Thuận Thiên Di Sử

Chương 6

Chương 6: Tam Công Đại Lý
Bảo-Hòa thấy bản lĩnh hai người thì kinh hãi:

- Mình những tưởng học được thần công thời Lĩnh-nam cùng Phục-ngưu thần chưởng thành vô địch. Không ngờ còn thua xa Thiên-trường ngũ kiệt. Thiên-trường ngũ kiệt bản lĩnh nổi tiếng ngang với Đại-Việt ngũ long thực không sai. Còn người bịt mặt là ai, mà ta thấy võ công không giống môn phái nào của Việt của Hoa cả? Tại sao y lại tấn công Đỗ Lệ-Thanh? Nhìn lưng người này, ta thấy hơi quen. Không biết gốc tích y ra sao?

Chợt người đó lui lại, phóng chiêu chưởng cực kỳ hùng mạnh vào người Phạm Hào. Phạm Hào nhảy vọt lên cao, trả bằng chiêu Đông-hải lưu phong. Chiêu này là một trong ba mươi sáu chiêu trấn môn của phái Đông-a. Bình một tiếng, người kia lui liền ba bước, mặt y nhăn nhó, tỏ vẻ đau đớn.

Mấy trăm năm trước, tổ sư phái Đông-a là Trầm Tự-Viễn nhân học Thiền-công phái Tiêu-sơn, rồi chế ra bộ Tiêu-sơn Tượng-đầu chưởng. Sau khi từ biệt sư phụ Pháp-Hiền, ông về quê ở Thiên-trường, lập phái. Ông thấy Tiêu-sơn Tượng-đầu chưởng quá hiền từ. Ông có ý sửa lại. Một hôm ra bãi biển luyện võ, ông nhân đó chế ra ba mươi sáu chiêu Đông-a chưởng, có sức sát thủ khủng khϊếp.

Trên mái nhà, hai người vẫn đấu với nhau. Mỹ-Linh hỏi Tự-An:

- Sư bá! Người kia thuộc môn phái nào vậy, mà cháu thấy chưởng pháp cực kỳ tinh diệu, cương nhu hợp nhất, lại hơi giống Thiền-công.

- Cháu nhận xét đúng. Y cũng là người Việt đấy. Võ công của y là võ công Đại-lý, hơi giống võ công Đại-Việt. Y lại luyện Vô-thọ giả tướng của Thiền-công, nên mới thành kỳ ảo. Nhân tài như y thực hiếm có trên đời. Ta phải cứu y.

Chợt Trần Tự-An quát lớn:

- Hai bên ngừng tay!

Phạm Hào, người bịt mặt cùng nhảy lui lại phía sau, chắp tay vái nhau:

- Bái phục. Bái phục.

Tự-An chắp tay hành lễ với người bịt mặt:

- Chu đại-tư-không nước Đại-lý gía lâm trang Thiên-trường mà anh em tại hạ không biết để nghênh đón, thực có tội.

Ông chỉ người bịt mặt nói với các sư đệ:

- Vị này là một Thái-sơn Bắc-đẩu võ lâm nước Đại-lý, hiện giữ chức đại-tư-không họ Chu tên Minh. Chu tiên sinh tới Thiên-trường đã lâu, mà anh em chúng ta không biết lấy lễ tiếp đón, thực có lỗi.

Ông chỉ xuống dưới nhà:

- Mời Chu đại nhân xuống dùng trà.

Người bịt mặt ngượng quá, y vội mở khăn bịt mặt ra. Y chính thị lão Mốc ở đền thờ Thánh-Thiên. Y hướng vào Mỹ-Linh:

- Đa tạ Công-chúa điện-hạ dành cho tiểu nhân những ân huệ hôm mới gặp.

Mỹ-Linh mỉm cười đáp lễ:

- Chu tiên sinh chẳng nên đa lễ. Đại-lý, Đại-Việt đều gốc từ Văn-lang, con cháu vua Hùng cả mà. Huống hồ Chu tiên sinh nghìn dặm vì chúa mà phải ăn bờ, ngủ bụi. Thực xứng đáng anh hùng của tộc Việt.

Mọi người vào Thủy-các. Thanh-Mai bưng trà mời khách. Chu Minh đứng lên chắp tay hướng Thiên-trường ngũ kiệt:

- Tại hạ tới vùng Thiên-trường, ẩn danh, nào ngờ bị các vị khám phá ra từ lâu, lại mở lượng bao dung không trách phạt, thực đáng tội.

