Dạo Bước Dưới Ánh Trăng

Chương 1

Mỗi lần đến nhà ga, Lâm Tú San đều cảm giác như đang chen chúc trong chuồng trại.

Tiếng còi hơi tàu hỏa sinh động như tiếng tru tréo của đàn gia súc. Lúc thì giống tiếng trâu thở, khi lại nghe ra tiếng lừa hí, còn có lúc nghe như tiếng lợn kêu nhặng lên vì đói. Bởi vậy những đoàn tàu hỏa trong mắt cô cái nào cái nấy đều mang hình vẻ của một loài gia súc.

Những chuyến tàu tốc hành lao vùn vụt như ngựa hoang mất cương, những chuyến tàu chạy thẳng không nhanh không chậm giống chú dê lanh lợi dạo bước trên đồng cỏ hoang. Chuyến tàu chậm cô thường đi thì giống một con trâu no cỏ, an nhàn tản bộ.

Chuyến thăm Vương Nhuệ không báo trước, đây là chuyện Lâm Tú San chưa từng làm bao giờ. Vậy nên khoảnh khắc bước lên tàu hỏa, cô hơi kích động, thậm chí còn nóng mặt, tim đập dồn, cảm giác tựa như lần đầu Vương Nhuệ ôm cô vào lòng.

Chuyến tàu chậm này chạy dọc từ Tề Tề Cáp Nhĩ đến Cáp Nhĩ Tân. Lâm Tú San làm việc trong căng-tin xưởng dệt len ở quận Nhượng Hồ Lộ, thuộc thành phố Đại Khánh. Vì vậy mỗi lần đến Cáp Nhĩ Tân thăm Vương Nhuệ cô đều lên tàu ở trạm Nhượng Hồ Lộ. Xe dừng ở Nhượng Hồ Lộ thường là tàu chậm.

Lâm Tú San cũng không thích tàu cao tốc vì giá vé đắt hơn, chưa kể ngồi tàu cao tốc không thể ngắm nhìn phong cảnh ngoài cửa, ngồi tàu chậm mới được tận hưởng đã mắt quang cảnh ven đường.

Với Lâm Tú San, đi tàu hỏa mà không tranh thủ ngắm cảnh là ngu ngốc.

Dù chỉ là những hàng cây tẻ nhạt, những căn nhà đất lùn tịt hay những nấm mộ hoang trên đồng ruộng, cô đều thấy rất có ý vị. Những cảnh vật này vốn âm u tử khí, nhưng vì tàu hỏa đang chuyển động, chúng như trở thành những vật sống.

Cái cây đằng kia giống một người cao lêu nghêu đang gấp gáp lên đường, nhà đất trông như những chiếc máy cày xình xịch, những nấm mộ hoang thì giống đám ếch xanh lúc nhúc. Vì tính thích ngắm cảnh, mỗi lần mua vé Lâm Tú San đều yêu cầu người bán vé: “Bán cho một vé cạnh cửa sổ.”

Lâm Tú San và Vương Nhuệ đã kết hôn sáu năm. Trước kia kết hôn ở thôn Hạ Tam dưới quê.

Thôn Hạ Tam có hơn trăm hộ gia đình. Ban đầu vùng này đất đai phì nhiêu, mưa thuận gió hòa, nông nghiệp liên tiếp mấy năm liền bội thu, người trong thôn sống không lo cơm áo, hạnh phúc yên vui. Tuy nhiên những năm gần đây thị huyện lân cận khai phá rừng bừa bãi, trắng trợn khai khẩn đất hoang, đất đai ngày càng suy thoái trầm trọng. Con sông dồi dào phù sa trong thôn cũng cạn kiệt, sản lượng nông nghiệp cũng suy giảm không phanh.

Thời điểm mùa xuân, bão cát to đến mức có thể quật cả hạt giống gieo dưới đất, người thôn Hạ Tam đua nhau di tản, mưu sinh đất khách. Vương Nhuệ và Lâm Tú San cũng là một trong số những người dân di cư. Cũng giống bao người khác, họ chọn con đường vào thành phố làm thuê.

