Tiểu Thuyết Tâm Lý Xã Hội: Mầm Xanh

Chương 25

25.

Ngày hôm sau, chị và tôi cùng nhau đến trụ sở Tòa Án Nhân Dân Thành Phố ở quận 1.

Đỗ xe vào sân, sau khi đi qua cánh cổng sắt màu đen, chị lại lần nữa cẩn thận dặn dò tôi. Phải ăn nói có chừng mực. Tốt nhất không biết thì không nên nói gì. Không được đi lung tung. Phải ngồi yên...

"Dạ, dạ." Tôi gật gù ngoan ngoãn. "Em nhớ rồi."

Khi bước xuống xe, tôi liền nhận ra kiến trúc của nơi đây có phần rất quen thuộc. Bức tường màu vàng cao đồ sộ cùng với những cây cột trụ khổng lồ. Từng cây cột đều rất chắc chắn, chống đỡ toàn bộ dãy nhà. Không thiếu hàng cây um tùm bao bọc chung quanh, cũng vô cùng có kích thước vô cùng lớn. Toàn là những đại thụ, gai góc và rậm rạp lá xanh. Sự cổ kính là từ ngữ chính xác hoàn toàn để miêu tả về toàn bộ nơi này. Vì cổ kính có nghĩa là vẻ đẹp cổ điển, thể hiện sự già dặn, hùng hồn, rắn rỏi,... Thể hiện một thứ gì rất tôn nghiêm với từng chút một. Từ những viên gạch nhỏ nhất đến toàn thể cấu trúc. Và những cây cột chống trời. Cứ như vậy, đây chính là đền thờ của sự nghiêm minh pháp luật. Tất nhiên, ở trên đỉnh vẫn là lá cờ của Đảng và tổ quốc.

Có người đã đợi chờ sẵn chúng tôi đến. Đó là một anh thanh niên cao lớn. Chiều cao của anh ta ngay lập tức gây nên sự ấn tượng với mình. Vì đây là lần đầu tiên, rất hiếm hoi, tôi gặp người cao hơn bản thân. Bên ngoài, anh ta mặc lớp áo xanh của cảnh sát, nhưng không có cầu vai lẫn quân hàm. Dáng hình mạnh mẽ bước liền đến chỗ chúng tôi, kể từ khi nhìn thấy từ xa. Và, anh ta mỉm cười.

"Đây là Bảo." Chị hai giới thiệu người trước mặt cho tôi. "Mày... đã từng thấy rồi."

"A! Đây là anh Bảo nhỉ?" Chưa nghĩ mà từ đã đến mồm, tôi nói ngay. Hai anh em bắt lấy tay nhau.

Ở đối diện, Bảo đáp lại lời tôi: "Em trai Hà đây nhỉ? Thư cũng có nhắc về nhóc rồi."

"Ơ? Bả nhắc gì về em đấy anh?"

Đến đây, Bảo đột nhiên ái ngại mà không nói gì nữa. Chỉ có chị hai lên tiếng, kêu cả ba đi vào trong. Ngay khi bước qua cánh cổng lớn, chúng tôi gặp gỡ thêm một bác luật sư. Chỉ hé một chút sự thân thiện tại khóe môi, rồi nhanh chóng chuyển sắc lạnh lùng. Tất cả mọi người không ai chào hỏi ai hết, cứ bước vội vã theo chân nhau. Mà tất cả những lời nói của ông ta đều rất gãy gọn, không vòng vo. Ngược lại, chị tôi tập trung lắng nghe. Với cái đầu gật xuống và những bước chân rất nhanh.

"Nếu họ hỏi câu hỏi đó, điều cháu cần làm là im lặng và bên kiểm sát viên sẽ dập tắt nó ngay."

Chị tôi đồng thuận ngay.

Khi bước qua cánh cửa, tôi khá ngạc nhiên vì không giống trong phim là phòng xử án sẽ luôn đông người đến dự. Chỉ có lác đác vài bóng người,... Cũng không có bàn bồi thẩm đoàn. Vẫn bước cùng chúng tôi, là Bảo. Và anh ta cùng vị luật sư hướng dẫn cả hai chị em ngồi vào tại dãy ghế, ở bên trái khán phòng. Ông ta rời đi ngay sau khi bọn tôi yên vị, bước đến chiếc bàn có vị kiểm sát viên mặc đồng phục màu xanh. Ngồi xuống chỗ bên cạnh, Bảo đồng thời vỗ lên vai chị. Nhưng họ không nói gì với nhau cả. Giống như chỉ có mình tôi lòng lắng lo.

Cuối cùng, vị thẩm phán đã xuất hiện tại cánh cổng phía bên kia căn phòng. Đó là một người phụ nữ có mái tóc cắt ngắn, được vuốt lên, lộ phần vầng trán cao. Khí khái của vị thẩm phán đó vô cùng đặc biệt, mà... khác với tôi hình dung là một người phải đứng tuổi, già dặn thì bà ấy rất trẻ trung. Thật sự mang đến một cảm giác rất đặc biệt, không thể nhầm lẫn. Bà ta ngồi vào vị trí cao nhất, ở đằng sau bàn thư ký viên.

Lúc này, chị hai đóng tập hồ sơ trong tay, cũng cho lại vào túi. Mà bấy giờ, không thể kìm nén được sự căng thẳng trong mình, tôi bèn ghé tai thầm thì với chị:

"Chị hai... Mọi việc sẽ ổn chứ ạ?"

Chị liếc nhìn mình với một cái gật đầu trong lặng lẽ. Sau đó, tuy đầu vẫn giữ nhìn thẳng về phía trước, chị vỗ nhẹ lên đùi tôi, để trấn an cậu em trai. Cứ như vậy, tôi đỡ phần nào sự lo âu.

Rồi bấy giờ, vị thẩm phán sử dụng giọng nói nghiêm khắc của mình để làm tất cả mọi người tập trung. Bà ấy đang thông báo... cánh cửa đóng chặt lại, và không ai ngồi yên, lơ đễnh với phong thái bàng quan. Tất cả đều giương mắt lên phía trước. Và thế, buổi tố tụng bắt đầu.

Hà đã chờ đợi đến lượt mình.

"Tòa cho gọi nhân chứng Nguyễn Hải Hà lên bục người làm chứng."

Và rồi, khi ấy, đứa trẻ của tôi liền không chần chừ mà đứng dậy ngay. Với tất cả những ánh mắt đang hướng về phía mình, Hà lại trầm tĩnh mà đi lên bục làm chứng. Nơi nó được sắp xếp để ngồi, đối diện với cả khán phòng, nhìn thẳng lại tất cả ánh nhìn vừa nói trên. Tuy nhiên, vẫn vậy, con bé không nao núng. Mọi động tác của nó chỉ diễn ra trong vài giây. Lúc bấy giờ, ngoài thằng bé con và những người quen biết như vị luật sư, cùng kiểm sát viên Phước... Hà còn nhìn thấy một khuôn mặt khác. Đó là người phụ nữ, vừa trở về yên vị sau khi làm chứng, tại chính chỗ con bé hiện tại đang ngồi. Với sự điềm tĩnh, đứa trẻ giữ yên lặng khi đối mặt với cái nhìn trách móc đó. Thậm chí, đôi mắt kia còn đang đỏ sưng lên. Rõ ràng, bà ta lại vừa khóc. Vì đứa con trai bệnh hoạn, mất trí. Đứa đã ép kẻ khác phải tự sát theo nó, đứa vẫn hàng ngày đầu độc cô em gái nhỏ của mình... Là mối nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội. Đây không còn là chuyện những dòng chữ đen nằm trên giấy. Và rồi, vị kiểm sát viên mở phát súng đầu:

"Vai trò và trách nhiệm của cô tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Nguyễn Tất Thành là gì, cô Hà?"

"Tôi là một nghiên cứu sinh tại cơ sở Đại Học Y Dược. Nên vai trò của tôi ở đó là nhận hỗ trợ những ca cấp cứu từ hệ thống lãnh đạo của bệnh viện đã giao." Hà trả lời ngay. Thái độ rất khảng khái.

"Vậy còn cụ thể trong ca nhập viện của bé Minh An? Cô giữ vai trò gì?"

"Bác sĩ chịu trách nhiệm chính."

Vị kiểm sát viên đánh vào điểm ngạc nhiên: "Không phải chỉ là hỗ trợ thôi sao?"

"Không." Hà ngồi thẳng lưng, hai cánh tay thả lỏng trên tay vịn ghế. "Tôi là bác sĩ chính của ca, kể từ khi cô bé nhập viện."

"Theo điều tra, chúng tôi biết được rằng lúc ban đầu, cô không phải là vị bác sĩ nhận vị trí này." Ông Phước nói rất chậm rãi nhưng đầy nội lực. "Tại sao?"

"Sự sắp xếp các ca bệnh của bệnh viện dành cho bác sĩ và nghiên cứu sinh là khác nhau. Thông thường những ca càng nặng, càng nguy cấp đến tính mạng sẽ được giao cho bác sĩ thường trực. Với vai trò của nghiên cứu sinh chỉ là hỗ trợ và bổ sung nhân lực." Hà giải thích cặn kẽ. "Nó không phải là ngẫu nhiên. Cũng chẳng phải trường hợp cần hội đồng hội chẩn đoán. Cho nên việc một nghiên cứu sinh nhận ca cấp cứu là hiếm gặp. Trừ phi..."

"Trừ phi?" Người đàn ông đỡ lời đứa trẻ.

"Trừ phi chúng tôi thật sự yêu cầu muốn điều này."

