Thập Niên 70: Xuyên Sách Vào Nữ Phụ Phật Hệ Trước Khi Hắc Hóa

Chương 19

"Hoắc Sênh, thật sự là do cô làm phải không?" Lý Trường Mỹ ngồi ở mép giường nhìn chằm chằm vào Hoắc Sênh, cô ta khàn giọng hỏi.

"Không phải do tôi làm."

Lý Trường Mỹ nhìn chằm chằm vào Hoắc Sênh, cố gắng tìm ra chút biến hóa trên khuôn mặt của cô, nhưng Hoắc Sênh lại rất thẳng thắn, cô ta cắn môi, chẳng lẽ thật sự không phải là do Hoắc Sênh làm sao? Cô ta đã chịu đựng đủ cơn ác cảm với cái tên đàn ông Tôn Kính Văn gớm ghiếc kia, nhưng tại sao hạn ngạch nói đổi liền đổi ngay chứ? Bây giờ cô ta không biết phải làm thế nào, nếu Tôn Kính Văn không chịu nhúng tay vào, cô ta phải biết trông chờ vào ai đây?

Trời còn chưa hửng sáng, sau tiếng gà gáy bên ngoài, bên tai liền truyền đến tiếng kêu gào đầy giận dữ.

"Đến giờ đi làm rồi!"

Những người trong ký túc xá thanh niên trí thức liền nhanh chóng thức dậy và chuẩn bị làm việc, vết thương trên tay của Hoắc Sênh cũng đã lành, cho nên cô lại bắt đầu trở lại công việc như trước: kiếm công điểm*

*Công điểm: đơn vị đo lường thù lao, là đơn vị được các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và công xã nhân dân sử dụng trong lịch sử Trung Quốc để tính khối lượng công việc và thù lao lao động của các thành viên. Giá trị của công điểm là giá trị trung bình của tổng giá trị sản lượng của đơn vị lao động chia cho số người, sau đó chia đều cho các ngày làm việc trong năm trừ ngày lễ để được mức lương đăng ký.

Đêm qua cô biết mình phải đi ngủ sớm để sáng mai dậy sớm, như vậy thì tinh thần mới cảm thấy thoải mái, nhưng Lý Trường Mỹ và Diệp Hồng Hà lại ngủ không ngon, đôi mắt của hai người đều đỏ ngầu, dáng vẻ vô cùng uể oải. Bộ dạng của Lý Trường Mỹ còn có thể giải thích được, dù sao vì để tranh được hạn ngạch quay về thành phố cô ta đã cố gắng phấn đấu rất nhiều, bây giờ mọi nỗ lực lại không cánh mà bay, nhưng đối với Diệp Hồng Hà, cô lại không hiểu vì sao cô ấy trở nên như vậy.

Một nhóm thanh niên trí thức đã đến nhà kho nơi cất giữ nông cụ và tụ tập với các thành viên khác trong đội. Đội sản xuất của Hoắc Sênh là đội sản xuất thứ ba, nông cụ và các tài sản tập thể công cộng khác của đội được cất giữ ở đây: "Tự mình đi lấy đi, động tác nhanh lên một chút." Nữ thanh niên trí thức này trông như một con hồ ly tinh, lại dám nói người đàn ông của bà ta giở trò đồϊ ҍạϊ , bà ta đã thẩm vấn ông chồng của mình, ông ta nói tất cả đều do một tay Hoắc Sênh bày trò để lấy được hạn ngạch dành cho thanh niên trí thức.

Những thanh niên trí thức từ thành phố này không tốt bằng các thành viên trong thôn xã khác, không làm được cái tích sự gì thì thôi còn đi bôi nhọ danh dự, làm mất uy tín của cả đội.

Không ít người trong thôn còn lấy chuyện này ra làm trò cười, lúc này bà ta nhìn thấy cả Hoắc Sênh và Lý Trường Mỹ đang đứng trong đám người, khuôn mặt của bà ta liền lập tức biến sắc.

Hoắc Sênh nhìn thấy găng tay liền do dự một hồi, bẩn thỉu cũng không sao, xét cho cùng, thứ này cũng được sử dụng cho công việc, nhưng nếu găng tay đã bị mòn thì không thể sử dụng lâu được.

Nhưng Hoắc Sênh vẫn lấy thứ đó và ghi tên của mình vào sổ đăng ký, sau đó đi tới góc tường nhặt lấy cái xẻng và liềm, lưỡi liềm sẽ được lau sáng sau mỗi ngày làm việc, cho nên lưỡi liềm luôn luôn sắc bén.

Sau khi nhận nông cụ, tất cả thành viên của ba đội tập trung lại với nhau, chờ đội trưởng hô khẩu hiệu, hô khẩu hiệu xong mới bắt đầu tập trung làm việc.

Tôn Kính Văn là đội trưởng đội sản xuất thứ ba, ông ta tiến lên phía trước, trên môi nở nụ cười đúng như người ta mô tả. Nụ cười ấy trông rất thật thà và lương thiện, nhưng những thứ đó chẳng qua chỉ là giả tạo mà thôi.

Lý Trường Mỹ mới mười sáu mười bảy tuổi, là độ tuổi nở rộ của người con gái, cái tên Tôn Kính Văn này nhìn thế nào cũng giống như cha của cô ta vậy.

Bây giờ hạn ngạch của Lý Trường Mỹ đã không còn, cho dù có chạy đến văn phòng của Tôn Kính Văn cũng chả có ích gì. Có lẽ lần sau khi chạy đến văn phòng bí thư chi bộ, cô ta sẽ dùng hết mọi mánh khóe để lấy cho bằng được hạn ngạch tiếp theo.

Các xã viên giơ nông cụ đi theo Tôn Kính Văn đang đi phía trước, trong miệng hô to khẩu hiệu, Hoắc Sênh cũng làm theo bọn họ.

“Hôm nay anh chịu trách nhiệm bón phân cho cánh đồng này”

Sau khi hô khẩu hiệu, Tôn Kính Văn bắt đầu phân công công việc phải làm trong ngày hôm nay cho các thành viên trong đội, Lý Trường Mỹ đứng ở trước mặt Hoắc Sênh, công việc bón phân dễ dàng hơn nhiều so với những công việc khác.

Khi đến lượt Hoắc Sênh, nếp nhăn nơi khóe mắt Tôn Kính Văn khi cười càng sâu, nhìn thấy ông ta cười như vậy khiến cả người Hoắc Sênh khẽ rùng mình, cuối cùng, Tôn Kính Văn đã phân bổ năm phân điểm lúa mì cho Hoắc Sênh.