Vương Nhuệ là thợ xây, anh xin được một chân làm việc trong công ty Kiến trúc Hằng Cơ ở Cáp Nhĩ Tân. Vốn dĩ Lâm Tú San cũng muốn ở lại Cáp Nhĩ Tân kiếm chút việc vặt, như vậy sẽ thuận tiện cho hai người gặp nhau. Tuy nhiên trải qua bao trắc trở, mong muốn của cô đều tan thành mây khói.

Lâm Tú San có hình thức tầm trung, mặt tròn, da ngăm đen, mắt không to lắm, mũi hơi tẹt. Tuy ngũ quan không mấy xuất chúng, nhưng mặt mũi hiền lành nên cũng khá ưa nhìn. Điểm chí mạng ở đây phải kể đến hàm răng. Người dân thôn Hạ Tam nhiều năm nay đều dùng nguồn nước mặt, dùng đến độ răng người nào người nấy vàng khè. Mấy cô dì khác răng vàng chẳng nói, riêng Lâm Tú San thì khác vì cô có thói hay cười, hàm răng vàng của cô là điểm sáng thu hút mọi ánh nhìn trên gương mặt hiền hòa đôn hậu. Bởi vậy mỗi lần đi ứng tuyển, nhà tuyển dụng vừa thấy cô nở nụ cười liền nhíu mày, thẳng tay xóa sổ tên cô.

Vương Nhuệ từng góp ý, bảo cô đi làm một liệu trình thẩm mỹ dán răng sứ Veneer, nhưng Lâm Tú San kiên quyết phản đối. Cô nói rời thôn Hạ Tam không mang theo được gì, mồm có bộ răng vàng coi như đã mang theo nước ở đó bên mình, như vậy mỗi lần nhìn hàm răng này, cô sẽ bớt thấy nhớ nhà.

Vương Nhuệ không thể làm lay chuyển ý cô nên chỉ đành mặc kệ. Về sau Lâm Tú San tìm được việc ở Đại Khánh, làm nấu nướng trong căng-tin xưởng dệt len. Bên cạnh được bao ăn bao ở, mỗi tháng còn kiếm được 400 đồng tiền công đủ khiến cô vô cùng thỏa mãn. Chưa kể Nhượng Hồ Lộ cách Cáp Nhĩ Tân không xa, dù đi tàu chậm cũng chỉ mất khoảng ba tiếng là đến.

Lâm Tú San và Vương Nhuệ không gặp nhau đều đặn hàng tuần, song mỗi tuần họ đều gọi điện thoại cho nhau. Bất kể gió mưa, ba năm nay đều vậy.

Kí túc tập thể chỗ Lâm Tú San và chỗ ở của Vương Nhuệ đều không có điện thoại, họ đành đưa ra chủ kiến coi bốt điện thoại công cộng gần chỗ ở như điện thoại của nhà.

Công nghiệp điện tín thời này rất phát triển, đường sá trong thành phố đâu đâu cũng có bốt điện thoại, chỉ cần một tấm thẻ IC là được. Những bốt điện thoại này đa phần đều được phủ một lớp áo màu xanh táo, người đứng ở trong như bị nó ôm gọn trong lòng, vậy nên đôi khi Lâm Tú San cảm thấy bốt điện thoại rất giàu tình cảm.

Bốt điện thoại Lâm Tú San hay dùng là cái mà Vương Nhuệ chọn cho cô.

Nó chỉ cách xưởng dệt năm phút đi bộ, hiên ngang giữa nơi phố thị đông đúc. Bên đường có hàng cây dương sừng sững, xanh tươi uốn lượn, cao to như bức bình phong. Gần đó còn có một trạm xe buýt. Vương Nhuệ thấy bốt điện thoại này quá phù hợp cho các cặp vợ chồng, người qua người lại trên đường, dưới tác động của gió, hàng cây dương phát ra âm thanh du dương như tiếng kèn ác-mô-ni-ca. Như vậy vừa đảm bảo được sự an toàn cho vợ, lại có thể thổi tới luồng không khí lãng mạn. Ngược lại, bốt điện thoại bên chỗ anh đã đổi đến bốn lần trong ba năm.