Vị kiểm sát viên tỏ vẻ khó hiểu, "Tại sao cô lại muốn làm điều này?"

"Vì cô bé. Rõ ràng là như thế. Lúc nhập viện, tình trạng của Minh An nguy cấp và trầm trọng hơn cậu anh trai Hoàng. Nên tôi đã đề nghị với bác sĩ Khiêm cùng hội đồng để được đổi cô bé cho mình."

"Liệu cô có thể tóm tắt chung lại tình trạng của cô bé lúc nhập viện? Và cả cậu anh trai chứ?"

Hà ngẩng cao đầu, "Tôi nghĩ hồ sơ bệnh án được nộp tại tòa đã ghi rất rõ, đồng thời chứng thực mọi thứ." Tiếng lật giấy sột soạt vang lên. "Cô bé bị bỏng cấp độ ba tại phần thắt lưng đến mông. Cấp độ bốn ở lưng. Còn người anh chỉ bỏng nặng ở bàn tay là cấp độ ba. Những chỗ khác đâu đó tại vùng ngực, bắp chân... theo đánh giá của bác sĩ Khiêm là cấp độ hai."

"Như vậy, cô bé đã bị nặng hơn?"

"Đúng vậy." Hà đồng ý. "Như tôi đã nói, tình trạng của An nguy cấp và trầm trọng hơn."

"Vậy là cô tự tin bản thân sẽ giúp được cô bé..." Ông Phước và Hà nhìn vào mắt nhau. "Cho dù trước đây chỉ luôn là một người hỗ trợ. Thậm chí,... cô Hà đây chỉ mới tốt nghiệp thời gian gần. Khi vừa mới mười chín tuổi thôi?"

Thoáng chốc, nếu tinh nhạy, ta thấy khuôn mặt của ông Chính trở nên cau có. Tại chỗ ngồi của mình, người đàn ông khoanh vòng hai cánh tay trước ngực, còn lòng bàn tay thì đặt lên phần môi. Ông ta đang trầm ngâm quan sát toàn bộ cuộc đối thoại giữa thân chủ và vị kiểm sát. Không hề dễ dàng. Chẳng đơn giản gì mà tại sao ẩn ý của những câu hỏi từ vị kiểm sát giống như công kích ngầm con bé ngồi tại bục làm chứng. Dẫu cho nó luôn giữ thái độ bình tĩnh, chẳng hề gì. Như thể, Hà muốn điều đó. Con bé cứng cỏi khẳng định. "Đúng." Và nó ngẩng cao về phía trước. Không sợ hãi dù những câu hỏi có trắc tréo thế nào.

"Và như các vị đều có thể thấy, trong hồ sơ ghi nhận và trực tiếp tại bệnh viện, cô bé đang hồi phục rất tốt. Tình trạng sức khỏe ổn định, không có gì đáng lo."

Hài lòng với câu trả lời, ông Phước gật đầu: "Cảm ơn sự tự tin của cô."

Lúc này, đứa trẻ thả lỏng người hơn. Đến nỗi, tựa lưng lên ghế, hé mắt nhìn eo hẹp.

Là tự tin hay kiêu ngạo đây?

"Vậy cô Hà. Cô có thể khẳng định cho quý Tòa và tất cả mọi người rằng, chính cô là người đã báo cáo trường hợp bạo hành với bé An là nạn nhân với cơ quan chức năng không?"

Ngay lập tức, con bé gật đầu. "Đúng. Là tôi."

Không nặc danh. Không giấu giếm. Nó chẳng lung lay gì cả. Khẳng định chính mình.

"Tôi đã lập tức báo cáo sau khi tình trạng của bé An ổn định hơn. Và cũng sau khi trở lại nghiên cứu tình trạng sức khỏe tinh thần của người anh trai,..."

Ông Phước đệm lời. "Ồ?"

"Như báo cáo về tiền sử đã được ghi nhận bởi bác sĩ tâm thần trước đó, Hoàng có tiền sử thần kinh. Trầm cảm, chứng ngủ rũ. Loạn trí. Rối loạn PTSD. Ngoài ra, từ bộ Công An cũng ghi nhận về những lần tự sát trước đây với nhiều phương thức. Ví dụ như nuốt phải dị vật và ly giải chất kết dính. Thêm vào đó, hồ sơ đính kèm đề cập đến vấn đề người này bị định chế về hành vi bạo lực, và bị coi là mối đe dọa đối với bản thân và cộng đồng."

"Vậy sau khi nghiên cứu tất cả những điều này, cô đã đi đến kết luận là cậu Hoàng bạo hành cô bé?"

"Vì những chứng rối loạn thần kinh của mình, Hoàng đã cố ý mà không nhận thức được những hành vi gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại lên người khác. Cụ thể là bé An." Hà trả lời rất cặn kẽ, rành rọt. "Cô bé đã có thể mất mạng trong vụ việc lần này."

"Vậy theo quan điểm chủ quan của cô, Hoàng thật sự là mối đe dọa đối với bản thân và công chúng. Nhất là với gia đình mình?"

Mặc kệ đôi mắt cùng cực khốn khổ của người mẹ. Cả cái lưng khòm xuống, bàn tay run run của bà ta khi nắm lấy vạt áo trên người. Ở trên bục, tại vị trí của mình, đứa trẻ của tôi vẫn như thể thách thức sự mềm mỏng. Ánh nhìn hướng về phía trước kia vững vàng hơn bao giờ.

"Thật sự." Hà khẳng định. "Và thực tế cũng chỉ ra, anh ta đã gây nguy hiểm đến tính mạng của cô bé. Mỗi ngày. Như chúng ta đã thấy rõ ràng."

Đã đến đoạn căng thẳng nhất. Lúc này, vị kiểm sát viên tiến lại gần hơn với đứa trẻ. Để những đôi mắt bộc trực, thẳng thắn đối diện nhau. Câu hỏi quan trọng nhất.

"Nếu không chỉ nói về vị trí là bác sĩ, cô cũng có nghĩ như vậy không?"

Hà nhướng mày, "Không phải vị trí là bác sĩ?"

"Tất nhiên, với vai trò chuyên môn của mình, một nhân viên y tế khi gặp trường hợp bạo hành là phải nhất định báo cáo với cơ quan chức năng, để ngăn chặn nó. Đấy là nghĩa vụ thông thường."

Đột nhiên, Hà không nhìn người đàn ông nữa. Ánh mắt hẹp hòi của con bé chăm chăm xuống phía dưới. Kèm theo đó, đôi bàn tay cũng tự động đan lại với nhau, trong khi lưng vẫn tựa lên thành ghế. Hà đang quan sát người phụ nữ chứ không phải đối ngược. Tại phút giây đó, cái liếc nhìn biến thành vết cắt nhân đạo, dứt khoát rất nhanh.

"Vậy với không chỉ cá nhân là một nhân viên y tế, liệu cô có đồng ý rằng Hoàng là kẻ gây hại cho cộng đồng và gia đình mình. Cụ thể là bé Minh An?"

"Hoàn toàn." Nó lặng lẽ siết chặt sự nhẫn tâm. "Thực tế, nếu như tôi là thành viên trong gia đình như thế, ý kiến cũng không hề thay đổi."

"Nếu kể cả điều đó đối lập với người phụ nữ đã chăm sóc Hoàng lẫn Minh An?"

"Kể cả khi bản thân tôi cũng giống như Hoàng." Hà chậm rãi nhấn mạnh sự chủ quan của mình.

Rác rưởi thì cần được vứt bỏ. Không được phép bao dung.

"Cô Hà." Ông Phước tiếp tục dẫn dắt cuộc đối thoại. "Những lời cô nói ở đây đang phản bác ngược lại góc nhìn của người sống trong gia đình đó. Cụ thể là bà Mai, mẹ của Hoàng và Minh An. Cô nghĩ như thế nào về chuyện này?"

"Tôi nghĩ rằng tất cả những người mẹ đều dễ dàng mềm lòng và thương yêu con mình thôi." Hà thành thật chia sẻ. "Và tình cảm đó khiến họ bị nhầm lẫn, mù quáng."

"Vậy với vị trí là nhân chứng lẫn chuyên gia giám định, cô nghĩ trong trường hợp này, xử lý như thế nào là thỏa đáng nhất?"

Thà rằng nó chết đi. Nếu như có một cơ hội để thực hiện điều đó, con bé sẽ làm mà không nao núng. Thật sự tàn bạo như cái cách mà nó nghĩ về và từng thực hiện chuyện này.... Hà luôn âm thầm chọn cách cắt tận gốc giống loài ẩm mốc. Hành động tàn nhẫn, ích kỷ vô ngần vậy mà giải thoát tất cả. Nhanh chóng. Như trợ tử cho một kẻ có ráng cũng không cứu nổi bao giờ.

"Tất nhiên là điều trị y tế tại khu riêng biệt, bệnh viện tâm thần trung ương." Tuy vậy, Hà biết chẳng ai sẽ đồng cảm với điều đó. Tại khuôn mặt điềm tĩnh, con bé nói mà không ngần ngại. Kể cả khi nó có chút nhướng mày. "Cho đến khi Hoàng khỏi bệnh, ổn định và có khả năng nhận thức hành vi của mình."

Đến đây, sự căng thẳng trong căn phòng có vẻ tưởng chừng như là hạ nhiệt. Tại chỗ đứng của mình, vị kiểm sát viên hít một hơi sâu. Và rồi,...

"Cô Hà. Theo như hồ sơ trong quá khứ ghi nhận cô đã từng có hành vi khai man trước đây. Sao lại thế?"

