Thập Niên 70: Em Gái Là Một Đại Mỹ Nhân

Chương 7: Tách ra mới là tốt nhất

Về phần phải chịu khổ gì đó, hai mươi tám năm cuộc đời kiếp trước cũng chịu không ít khổ rồi.

Nụ cười trên mặt Quý Mạt dần thu lại, vẻ mặt hiền từ không còn chút nào:

"Không được!"

Giọng nói rất kiên quyết, ánh mắt kiên định, không cho đường thương lượng.

Trần Lộng Mặc giỏi quan sát sắc mặc người khác hơi cụp mắt xuống, ngoan ngoãn đổi đề tài.

Cô hơi dịch người lại, châm rãi vào đầu giường gỗ, nũng nịu nói:

"Vậy mẹ nói cho con biết về mẹ Thu Hoa đi."

Trong lòng cô lại bình tĩnh phân tích lợi ích khi không theo cha mẹ xuống cơ sở rèn luyện.

Lý trí bắt đầu nói cô ở bên ngoài lợi nhiều hơn hại.

Ngoại trừ phải đối diện với khả năng sẽ phải ngại ngùng khi ăn nhờ ở đậu nhà người ta, tách khỏi cha mẹ mới là tốt nhất.

Tiện đi lại, tiện phối hợp, tiện...

Quý Mạt hoàn toàn không biết con gái nhìn đơn thuần ngoan ngoãn, trong đầu lại đang phân tích đủ loại lợi hại. Bà sợ con gái hỏi đến tận gốc rễ, hỏi những câu khó như bà và lão Trần muốn đi đâu, vì sao không mang theo mình, lúc nào mới có thể trở về.

Hôm nay thấy cô chủ động chuyển đề tài, trong lòng nhất thời cảm thấy nhẹ nhõm, khẽ than một tiếng:

"Chuyện này phải hỏi cha con."

Trần Đức Mậu cầm một cốc s

ữa tươi đi vào, nghe vậy thì buồn bực:

"Chuyện gì phải hỏi anh?"

Quý Mạt trách móc: "Sao anh đi vào không gõ cửa?"

Trần Đức Mậu bất đắc dĩ:

"Cửa không đóng."

Lúc nói chuyện, ông đã đi đến bên cạnh giường, đưa sữa tươi trong tay cho con gái:

"Không phải cha đã bảo con sáng và tối mỗi ngày đều phải uống một ly sữa bồi bổ sức khỏe sao?"

Trần Lộng Mặc đưa tay nhận lấy, ngại ngùng nói:

"Con quên mất, cảm ơn cha."

"Vừa nói chuyện gì đó?" Trần Đức Mậu kéo cái ghế tới, ngồi cách giường không xa.

Trước kia ông phải nằm trên tuyết mai phục, một hai ngày không động đậy là chuyện bình thường, hiện giờ cứ đến mùa đông là xương khớp lại đau đớn, đặc biệt là lúc trời mưa.

Quý Mạt lấy một bình nước từ trong chăn của con gái đưa cho chồng ôm, rồi mới nói:

"Nói chuyện của anh với chị Thu Hoa, nhóc con này hiểu chuyện sớm, nghĩ lung tung, có lẽ coi anh thành người như Chu Bằng."

Chu Bằng là trại phó dưới trướng của Trần Đức Mậu lúc trước, còn chưa lập được công trạng gì đã run lên, cảm thấy không chịu được nữa, quay về làm nhân viên mậu dịch trong hợp tác xã cung ứng, sống chết đòi li hôn, nói cho hay là không còn tình cảm gì với vợ nuôi ba đứa trẻ ở nông thôn, kết hôn chỉ là kết quả của xã hội phong kiến.