Xây xong một tòa nhà, họ sẽ di chuyển sang công trình khác, bốt điện thoại cũng phải thay đổi theo thời thế. Bình thường Lâm Tú San sẽ đợi cuộc điện thoại của Vương Nhuệ lúc bảy giờ tối thứ Sáu hằng tuần.

Rõ ràng biết chỉ là cuộc điện thoại chứ không phải Vương Nhuệ bằng xương bằng thịt, nhưng mỗi lần đến cô đều trang điểm sửa soạn một lượt như sợ giọng Vương Nhuệ truyền tới sẽ mọc thêm đôi mắt.

Vì cả hai đều nghe máy trong môi trường ồn ào, bọn họ chỉ đành lớn tiếng trò chuyện, có lúc còn phải rống cả lên, không thì đối phương không sao nghe rõ mình đang nói gì.

Mỗi lần muốn gặp mặt, họ đều phải hẹn lịch trước qua điện thoại. Lâm Tú San đến Cáp Nhĩ Tân tìm Vương Nhuệ, hoặc Vương Nhuệ sẽ về Nhượng Hồ Lộ thăm cô. Trước nay chưa từng một phút bốc đồng, không hẹn mà cùng về thăm nhau đột ngột như hôm nay.

Gần như cùng lúc Lâm Tú San bước chân lên tàu hỏa, Lâm Nhuệ cũng bắt đầu cuộc hành trình ngược về Nhượng Hồ Lộ.

Mỗi lần về thăm Lâm Tú San, anh đều khoác lên mình bộ âu phục màu lam tím anh đã dùng 70 đồng mua được ở chợ đêm. Chất vải làm từ sợi tổng hợp kém chất lượng, gia công cẩu thả, không phải nách thì cũng là đũng TruyenHD sứt chỉ đường tà.

Lâm Tú San hay giễu cợt Vương Nhuệ những lúc ngồi vá: “Đũng TruyenHD sứt chỉ còn có thể hiểu được, chứ nách anh mọc ra của hiếm gì mà cũng sứt chỉ mới lạ?”

Vương Nhuệ nghe xong liền nhéo tai vợ: “Dạo này hư hỏng lắm rồi!”

Đôi giày da dưới chân, hồi mùa đông anh mua ở một cửa hàng nhỏ. Mùa đông bán đồ hè sẽ rẻ hơn rất nhiều, đôi này giá gốc 120 đồng, vậy mà anh chỉ tốn 68 đồng để rinh về. Vì là hàng đại hạ giá nên không còn đủ size, Vương Nhuệ không mua được đúng cỡ chân mình, đôi giày này lớn hơn hai số so với size chân anh, vậy nên anh buộc phải độn thêm hai cái đế giày, không thì đi hai bước là tụt mất.

Vương Nhuệ thường sẽ về thăm Lâm Tú San vào buổi tối thứ hai sau hai ngày nghỉ.

Kí túc của Lâm Tú San có năm người, họ không tiện ngủ lại nên đành thuê một phòng nghỉ dưới tầng hầm của quán trọ gần đó. Một đêm chỉ tốn 25 đồng nhưng cũng đủ khiến họ tiếc xót ruột gan.

Hai người ở cùng một chỗ, trước hết sẽ trải qua một trận ái tình đầy cuồng nhiệt, sau đó mới chuyện trò hết lượt bao nỗi tâm tình ấp ủ mấy ngày trời.

Vương Nhuệ sẽ kể cô nghe những câu chuyện mới mẻ anh nghe được ở Cáp Nhĩ Tân: Ở một nhà hàng nọ có thực khách ăn trai nhổ ra cả viên trân châu; người đàn bà lăng loàn phải lòng gã đàn ông khác liền mưu sát chồng mình; một con bò đi lạc ngoài ngoại ô làm tắc nghẽn giao thông hàng giờ đồng hồ; cú mèo bay tới khu dân cư v.v.