Lúc này, ông Chính hoảng hốt nhìn về phía vị kiểm sát viên lẫn thân chủ. Nhưng họ vẫn tiếp tục thực hiện điều mà chỉ có kẻ tâm thần mới dám làm. Tay Phước bấu vào vỏ ngoài của cuốn hồ sơ vốn đã luôn bị niêm phong. Việc mở nó ra, ngay tại đây, để mổ xẻ đứa trẻ là chuyện khùng điên nhất bản thân đã từng làm.

Mà bạn đã từng nghe đến việc động vật tự ăn thịt chính mình chưa?

Có rất nhiều nguyên do dẫn đến hành động kỳ quái, đi ngược với ý định của tạo hóa và nhân đạo. Để tự nâng cấp, giảm đau, tốt cho sức khỏe,... thậm chí thể hiện tự vệ. Vào năm 2007, các nhà nghiên cứu đã bắt gặp một chú hổ bị thiếu chân trước tại Vườn Quốc Gia ở Indonesia. Trái ngược với sự khó hiểu của loài người, lũ chúng tôi đã quá quen thuộc với tình huống này. Đó chẳng phải là nhầm lẫn, giảm đau, có lợi... Mà để giải phóng bản thân. Động vật nhai da, cơ, bắp, gân và cả xương của mình để tránh khỏi việc bị mắc bẫy. Chúng tự làm hại chính mình để giải thoát chính mình.

Thiên nhiên là tàn nhẫn, vô nhân tính, liều lĩnh và bạo gan. Bất chấp mà không nhìn lại. Tự bắn vào chân mình. Một nhát chí mạng mà không sợ hãi. Chỉ thừa nhận sự độc ác của bản thân để đạt được cái mình muốn. Nếu chết thì là chết.

"Hay là bản hồ sơ tôi cầm trên tay, ghi nhận lại và có chữ ký về lời khai man của cô là giả mạo? Một trong hai? Việc cô đã từng lừa dối chính quyền?"

Bấy giờ, con bé ngồi thẳng dậy sau khi chống tay trầm ngâm trong chốc lát. Mà, Hà thực chất chưa bao giờ thôi giương mắt đối đầu. Người ta choáng ngợp vì thái độ đó. Một kẻ đầy tham vọng nhưng không hề có chút đạo đức nào.

"Tôi không chối bỏ nó, dù là ở trong quá khứ." Đứa trẻ đã bóp cò. "Các vị có thể nhìn thấy trong hồ sơ ghi nhận lại, khi nào, lời khai man lẫn cách thức... Cũng như nguyên do tại sao tôi đã bị thao túng để làm vậy."

"Liệu cô có thể nói rõ hơn không?" Vị kiểm sát cố gắng theo đuổi âm mưu điên rồ.

"Việc người lớn thao túng một đứa trẻ là rất phổ biến nhưng không hề dễ phát hiện. Nó xảy ra hàng ngày trong đời sống gia đình, cũng như tại trường lớp. Lấy quá khứ từ việc đã là nạn nhân của nó càng thôi thúc tôi chống đối lại những gì ép buộc mình đi ngược lại với điều đúng đắn, với luật pháp và công lý."

Hà nhìn thẳng vào vết thương của chính mình. Kiên cường nghiến răng, nhịn đau để sống sót khi máu tuôn ra. Giờ đây, nó hoàn toàn tỉnh táo, chẳng phản ứng gì mà đối diện với mọi ánh nhìn. Thậm chí, còn ngạo mạn khinh thường tất cả lũ người đó.

"Tôi đã học được bài học phải thượng tôn lẽ phải." Dối trá trắng trợn. "Đó là lý do tại sao tôi ở đây ngày hôm nay."

"Tôi đã học được bài học phải thượng tôn lẽ phải. Đó là lý do tại sao tôi ở đây ngày hôm nay."

Chuyện quái gì đang xảy ra?

Như thể tôi đã bước vào thế giới khác, cái nơi mình hoàn toàn không biết gì. Không tồn tại! Vì tất cả những lời chị tôi đang nói và mọi người đang làm... Đã khiến thực tại của tôi sụp đổ dần đi. Bắt đầu kể từ khi vị kiểm sát viên xướng lên tên chị. Tôi hoàn toàn ngỡ ngàng.

Nguyễn Hải Hà.

Vậy tại sao chị lại là chị gái của tôi?

Không ai ngoài mình ngạc nhiên cả. Tôi quan sát tất cả mọi người và họ đều chả hề đề cập đến điều sai trái này. Kể cả Bảo, vị luật sư ngồi kia hay chính chị tôi. Chắc chắn, vị kiểm sát viên không nhầm lẫn. Và không có cái tên giả mạo nào được phép gọi lên trước Tòa. Không hề phản ứng lạ lẫm, tất cả bọn họ đều ngẩng cao đầu, hướng về phía trước và tập trung vào cuộc tố tụng. Như thể cái tên của chị... Đó là điều hiển nhiên. Tệ thật. Cố gắng kìm nén bức xúc trong lòng, vai tôi tự động co lại. Chỗ ngồi đột nhiên thật sự rất khó chịu. Ngứa ngáy râm ran toàn thân. Mà, lúc này, đột nhiên ký ức về lần đầu tiên Khang gặp chị hai tràn về. Đó là lần đầu tiên rất đầu tiên... Tôi nên phát giác ra sớm hơn. Khang đã đề cập chuyện này từ trước, rằng chị tôi tên là Nguyễn Hải Hà.

Nguyễn Hải Hà, N.H.H. Ra đó là ý nghĩa của cái tên trên máy tính ngày hôm qua.

Cứ như vậy, tôi đã bị lừa dối suốt bao năm.

Rất tồi tệ. Tôi nghiến chặt răng với nhau, trừng mắt, tay đan vào. Nhìn thẳng vào khuôn mặt chẳng phản ứng gì của chị. Cho dù, cố gắng bóc mẽ nó như thế nào thì đấy vẫn là lớp màn giả dối đã luôn được giăng lên. Ngay từ đầu, kể từ khi chị xuất hiện trong cuộc đời mình. Những lời xảo trá trắng trợn để che đậy bản thân.

Đến nỗi, chị là kẻ lừa dối chính quyền.

Chắc chắn, ba mẹ tôi biết về chuyện này. Vì ba tôi biết tất cả mọi thứ xảy ra trong thành phố, tại đất nước này... Và sẽ vô cùng khốn nạn, nếu như ông dám giấu mẹ tôi mọi chuyện. Ôi trời, điều đó có thể xảy ra chứ? Rằng, người duy nhất không hề biết gì chỉ có tôi và mẹ. Cứ như vậy, cả chị hai và ba đã đảo lộn cuộc đời bọn tôi.

Tay vuốt dọc theo khuôn mặt, mình không thể chỉ ngồi yên. Và tôi khòm lưng xuống vì cơn nóng giận châm chích cứ bứt rứt cơ thể. Dường như mặt đất đang nứt ra dưới chân. Nhưng trước mắt là sự thật phũ phàng đang được phô bày ra cả. Từng chút một. Không thể niêm phong được nữa. Và mình nhìn thấy từng cái tiêu bản cụ thể. Một buổi triển lãm hung tàn. Tại bục cao, chị tôi đang đối diện với tất cả những lưỡi dao hướng vào. Giữa muôn trùng đó, không hề nhận ra tôi cũng đang lén lút đua theo. Ước gì bản thân có thể xé toạc nó! Để nhìn thấy được toàn bộ tường tận. Không còn che giấu hay những lời nói dối lẫn biện hộ. Những gì mà chị đã từng đối xử với mình. Vào lần đầu tiên, khi tôi chất vấn chị về chuyện của Vân, chị đã dối trá. Cho đến khi mọi thứ được phô bày thì mới thừa nhận thật lòng. Và hiện tại, sau mười tám năm ròng rã, xa cách, ly biệt... Tôi mới biết chị không phải là người cùng nhà với tôi.

Chị tôi không phải là người nhà họ Phạm.

Chị đã từng là kẻ bắt nạt không áy náy.

Chị đã từng lừa dối bộ máy chính quyền.

Chị là đứa trẻ đã từng bị kẻ khác thao túng để dối trá tất cả mọi người.

Hà là tượng trưng cho mọi quỷ quyệt, tàn nhẫn của loài người.

Như thế, sự hỗn loạn làm bản thân phát điên. Nội tâm thẳm bên trong gào thét nhưng, cật lực, tôi cố không bộc lộ ra. Dồn nén. Đắn đo. Lo lắng. Tức giận và bức bối. Muốn điên lên mất thôi.

Và, giờ đây là lượt thẩm vấn của bên phản đối. Hướng mắt nhìn, tôi chờ nghe xem liệu có sự thật khốn kiếp nào sẽ được phơi bày nữa không? Mồ hôi đổ ướt lưng.

"Bên biện hộ không có câu hỏi nào thưa Tòa."

Họ đã lựa chọn im lặng, giống như mình. Bấy giờ, yên vị tại chỗ, vị thẩm phán nữ ưng thuận, gật đầu hài lòng.

"Vậy Tòa tuyên bố phần tranh tụng ngày hôm nay đến đây là kết thúc. Sau khi nghỉ giải lao để hội đồng chờ đợi, phán quyết sẽ được đưa ra. Hội đồng nghỉ."

Lúc này, cánh cửa phía sau lưng bật mở. Mọi người có thể rời khỏi chỗ của mình.