Y quay sang nói với Bảo-Hòa:

- Quận chúa! Trời cho Quận chúa tự nhiên có hương thơm. Tiểu nhân ở Đại-lý cũng nghe biết. Vì vậy hôm Quận chúa đến đền thờ Thánh-Thiên, tiểu nhân nhận ra ngay. Mừng cho Quận chúa luyện thành Phục-ngưu thần chưởng.

Y nói với Thân Thiệu-Thái:

- Thế tử. Tiểu nhân trót mạo phạm, bị Đỗ phu nhân trừng phạt như vậy cũng đủ. Mấy ngày qua tiểu nhân đau đớn, khổ sở vô cùng. Mong Thế-tử tha tội.

Nói rồi y đưa bàn tay ra. Bàn tay y tím đen, rõ ràng bị trúng độc. Thiệu-Thái đưa mắt hỏi ý kiến Thanh-Mai.

Thiệu-Thái là Thế-tử, con trai vua Bà của 207 khê động Bắc-biên. Từ năm mười hai tuổi, chàng với Bảo-Hòa được bố mẹ huấn luyện thuật lãnh đạo chỉ huy rất cẩn thận. Chàng thường quyết định nhiều việc trọng đại. Nhưng từ hôm biết cậu hai Khai-quốc vương coi Thanh-Mai như vợ chính thức. Nhiều người trong phủ Khai-quốc vương gọi nàng bằng vương phi. Thanh-Mai từng quyết định nhiều việc thay Khai-quốc vương. Vì vậy chàng coi Thanh-Mai như mợ. Chàng thấy việc tha hay không tha viên tư-không nước Đại-lý có tính cách quan trọng đến vận mệnh Đại-Việt, nên chàng đưa mắt hỏi ý kiến.

Thanh-Mai hiểu ý Thiệu-Thái mặt nàng hơi đỏ lên vì e thẹn. Nàng hỏi Chu Minh:

- Chu tiên sinh. Tiên sinh muốn được thuốc giải cũng dễ thôi. Chỉ cần tiên sinh trả lời cho tiểu nữ mấy câu.

Chu Minh chắp tay:

- Xin cô nương cứ hỏi.

- Tiên sinh sang Đại-Việt chắc chắn vì bộ Dụng binh yếu chỉ và bộ Lĩnh-Nam vũ kinh hẳn đúng rồi. Nhưng, tại sao tiên sinh không tìm chỗ khác, mà lại ẩn trong đền thờ Thánh-Thiên?

Chu Minh đáp:

- Đại-lý không có nhiều tiền, nhiều người như Tống. Hơn nữa tại hạ không biết tung tích di thư. Vì vậy anh em tại hạ rình quanh sáu ngôi đền thờ bà. Hy vọng sẽ lần ra.

- Thế tiên sinh đã tìm ra được những gì?

Chu Minh cười khổ sở:

- Thì các bộ sách đó đã tìm ra rồi. Tiếc thay nó nằm trong tay Bình-nam vương Triệu Thành. Không hiểu sao khi họ tìm ra các bộ di thư, bí mật đến thần không hay, quỉ không biết, mà chỉ mười ngày sau khắp Lĩnh-Nam ai cũng rõ từng chi tiết. Vì vậy, khó lòng bọn Tống mang lọt về Trung-nguyên. Mà có mang về được, dễ gì họ đọc nổi chữ Khoa-đẩu.

Vũ Anh xen vào:

- Điều này Chu huynh không biết cũng phải. Khi y tìm ra di thư, Khu-mật-viện đã biết. Khu-mật viện có hàng vạn người làm việc dưới quyền. Họ tung tin đi khắp nơi, chỉ một ngày, thiên hạ đều hay.

Thân Thiệu-Thái hỏi:

- Khoa-đẩu là chữ của người Việt. Sao tiên sinh cũng biết đọc?

Chu Minh cười nhìn Mỹ-Linh, không trả lời. Mỹ-Linh liếc nhìn Thiệu-Thái đáp:

- Tiên sinh cười, không trả lời, vì muốn giữ bí mật hẳn? Chu tiên sinh ơi, tôi biết rồi.

Chu Minh kính cẩn:

- Xin công chúa dạy rõ hơn.

