18.
Có bao giờ, bạn cảm thấy rằng tuy rất rất muốn khóc, nhưng nước mắt không cứ thế mà tuôn trào ra. Ngược lại với bao kẻ dễ dàng rơi nước mắt, rồi được người khác vỗ về. Dù cho có cố gắng đến mức nào? Thế nên, bạn cứ ngồi đó, đơn độc, với đôi mắt trống rỗng nhìn thẳng vào bức tường phía trước là không có gì với từng cơn đau nhức nhối, vỡ vụn tại tim?
Tất nhiên, tôi không cao ngạo đến mức nghĩ rằng chỉ bản thân mới gặp chuyện này. Rằng mỗi lúc mệt mỏi lẫn trong cơn nghẹn ngào, hi vọng có nước mắt hoặc ai đó kề bên... Mà rồi cuối cùng chẳng có. Căn nhà nhỏ hiu quạnh, không có bóng dáng lẫn tiếng nói. Lúc bé, thường nhớ lũ trẻ trong xóm hay được ba mẹ gọi về ăn cơm. Mình thì mặc, biết rõ sẽ không ai gọi về. Thế là sau khi tan trường, tôi lại lang thang đâu đó, cho hết giờ, hết ngày, hết tháng, hết năm. Còn hơn trở về căn nhà không có bếp lửa hồng. Với bất kỳ kẻ ngoài kia sợ hãi sự cô đơn, cũng như cái nghèo hèn hay bạo lực, thì tôi lại được nhào nặn từ đó. Vật lộn để sống trong khu ổ chuột thuở tấm bé, như thế luôn bị mù lòa mà chìm trong bóng tối đen kịt. Lâu đến mức, hiện tại có tiếp xúc với ánh sáng, hưởng thụ được sự ấm áp hay nóng bỏng... Thì cũng trở về lại nơi đã ôm lấy mình khi cũ. Nơi đường phố tuyệt đối chìm trong màu đen, nơi có tiếng la hét, máu chảy mà bản thân đã quen. Đó mới là nhà của tôi, là nơi tôi cảm thấy an toàn. Là nơi không ai thấy nỗi tổn thương đeo đuổi từng bước chân.
Ông Hiếu muốn những đứa trẻ như vậy. Những đứa trẻ có thuở ấu thơ như tôi, bất hạnh và càng nghèo càng tốt. Những đứa trẻ mà đói đến mức ốm gầy gò, trơ xương. Những đứa tay chân lấm lem bùn đất, với đôi mắt mở to thao láo dù phía trước tương lai là bể mực. Những đứa trẻ khóc thét lên, chạy hoặc trốn vào một góc khi người cha của nó uống rượu say. Ôm lấy đầu mình, với vệt máu chảy dài từ đỉnh đầu xuống... Run rẩy tại một xó bếp, với răng cắn chặt lên môi, với những vết đánh đập vài ngày sẽ khỏi nhưng luôn in hằn trong tâm trí. Thứ đấy trở thành ký ức, vĩnh viễn tồn tại ở con người chúng. Mà những đứa trẻ như vậy sẽ vờ như là không có gì hết. Vờ như chưa từng có chuyện bị chính bố ruột của mình chửi bới như một con điếm rẻ tiền, hay bị đối xử y như vậy... Giữa phố thị xô bồ và khu ổ chuột mục rữa mọi ngóc ngách, chúng quên đi hết những chuyện tồi tệ vừa xảy ra mà chân lại tiếp tục chạy. Cất bước vì những đồng tiền bẩn. Cứ giả vờ như không có chuyện gì, thật lâu, cho đến khi... cho đến khi cái bụng đói xóa nhòa đi tất cả. Như vậy, chúng không có chuyện gì thật. Vẫn cứ sống, tiếp tục, tìm cách tiếp tục sống.
Ông Hiếu muốn những đứa trẻ như vậy. Những đứa càng nhỏ càng tốt. Những đứa thèm khát một chén cơm đàng hoàng. Hoặc đói quá thì tạm bợ. Những đứa đã địu trên người những thứ quá sức với bản thân, mà cũng mất mát những thứ quá mức to lớn. Và mỗi sau khi móc được một cái bóp tiền, lừa được lũ người lớn mua kẹo hoặc vé số,... chúng sẽ ngồi im lặng, trong một căn nhà xập xệ nhỏ, tối hù. Dù sao thì ở đây chúng sẽ không bị đánh, bị hϊếp da^ʍ. Cứ như vậy, với bát cơm trên tay, chúng ngồi im lặng. Chúng nghĩ gì khi ấy? Về người mẹ mong mỏi mình về, nhưng không thể... Về xấp tiền gửi cho ông Hiếu để đưa cho bà? Về ông bố đã hằng ngày tổn thương chúng và mình xứng đáng bị như vậy. Bởi lẽ, chúng là lũ bụi đời lang thang, rác rưởi.
Những đồng tiền bẩn thỉu không thể gột rửa. Ông Hiếu luôn luôn có nhiều chuyện cho chúng làm. Từng là một đứa trẻ, những chuyện đấy tất nhiên tôi cũng đã từng làm. Có những chuyện đến bây giờ cũng vẫn làm, là khi trượt tay vào túi quần hớ hênh của một gã say rượu nào đó. Là khi bị người ta đuổi đánh đến mức hai chân kiệt quệ. Phải chui xuống lỗ chó để trốn, hoặc một cái cống ngầm nào đó... Bất cứ đâu. Hoặc khi tìm cách giấu hàng cấm vào chỗ kín đáo. Hoặc khi tìm cớ xin vào nhà ai đó rồi mở khóa cho các anh lớn xông vào cướp bóc. Trộm chó, bẫy mèo từ nhà dân đem bán. Trèo vào nhà người khác để ăn cắp bất kỳ thứ gì. Giật một sợi dây chuyền vàng hoặc túi xách từ bà cô trên phố. Hoặc đi tìm những đứa trẻ tương tự. Xó chật cứ như vậy mà mỗi lúc một đông.
"Anh để em xuống đây được rồi."