Không đợi chị trở lại, tôi đã đứng dậy và bước ra ngoài. Giờ phút này đây, ngồi yên một chỗ sẽ là tự hủy hoại mình. Rất cần khí trời để giải phóng bản thân. Tôi không thể chịu đựng được hơn. Như vậy, tôi đã bước vội vàng ra khỏi phòng xử án mà không nhìn ai hết. Đứng một mình giữa cả khuôn viên rộng bao la. Chỉ có cây cối, bầu trời và chẳng còn gì khác xung quanh, tôi tận hưởng một hơi thở sâu. Cong cả lưng, chống tay lên đầu gối, l*иg ngực bị dồn nén tưởng như sắp phát nổ. Phải tự dặn mình là không được nổi cơn tam bành như trước. Mà kiên nhẫn, nín nhịn... tìm hiểu mọi chuyện. Trong cuộc chiến này, tôi đột ngột nhận ra bản thân đơn độc. Không thể hỏi ai, chị Hà hay lẫn ba mẹ. Tôi không thể biết được ai sẽ tiếp tục nói dối mình. Vươn vai một chút, xoay cổ chân, bẻ khớp tay... Vận động giúp lưu thông máu lên não. Tôi sẽ tỉnh táo, suy nghĩ rõ ràng hơn. Làm sao... Làm sao để tìm hiểu về tất cả chuyện này? Mà không bị lừa dối hay mù quáng cả tin? Trời còn chưa tới trưa nên nắng vẫn nhàn nhạt chiếu xuống. Nó không phải thứ khiến tôi nóng bức đến mức mồ hôi ướt áo. Bẻ cổ ngang qua một bên, bây giờ tôi thực sự muốn đấm một cái gì đó. Hoặc bất kỳ kẻ nào.

"Cháu là người nhà của Hà nhỉ?"

Hết hồn luôn! Quay sang bên cạnh, hoá ra là vị kiểm sát viên khi nãy. Bác ấy nở một nụ cười đôn hậu với mình. Bảng vàng trên ngực áo ghi tên: Nguyễn Lê Thanh Phước.

"Bác là bác Phước, là kiểm sát viên khi nãy..." Chúng tôi bắt tay với nhau. Ái ngại, thật ra không biết phải nói gì cho phải. Bởi sự bỡ ngỡ tại lần đầu tiên gặp gỡ người thực thi pháp luật, tôi rất lúng túng. Mà bác lại là người vừa thẩm vấn chị Hà. Cảm xúc lấn cấn vô ngần.

Bác Phước hiền từ an ủi mình, "Hình như bác lỡ làm cháu lo lắng đến phát khϊếp rồi nhỉ?"

"À không, dạ..." Tôi đáp lời. Thật ra bác đã chỉ sự hỗn độn cho mình. Liệu có nên biết ơn?

"Nhưng mà không sao đâu." Bàn tay bác vỗ vai tôi bộp bộp. "Hà là đứa trẻ kiên cường nhất mà bác từng gặp. Có như vậy, vụ án mới thành công."

"Dạ vâng."

Và rồi, cứ như vậy, chúng tôi trò chuyện với nhau.

"Cháu tên Toàn nhỉ?" Bác Phước đột ngột nói ra một cái tên.

"Dạ?"

Lỡ rồi, tôi đã lỡ ngơ ngác. Không thể giấu được vẻ giật mình.

"Không phải sao? Vì bác nhớ cô Nhung còn có một cậu con trai lớn nữa... mà tên là Toàn..."

"Anh Phước!"

Vừa bước đến vừa gọi lớn giọng, là vị luật sư trong bộ âu phục đắt tiền. Ông ta bước nhanh đến chỗ chúng tôi, mà vô cùng hồ hởi nói cười:

"Anh đang làm quen với cậu Duy Phương à?"

"Ra đây là..."

Ngay lập tức, thái độ của bác ấy khác hẳn. Có lẽ vừa nhận ra bản thân lỡ lời nên đôi chút hốt hoảng lẫn ái ngại. Lúc bấy giờ, cả hai người đều nhìn tôi. Nhưng chỉ riêng mỗi vị luật sư mở lời:

"Đây là Duy Phương, em trai của Hà đấy." Rồi ông ta bước đến bắt tay mình. "Bác là Trần Chính. Khi nãy vội vã quá không làm quen được... Bác là luật sư đại diện của chị gái cháu."

"Chào bác ạ."

Như vậy, ông Chính đã xuất hiện để đậy lại bí mật của chị Hà. Không để bác Phước nhỡ tiết lộ ra. Nhưng đâu thể dễ dàng như vậy.

"Bác Phước ở đây mới vừa nhầm cháu với người khác... cụ thể là anh Toàn. Bác ấy còn bảo là con trai của cô Nhung, bạn của..."

Ngay tức khắc, Chính lọt vào lời tôi. Mà mình đã cố ý nói chậm để ông ta có thể làm điều đó.

Chính biện hộ, "Vì Hà từng có thời gian được chăm sóc bởi cô Nhung. Nên chúng tôi dễ nhầm lẫn thôi."

"Phải đấy." Phước khẳng định lời của người bên cạnh. "Xin lỗi cháu nhé. Mà cũng tại vì cháu rất là cao."

"Dạ?"

Lúc này, tôi nhận ra chị cũng đang bước đến chỗ mình. Mà hiện tại, Phước vẫn đang nói:

"Nên bác cứ nghĩ cháu phải lớn hơn Hà đấy. Phải là anh cả mới đúng cơ."

Đột nhiên, dừng đôi chân, chị đứng tại chỗ. Hai cánh tay thì khoanh vào với nhau, ánh nhìn cau có gửi đến mình. Ơ?

"Cháu đừng để bụng nhé."

Cứ như vậy, tôi không thể tìm hiểu được gì thêm.

Mà cùng lúc này, từ bên trong, Bảo chạy đến. Anh là kẻ thông báo cho tất cả mọi người khác. Tòa đã có phán quyết cuối cùng.

Ngay lập tức, tất cả mọi người quay trở lại phòng xử án, ngồi yên vị tại chỗ cũ của bản thân. Bấy giờ, tôi mới chú ý đến phía bên phải khán phòng có một nhóm người khác cũng tham dự. Có vẻ như họ là một gia đình đúng hơn. Mà người phụ nữ ngồi ở giữa, giữ khuôn mặt thất thần lại liếc nhìn chị tôi. Ánh mắt thật sự rất tức tối.

"Trong vụ việc lần này, với những bằng chứng đã được đưa ra như: cả hai bộ hồ sơ bệnh án về tình trạng của sức khỏe của lẫn người bị truy tố, Phan Minh Hoàng và nạn nhân, bé Phan Minh An. Cũng như điều tra của chúng ta đã ghi nhận rõ ràng và cả lời khai báo và đánh giá của bác sĩ Nguyễn Hải Hà, chịu trách nhiệm chính của nạn nhân cũng như là chuyên gia chứng thực mà viện Kiểm Sát đã chỉ định. Vì vậy, Tòa dựa vào những điều trên để đi đến phán quyết cuối cùng với đối tượng Phan Minh Hoàng..."

Hai loại hy vọng đối đầu nhau.

"...với tình trạng thần kinh không ổn định cùng những triệu chứng tâm thần nên gây ra hành vi gây hại nguy hiểm đến tính mạng, được phân tích là hành động bạo hành cho người thân và cộng đồng. Theo đó, Tòa tuyên bố, tuy không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại bệnh viện Tâm Thần được chỉ định. Thời gian điều trị tạm thời không giới hạn. Sau đó, chỉ khi nào đối tượng khỏi bệnh, viện Kiểm Sát sẽ quyết định tiếp tục truy cứu trách nhiệm đối với trường hợp này."

Và lẽ phải đã chiến thắng. "Tòa đã phán quyết hết. Hội đồng giải tán."

Đứng bật dậy, tôi nhìn chị Hà đã chiến thắng. Và rồi, sau đó không phải là hả hê. Không hề mừng rỡ hay nở nụ cười, cũng chẳng phải là chúc mừng,... Từ phía bên kia căn phòng, người phụ nữ lớn tuổi lớn giọng chửi mắng những kẻ đã bắt con mình đi. Bị những lời cay nghiệt xỉ vả tấn công, cả cái chỉ tay và bầu mắt đỏ âu trừng lên hướng đến. Giữa cả căn phòng xử án, người mẹ cứ như vậy mắng nhiếc thậm tệ chị Hà. Cho dù mọi người đang cố gắng ngăn cản, bà ta vẫn quát tháo bằng đủ mọi loại từ ngữ lăng mạ. "Con khốn nạn!" Đó là từ tôi nghe nhiều nhất. Đến đây, khi lửa cháy thì tôi cùng bùng lên,... Vì chẳng ai ở phía mình phản pháo lại bà ta. Tất cả những điều mọi người xung quanh làm là cố gắng ngăn cản trong bất lực. Vì bà là người mẹ. Một người mẹ vì quá thương con nên không thể lý trí. Không nên trách cứ bà. Đó là tất cả họ đổ lên chị Hà, người đứng một mình, im lặng rời khỏi phòng xử án.

"Nè..."

Tôi đã định lao vào nhưng từ phía sau, có ai đó đã giữ mình lại. Lúc này, cánh tay rắn chắc ôm chặt ngang hông mình, trấn áp rất mạnh mẽ. Tôi vùng vẫy mấy cũng không thoát ra nổi. Chỉ có thể vung chân đá tứ tung.

"Anh bỏ em ra!"