Mỹ-Linh thản nhiên nói:

- Lãnh thổ Đại-lý nguyên là đất Tượng-quận của Lĩnh-nam. Chữ Khoa-đẩu của Lĩnh-nam thì đương nhiên người Đại-lý biết chứ có gì lạ đâu? Người Đại-lý hiện phần đông đều nói tiếng Việt cả mà!

Thanh-Mai hỏi:

- Như tiên sinh nói, Đại-lý cử người rình quanh sáu ngôi đền Thánh-Thiên. Tiên sinh là một. Còn những người kia đâu?

- Hiện tất cả đang bám sát phái đoàn Triệu Thành.

Thanh-Mai nói với Thiệu-Thái:

- Đúng ra Chu tiên sinh đột nhập Đại-Việt dò thám, tội đáng bêu đầu. Nhưng nghĩ lại, tiên sinh cũng người Việt, nên có chỗ châm chế. Xin Thế-tử cứu tiên sinh một lần.

Thiệu-Thái dạ một tiếng, tiến tới để bàn tay lên bàn tay Chu Minh. Chàng vận khí, bàn tay Chu Linh từ từ hiện ra mầu hồng. Sau khi hóa giải hết chất độc trên người Chu Minh, Thiệu-Thái đưa mắt nhìn Thanh-Mai. Thanh-Mai ôn tồn nói:

- Chu tiên sinh. Đại-lý, Đại-việt vốn cùng nguồn gốc. Chúng ta cùng bị áp lực của người Tống. Tôi mong sau này về quí quốc, tiên sinh nên vận động đồng liêu, kết thân với Đại-việt, để cùng chống Tống.

Chu Minh cười ha hả:

- Đó là điều chúng tôi cầu mà không được. Tôi cũng xin cô nương vận động với Khai-quốc vương để mối giao hảo Việt, Lý thêm chặt chẽ.

- Tôi xin hứa điều đó.

Thiên-trường ngũ kiệt thấy Thanh-Mai rời nhà ra ngoài mới hơn sáu tháng, mà lúc trở về, nàng chín chắn hẳn ra. Kiến thức, võ công của nàng tiến tới chỗ không ai ngờ nổi đã kỳ lạ. Điều kỳ lạ hơn họ thấy nào Công chúa Mỹ-Linh, Thế-tử Thiệu-Thái, Quận chúa Bảo-Hòa, uy quyền biết mấy, mà mỗi hành động đều nghe theo nàng răm rắp. Nàng phát lệnh, thẩm vấn Chu Minh đâu ra đó, lời lời uy nghiêm như một vị Tể tướng, Thượng thư. Không ai hiểu nổi.

Thiệu-Thái hỏi Chu Minh:

- Chu đại-tư-không. Đỗ phu nhân phóng chất độc vào tiên sinh, tại hạ ngồi cạnh cũng không biết. Tại sao tiên sinh lại biết?

Chu Minh đáp:

- Hôm tiểu nhân gặp các vị, vốn đã biết thân thế các vị rồi. Trần cô nương xuất thân phái Đông-a, phái này cấm dùng chất độc. Đến ám khí, mà chỉ cho dùng thuốc tê mà thôi. Thì đời nào cô nương biết dùng ngũ độc? Còn Công-chúa, Quận-chúa, Thế-tử dù gì chăng nữa cũng ngồi ở ngôi vị cha mẹ dân. Nếu tại hạ có tội, cứ truyền bắt chặt đầu, việc gì phải phóng độc? Thế thì người phóng độc chỉ có thể do Đỗ phu nhân.

Mỹ-Linh hỏi Thanh-Mai:

- Sư tỷ, còn việc bọn Tống với di thư?

Thanh-Mai gật đầu:

- Em thực tinh tế. Này Chu tiên sinh. Tiên sinh hãy mau đi tìm bọn Tống mà đoạt di thư. Dù đoạt trong lãnh thổ Đại-Việt hay Trung-nguyên cũng được. Tôi cam đoan quan binh Đại-Việt không làm khó dễ Chu tiên sinh đâu.

Chu Minh kinh ngạc:

- Ơn nghĩa này lớn qúa. Tiểu nhân đâu dám!