Tôi nói với anh Grap rồi nhảy phóc xuống xe. Đi bộ vào vẫn hơn, nếu không có ý định úp sọt rồi cướp luôn của ổng. Hôm nay, không đi cùng Huyền Anh. Dù gì nó cũng không cần biết những chuyện tôi làm cho ông Hiếu. Không ai cần biết những chuyện đó, ngoài tôi và ông Hiếu ra. Kể cả lũ trẻ trốn trong căn nhà cuối hẻm. Mở to mắt, nó giống một cái ổ hơn là nhà, được lớp bằng những tấm mái tôn, chắp vá là giẻ lau và thảm rách. Nơi có rào chông được dựng bằng gỗ mục phía trước, nhìn vào là thấy hết mọi thứ, không có gì để che giấu. Nơi lũ người lớn không thể đến gần nhưng là chốn cho bọn trẻ chạy đến mỗi khi trời sập. Cái xó ấy nằm bên bờ sông. Một phần được chống lên từ dưới mặt nước, mà trốn tránh phía sau tòa chung cư bỏ hoang, đã sắp đổ xuống. Đó là một cái ổ chó nhỏ, nơi chui rúc từng mười mấy hai mấy ba mươi đứa bụi đời cùng một lúc, với cây bèo trôi dạt trên bờ sông chung quanh. Cái lán bên cạnh cũng đông đúc tương tự, với khói bốc từ bếp than cháy hừng hực. Thổi đến mức cay mắt nhưng vẫn phải tiếp tục, vì nếu không là đến cháo cũng không có cái mà ăn. Khói xua mờ hết đớn đau. Từng đứa ở đây đều là tôi nhặt về. Ví như thằng Tú có cái trại thú nuôi, thứ mà nghĩ cần làm đéo gì khi người còn chả đủ cái ăn, thì đây là cái ổ chó của tôi. Lúc này, những đứa tụ tập lại đây là đang cố ăn một bữa, nghỉ ngơi một chút trước khi ông Hiếu đến đốc thúc chúng nó làm việc. Thay những cuốn tập trắng bằng tờ giấy đếm số, hoặc những túi ni lông và các cái cặp táp đi học bằng giỏ rách trước hông. Khi đó, bàn chân không có giày chạy trên đường xi măng đến đỏ rộp. Từng đứa có số phận đan xen lẫn nhau cực khổ. Có đứa nhà đã chết cha chết mẹ, chỉ còn cô em gái nhỏ cứ níu chặt tay. Có đứa bị đuổi đi như con cá bơi ngược dòng, rồi nước cuốn xiết ngộp thở. Có đứa,... tên cũng không có. Điểm chung thì, vẫn như đã nói, cũng là điều mà ông Hiếu đặt làm yêu cầu đầu tiên: nghèo, không nơi nương tựa. Những đứa mà mà khi có một ngày xác chúng trôi dạt bờ sông cùng những cây bèo nước, mục rữa cho đám trùng rỉa từng sớ thịt, thì cũng không có ai để ý. Đấy là một cái chết yên ắng khỏi cuộc đời dai dẳng bị xỉa xói đến mức thối mặt. Đến mức không còn biết mình là ai.
Tôi nghĩ rằng đám trẻ bụi đời ở đây hiểu cuộc sống của mình là nát tan từ thuở mới sinh ra thế nào. Rằng ngoài liều lĩnh đến mức bất chấp thì chúng chẳng có gì cả. Sự nghèo khó đã ngốn nghiến mọi thứ của chúng, từ từng giọt nước mắt đến cơ thể xói mòn. Người ta tưởng chúng có lựa chọn nào khác. Như Bảo vẫn hay rất ngây thơ hỏi rằng, mình có thể chọn một cách sống tốt đẹp hơn. Không dơ bẩn nhờ những tờ giấy nhàu nát dắt ngang lưng quần. Chẳng nhớp nhúa vì sau tiếp đó là máu đổ xuống. Bảo chỉ không hiểu. Khi cái đói cồn cào còn hơn cả danh dự hay mạng sống, chỉ có cách duy nhất để tụi nhỏ kiếm tiền, để tôi kiếm tiền, là trộm cắp hoặc lừa đảo.
Chậm rãi bước đến ngồi cạnh Vy, đấy là cái tên tôi đặt cho nó. Là một trong những đứa trẻ chạy đến đây mỗi khi ba nó mặt đỏ như gấc, Vy chỉ mới tám tuổi. Quá sớm để làm vật cho đàn ông chơi đùa, tuy nhiên thì nhìn sâu xa hơn một chút, Vy vẫn có thể làm những việc khác... Vận một chiếc đầm chắp vá đôi ba chỗ, với thân thể bầm tím, con bé ngồi thu lu, ngay cả khi tôi ở ngay bên cạnh. Vy chỉ nhìn người khác bằng cặp mắt to tròn, mà có quầng thâm bao quanh. Đôi cánh tay khoanh với nhau, đặt lên đầu gối trầy xước. Có cái chén con con trước mặt con bé, với vành ngoài bị nứt. Và Vy nhìn vào tôi.
"Đã quyết định chưa?"
Thường thì sau khi được lũ trẻ thông báo địa điểm, về một con chim bị gãy cánh, đuổi khỏi đàn, không thể bay... thì ông Hiếu và lũ anh em sẽ trực tiếp bắt cóc luôn. Mạng lưới tình báo của bọn sẻ sâu này rất dày đặc, và chẳng thiếu lũ trẻ đói khổ hằng ngày ở khu ổ chuột. Chỉ cần nhảy chồm đến là sẽ có. Nhưng với Vy, tôi bảo ông Hiếu hãy chờ đợi cho con bé tự nguyện. Sự dấn thân bất cứ khi nào cũng tốt hơn. Vy thì còn đang phân vân lắm. Nó hoài nghi điều vướng bận trong lòng, mà tôi vốn đã biết. Cũng hiểu rõ sẽ không thể tháo gỡ, thật ra lại còn càng ngày siết chặt hơn. Qua mỗi ngày nó chần chừ, nước mắt sẽ rơi thêm một nhiều. Qua mỗi ngày mà Vy còn chưa chấp nhận mình không thể có được ước mơ nữa, thì... lại càng gần hơn với sự đọa đày. Có lẽ, Vy đã từng mong ông ta sẽ thay đổi. Ngu ngốc như con người chắp tay, cúi đầu lạy Trời Phật, hắn ta sẽ không bao giờ thay đổi. Ngay cả khi cái xác lạnh tanh của chính con gái mình nằm trên sàn, giọt rượu sẽ làm trôi tuột điều đó đi sớm thôi.
Bây giờ, Vy thôi nhìn tôi. Con bé gập lưng đến mức cằm chạm lên cánh tay, co chân thu lu chẳng khác gì con chó bị bỏ rơi. Mà còn tồi tệ hơn, Vy là một con người chứ không phải động vật. Mắt nó đổ ngầu xen ngang thâm tím, miệng mồm chua xót lẫn mặn chát. Mái tóc rối bù xù, như rễ tre. Nước da tựa bùn đất ở dưới đáy sông. Và Vy thì có giọng nói lắp ba lắp bắp. Như ba nó đã đánh nó hỏng mất não, không thể xếp từng từ tròn vành thành câu.
"Mẹ... nhưng... còn... thì sao...mẹ..."
Hẳn bên tai Vy vẫn còn nghe được tiếng mắng nhiếc của ông ta. Thứ đó rỉa rói ruột gan con bé thành cơn đau đớn quằn quại, cho đến khi đã quen. Vy chẳng sợ người đàn ông đó nữa, vì lũ trẻ bụi đời ở đây, tôi và ông Hiếu đã hứa cho nó một nơi chốn để về. Nó bỏ quên luôn cái tên cũ ông ta đã dùng để đay nghiến mình. Đáng lý ra chẳng còn gì vướng bận Vy với phần đời sống trong bươi móc đó nữa, ngoại trừ người mẹ hiền lành mà nó còn yêu thương. Một người phụ nữ cam chịu bị chồng mắng chửi mỗi ngày, như thể tội lỗi của bà là đã tồn tại. Vy khó có thể bỏ bà ta đi.