Có lần Vương Nhuệ kể chuyện tổng giám đốc công ty anh dắt cún cưng đi thị sát tiến độ công trình, con chó kia rất cao, lông đen tuyền, giá trị ước chừng khoảng ba đến bốn vạn. Con chó ấy còn có phòng và giường riêng ở nhà.

Nghe đoạn Lâm Tú San òa khóc, khóc đến là bi ai, dọa Vương Nhuệ giật cả mình vội vàng hỏi cô bị làm sao? Lâm Tú San thút tha thút thít nói: “Mình sống trong thành phố còn chẳng có nổi một cái giường, ấy mà chó nhà tổng giám đốc các anh còn có.”

Vương Nhuệ phì cười: “Anh mà thèm làm chó nhà tổng giám đốc ấy, làm cún của em còn hơn, không có giường, bọn mình ngủ ngoài đường cũng phong lưu!”

Lâm Tú San không hay kể chuyện trên trời dưới bể như Vương Nhuệ, chuyện của cô đều là những chuyện vụn vặt xảy ra trong kí túc: Vương Ái Linh lại bị sinh non; Tiêu Vinh rụng tóc khϊếp hồn, gót chân nứt toác; Ngô Mỹ Quyên đêm nào cũng đánh rắm thối um, ai dính chưởng là hoa mắt váng đầu. Ngoài ra còn có, Vương Quyên ngốc nghếch đến mức dệt sót cả tay áo len v.v.

Chẳng khi nào nghe Lâm Tú San kể hết, Vương Nhuệ đã ngáy khò khò, Lâm Tú San liền nhéo nhẹ vào tai chồng, trách móc: “Xong việc là chẳng thèm nghe em nói chứ gì, sau này nói chuyện trước rồi mới được hành sự.”

Thế nhưng trong lần tới họ vẫn không nhịn được hành sự trước, sau mới nói chuyện, đến lượt Lâm Tú San kể thì tiếng ngáy của Vương Nhuệ lại vang rền như sấm.

Lâm Tú San rất thương chồng, làm việc quần quật cả ngày ở công trình, tối đến lại ngồi mấy tiếng tàu hoả, lúc đến Nhượng Hồ Lộ đã là chín mười giờ tối. Sáng hôm sau đương lúc sâu giấc nhất lại phải dậy sớm cho kịp bắt xe quay về, tránh trễ giờ làm việc. Lâm Tú San sợ anh ngủ quên nên cố tình mua một cái đồng hồ báo thức, dù đông hay hè, mỗi lần Vương Nhuệ về thăm cô, đồng hồ sẽ lại đặt báo thức lúc ba giờ sáng vì lúc tám giờ anh buộc phải có mặt ở công trường.

Đồng hồ báo thức tuyệt đối không thể sai sót, nhưng để cho chắc chắn, Lâm Tú San quyết định thức thâu đêm, cô và chiếc đồng hồ cùng chờ đợi giây phút đánh thức người chồng. Trong mắt cô, đồng hộ cũng có tính cách như con người, ngày nào mà thất thường không thích đảm nhiệm vai trò đánh thức chủ nhân thì ánh nắng chào đón họ khi thức dậy chắc chắn sẽ là cục bóng tuyết lạnh lẽo nện vào người.

Tuy nhiên Vương Nhuệ không hay biết chuyện người vợ thức đêm canh giấc cho mình, càng không biết giữa màn đêm đen Lâm Tú San đã giơ đôi bàn tay tràn đầy yêu thương giúp anh xoa bóp đầu. Thỉnh thoảng cô còn không nhịn được hôn trộm má anh, sợ anh thức giấc, cô không dám dùng sức lộ liễu.