Thanh-Mai bưng đến trước mặt Chu Minh bát nước chè tươi:

- Mời tiên sinh dùng chè. Chè tươi Thiên-trường có tiếng thơm ngon. À để tôi trả lời câu hỏi của Chu tiên sinh. Bọn Tống trộm di thư để làm gì? Chắc chắn chuẩn bị đánh chiếm các nước xung quanh. Đánh lên phía bắc gặp Kim, Liêu, Tây-hạ muôn vàn khó khăn. Vì vậy họ đánh xuống Nam trước. Đánh xuống Nam chắc chắn họ nghĩ đến qúi quốc với Đại-việt. Vì vậy nều quí quốc được di thư Lĩnh-nam, Đại-việt có thêm một đạo quân cùng chống kẻ thù.

Chu Minh chắp tay:

- Đa tạ tiểu thư dạy dỗ.

Thanh-Mai tiếp:

- Tôi nghĩ tiên sinh sang đây vì bộ Dụng binh yếu chỉ chứ không phải vì bộ Lĩnh-nam vũ kinh. Bởi vừa rồi tiên sinh đấu ngang tay với sư thúc của tôi, vậy võ công Đại-lý đã tới trình độ cao thâm khôn cùng, đâu cần tìm học võ công khác nữa?

Thực ra Hoàng-đế Đại-lý cử sáu đoàn sang dò tìm bộ Lĩnh-nam vũ kinh nhiều hơn tìm bộ Dụng binh yếu chỉ. Thanh-Mai cũng biết thế. Nàng đang muốn liên kết Đại-việt, Đại-lý nên nói một câu, để mua lòng Chu Minh, cũng như gỡ thẹn cho y. Chu Minh làm đại thần Đại-lý, trí lự tuyệt cao. Y hiểu ý Thanh-Mai gỡ thẹn cho mình trước mặt mọi người. Y cung kính chắp tay:

- Đa tạ tiểu thư rộng dung.

Thanh-Mai lấy ngón chân đưa sang phía Phạm Hào, nàng sẽ đυ.ng vào chân ông như ngụ ý Những lời cháu sắp nói đây, sực thực không phải thế rồi tiếp:

- Sư thúc của tôi, một trong Thái-sơn ,Bắc-đẩu Đại-việt. Vừa rồi tiên sinh bị thương, thế mà đấu ngang tay với người. Như vậy bản lĩnh tiên sinh thực khó kiếm người thứ nhì. Tôi nghĩ, tiên sinh thừa sức thắng Minh-Thiên đại sư của phái Thiếu-lâm cùng Đông-Sơn lão nhân của phái Hoa-sơn. Tiên sinh mau đuổi theo họ đoạt lại di thư.

Chu Minh vội đứng dậy:

- Đa tạ tiểu thư dạy dỗ.

Nói rồi y chắp tay từ tạ mọi người, lên đường.

Chu Minh đi rồi, Thiệu-Thái hỏi Mỹ-Linh:

- Đại-Việt ta Tây-Bắc giáp Đại-lý. Hai nước khác nhau. Tại sao Mỹ-Linh lại bảo Đại-lý, Đại-Việt đều gốc từ Văn-lang?

Mỹ-Linh biết người yêu ít đọc sách. Nàng giảng giải:

- Thời vua Hùng, nước Việt chia làm mười lăm lộ. Lãnh thổ phía Bắc gồm ba vùng nay là Quảng-đông, Quảng-tây bên Trung-quốc và Đại-lý. Thời vua An-Dương, Quảng-đông thuộc Nam-hải. Quảng-tây thuộc Quế-lâm. Đại-lý thuộc Tượng-quận. Thời Lĩnh-nam, công chúa Nguyệt-Đức Phùng Vĩnh-Hoa tổng trấn Tượng-quận. Bấy giờ đất Tượng-quận cứ ba người Hán, mới có một người Việt. Người Việt ở Tượng-quận thuộc sắc dân Thái. Toàn Tượng-quận chia làm mười lăm huyện, mỗi huyện do một lạc công cai trị. Trong mười lăm lạc công ấy, có sáu lạc công người Việt, cai trị như sáu ông vua con. Tiếng Tượng-quận gọi lạc công là Chiếu. Khi Vương Bá, Mã Viện, Ngô Hán đem quân đánh. Các lạc công Hán mở cửa thành đầu hàng. Các Chiếu theo công chúa Phùng Vĩnh-Hoa kháng chiến, lui về Bắc Giao-chỉ, Lão-qua. Mã Viện để Vương Bá trực diện đánh từ Tượng-quận qua. Y đem quân đánh Mê-linh. Mê-linh thất thủ, công chúa Phùng Vĩnh-Hoa mất đường về. Tiến lên vướng Vương Bá. Lui lại bị Mã Viện. Công chúa đem quân tiến vào Lão-qua. Mã Viện đuổi theo. Vương Bá từ Bắc tràn vào Lão-qua mong diệt công-chúa. Bị hai đạo quân vây ép, ngài đem tượng binh nhiều vô kể đánh lui Mã Viện, rồi dùng hoả công đốt Vương Bá. Nơi xẩy ra trận đánh kinh thiên động địa đó, Mã Viện không biết tên. Y đặt là Vạn-tượng. Tên Vạn-tượng có từ đó.