"Nếu mày đi mày còn có thể tìm cách kiếm tiền để lo cho mẹ mày."
Tôi nói với Vy. Lúc ấy đột nhiên gió cuộn cát thổi ù ù. Bay cay đau mắt. Phải nhỏ vài giọt nước để thôi cơn nhức nhói. "Về chuyện gì chứ tao bảo đảm, ông Hiếu sẽ không ăn chặn tiền chúng mày gửi về nhà. Mẹ mày như thế còn có cái cơm ăn."
Những lời nói của tôi liệu không biết có gột rửa được sự day dứt của con bé không? Chỉ thấy, đột nhiên, nó nhích lại gần mình, rồi nương náu cơ thể gầy gò ở bên cạnh. Vy bám lấy tay tôi, dẫu cả người nó run lên. Rồi hai mắt lại trừng trừng nhìn tôi. Đáp lại đứa trẻ, tôi xoa đầu nó. Như vậy hẳn là tốt hơn. Mào đầu trước bằng sự dịu dàng, khi nào vào rồi Vy sẽ thấy sự hung tợn của ông Hiếu sau. Chút tiền thừa thãi, là cặn dược chắt bóp từ những trò trộm cắp, ổng sẽ không thèm đâu. Hay giá trị nhỏ của một tờ năm mươi ngàn đâu sánh bằng bịch hàng trắng đã được giao, hay chất dịch mà con bé phải ôm khi bước cẩn thận trên con phố đầy người qua lại, để rồi lẩn vào một bụi cây. Chỉ khi nào Vy làm hỏng việc thì ổng sẽ mới đánh nó. Nhừ tử, bầm dập, mà tùy mức độ cho đến khi không còn ai nghe tiếng con bé kêu rên. Chỉ hy vọng là không đến mức ấy.
Trong khi tôi gò thân thể bị hủy hoại của Vy trong vòng bàn tay mình, đầu óc nhận ra một mặt là cứu vớt, một mặt là lừa đảo... thì lũ trẻ phía trước đang cãi nhau om sòm. Không có gì lạ lắm với bọn bụi đời hư hỏng, chúng nó tất nhiên khi tức giận sẽ chẳng làm gì ngoài đánh vỡ mặt nhau. Bây giờ, mấy ông lớn chung quanh ngồi với điếu thuốc phì phèo, cười ngặt ngảnh đến mức đầu ngả ra sau. Thông thường thì sẽ không có bất cứ ai xen vào ngăn cản. Trừ phi chúng gϊếŧ chết nhau. Phút chốc, tôi chộp lấy cổ tay của thằng Hào thắng thế hơn ở phía trên người kẻ bại trận. Nó đã rút con dao ra, không biết lấy từ đâu và tôi nhấc cả thằng bé lên, rồi ném nó sang một bên. Cơ thể quá nhỏ bé lẫn gầy gò đấy nên mọi chuyện rất dễ dàng. Tức thì, Hào chồm dậy. Nó quát vào mặt tôi, với con dao lăm lăm ở phía trước. Hai bàn tay bấu chặt lấy cán. Tôi đứng giữa Hào và thằng bé nhỏ hơn, Sĩ, đang lồm cồm bò dậy.
"Nó lấy trộm tiền của em!" Hào mắng xa xả vào mặt tôi, giữa chốn đầy rẫy bọn trẻ bụi đời và những thằng nghiện thuốc ngồi trên những chiếc thùng sắt đã là rác rưởi. "Nó lấy trộm tiền của em! Em phải gϊếŧ nó!"
Sự điên tiết đối với kẻ đâm lén mình sau lưng đã khiến Hào phát khùng. Nó lao đến mặc kệ khi tôi vẫn đứng đó, còn thằng Sĩ thì vừa bỏ chạy. Trượt người sang một bên, không khó để tôi tước dao của một đứa trẻ chỉ mới sáu tuổi. Mà nó còn luống cuống, sợ hãi, với nước mắt đầm đìa. Sau khi bị đạp một cước ngã sõng soài ra đất, Hòa vẫn cố loạng choạng để đứng dậy. Nó trừng mắt nhìn tôi. Không phải mình không hiểu. Dễ dàng để thấy, đó là tiền mồ hôi xương máu của thằng nhóc. Tiền nó lang bạt ngoài đường như con gián đáng nguyền rủa để có được. Tiền nó dành để chữa bệnh cho bà mình.
Nhặt con dao của thằng Hào bị đánh rớt từ dưới mặt đất, thằng này cứ cố gắng góp nhặt sự mục rữa từ cơn giằng co giữa thể xác lẫn tinh thần. Vết rách trên mồm nó chảy máu, bầm tím thì âm ỉ đau. Hào trừng mắt nhìn lên tôi, với nước mắt hòa với mặn chát, xót rát ruột gan.
"Điều đầu tiên mày học khi sống ở cái xó xỉnh này, là Giấu!Mẹ!Nó!Tiền!Đi!"
Từng chữ tuôn ra được tôi đay nghiến, đến mức cổ họng chính mình cũng khản dần đi. Tương tự, với đôi bàn tay gò mớ đất cát hỗn độn, Hào ở dưới mặt đất, trưng trối nhìn tôi.
"Nhìn cái xó rách này đi! Cái làn nằm mấp mé bên sông mà chúng mày chỉ có thể bò chứ đi thì nó sập mẹ! Bếp thì ở ngoài trời, là mấy cái nồi bẩn, đáng lý ra nên bán cho bọn ve chai cùng với dống vỏ cây hay than hỏng lượm được ở đâu!"
Có tiếng gió thổi rít qua những lớp mái tôn, luồn qua trước sau rỗng tuếch. Cả khoảng trời rất cao và xanh, cả khu đất cằn cỗi bên cạnh đường nước thải của cả đô thị. Mùi hôi thối bốc lên rồi bám vào người tất cả chúng tôi, cả cái ổ chuột nhắt lọ mọ, tệ hại này. Mỗi xẩm sáng lũ trẻ chui rúc với nhau, đắp tạm mớ vải rách nhàu nhĩ. Dơ dáy thành cặn đóng trên lớp da, bầy hầy như đống rác chất chồng lung tung ở khắp mọi nơi.
Gió thổi đơn giản qua.