Có lúc thấy Vương Nhuệ quá vất vả, Lâm Tú San chủ động hẹn lịch cố định ngày đến Cáp Nhĩ Tân thăm anh. Họ sẽ tìm phòng trọ tư nhân gần công trường, cùng nhau trải qua một đêm tình nồng.

Hành lý của Lâm Tú San ngoài thiết bị nha khoa, còn mang cả đồng hồ báo thức và một tấm ga trải giường hình hoa. Chăn ga ở mấy phòng trọ kiểu này thường có những vệt ố loang lổ, ngủ trên cái giường như vậy cảm giác chẳng khác nào rơi tọt xuống cống mương hôi hám. Bởi vậy Lâm Tú San đã bỏ ra hơn 30 đồng để mua bộ trải giường 2 mét. Bộ ga có màu nền xanh mát, bên trên còn in đầy hình hoa hướng dương khổng lồ. Nằm trên nó cảm giác như đang vùi mình giữa những khóm hoa, ấm áp vô cùng, tựa như nghe được mùi thơm phảng phất.

Mỗi lần đi nhà nghỉ, việc đầu tiên họ làm là chốt cửa phòng, sau đó trải ga giường. Vừa trải dứt tay, Vương Nhuệ liền sốt sắng tắt đèn. Họ c ởi đồ soàn soạt trong bóng tối, âm thanh ấy khiến Lâm Tú San liên tưởng đến con chuột nhắt lọ mọ lùng sục đồ ăn trên chạn bát lúc nửa đêm.

Thường thì Vương Nhuệ sẽ cởi nhanh hơn, anh TruyenHD truồng chui vào chăn, liên tục giục Lâm Tú San “mau lên…”. Lam Tú San hễ gấp lên là tay chân lóng ngóng, khoá quần không kéo nhầm thì cũng kẹt cứng; đã thế còn phải cởi giày trong bóng tối, làm dây giày thắt thành nút chết, thế là chiếc giày chẳng khác gì con chó ghẻ cắn cổ chân cô không chịu nhả.

Sau mấy lần như vậy, mỗi lần hẹn hò Lâm Tú San đều chọn mấy bộ đồ dễ cởi, áo tránh những bộ có cổ và khuy măng séc, quần chọn cái nào thoải mái không khoá kéo, giày thì đi đôi giày lười không dây xỏ cái là xong. Vậy là Lâm Tú San có thể nhanh chóng sà vào lòng chồng. Họ c ởi đồ trông chẳng khác nào người không biết đánh vảy cá, lóng nga lóng ngóng tung toé khắp nơi. Lúc báo thức kêu, cả hai vội vàng bật đèn mới nhận ra chiếc tất đã bay đến phích nước từ khi nào, vốn tất phải đi đôi, đây một chiếc vắt ngoài cửa, chiếc còn lại bay xuống gầm giường.

Có một lần, áo ngực của cô còn bay vào bồn rửa mặt đang nổi lềnh phềnh xác ruồi và tàn thuốc lá, mỗi lần mặc cái áo đó cô đều nhăn mặt nhíu mày. Chiếc áo ngực xấu số như nàng thiếu nữ xinh đẹp nhuốm bụi trần, kiểu gì cũng khiến cô thấy kì cục.

Hai người cũng có những cuộc hẹn mất hứng.

Ví dụ có lần Lâm Tú San nhiệt tình đến Cáp Nhĩ Tân, tàu hoả vừa chạy không lâu liền thấy khắp người nóng ran, não cô gào thét “không ổn”, vào nhà vệ sinh kiểm tra thì quả nhiên phía dưới đã nhuốm màu máu tươi như dải lụa đỏ phiêu bạt. “Bà dì” ngỡ tưởng tuần sau mới đến đã vội vàng gõ cửa, vị khách không mời mà đến này khiến cô ngán ngẩm.

Vị khách ấy đến cũng đến rồi, chạy trời không khỏi nắng mà.