Bảo gồng chặt mình để giữ tôi, "Thôi nào. Em bình tĩnh. Mình không có ăn thua đủ với người ta..."

"Nhưng mà bà ấy mắng chửi chị gái em!" Tôi cố gắng thoát ra khỏi sự trấn áp của Bảo. Nhưng anh ta kèm cặp rất gắt gao. "Anh thả em ra!"

Cứ như vậy, trong khi Bảo ráng sức lôi mình ra khỏi phòng xử án, thì tôi cũng giằng co ngược lại để giải tỏa nỗi ức chế. Tận hai ngọn lửa bứt rứt bản thân. Sao tôi có thể chịu đựng nổi? Ít nhất là chuyện khốn nạn này... Bà ấy đang mắng chửi, xỉ vả cay nghiệt người đã đứng về lẽ phải. Về chị gái của tôi. Có như thế nào thì Hà cũng là chị gái của tôi!

"Tao đã bảo mày không được manh động mà!"

Ở bên cạnh, chị chồm tới, rồi cũng cố gắng lôi kéo tôi ra khỏi phải lao đến phía trước. Tôi muốn nhào ngay đến, làm rõ ràng với người đàn bà ấy một lần. Chị tôi không phải là để cho các người bắt nạt! Nhất là khi, chị ấy chẳng làm gì sai!

Tôi vẫy vùng khi chị dùng tay bịt miệng mình. "Anh chị thả em ra!"

Lúc này, Bảo đã lôi được tôi ra đến ngoài sân. Cả chú Chính cũng tìm cách đè ép mình xuống. Nhưng bằng sức lực, tôi vẫn cố gào lên.

"Bà ta nghĩ bản thân là ai có thể nhiếc móc người khác ở chốn công cộng như vậy? Mà chị em có làm gì sai đâu! Chị em là người tốt bụng nhất thế giới!"

"Tao bảo mày im cái mồm!"

Đáp trả lại sự bùng phát của tôi, Hà cũng đã hét lên. Hơi bất ngờ vì chị vừa gào vào mặt mình. Vì chuyện này vô cùng hiếm khi. Tôi ngơ ngác nhìn chị, đang day dứt với khuôn mặt đỏ gay.

"Tao bảo mày im cái mồm." Và rồi, chị cúi người để mình tựa vào ngực cậu em trai khi Bảo thả tôi xuống. Không còn là dáng vẻ ơ hờ, vô cảm. Chị đang bấu tay lên người tôi. "Mày im cái mồm mày lại đi."

Tôi đỡ lấy chị mình, những sợi tóc đen lướt qua kẽ tay. Bấy giờ, đối diện với cả hai đứa, là Bảo đang thở hổn hển sau cuộc giằng co. L*иg ngực phập phồng và mắt trái thì nháy với tôi:

"Em Hà không giống Hà gì hết. Quậy quá trời."

Ngay lập tức phản pháo lại, tôi bĩu môi:

"Tại bà ấy mắng chị hai em chứ bộ. Mà em không phải trẻ con nh... Ấy da!"

Hà vừa đánh mạnh vào người mình. Ủa sao vậy chị hai?

Chống tay lên cơ thể tôi để đứng dậy, rồi cứ thế chị đi một nước, bỏ lại tôi phía sau. Ơ chị làm sao vậy? Chẳng phải tôi vừa bảo vệ chị xong sao? Chị giận mình? Tại sao chứ? Cứ như vậy, tôi liền đuổi theo chị ngay. Chị đang bước về phía ông Chính. Họ nói chuyện với nhau.

"Hôm nay cháu đã làm rất tốt. Vẫn rất gan dạ như ngày nào. Đi ngược lại với tất cả mọi người."

"Dạ vâng." Chị tôi gật đầu. "Cảm ơn chú đã giúp đỡ cháu."

Vị luật sư nở một nụ cười ẩn ý, "Cháu có thể dành lời đó cho cậu Ân."

Và rồi, chúng tôi nhìn ông ta bỏ đi.

Quay trở lại với mình và Bảo, chị đã lấy lại thái độ ung dung, điềm tĩnh hằng ngày. Những bước chân chậm rãi bước về phía cả hai. Ở bên cạnh, Bảo đặt tay lên lưng tôi:

"Ngoan ngoãn nghe lời Hà đi nha nhóc. Không có quậy phá gì nữa à!"

Tôi vùng ra, "Em đã nói mình không phải là trẻ con rồi mà." Ánh mắt Bảo hướng đến mình hơi kỳ kỳ.

"Là anh cả rồi mà không lớn lên được chút nào."

Ơ? Chị vừa nói gì cơ?

Lại lần nữa, chị xoay người bỏ đi. Tôi bèn đuổi theo ở phía sau. "Chị hai!"

Cùng nhau, cả hai đi đến chỗ để xe.

"Chị hai, chờ em với!"

Bất ngờ, chị đứng sững lại. Và ở đó, ánh nhìn tức tối liếc tôi.

"Anh cả gọi gì tôi?"

Mình không hiểu chuyện gì, "Ơ kìa? Chị hai sao lại nói thế?" Và rồi tôi nhớ ra khi nãy bác Phước đã nhầm lẫn tôi mới là người lớn hơn. "Chẳng lẽ chị giận vì người khác nhìn nhầm là em lớn hơn chị hả?"

Đến đây, chị lại chẳng phân phải trái gì cả. Cứ chỉ liên tục buông những câu dỗi hờn:

"Mày giỏi thì mày leo lên đầu tao ngồi luôn đi."

Rồi chị trèo lên xe. Tôi cũng ngay lập tức làm theo.

Cứ như vậy, chị hai đang trưng ra phản ứng giận hờn như thể... Tôi không có từ nào để nói nữa.

"Chị mới là người trèo lên chứ bộ..." Bèn trả treo.

"Hổng dám!" Không thể tin là mình đang nhìn thấy khuôn mặt trĩu xuống vì dỗi hờn của chị. "Mày cao lắm tao trèo té lộn cổ mất. Thằng anh trai quý hóa ạ!"

Thật sự không biết nên cười hay khóc nữa đây.

"Thôi mà, do người ta nhầm lẫn chứ bộ." Tôi dỗ dành chị, trong khi cả hai thắt dây an toàn. "Chứ em đâu có dám nhận là lớn hơn chị đâu."

Có nói bao nhiêu chị cũng không bớt hờn dỗi. Xe lúc này đã rời khỏi khuôn viên.

"Đừng có giận em mà." Tôi chuyển bài sang năn nỉ. "Thôi mà chị, hay lát hồi em mua đồ ăn cho chị nhé? Nha, nha chị hai?"

"Mày đang dỗ dành tao đấy à?"

Tôi buột miệng trả lời ngay, "Chứ sao nữa? Chị đang giận mà."

"Chỉ có anh trai mới đi dỗ em thôi." Ơ? "Ý mày là mày là anh tao chớ gì?"

Ơ? Sao lại thế này chứ? Gì cắc cớ vậy trời?

"Em đâu có ý đó mà!" Thoát cơn ngỡ ngàng, tôi đến là khổ chết với chị. "Em thật sự không có ý như vậy... Chỉ là chị đang giận nên em muốn chị bớt giận thôi."

"Có nhỏ nhen mới đi giận cái ngưỡng như anh."

Đó! Đó! Lại gọi tôi bằng anh nữa rồi? Trớ trêu quá vậy trời. Chị cứ nhìn về phía trước, với thái độ bí xị, tay nắm chặt vô lăng. Thôi mà chị ơi! Em cũng đâu có lỗi gì...

"Chị đang giận em rõ ràng mà..." Mặt tôi cũng xệ xuống một đống. Sao chị lại giận mình chứ? "Em đâu có làm gì sai đâu? Là do người ta nhầm chứ bộ mà."

Lúc này, chị hai chả thèm nói gì với mình nữa. Mà thôi, tôi nói gì cũng vô dụng cả. Chị đang giận thì không có cách nào dỗ dành được... Hóa ra, cũng như bao người khác, chị tôi cũng biết dỗi hờn.

Bên ngoài phố xá, dòng xe đông đúc. Người người chật kín đường đi.

"À mà! Chị đưa em về trường đấy ạ?"

"Chứ đi đâu?"

Tuy hờn nhưng chị vẫn trả lời. "Trẻ con thì đi học chứ?"

"Không chịu! Em đã nói hôm nay em nghỉ để đi theo chị hai mà!" Tôi lắc đầu nguầy nguậy.

Chiếc xe vừa rẽ vào một lối đi ở bên phía tay trái. "Giờ chị trở về bệnh viện nhỉ?"

"Làm sao?" Đi cùng khuôn mặt nhăn nhúm là chất giọng càu nhàu. "Không đi học còn đòi gì nữa?"

"Cho em đi với, chị hai!"

Ngay tức khắc, tôi liền vòi vĩnh. "Em muốn đến bệnh viện cùng chị nè."

Cặp lông mày thanh mảnh của chị cau lại, "Để làm gì?"

"Thì... em đã nói là mình đi cùng nhau chứ bộ!" Cứ nằng nặc níu lấy chị không buông. "Đi mà chị! Chỉ hôm nay thôi nha... Nha? Nha? Nha?"

Cứ nài nỉ cho đến khi chị đồng ý. Lúc ấy, chị chỉ đành thở dài: "Thôi được."

Ố tuyệt. "Để mày vào chơi với Minh An cũng được."

À há! Tôi vừa vỗ tay, vừa reo to, vừa tươi cười nô nức. Vào chơi với Minh An!

Chắc chắn cô bé rất đáng yêu!