Và rồi, Hào chỉ cất tiếng khóc thút thít khi tôi gào vào mặt nó xong. Rằng nó nhận ra mình đang ở giữa chốn tệ nạn chập chùng giữa ma túy, mại da^ʍ, cướp bóc mà tận cùng của sự đói nghèo. Một đám con nít hư hỏng ở cùng với lũ dân anh chị nghiện ngập. Đâm thuê chém mướn, trộm cướp,... không phải là địa ngục nhưng cái chết khốn nạn đã bấu chặt tay lên tất cả hai phe. Muốn sống tiếp chỉ có thể chật vật trong tạp nham mà đâm chồi. Như vậy nên Hào chỉ khóc trong phút chốc. Như bao đứa trẻ bụi đời, nó cắn chặt răng lên môi đã rách sẵn, nuốt ngược máu vào lại cổ họng khô khốc. Tôi nhìn nó gượng dậy khỏi mặt đất, rồi như không có gì, đi ngược trở vào lán. Hào ngồi dưới mái nhà lụp xụp, hai tay bấu vào nhau. Nó lại trở về là đứa trẻ im lặng, với những suy nghĩ chỉ tồn tại ở trong phút chốc trước khi con bé bên cạnh tra vào tay mình bát cơm.
Hít một hơi sâu, cát vẫn có trong mắt mình. Tôi bước đến trước mặt Hào, lúc thằng bé đang ăn vội bát cơm. Cứ như thế, tôi trả con dao lại cho nó. "Nhớ kỹ lời tao." Đổi ngược lại, Hào gật đầu. Nó cầm lại con dao, tra vào lưng quần rồi tiếp tục dùng tay bốc tiếp cơm bỏ vào miệng. Đau đến mức rùng mình mà không thốt lên, buộc phải nuốt xuống. Nó phải tìm cách để tiếp tục sống. Luôn luôn là như vậy. Sống trước đã rồi hãy nghĩ thêm chuyện gì.
Chúng tôi cứ tiếp tục phải sống. Dẫu khi gia đình đã ruồng bỏ và ước mơ đã thiêu trụi. Vẫn phải sống mà không biết hôm nay, ngày mai sẽ như thế nào, hay thậm chí cả quãng đời khốn nạn còn dở dang.
"Cứ tưởng là Thư chứ?"
Đứng chờ trước cổng học viện công an thành phố, Hà không ngờ mình có ngày phải lặn lội lên tuốt Quận 12 để gặp Bảo. Khi xuất hiện, cậu ta trông vô cùng khỏe mạnh. Khả năng hồi phục rất tốt, thể theo đúng đánh giá của hội đồng chẩn đoán là không có chấn thương để lại. Chắc là ngoài việc thiếu một hai chiếc răng bên trong hàm. Lúc này, đứa trẻ của tôi nhìn Bảo bước đến chỗ mình, với hai tay đút vào chiếc áo khoác dày bên ngoài. Có lớp khẩu trang trên khuôn mặt, Hà cứ lặng lẽ mà không nói gì, cho đến khi chàng trai kia lên tiếng.
"Hà đến tìm tôi có chuyện gì nào?"
Bấy giờ, Hà chưa nói ra ngay. Sau tròng kính dày, nó âm thầm quan sát Bảo, với sự im lặng cùng hai chân đứng yên chôn mình tại mặt đất. Và rồi, con bé ở thấp hơn đưa tay, cùng lúc khi bước lùi lại một chút. Lánh xa cổng học viện đông đúc, nó muốn kéo Bảo đến một góc riêng. Đổi ngược lại, cậu ta không lạ gì sự bí ẩn của Hà nữa. Cứ như vậy, Bảo bước theo cô bé đã từng học chung lớp. Khó có ai ngờ rằng, cả hai chúng nó là bạn gần như khá thân thiết. Từ lâu, Hà đã luôn là cô em gái nhỏ của Thư mà Bảo biết. Còn với con bé, thằng này lại là kẻ luôn đeo bám người chị hàng xóm của mình. Cứ như vậy, bọn trẻ lớn lên có nhau hiện hữu trong cuộc đời.
Khi đã bước đến một góc cách biệt chốn đông người, Hà mới nhìn trở lại khuôn mặt khó hiểu của chàng trai kia, từ bên dưới. Bảo cao đến mức ai cũng phải ngửa cổ lên nói chuyện với mình, nhất là khi họ có chuyện nhờ vả đến nó. Như bây giờ. Con bé lấy ra tập hồ sơ dày từ túi xách, rồi giữ khư khư trong tay.
"Tôi có việc muốn nhờ anh."
Nom trông có vẻ như Bảo chưa bao giờ nghĩ rằng Hà sẽ đích thân tìm đến mình, thậm chí là còn nhờ vả. Như vậy, cậu ta cũng như tôi, quan sát xem con bé muốn gì với sự thắc mắc dấy bên trong cơ thể. Hai chân bám vào cành cao, còn Bảo thì khoanh tay lại, giữ những nghi vấn. Thật không giống Hà chút nào.
"Có một vụ án..." Hà chậm rãi cố gắng giải thích cho Bảo. "Mà bên phía công an lẫn kiểm sát viên đã bỏ dở... vì hung thủ có mắc chứng rối loạn tâm thần."
Bảo nhăn mặt. "Vậy thì liên quan gì đến Hà?"
Rất khó để truyền đạt cùng một lúc những gì hỗn tạp trong đầu con bé lúc bấy giờ để cho Bảo hiểu được. Một mặt, Hà không muốn tiết lộ quá nhiều, vì đây là một vụ hoàn toàn bí mật. Giữ khư khư hồ sơ chuẩn bị trong tay, nó đã được giao phó. Đứa trẻ của tôi đã được tin tưởng để người ta vươn tay nắm lấy. Cớ sao Hà chẳng làm ngơ như bao lần? Mà nó lại quyết định giúp đỡ?
"Không. Nhưng,..." Hà ngừng lại trong phút chốc rồi quyết định nói tiếp. "Người ta nhờ tôi."
Đến đây thì Bảo chắc chắn rằng mình cảm thấy lạ là đúng. Ngay lập tức, cậu ta nói:
"Không giống Hà chút nào cả. Từ bao giờ Hà lại đi lo lắng chuyện không phải của mình chứ?"
Đúng là như vậy. Hiện tại thì đứa trẻ của tôi cũng đã cúi mặt xuống, với ngón tay vân vê tập hồ sơ, khi đối diện với câu hỏi của Bảo. Đó thật sự đánh đúng vào điểm trọng yếu của con bé, rằng sự ích kỷ bên trong mình chưa bao giờ cho phép để tâm đến chuyện của kẻ khác. Giữ sự điềm tĩnh, Hà im lặng. Khi tập hồ sơ được chuyển đến ôm trước ngực, con bé mới cất lời:
"Nạn nhân trong vụ việc lần trước... lẫn lần này đã trực tiếp liên hệ với tôi nên không thể làm ngơ." Hà cố gắng đánh tráo sự tốt bụng của bản thân bằng nghĩa vụ. "Dù gì cũng là nghĩa vụ của bộ y tế là phải thông báo cho bên an ninh về những chuyện như thế này."