Lâm Tú San vô cùng tủi thân, vừa gặp Vương Nhuệ, nước mắt tuôn rơi ào ào. Vương Nhuệ tưởng người nhà dưới thôn Hạ Tam xảy ra chuyện, anh sợ trắng mặt, hỏi rõ đầu đuôi thì thở phào, không khỏi than: “Anh đành coi em như ma-nơ-canh trong tủ kính ngoài cửa hàng vậy, ngắm nhìn thôi cũng được mà?”

Lâm Tú San đang khóc thì phụt cười, trách móc: “Anh bảo em đứng đờ trong lồ ng kính á, ngột ngạt chết mất.”

Vương Nhuệ nói: “Anh mà có tư tưởng hại em ngộp chết em thì anh sẽ ngã từ giàn giáo chết tươi!”

Câu thề của anh chủ yếu muốn bày tỏ tấm chân thành, nào ngờ lại nói trúng nỗi lo sợ lớn nhất trong lòng Lâm Tú San. Mỗi lần thấy tin tức công nhân xây dựng gặp chuyện ở công trình trên tivi, cô đều hốt hoảng lo cho Vương Nhuệ suốt mấy ngày liền.

Ban đêm khi thì mơ thấy anh ngã từ tòa nhà, lúc lại mơ thấy anh vùi mình trong gạch vữa lúc xây tường, bức tường ấy trở thành mộ phần của chồng. Vậy nên mỗi khi chuẩn bị kết thúc một cuộc điện thoại hay mỗi lần tạm biệt sau cuộc hẹn, Lâm Tú San luôn dặn dò anh: “Làm việc phải hết sức cẩn thận, đi lại phải chú ý tránh bước hụt; cũng không được lơ là trên đầu, lỡ có ai quẳng viên gạch xuống thì phải tránh ngay!”

Lâm Tú San vì yêu mà sinh hoang tưởng, cô chỉ mong Vương Nhuệ mọc thêm đôi cánh, chẳng may có ngã xuống từ giàn giáo thật thì cũng bình an vô sự, giống như loài diều hâu bay xuống từ không trung luôn có thể vững vàng đáp đất. Vỏ não Vương Nhuệ mà được đúc từ thép thì tốt, cục gạch hòn ngói nào bay trúng đầu cũng chẳng làm gì được anh.

Sau đó trước mỗi cuộc hẹn với Lâm Tú San, qua điện thoại, Vương Nhuệ sẽ tế nhị hỏi cô: “Tuần này có tiện không?”

Thỉnh thoảng hứng lên, Lâm Tú San sẽ nghịch ngợm đáp “không tiện”, ngay sau đó lại bật cười. Tiếng cười của cô khiến quả tim giật thót của Vương Nhuệ bình tĩnh trở lại, anh hiểu cô chỉ đang nói đùa. Tiếng cô luôn xen lẫn tiếng người hoặc tiếng ô tô lao vυ't qua như tên bắn, điều này khiến Vương Nhuệ thấy tiếng cười của vợ mình đáng thương như củ cà rốt tươi mọng, tạp âm xung quanh thì như tiếng đao nhọn vô hình, cắt xén sự ngọt ngào và mọng nước của củ cà rốt, khiến lòng anh cảm thấy không thoải mái.

Từ đó anh vô cùng ngưỡng mộ những ai có điện thoại di động, họ thích gọi cho nhau lúc nào cũng được. Nếu anh và Lâm Tú San cũng có điện thoại thì mỗi đêm khuya thanh vắng, họ sẽ có thể thủ thỉ đôi câu vuốt v e an ủi. Nhưng cả hai đều hiểu, nuôi một chiếc điện thoại bằng cả chi phí nuôi con.

Quên chưa kể, họ có một đứa con trai bốn tuổi đang được nhà mẹ đẻ Lâm Tú San dưới thôn Hạ Tam chăm nom. Mỗi lần được lĩnh lương, Vương Nhuệ và Lâm Tú San đều cảm thấy như lại kéo con trong bùn đất lên thêm một đoạn, họ quyết chí gom góp tiền của để tương lai đưa con vào thành phố đi học.