"Nhưng. Không được quậy phá như hồi nãy nữa đâu đấy." Chị tôi gằn giọng.

Đổi lại, tôi dạ rang ngay, "Em biết rồi ạ."

Với thằng nhóc con lon ton ở phía sau, Hà trở lại khuôn viên bệnh viện bận rộn. Khi chiếc xe bán tải đỗ vào sân thì cùng một lúc, thì một chiếc xe cấp cứu cũng vừa xuất phát rời đi. Khác thông thường, nó không hú còi mà chỉ lẳng lặng như thế. À khi này thì trời không trong xanh lắm. Trên thực tế, cũng đã gần đã qua quá nửa buổi sáng. Bất chấp chang chang nắng, thì thời tiết vẫn cảm giác khá ấm ương. Tuy nhiên, muôn chim không đợi trời đẹp thì mới bay. Cứ bám sát theo chị mình, thằng nhóc nhỏ nửa tò mò, nửa hồ hởi. Cũng như buổi sáng khi đến tòa, Hà đã dặn nó phải yên lặng, không được làm gì lung tung... Con bé đau đầu lắm. Trái ngược mình, Phương bước vào và mỉm cười với tất cả mọi người. Thằng bé con ngoan ngoãn đấy. Gặp người lớn hay bác sĩ khác là chào. Nhưng, tôi biết điều đó khiến Hà cứ đảo mắt hết một vòng. Ai nấy đi lướt qua cũng ngạc nhiên. Họ nhận ra con bé lạnh nhạt đó, thì lại bất ngờ vì con cún con. Ừ nhỉ? Cậu cún con. Y như theo lời Thư tả cho Bảo, con bé của tôi vừa sắm một con cún mới. Lần này thì biết sủa rồi.

Thế là, lũ trẻ đi vào đại sảnh, chỉ dừng lại tại quầy lễ tân. Ngay khi thấy từ xa, những cô điều dưỡng đã rất ngạc nhiên vì không chỉ là Hà đã đến mà còn thằng nhóc phía sau. Thoa đứng bật dậy, nói câu mở lời đầu tiên:

"Hà đến rồi." Và rồi cô ta cùng thằng nhóc cúi đầu chào nhau. "Đây là ai vậy?"

Vẫn giữ thái độ lạnh nhạt, Hà lẳng lặng trả lời, "Em trai tôi."

"Chào chị! Em là Duy Phương ạ!" Phương bất ngờ hô vang. "Chị tên gì?"

Phía đối diện, Thoa nở nụ cười niềm nở. Cô điều dưỡng trẻ liền đi vòng qua quầy, trong khi Hà tiến vào bên trong.

"Chị tên là Thoa." Cô ấy cười tít mắt. "Hóa ra bác sĩ Hà cũng có cậu em trai đáng yêu vậy..."

Ngay cả cô điều dưỡng vừa ngẩng mặt khỏi tập hồ sơ cũng hồ hởi. Lúc này, mọi người vui vì có làn gió mới xuất hiện, trong thoáng chốc. "Mà em ăn gì cao thế?"

Cứ như vậy, những con người thân thiện làm quen với nhau. Còn đứa trẻ của tôi chỉ tập trung lật cuốn lịch trực để sẵn. Hà không nói gì cả mà loáng thoáng bên tai là tiếng nói cười vui đùa. Và rồi, trong lúc quan sát những ghi chú đỏ mới toanh tại trang giấy chằng chịt, con bé cũng cầm lên hồ sơ mà Thoa đã chuẩn bị cho mình. Bấy giờ, đôi mắt sau cặp kính dày tự nhiên nheo lại. Nhưng rồi, cũng giãn ra khi Hà chẳng đủ quan tâm. Sau đó, khuôn mặt điềm đạm ngẩng lên, bèn nói với Thoa:

"Điều dưỡng mới hôm nay đã đến rồi à?"

Trong khi Liên trò chuyện cùng thằng nhóc, Thoa quay người lại, "Viện trưởng muốn họ làm quen sớm hơn nên đã đẩy tiến độ lên một tuần. Cô Huyền vừa hướng dẫn cho họ xong."

Đến đây, Hà gật gật đầu. Dù sao thì cũng không liên quan gì tới mình. Chỉ là hỏi cho có. Và rồi nó nói với thằng nhóc em: "Mày theo chị Liên vào thăm bé Minh An nhé."

"Ơ? Chị hai không đi cùng em ạ?"

Lúc này, vừa hay con bé của tôi cũng thuận bước chân mà bước vòng ra khỏi quầy. Thấy chị cầm đống hồ sơ dày, Phương theo bản năng liền tiến

đến, mở lời ngay:

"Em cầm giúp cho chị."

Tuy nhiên, rất lẹ, Hà liền né tránh đôi bàn tay chìa ra. Đồng thời, nó còn úp và giữ chặt chồng hồ sơ vào ngực, quyết không buông.

"Mày không được đυ.ng vào đâu."

Tất nhiên không hiểu, thằng bé con ngây ngô nghệt người ra. Thôi thì, Hà giải thích:

"Luật bảo mật thông tin sức khỏe bệnh nhân." Khi nói, con bé càng co người lại. Có như vậy, thằng Phương mới thôi chìa tay ra. Bấy giờ, Hà lặp lại câu nói khi nãy. Hiện tại, hai chị em đối diện với nhau.

"Mày đi theo chị Liên đến thăm bé Minh An đi. Tao có việc phải làm." Nó trấn an cậu em bằng cách kèm theo câu nói. "Một chốc nữa tao sẽ sang."

Hiểu ý, thằng nhóc gật đầu. Khóe môi lẫn gương mặt nó liền trở về nét tươi tắn, rồi lại tiếp tục nói chuyện với Liên khi họ đi cùng nhau. Đối nghịch với sự màu sắc ánh lên niềm vui đó, Hà chỉ đứng yên tại chỗ. Cứ nhìn theo, cho đến lúc cả Phương và cô điều dưỡng đã đi xa, mới quay sang Thoa.

"Khi nào mẹ của bé Minh An đến thăm,..." Nó nhắn nhủ với cô điều dưỡng trẻ trước khi rời đi. "Thì cô sắp xếp một phòng riêng cho chúng tôi nói chuyện với nhau nhé.

Dĩ nhiên, Thoa liền tỏ vẻ lo lắng, "Có chuyện gì sao?"

Nhưng mà, Hà chẳng giải thích cặn kẽ. Trước đôi mắt e dè của cô điều dưỡng, đứa trẻ chỉ nhẹ nhàng nói qua loa: "Chỉ là trò chuyện một chút thôi." Tránh cho Thoa quá hoang mang.

Sau đó, con bé lẳng lặng rời đi. Với bước chân nhẹ nhàng mà nhanh nhẹn bước qua những hành lang chật người của khuôn viên bệnh viện, Hà giữ mình nhìn thẳng phía trước. Không khác mấy thái độ ơ hờ hằng ngày, nó cố đi nhanh để không ai có thể cản. Cứ như vậy, Hà chưa bao giờ thừa nhận bản thân là một bác sĩ tốt. Ở con bé thiếu sự ân cần. Lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững và không bao giờ nhúng mũi vào chuyện gì ngoài lề. Ngoài chuyện của bé Minh An, Hà chẳng khác. Không thiết tha hay đoái hoài gì ai.

Càng đi gần đến phòng làm việc chung thì tiếng quát tháo lại càng lớn hơn. Tại trên khuôn mặt, Hà chỉ nhướng mày một chút. Tiếng ồn ào chắc chắn phát ra từ bên trong. Thậm chí lại còn quen thuộc, con bé biết tỏng đó là ai. May mắn, căn phòng này nằm tách biệt với khu vực có bệnh nhân nên người ngoài kia khó mà biết. Tuy nhiên, cũng không phải là không thể. Vì một khi sự ngu ngốc vượt làn, ai có thể giấu giếm được thêm? Đẩy cửa, con bé nheo mắt khi tiếng ồn lập tức át cho mình lùng bùng lỗ tai. Dẫu vậy, nó bình thản bước đến chỗ những vị bác sĩ áo trắng khác đang ngồi thành một bàn tròn tại góc. Rõ ràng bọn họ vừa muốn né tránh cơn tam bành của kẻ kia, vừa muốn giải trí một chút vào buổi sáng.

Và rồi, Khiêm lên tiếng khi Hà ngồi xuống bên cạnh: "Hà bỏ mất phần đầu rồi."

"Lại ngu ngốc làm sai gì nữa?" Giở tập hồ sơ ra trước mặt, nó cúi đầu, miệng hỏi.

Đối diện với con bé, lúc đấy là một nam bác sĩ khác. Anh ta đeo một gọng kính dày màu đen, với mái tóc hớt ngược ra sau. Bảng tên trên ngực trái tên là Tuân. Và rồi, Tuân nhếch mép:

"Tiêm thuốc không hỏi."

Bĩu môi lẫn gật đầu, có gì đâu mà khó hiểu? Hà thấy ngu thì bị chửi là dĩ nhiên. Sự thờ ơ lúc bấy giờ kết nối tất cả vị bác sĩ có mặt trong căn phòng. Không một ai có ý định đứng dậy ngăn cản hay xen vào. Họ đều cư xử như nhau, lẳng lặng quan sát với ly cà phê hoặc bộ hồ sơ đặt trước mặt. Thậm chí, còn lấy đó làm trò vui.

"Mới ngày đầu đi làm gặp ngay Sơn là xui rồi." Thi chống cằm, ánh mắt lơ đễnh.