Là bộ phận còn lại, Bảo gật đầu. Vậy hóa ra đây chỉ là luật pháp? Chỉ là những dòng thủ tục dài dòng mà đứa trẻ lấn cấn? Tuy nhiên, lời nói của con bé có lỗ hổng to tướng. Rằng là nếu chỉ thế, Hà hoàn toàn có thể hớ hênh viết một lá đơn nhàm chán đến cơ quan thẩm tra. Như vậy, nó không cần phải đến đây, làm ra vẻ xin xỏ Bảo một ân huệ. Thật kỳ lạ.
Ở vị trí đối lập lại, chàng trai cao lớn chìa tay về phía Hà. "Tôi xem qua tập hồ sơ được chứ?"
Nhưng khác với sự dự đoán thông thường của bất kỳ ai, ngay lập tức, con bé lắc đầu.
"Không." Nó nói. Bấy giờ đôi mắt tĩnh mịch nhìn lên phía Bảo. "Anh phải đồng ý thì tôi mới đưa cho anh xem."
"Càng lúc càng bất bình thường rồi đấy." Bảo càu nhàu. Bị chối từ nên cậu ta thu tay về ngay. Đường nét trên khung gương mặt rắn chắc nhăn nhúm lại, chàng trai cao lớn lên tiếng thở dài: "Hà như thế không được đâu. Cứ úp úp mở mở thì tôi biết làm sao được mà đồng ý giúp Hà?"
Dẫu có hiểu điều thì đứa trẻ cũng im lặng. Bất giác, nó giữ chặt tập hồ sơ hơn nữa. Để lý giải cho cái nỗi trớ trêu Hà đang có bấy giờ thì phải nói sâu xa hơn một chút. Một vụ án mà bộ kiểm sát lẫn công an từng bỏ dở chừng chắc chắn là có nguyên nhân. Mà đáng sợ hơn nữa là đứa trẻ của tôi khó khăn suy luận ra đấy là vì lý do gì? Phải chăng, có điều gì ẩn giấu sâu bên trong lớp bánh răng kia mà nó không biết? Như hồi bé, Hà đã từng chứng kiến cách ông Ba làm việc. Trên đường tới đây, tôi chắc mẩm quá khứ đã dấy lên bên trong con bé. Cho nên, nếu sơ suất để lộ ra bí mật bên trong tập giấy dày cộm, Hà liền có thể hủy hoại hy vọng của đứa trẻ kia. Một khi đã vậy, sẽ không còn cơ hội để tố tụng gì.
"Thôi được. Tôi đồng ý giúp Hà."
Bảo thở dài. Hai cánh tay vạm vỡ của cậu ta khoanh vào nhau khi đối diện với con bé vốn quen mình giữ những bí ẩn trong l*иg sắt. Nhưng rồi khi đành chịu thua, Bảo thả tay xuống, đặt vào túi quần.
"Với một điều kiện." Ngay lập tức, Hà ngẩng mặt lên nhìn cậu ta. "Hà giúp tôi làm lành với Thư."
Đến đây thì hai đứa trẻ lại đổi vị trí cho nhau. Trở thành kẻ khinh miệt, con bé liền nhếch môi. Như vậy, Hà trực tiếp buông ra lời mỉa mai, trong khi hai cánh tay vẫn giữ chắc tập hồ sơ:
"Anh đã bạo hành Thư."
Tại thời điểm này, Bảo chỉ có thể đứng im, nghe con bé đay nghiến lỗi lầm của mình.
"Anh là người đã đánh đập Thư trước,..." Người ở trước mặt Hà cúi đầu. "Giờ anh mở mồm ra muốn làm lành dễ dàng như vậy sao?"
"Để nhắc cho Hà nhớ." Bảo biện hộ cho chính bản thân. "Thư cũng có đâm tôi một nhát ở bắp tay."
Ngay lập tức, đứa trẻ của tôi quát to. "Vì anh suýt chút nữa là cưỡиɠ ɧϊếp cậu ấy!"
Khi khoảnh khắc đã trôi qua thì Hà mới nhận ra mình đã bùng phát cảm xúc quá mạnh mẽ. Những tưởng đã nhét kín đến mức tê liệt thành chẳng hề gì, nhưng con bé đã nổ tung khi nghe thấy lời tráo trở của Bảo. Ở phía đối diện lại, cậu học viên công an im bặt. Không có lời giải thích nào đáng được tuôn ra nữa, chuyện đã là thế. Chỉ thấy Bảo im lặng, đứng nhìn Hà hít một hơi sâu. Sau khi ho liên tục lên vài cái sau hồi thở dốc, Hà quay quanh nhìn và may mắn chẳng có tiếng ồn xôn xao nào thốt ra. Bây giờ, nó trông lên lại khuôn mặt không cam lòng của Bảo, hồi hộp từng nhịp đập tại động mạch tim.
"Tôi biết là mình có lỗi với Thư." Bảo cúi mặt trong phút chốc rồi ngẩng lên. "Cũng biết là giữa hai đứa có khúc mắc..."
Lúc này, đứa trẻ của tôi nghiến răng lên răng. Hà tự hỏi rằng, Bảo có biết những kẻ ra tay với mình cũng là do ông Hùng vì Thư mà gây chuyện nên không?
"Nhưng, tôi sẵn sàng bỏ qua mọi thứ. Vì Thư. Vì cả hai đứa."
Bằng từ ngữ không có chút do dự, chàng trai quả quyết nói. "Tôi xem Thư là gia đình của mình."
Hà không có khả năng đọc được suy nghĩ nhưng nó biết Bảo đang nói những lời thật lòng. Không phải chỉ là đoán mò hay trực giác, con bé của tôi không hề ngây thơ. Nó hiểu được sự day dứt lẫn thổn thức của Bảo ở đó là luôn tồn tại chân thành. Bởi lẽ, Hà đã chứng kiến Bảo và Thư cùng nhau từ thuở còn chưa biết gì. Nhớ ngày nào, cứ sau mỗi giờ học, đứa trẻ nhà tôi lại được cô chị hàng xóm chia cho ít kẹo hay phần quà bánh. Ngây ngô chẳng chú ý, Hà hỏi Thư những thứ này ở đâu ra? Là con bé trộm được ở cửa hàng tạp hóa nào? Hay lại ăn cắp tiền được ở đâu? Thư chỉ trả lời vỏn vẹn đúng một lần, những lúc sau Hà không hỏi nữa. Tuy nhiên, phần bánh kẹo mỗi ngày đều có, mỗi lúc một nhiều. Ông Bảo được thưởng khi giơ tay phát biểu đó. Cho tao hết cả. Cứ ăn đi. Hà nhớ lúc đó mình chỉ mới ba tuổi, còn Thư chỉ là đứa trẻ lớp một, Bảo cũng vậy.
Chúng vẫn là những đứa trẻ còn chưa hiểu gì về tình yêu.
