau dạ dày cũng ít hơn nhưng những món cay quá ngon, gia vị gia truyền, ăn vào cực kỳ cay, quả thực là mỹ vị trần gian.

Tôi vẫn không giữ được cái mồm của mình, bạn cùng phòng ai cũng tức giận nói một người có tính kỷ luật như tôi nhưng lại không nhớ đến chuyện ăn uống, thường xuyên thõa mãn cơn thèm của bản thân, khiến dạ dày chịu khổ, thậm chí có lần còn phải đến phòng y tế truyền nước.

Ồ, lần đó Trần Tự còn đến thăm tôi.

Lúc ấy chúng tôi cũng chỉ gặp nhau vài lần, bởi vì cả hai đang chuẩn bị cho kỳ thi cuối tuần nên không có nhiều thời gian, chúng tôi không gặp nhau nhiều, phần lớn là nói chuyện qua mạng.

Tôi thừa nhận mình có một chút tâm tư với anh, dù sao thì có ai đi từ chối một anh chàng đẹp trai, học giỏi cơ chứ.

Chút tâm tư này thể hiện vào lúc khi tôi thảo luận sôi nổi về các vấn đề vật lý với anh, nhưng khi quay đầu, tôi vẫn sẽ chọn vài bức ảnh đẹp đăng lên vòng bạn bè.

Trí tuệ và vẻ đẹp luôn tồn tại cùng nhau.

Đôi khi tôi hoàn thành xong công việc vào buổi tối, thấy anh không tìm mình, tôi sẽ chụp ảnh bài tập về nhà, ra vẻ đăng trạng thái “cuối cùng cũng đã hoàn thành ~”, chỉ có anh mới nhìn thấy bài đăng đó.

Anh sẽ cắn câu.

Nhưng tôi nghĩ tôi mới là cá.

Lần đó, một cuộc thi cực kỳ quan trọng kết thúc, có thể coi như giải quyết được vấn đề nghiêm trọng trong lòng, vì để thưởng cho bản thân, tôi ôm tâm lý may mắn, đánh liều đi ăn lẩu xào cay, cực kỳ cay, quả nhiên vẫn khiến bản thân phải đến phòng y tế.

Kỳ thi tiếp theo có độ khó không nhỏ, chỉ sau hai ngày, mọi người đều dốc hết sức để chuẩn bị.

Vì không muốn làm chậm trễ việc ôn tập của Doanh Doanh và những người khác, tôi bảo họ đến thư viện học vài, còn mình thì ngồi một mình trên chiếc giường trắng trong phòng y tế, vừa tính toán vừa truyền nước.

Khoảng 7 giờ tối, Trần Tự gửi tin nhắn cho tôi, ngụ ý điều gì đó: “Tớ đến trường các cậu có chút việc, vừa mới làm xong.”

Tôi trả lời bằng một biểu tượng cảm xúc “ngoan ngoãn.”

Quả nhiên, câu tiếp theo anh hỏi: “Cậu đang ở ký túc xá à?”

Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để bán thảm, vì thế đầy tâm cơ chụp lại chai truyền dịch, rồi mới trả lời: “Tớ đang ở phòng ý tế truyền nước.”

Anh hỏi: “Cậu bị sao vậy?”

Tôi trả lời: “Đau dạ dày.”

Trần Tự không trả lời nữa.

Tôi bật camera trước, chỉnh lại tóc gọn gàng, phủ thêm một lớp phấn để khiến mình trông không quá phờ phạc.

Nhìn vào màn hình với vài phần yếu đuối, tôi hài lòng đặt điện thoại sang một bên, tiếp tục giải đề.

Hậu quả của việc lơ đãng chính là hiệu suất bị hạ thấp, sau khi làm xong câu thứ hai thì Trần Tự tới.

Nhanh hơn dự đoán của tôi.

Anh mặc một chiếc áo dài tai màu xám cũ rộng rãi, phối với quần jean đơn giản, dáng người cao gầy, đứng ở trước mặt tôi, hàng mi cụp xuống nhìn tôi, trên sống mũi có một lớp mồ hôi hỏng.

Tôi mỉm cười với anh dù biết rõ anh sẽ đến.

Anh còn cầm theo cháo kê, nói buổi tối đói bụng có thể ăn một chút, tôi gật đầu như gà mổ thóc.

Anh hỏi tại sao tôi bị đau dạ dày, tôi nói mình không kiểm soát được cái miệng của mình.

Anh hỏi phải truyền nước trong bao lâu, tôi nói còn khoảng một tiếng rưỡi, một lúc nữa sẽ thay sang bình mới.

Anh không nói gì nữa, ngồi xuống chiếc ghế cạnh giường, lấy tờ giấy của tôi một cách tự nhiên, cầm cây bút của tôi, bắt đầu im lặng làm bài.

Tôi cũng cúi đầu, lặng lẽ làm bài.

Thăm bệnh đã biến thành khung cảnh ôn tập, toàn bộ khung cảnh hài hước, hài hòa đến mức không giải thích được.