Ở phía đối diện Thi, Hòa còn đang nhai bữa sáng, "Chắc sáng nay nó chưa thắp nhang."

Cứ như vậy, với khuôn mặt đỏ gay gắt, Sơn không ngại mồm mà mắng chửi cô điều dưỡng mới phát khóc. Vì tất cả đã quá quen với tình huống xảy ra, gần như là mỗi lần khi có kẻ ngu ngốc làm sai. Phiền phức, vô dụng, thiếu hiểu biết... Mà, xui xẻo thay cho cô bé, buổi sáng nay chỉ có những kẻ loại hai. Vì rằng, bác sĩ tại bất cứ bệnh viện nào cũng được chia thành ba loại. Nếu may mắn, bạn sẽ gặp loại thứ nhất- hòa nhã, ân cần, liêm khiết và trách nhiệm vô cùng. Ví dụ điển hình bác sĩ Đoàn Minh Tâm. Quá rõ ràng là ai cũng biết anh luôn sẵn lòng ân cần giúp đỡ mọi người. Hoàn toàn là một hình ảnh gương mẫu, đáng noi theo. Trái ngược lại, không ai cũng đủ tận tâm như thế. Tất cả những người loại hai đều là kẻ hờ hững. Mức độ cao nhất chính là vị bác sĩ Nguyễn Hải Hà, kẻ luôn đối xử lạnh nhạt bất kể. Từ bệnh nhân cho đến đồng nghiệp, chả ai có bao giờ nhận được nụ cười từ nó. Đến nỗi, khôn ngoan thì cứ lẳng lặng làm theo lời con bé nói. Âm thầm như vậy. Việc ai nấy lo. Cuối cùng, là kẻ khủng bố không nên đυ.ng đến,... Hung hăng, nghiêm khắc, nóng giận. Không bao giờ bỏ qua một lỗi sai phạm nào. Mà tha thứ thì cũng không nằm trong từ điển. Như lời bông đùa mà thật của các vị bác sĩ khác, cô điều dưỡng hay điều dưỡng nào được sắp xếp trực với người này quả là xui xẻo đến tận mạng rồi. Chỉ cần một chút sai sót sẽ bị mắng trước đám đông, với lời lẽ sắc bén đủ sức làm bật khóc nức nở. Nỗi kinh hoàng của người mới, Nguyễn Hoàng Sơn.

"Cô khóc cái gì mà khóc chứ? Làm như tôi bắt nạt cô đấy à!"

Bấy giờ, bọn họ vẫn đang lơ đãng nhìn Sơn quát mắng cô điều dưỡng đến mức co rúm người lại. Những đôi mắt nheo nhỏ, cánh môi nhếch nhác cong lên. Xem ra, chỉ hóng nghe chuyện thôi chưa đủ, đùa bỡn và trêu ghẹo mới đúng tinh thần. Như vậy, tiếng cười khúc khích xấu xí bắt đầu châm chích thêm cô gái. Đi cùng với sự ơ hờ đấy là khinh thường. Tại chỗ ngồi, Thi trề môi khi thấy những giọt nước mắt lã chã rơi xuống. Mà đối diện, Hòa cũng rợn người lúc cô gái nhỏ run rẩy. Vị bác sĩ nữ chọc ghẹo bằng cách nhại theo tiếng nức nở đó, khiến được Tuân cười run người. Ở bên cạnh Tuân, Khiêm đặt cốc cà phê xuống. Hắn bụm miệng và mắt vẫn nhìn vào màn hình đang sáng. Đôi lúc, khi tiếng quát tháo bất ngờ làm giật mình, Hà nhăn mặt quay đầu liếc nhìn. Và rồi, chỉ có thế.

Vì những người như Tâm, bấy giờ không có ở đây.

Phải đến tận quá trưa, người mẹ mới xuất hiện ở bệnh viện. Khi ấy, Hà cùng Phương đang ở trong phòng cùng em gái nhỏ. Cứ đơn thuần nở nụ cười tươi rói, cô bé đâu hay biết gì. Để thằng nhóc con chơi đùa với Minh An, đứa trẻ của tôi chỉ lặng lẽ đứng tựa vào bức tường, với cuốn tập trắng tại tay. Và rồi, cái giây phút mà Hà ngẩng mặt lên, ở tại cửa sổ là khuôn mặt người mẹ. Thất thần và bàng hoàng, bà ta nhìn vào trong căn phòng bệnh của cô con gái. Còn Hà thì dõi ánh mắt ngược lại để quan sát động thái người phụ nữ. Cô bé đang nở nụ cười sáng. Chỉ có hai người kia lại đối đầu với nhau.

Xuất hiện bên cạnh, Liên nói nhỏ vào tai người mẹ một cách cẩn thận. Sau đó, bà ta theo sự hướng dẫn của người điều dưỡng mà đi vào một căn phòng đã chuẩn bị sẵn ở đối diện. Đó từng là nơi người anh từng ở. Bây giờ thì lại trống không. Sau đấy, Liên đứng canh tại cửa ngoài.

"Hai em cứ ngồi ở đây nhé."

"Dạ chị." Phương với cô bé đều ngoan ngoãn dạ vâng.

Nói rồi, con bé giữ thái độ lạnh lùng bước ra khỏi phòng. Bấy giờ, nó băng qua thung lũng sâu hun hút. Như thế, Hà đi vào căn phòng có người mẹ chờ đợi sẵn bên trong. Khi bước vào, căn phòng không mở đèn sáng. Tuy nhiên nhờ ánh mặt trời rọi vào nên chẳng quá tối tăm. Trên tường, rèm cửa sổ thì lại đậy kín. Người ở căn phòng bên kia vĩnh viễn không biết được chuyện gì xảy ra tại đây. Vẫn là hai thế giới quá cách biệt.

"Cô có gì muốn nói với tôi?" Người mẹ mở lời trước. Hiện tại, bà ta đang ngồi lên chiếc giường cậu con trai từng nằm, và nhìn thẳng vào kẻ mình ghét cay đắng. Hà là người khiến gia đình tan rã.

"Cho dù có xin lỗi thì tôi cũng không tha thứ cho cô đâu."

Lúc này, người phụ nữ nghĩ rằng con bé đã hối hận. Chắc chắn rằng, bây giờ nó mới bắt đầu thấm thía được sai lầm của mình. Nó sao bao giờ biết cảm giác bị chia cắt khỏi mẹ đẻ là như thế nào? Đứa con gái khốn nạn, ngu xuẩn! Trái ngược lại với trông đợi của người phụ nữ, Hà lắc đầu. Cầm trên tay một cuốn tập trắng, nó tiến lại gần bà khi miệng cất lời:

"Tôi không muốn xin lỗi." Chỉ dừng lại khi cả hai đối diện.

Tới mức, mắt họ nhìn thẳng vào nhau. "Tôi chỉ muốn hỏi một điều thôi."

"Điều gì?" Người mẹ cau có khó hiểu.

"Bà... cũng thương bé Minh An chứ?"

"Tất nhiên rồi!"

Thật lạ là tại sao Hà lại hỏi câu đó. Tất nhiên, người mẹ cũng thương con mình. Bà ta nhất định sẽ nói rằng như thế. Luôn luôn là vậy, với tất cả mọi người.

"Tôi tất nhiên thương Minh An rồi! Tôi thương cả hai đứa con tôi! Vì chúng nó đều là con cả! Cho dù có như thế nào. Đau ốm hay bệnh hoạn! Tôi yêu con mình."

Và Hà là người đã ép mẹ rời xa con. Độc ác vô ngần.

"Cô thì làm sao hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng như thế nào!"

Khi này, người phụ nữ đã nói thành lời. Đúng thế! Không biểu hiện gì cả, Hà hiện tại vẫn giữ nguyên thái độ điềm tĩnh như lúc sáng. Con bé chẳng làm gì, khi đứng trước người phụ nữ. Ngoài thôi khoanh tay lại. Và rồi, nó trao tay cho bà cuốn tập trắng.

"Minh An đã viết những điều này."

Ngay lập tức, người mẹ sững sờ với nét chữ của con gái trước mắt. Bà nhận ra ngay. Bà biết nhưng chẳng ngờ tới một ngày. Lập tức, sự cắn rứt liền làm nhăn mặt giấy trắng. Nó trở nên nhàu nhĩ, ẩm ướt trong phút chốc. Ở mình, Hà lúc này lấy một chiếc usb ra khỏi túi áo. Như thế, con bé lặng lẽ kết nối vật đó vào chiếc máy tính đặt sẵn trên bàn. Chỉ cần nhấn một nút. Sau đó, âm thanh nấc nghẹn, run rẩy liền cắt vào tấm lòng của người mẹ. Bà ta bật khóc. Trông theo dáng người vị bác sĩ bước tới kéo rèm lên. Và rồi, qua lớp màn nước mắt vẩn đυ.c, người phụ nữ lại nhìn thấy nụ cười tươi sáng của cô bé. Toàn thân bà run rẩy theo cơn nức nở. Từng giọt lã chã rọi lại ánh mặt trời bé con.

"Tôi sẽ để bà một mình."

Nó rời đi khi đoạn ghi âm vẫn vang lên trong căn phòng. Còn lại mình bà ta ở đó. Đến nay, đã trả lại người mẹ thật sự của cô bé con. Thế rồi lại thế, bước chân nó đi vội trên hành lang trắng. Hà hờ hững trở về thành loại bác sĩ thứ hai.