"Nên là cho dù như thế nào đi nữa, tôi cũng muốn ở bên Thư."
Nói ra những điều thế này làm tay chân Bảo cũng ngứa ngáy. Cậu ta xoay mặt qua lại, rồi cứ nhìn chằm chằm người đối diện. "Hà giúp tôi nhé. Thật ra, tôi cũng không muốn Hà khó xử đâu. Nhưng mà Thư không trả lời điện thoại, đọc tin nhắn của tôi."
Khác xa với cô gái trước mặt, Bảo không bao giờ che giấu cảm xúc bộc lộ ra ngoài, nhất trên khuôn mặt. Hà có thể nhìn thấy rõ hết, hiểu liền rằng đó là thật qua nét u buồn, bối rối, bất lực... mà đôi cánh tay rắn chắc của cậu ta hiện rõ đường gân. Bảo siết bàn tay với nhau, rồi giấu chúng ra sau lưng. Tại l*иg ngực của Hà lúc bấy giờ lên cơn đau thắt lại. Đứa trẻ của tôi ho khụ khụ thêm vài tiếng, rồi nó lại hít một hơi sâu. Như có gì đó choáng ngợp ốp lấy mình, con bé nhìn lên Bảo, mà đôi tay vẫn cầm chắc tập hồ sơ.
"Thôi được." Nó phải mở cả khẩu trang ra để lấy hơi. "Tôi sẽ giúp anh. Thư không chặn số của anh... chắc cũng là một cơ hội."
"Thật không?" Ngay lập tức, chàng thanh niên tỏ vẻ vui mừng. "Vậy được. Nhờ Hà cả nhé."
Rồi bọn trẻ liền trở lại với câu chuyện đã đưa chúng đến gặp nhau.
"Tôi cũng giúp Hà vậy. Hà cho tôi xem tập hồ sơ đi."
Đành vậy, đứa trẻ của tôi buông tiếng thở dài. Đôi mắt ưu tư vẫn nhìn theo tập hồ sơ khi con bé trao qua tay Bảo. Đáng lý ra, nó sẽ tiếp tục nhìn theo thằng này mở lấy xấp giấy ra đọc nếu chiếc điện thoại trong túi không bất ngờ reo lên. Rời mắt khỏi Bảo, Hà chăm chú vào dòng tin nhắn vừa mới được gửi đến. Chi đồng ý rồi, tối ngày mai được không chị hai? Có quá nhiều bề bộn phải lo toan cùng một lúc nên đôi vai Hà trong phút chốc thấy mỏi mệt. Nhưng khi nhắn trở lại cậu em trai, nó giữ được thái độ điềm nhiên. Cứ vậy mà bình tĩnh, lạnh lùng gõ từng ký tự, rồi bấm nút gửi. Tiếp tục, Hà nhắn cho cả nhóm đi đã hẹn trước với thằng Phương. Giữa bấy giờ, Bảo vẫn đang chăm chú đọc tập hồ sơ trên tay mình. Rồi đột nhiên, cậu ta lên tiếng gọi con bé: "À Hà ơi." Ngay tức thì, Hà ngẩng mặt nhìn người đối diện. Dòng tin nhắn trong điện thoại cứ thế bị ngắt quãng, chưa kịp gửi đi.
"Tôi nhớ vụ án này. Nó khá đặc biệt nên ba có bàn luận ở bữa cơm một vài tuần trước khi tôi về nhà."
Không còn chỉ đứng yên nữa, Bảo lập tức bước sang gần hơn con bé. Lúc này, chàng thanh niên cao lớn cúi đầu, giữ chắc tập hồ sơ trong tay như vậy mà tiến đến ngay bên cạnh cô bạn. Hà nhìn theo Bảo, chưa đoán được thằng này sẽ nói gì. Chàng ta trỏ tay vào phần lý do tạm dừng xét xử trong hồ sơ: Thiếu nhân chứng/bằng chứng thuyết phục, được viện Kiểm Sát đóng mộc đỏ. Cứ như vậy, phiên tòa xử lý về vụ này đã bị hoãn lại, hồ sơ cũng bị trả về, để điều tra bổ sung thêm.
"Thực chất viện Kiểm Sát lẫn bộ Công An không có quyết định bỏ dang dở mà là do nhân chứng thực hiện quyền từ chối khai báo. Tôi giải thích kỹ hơn cho Hà hiểu nhé?"
Đứa trẻ của tôi trầm mặc đến mức không nói một lời nào. Thực chất là nó hiểu.
"Thật ra ba cũng bức xúc lắm nhưng có lẽ không nên làm gì. Bởi người bác sĩ trong vụ án trước đã đổi ý. Ông ta không đồng ý đưa ra lời khai nữa, cũng không đến trình diện nhân chứng tại phiên tòa. Đồng thời, từ chối đưa ra ý kiến của bản thân. Ông ta nói rằng mình có lý do riêng."
Bảo nhìn cô bạn bên cạnh. Tuy không thấy sự biến sắc rõ rệt nhưng cậu ta cảm nhận được sự căng thẳng của con bé. Rằng, thứ mà người ta đã từng bãi bỏ giờ ở trên vai mình.
"Nếu Hà muốn tiếp tục theo đuổi vụ án, Hà nhất định phải ra làm nhân chứng. Hà phải hoàn thành điều mà vị bác sĩ trước đã bỏ ngang. Không thể quay đầu giữa chừng được đâu."
Vào mỗi buổi xế tà thì ông Hiếu sẽ bắt đầu đi lùa chuột. Và rồi, sau khi được giao mỗi đứa một việc, lũ trẻ sẽ tỏa ra khắp đường phố mọi nơi. Chạy đến một chốn mà hai chân đều trở thành lạc lõng, hơi khí chung quanh chưa bao giờ là thừa với chiếc bụng rỗng tuếch. Có thể ngửi được mùi thối rữa của cặn bã từ những phần khát vọng đã chết, tiếng chuông nhà thờ điểm giờ cho trò sinh tồn. Tiếng bước chân nhỏ không được đứng lại trên khắp phố đỏ rộp thành hồi trống dồn dập. Sớm thôi, sự vật lộn nhuộm lưng áo ướt đẫm. Trái, phải, liên tục, cho đến khi thành nhanh nhất, mạnh nhất, lươn lẹo nhất. Mặt trời đã bị bóng đêm bắn rụng, rơi tõm xuống mạch sông hôi thối.
Đáng kinh tởm nhất, tồi tệ nhất, khốn khổ nhất, mà cũng đông đúc nhất. Lũ gián bụi đời dơ bẩn nhất.
"Thiếu con Út rồi."
Mấy ông anh lớn đang đếm số đầu của lũ trẻ nheo nhóc. Với điếu thuốc phì phò trên môi, bọn họ lườm nguýt từng đứa. Gặng hỏi cho đến khi có thằng nào nôn ra, bằng nắm đá hay cú đá. Mỗi khi vậy, ông Hiếu hay đá tung bất cứ thứ gì trong tầm chân mình. Đống nồi niêu vốn đã tàn tạ nay còn thành xà bần hơn. Chắc sau này ăn cơm bằng thau cho đỡ nát...
Tôi vẫn ngồi một góc trong lúc Hiếu khủng bố từng đứa nhỏ. Cái xó chó trong thoáng chốc bị những con hổ xáo trộn. Chúng sẽ không tha nhai đầu dù đứa nào. Mà con Út đâu nhỉ?
Trước mắt là những hình xăm dày kín, chốt và pháo hung tợn, mấy ổng thường hay mặc mấy cái quần thụng thấp thấp, vì mớ hàng cấm... Tay đã chộp ngay cổ một thằng nhóc, Hiếu bật con dao kể ngay vai nó. Không dọa, một nhát cứ cắt lên. Mùi máu ngay lập tức xộc đến sóng mũi. Hớp một ngụm bia, tôi thờ ơ nhìn Hiếu thụi cũng đứa trẻ ấy một đá, ngã lăn ra đất. Nom trông nó chỉ mới mười ba. Ở đó, những ngón tay thô ráp của ông Hiếu cứ thế ghì chặt thằng nhóc, bấu lên vết thương hở mới cắt. Đau điếng, nhưng nó không thể chống lại con dao cùng sự hung tàn của hổ đói. Đã không còn có thể bảo vệ được cô bạn thân.
Con dao của Hiếu dọa nạt khi lăm le xiên giữa những kẽ tay của thằng bé. Một chốc thôi, ổng sẽ để dao làm việc của mình.
"Nói! Con đấy đâu?"
Chẳng có thời gian để rầy rà, đây là bãi tha ma chứ không phải rạp xiếc, nên mấy ông còn lại lùa bọn trẻ cứ đi làm việc của mình. Bốn giờ ba mươi, ai chết mặc ai. Đứng đây làm khán giả thì lát xuống sông bơi chung. Bài học này đâu cần phải dạy nhỉ? Khi thấy ông Hiếu hạ sát con dao, tụi nhỏ chả dám nấn ná thêm. Kẻ mạnh xâu xé đứa trẻ bên dưới thành nhàu nát. Những giọt nước mắt suýt lọt ra mà bị tiếng quát nạt thồn ngược lại vào trong mũi.
"Nó... nó nay nó.... về thăm mẹ nó...!" Thằng nhóc úa tàn như rác rưởi nức nở.
Có được câu trả lời, ông Hiếu đứng lên khỏi đứa trẻ. Ôm lấy đầu mình, tưởng đã kết thúc. Nhưng, mấy cú đạp liên tục đã thay thế vào. Liên hồi, nghiền nát đứa trẻ như thể mạng sống của nó chỉ là bụi bẩn. Mấy cú đạp chà sát cơ thể thằng bé tương tự như cách mà Hiếu dày vò điếu thuốc cũ đã tàn trong môi ở dưới chân. Rồi, ổng lại châm một điếu thuốc mới.
Đến khi khói tỏa lòa trước khuôn mặt lơ mơ. Hiếu nói với bọn anh em: "Đánh ít thôi. Nó chết đấy."
Máu cùng sự kiệt quệ cay cộng với đắng. Nhấc cơ thể bầm dập lên, thằng nhỏ không thể nằm yên. Nếu nó chẳng đứng dậy thì ông Hiếu sẽ thật sự quẳng nó xuống đáy nước đυ.c ngầu như bịch rác. Mà vậy thì, miếng ăn cho gia đình ai nuôi? Cùng với mình, mấy ông lớn trông thằng bé đã đứng lại lên bằng hai chân. Vết phấn tím pha trộn đỏ thẫm nhanh chóng bị thằng nhóc chùi sơ qua. Rồi, nó đi tiến lại bàn tay mở ra trước mặt. Đằng sau thằng bé bấy giờ trống hoắc. Biết chẳng còn ai phía sau mình nên nó chưa từng quay đầu lại. Sa ngã thẳng vào địa ngục phía trước, thằng bé cầm lấy cái túi dơ dáy, rách bươm đôi chỗ. Rồi không dư một phút thừa, nó chạy đi ngay.
"Để em đi kéo nó về."
Tôi nhảy xuống cái thùng sắt, hất lại chiếc áo khoác da lên vai. Rồi bỏ đi trong lúc Hiếu gật gù.
Thiệt tình. Có trốn thì trốn đâu xa chứ sao lại quay ngược về nhà. Khác gì trở mẹ lại vào chốn cũ, nơi mà rồi cũng kết thúc thành rác rến tại xó xỉnh nào. Khu ổ chuột thì đường hẻm dày đặc chẳng theo hàng lối. Đồng thời, trật tự là thứ xa xỉ. Giật ngược mình, hết hồn. Suýt chút nữa là chọi trúng mình. Đôi khi lùn tịt cũng là một điều tốt. Nhấc bước chân nhanh hơn tại chốn lẫn lộn mọi thành phần, tôi biết nhà con Út ở đâu. Nó nằm ở một nơi khuất tối, ít ai biết, phía trong tận cùng ngõ hẻm. Nơi mà ngõ cụt, không có lối chạy thoát ra. Với con đường càng đi tới phía trước càng lúc càng chật hẹp, lũ người cứ như vậy mà chui rúc cùng nhau. Thối và bẩn trộn lẫn thành đặc thù. Bước chân tôi lúc này đã đi đến đáy xã hội. Xung quanh, rác hay nhà đều không thể phân biệt được nữa. Bên hiên, tôi nhìn thấy con Út đang ngồi cùng mẹ. Đứa trẻ khốn khổ đó đưa ánh mắt lên đối diện với tôi. Tại đó, khoảnh khắc hai đứa cứ thế nhìn nhau. Tiếng chửi bới ở phía sau liền kéo đến thành vũ bão. Vượt qua tôi là gã đàn ông chân vững chân không say xỉn. Lão vồ đến như phát điên khi thấy con Út ngồi trước hiên nhà, cùng với người phụ nữ mỗi ngày đều nức nở van xin... Đã lâu rồi mới có trận đánh đập đã tay lên đứa trẻ mình sinh ra. Vì cớ vậy mà lão nghĩ mình có toàn quyền quyết định nó sống chết. Giáng ngay cái bạt tai lên đầu đứa trẻ, gã đàn ông l*иg mình chửi bới loạn xạ. Vừa đay nghiến, vừa hét to, vừa lăng mạ... Ném vật người mẹ đau khổ run rẩy lẫn khóc than khi đứa con bị đánh cho té xuống mặt đất. Gã đàn ông càng lúc càng tàn bạo hơn. Với ở trước mặt cảnh hành hạ ngày thường ở chốn ổ chuột, tôi cứ vậy mà nghe tiếng khóc cùng mắng mỏ thét lên. Vạn vật đều đồng loạt gào lên. Đến tai tôi đã thành tê liệt chết lặng.