Hiện tại, tôi tràn đầy năng lượng. Vì niềm vui ở trong mình hóa nên sự phấn khởi, hướng về phía trước. Vì công việc khá bận rộn nên chị hai không thể ở bên. Chị để tôi chơi với bé Minh An cả buổi, cũng chỉ ghé vào thăm một chốc rồi đi. Sau đấy, tôi có gặp lại người mẹ lúc sáng. Tuy vẫn với đôi mắt ươn ướt, nhưng rốt cuộc, bà ấy đã nở nụ cười đôn hậu. Có lẽ, cuối cùng, nỗi đau cũng vơi đi... Và bà ta không còn tỏ ra thù hận nữa. Thậm chí, còn mời tôi ăn trái cây. Đến qua giấc trưa thì chị bảo rằng tôi tự về. Vẫn bận bịu, chị tôi nói rằng chỉ cần đi có báo lại các cô điều dưỡng, rồi chị sẽ nhắn tin cho mình sau. Cũng được. Một khi những bề bộn được giải quyết thì tôi sẽ có tự do. Rồi lại nhảy vào chuyện khác. Cứ liên tục không ngừng. Năng nổ từ chỗ này đến chỗ kia. À, tôi còn phải tìm hiểu về cái tên của chị. Tại sao chị lại họ Nguyễn? Và còn bao nhiêu điều mà lớp màn kia còn che giấu lẫn giả dối? Tôi phải khám phá ra bằng hết.

Ngỡ như chị chính là bài tập nghiên cứu của mình. Tôi buộc phải hiểu rõ chị trước khi đáo hạn.

Trước khi chuyện quá muộn màng.

Bất ngờ thay, khi đi ra ngoài sân trước, tôi gặp được Tâm. Có vẻ như anh chỉ mới vừa đến bệnh viện. Để bắt đầu nhận ca chiều chăng... Bất giác, chợt nhớ lại lời chị hai đã nói. Rằng, chị với anh ta quen nhau lúc chị còn là sinh viên tại trường. Thậm chí, Tâm cũng là trợ giảng của cô Nhung, người đã chăm sóc chị tôi từ bé. Như thế liền chắc mẻm rằng anh biết rất nhiều điều về chị tôi. Nhớ lại lần đầu tiên gặp Tâm, đã chú ý đến thái độ của cả hai người từ trước. Có mặt anh, chị tôi thoải mái vô ngần. Khác hẳn với vẻ mặt cau có thường ngày, chị có thể dễ dàng mở lời than vãn. Đó là một điểm dị biệt, đến tôi cũng khó khăn. Vào ngày tiếp theo khi ba đánh chị, Tâm đã đích thân đến nhà an ủi. Tuy không ở đó nhưng tôi biết anh tới vì chị, cùng với bánh và cà phê mang theo. Vậy nên, chắc chắn, Tâm biết điều gì đó. Về chị Hà, về câu chuyện ẩn phía sau. Một góc độ mà tôi chưa bao giờ nhận ra.

"Anh Tâm!"

Nghĩ vậy, tôi lập tức liền hô lớn tên anh. Khá ngạc nhiên, Tâm quay người lại. Hai chân liền dừng lại tại chỗ, như chờ tôi bước đến bên mình. "Anh đi làm ạ?" Thoạt tiên, không biết mở lời như thế nào cả. Vì Tâm và mình chưa bao giờ thật sự nói chuyện riêng với nhau. Lúc này, Tâm vừa bước ra khỏi bãi đỗ xe máy. Trên người anh tất nhiên là trang phục chỉnh tề của một vị bác sĩ rồi. Màu áo hôm nay Tâm mặc là màu trắng, với khoác ngoài là nâu trầm. Màu của một tách trà, tôi liên tưởng đến. Và anh hòa nhã nở nụ cười với tôi.

"Tầm ba mươi phút nữa là đến ca làm của anh." Thật sự, Tâm là người vô cùng cẩn thận. Anh đến chỗ làm trước ba mươi phút. "Em theo Hà đến đây à?"

"Dạ. Hôm nay, chị dẫn em đến bệnh viện thăm bé Minh An." Tôi gật gật đầu. Nghĩ vội làm sao có thể giữ anh nói chuyện với mình. "Tại sáng nay hai chị em cùng nhau đi lên Tòa đấy."

"Hà có kể cho anh rồi." Tâm vẫn mỉm cười nhẹ nhàng. "Mọi người đã làm rất tốt. Vì chuyện này Hà đã để tâm rất nhiều. Nên khi thành công, chắc chắn chị em rất vui."

Cứ thế này thì hỏng bét. Nhưng tôi lại càng chắc chắn anh biết rõ chị. Nhất định, mình phải làm anh nói ra điều gì đó. Chỉ cần một điều gì đó hữu ích, để tôi có thể vịn vào để tiếp tục tìm hiểu về chị!

"Đúng rồi ạ. Em thấy chị đã rất vất vả vì chuyện này á!" Có lẽ nên hơi phóng đại chút. "Chị em thức khuya đến ba bốn giờ sáng, rồi ngủ trái giấc, ăn uống cũng loạn cả lên..."

Đổi ngược lại, Tâm nghiêng đầu nhẹ nhàng, "Không lạ. Hà đã luôn như vậy kể cả trước đây. Mọi người tuy cố gắng nhắc nhở nhưng em ấy chưa bao giờ nghe."

"Chưa bao giờ nghe?"

Bấy giờ, đột nhiên Tâm im lặng. Tuy không thở dài, nhưng biết chắc anh đang đăm đăm nhìn vào khuôn mặt tôi. Mà ở đó nhăn nhó. Vì tôi thật sự chưa tài nào hiểu được ý anh.

"Chị em bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở ấy."

Giọng nói nhẹ nhàng tựa như câu nói buốt giá. Vì tôi thấy bầu không khí xung quanh lạnh hẳn đi, đến mức thở cũng hóa nhọc nhằn. Nhưng Tâm cứ chậm rãi trải từng từ cho tôi:

"Như em thấy đấy, chị em rất thường xuyên quên ăn quên ngủ. Không bao giờ chịu uống thuốc dù bệnh như thế nào. Và nếu có bị thương, Hà cũng sẽ không bao giờ chịu băng bó đâu."

"Em tưởng các bác sĩ là như thế?" Họ bận rộn đến mức quên cả thân mình.

Không. Tâm phản đối tôi. Đứng đối diện mà đột nhiên cái nhìn của anh rất xa cách. Nó không phải là sự biệt lập ủ dột,... mà giống nét buồn bã hơn.

"Hà không coi trọng sức khỏe và thể chất của bản thân."

Giờ đây, tôi nhận ra anh nói đúng. Đó là cách mà chị tôi đã sống. Thói quen độc hại mà chị không bao giờ buông bỏ... Không muốn bỏ, dẫu có ai nói điều chi. Mặc kệ tất cả những lời nhắc nhở hay khuyên nhủ, chị vẫn bám riết theo cái tật tồi tệ đó. Dù đồng thời, cũng là người biết rõ nhất, nó sẽ gϊếŧ chết mình. Chị tôi tất nhiên biết rằng uống thuốc ngủ quá nhiều sẽ tai hại đến thế nào. Chị cũng biết lối sống thức khuya, ăn uống trái giờ, bỏ bữa sẽ khiến cơ thể kiệt quệ. Y như lời Tâm, chị không coi trọng sức khỏe của chính mình. Nhưng tại sao?

Đột nhiên, Tâm bước đến gần tôi hơn một bước. Thật tréo ngoe và lạ lẫm thay, vì ánh mắt anh đang rất buồn bã, mà nụ cười lại vô cùng hiền từ. Cứ như vậy, tôi ngỡ ngàng trong chốc lát. Ngay khi Tâm vỗ lên bắp tay người đối diện. Anh dùng thái độ cao nhã để đối xử với tất cả mọi ai.

"Anh rất mừng vì bây giờ bên cạnh Hà đã có em." Tôi lặng người đi khi Tâm nói. "Đã có người thay anh chăm sóc cho Hà rồi."

Miệng vội vàng đáp lại, "Đó là trách nhiệm của em mà." Anh Tâm rất để ý đến chị nhỉ? "Giống như là anh thích chị hai!"

Tôi không nghĩ gì mà buột miệng nói ra. Một câu bông đùa sẽ gỡ rối tình huống. Có thể Tâm sẽ phá lên cười... Vì nó hài hước? Và khi cười thì người ta sẽ cảm thấy thoải mái. Dễ dàng chia sẻ hơn chăng? Và rồi, tôi bất giác ngờ ngợ ra một điều gì đó quá đỗi lạ lùng. Nhưng chưa biết đó là gì ngay lập tức, lòng bối rối cực kỳ. Tuy vậy, cứ theo bản năng, tôi đang càng muốn nói chuyện với Tâm thêm. Càng thêm chút nữa.

Chỉ nhìn thấy đôi mắt sau tròng kính kia nhìn chằm chằm vào mình. Ở đó không ủ dột nhưng lại rất thầm kín. Nó lại là cái nhìn buồn bã nhẹ nhàng, hiu hắt tựa làn sương lúc màn đêm. Như một cơn mưa nắng lách tách... Vì khi đấy đấy trời cô quạnh mà đìu hiu. Lặng lẽ kỳ quái. Tâm cứ đang trầm ngâm nhìn tôi.

"Đúng."

Và rồi, anh lên tiếng. Là nắng trưa chợt cắt ngang mưa nặng hạt. Lời nói tuy nhẹ tênh nhưng quyết đoán vô cùng.

"Anh thích Hà."

Như thể đó là điều hiển nhiên. Không cần phải đắn đo.

"Anh rất thích chị em."