Tôi nghe thấy tiếng con Út khóc nức nở. Ắt hẳn, nó đang co mình dưới mặt đất giữa đau đớn xen chân nhục nhã. Ê chề như con trùng đất, quằn quại giữa tổn thương lẫn tổn thương, Út cứ thế khóc càng lúc càng lớn hơn. Bấy giờ, gã đàn ông đã chuyển sang bạo hành lên người phụ nữ. Nắm tóc, lên gối. Máu mũi đã theo đó mà bật ra, đua nhau giàn giụa cùng với nước mắt. Cũng đã đủ rồi. Bấy giờ bước chân tôi mới nhấc lên. Không có cảm xúc gì mà đầu ngón tay còn cảm thấy tê tái khi vơ lấy chai rượu lăn chỏng chơ trên nền đất. Cứ như vậy, tôi từ phía sau đập thẳng cái chai miểng đó lên đầu gã đàn ông. Nó vỡ tan tành, máu cùng thủy tinh bắn ra. Ngay lập tức, gã ngã quỵ người xuống nền đất. Như cái bị rách, không còn động đậy. Mọi chuyện diễn ra nhanh chóng thành một thước phim câm lặng. Đến chính tôi cũng không nghe thấy gì, ngoài tiếng xoảng cùng cốp kinh hoàng. Trong phút giây ấy, có cái gì đã vỡ. Tuy nhiên, không có thời gian để xem xem đó là gì. Ngay lập tức, tôi nắm lấy cổ tay con Út để kéo nó dậy. Út như con rối gỗ được đẽo từ bất hạnh mà thành, ba chân bốn cẳng nương theo người chị ở trước mặt mình. Như vậy, chúng tôi cùng nhau chạy đi. Tiếng sột soạt cào cấu ruột gan người mẹ, mà đổi ngược lại tiếng gọi của bà chẳng thể với tới cả hai.
Út có nghe thấy giọng mẹ mình khản cổ gọi trong tiếng khóc nhưng chân nó cứ nhấc lên. Nó chạy cùng tôi ra khỏi con hẻm khốn cùng của sự khổ cực. Lúc này đây, đã không còn mặt trời để nhìn lên. Cả hai kéo nhau chạy đến khi cổ chân quá mỏi mệt, đến khi con bé kiệt sức, té xuống đường sỏi đá. Vết trầy lập tức xuất hiện trên đầu gối con bé. Nhưng tôi biết có cái gì còn đau hơn.
"Đỉ mẹ!" Tôi buông tiếng chửi thề. "Đã bảo đừng có tự ý tìm về!"
Không đáp lại tôi bằng câu nói tròn vành, Út cứ như vậy mà khóc nấc lên. Tôi ngốn hơi sâu tại nơi cánh mũi: "Đã nói là đừng có cãi lời ông Hiếu!"
"Em xin lỗi..."
Cuối cùng, Út mới bật ra thành tiếng. Giọng nói của nó vỡ ra theo từng cơn run lẩy bẩy tại cơ thể. Cứ từng tiếng nghẹn ứ lại đi kèm theo nát tan. Con Út cũng như tôi, đang cố gắng kìm nén hết cảm xúc xuống đáy ruột gan trống rỗng.
"Tại... tại em... nhớ mẹ quá..." Cứ thế, Út vừa nói vừa khóc.
Trước mặt nó, tôi vẫn đang giữ chặt cái chai bị vỡ làm đôi trong tay.
"Mày định trốn đúng không? Mày nghĩ rằng mày có thể quay đầu lại sau tất cả mọi chuyện đã xảy ra? Rằng mày vẫn có cơ hội làm người đúng không?"
Đứa trẻ ngước lên khi nghe thấy tôi nói sau lúc cười khẩy. Vừa tuần trước, Út đã tròn mười lăm. Hẳn là, sự nát bươm trong nó đã đánh hồi chuông hối hận. Nhưng, làm gì có cái chuyện quay đầu được nữa? Quá khứ thành vệt phấn đen đã không thể tẩy chùi.
"Mày muốn quay đầu chớ gì? Thế mà nhảy mẹ xuống sông để xem mày có trở về được trước lúc bố mày bán con gái cho ông Hiếu chỉ với giá hai gói ma túy xem nào! Thử! Mày nhắm mày quay trở ngược lại trước khi bị đưa xuống căn hầm của mấy gã bụi đời..."
Đấy gọi là "hội giã cối". Bởi lẽ chúng đã lột trần con bé rồi thay phiên nhau đẩy qua lại trong cái chốn nằm sâu dưới lòng đất, oi bức lẫn chật hẹp. Kể từ sau đó, Út, hay như bao đứa con gái ở khu ổ chuột này sẽ ngập ngụa trong mớ hổ lốn nhớp nhúa. Liên tục không thể vẫy vùng giữa đêm tối, lầy lụa tại các nhà nghỉ rẻ tiền, hẻm chật, yên xe, tầng hầm... Chẳng còn cách nào khác ngoài cắn chặt mồm vào, rên và phê pha. Chút thuốc sẽ làm chúng quên đi tức thời đau đớn. Biến trở nên rỗng tuếch.
Út ở trước mặt tôi suy sụp tột cùng. Còn chẳng đủ sức khóc lớn thành tiếng, mà bên khóe mi cũng khô khốc. Cố gắng ép nước mắt đổ xuống nhưng chẳng có gì tuôn ra cả, ngoài âm thanh nghẹn ngào... Từng chút một đó mà vỡ tan tành. Chậm rãi bước đến trước mặt Út, tôi nắm lấy tay con bé rồi dùng cái chai vỡ mà rạch kéo một đường lên cánh tay bé nhỏ. Đau khủng khϊếp đến mức móng tay nó bấu chặt ngược trở lại mình, mặc kệ tôi cắn răng lên môi. Khi màu đỏ hỏn của máu tuôn ra mới dừng lại. Rồi cứ như vậy, tôi giữ chặt tay Út. Chặt đến mức cả hai run rẩy cùng nhau.
"Làm như vậy thì khi về ông Hiếu sẽ không đánh mày nữa." Tôi giải thích với Út ý nghĩa về hành động của mình. Đổi ngược lại, nó gật mạnh đầu, rồi, cứ thế gục mặt xuống. Kể cả khi hai chân đứng dậy, lưng vẫn cong. Đâu thể buông xuôi, Út theo chân tôi tiếp tục bước đi.
Che giấu nỗi đớn đau cũng chỉ là một loại đớn đau khác. Tôi bảo Út muốn khóc thì cứ khóc đại mẹ ra đi. Bởi lẽ, lệ lai láng thì cũng chỉ là những giọt nước. Nó là từ ngữ mà chỉ có trái tim mới cảm nhận được. Thứ mà chúng tôi đã sớm vứt cho chó ăn.