Tôn Đản hỏi:

- Em nghe, sau khi đốt Vương Bá, công chúa Nguyệt-Đức dẫn quân vượt qua sông Cửu-long. Đạo quân còn sót lại ấy lập ấp, sinh sống với dân địa phương, thành lập nước Xiêm-la. Hoá cho nên ngày nay dân Lão-qua, Đại-lý, Xiêm-la vẫn nói tiếng Thái, lẫn tiếng Việt. Như vậy người Việt mình xâm chiếm dân địa phương thành lập nước mới. Có phải thế không?

Mỹ-Linh vuốt tóc Tôn Đản. Cử chỉ của nàng cực kỳ nhu nhã giống như bà mẹ vuốt tóc con trai. Ai nhìn cũng phải động lòng:

- Đản nói gần đúng. Tộc Thái gồm sáu Chiếu chạy sang Lão-qua, Xiêm-la lập nghiệp. Điều ấy đúng. Nhưng mình đâu có xâm chiếm nước người? Lão-qua, với Xiêm-la cùng thuộc nước Văn-lang cả. Sáu chiếu dẫn tộc Thái chạy qua hai vùng đó cũng như chúng ta từ huyện này chạy sang huyện khác. Giống Đản từ Thanh-hoá về Thăng-long mà thôi.

Tôn Đản lắc đầu không hiểu. Mỹ-Linh tát yêu cậu sư đệ một cái:

- Lỗi ở chị. Chị nói vắn tắt quá. Em đã biết Quốc-tổ, Quốc-mẫu đẻ ra trăm con. Phong cho mỗi con cai trị một vùng. Ai cai trị vùng nào, sau lấy tên vùng đó làm họ cho con cháu. Nên ta có Bách-Việt. Hoàng tử thứ mười một đến hai mươi được phong vùng Tượng-quận. Hoàng tử thứ bốn mươi mốt đến năm mươi vượt núi về phương Tây, lập ra Lão-qua, Xiêm-la. Vậy Xiêm-la, Lão-qua, Giao-chỉ... đều thuộc lãnh địa Việt tộc. Hồi ấy họ qui phục vua Trưng cả.

Bấy giờ Tôn Đản mới hiểu:

- Tức là người Việt ở Tượng-quận thuộc tộc Thái, chạy sang Lão-qua, Xiêm-la, sống cùng với người Việt ở đó. Nhưng vì họ có văn hoá hơn, nên tiếng nói của họ được thông dụng.

- Đúng thế. Sau này sáu Chiếu lưu vong di ngôn cho con cháu phải phục hồi cố thổ. Con cháu họ lần mò về lập lại ấp. Họ đồng hoá lại người Hán. Thành ra đến đời Đường Ý-tông, sáu Chiếu mạnh quá. Họ kết hợp với đám di thần của Thục thuộc phái Thiên-sơn thời Lĩnh-nam, nổi lên đánh đuổi người Hán lập ra nước Đại-lý. Vua Đường sai Cao Biền đem quân dẹp, bị bại phải bỏ về. Đến đời Ngũ-đại, vua Tấn là Thạch Kính-Đường sai mang hai mươi vạn quân sang đánh, cũng bị bại. Vì vậy ngày nay Đại-lý, Lão-qua, Xiêm-la cùng dùng chữ Khoa-đẩu, cùng nói tiếng Thái, tiếng Việt. Dù nói tiếng gì, dù ở nơi nào trong ba vùng Xiêm-la, Lão-qua, Đại-lý, họ cũng thuộc giòng giống Việt cả.

Tự-Mai nhăn mặt, chau mày:

- Em nghe nói nước Đại-lý còn có tên Nam-chiếu. Hẳn do tiếng Chiếu ở trên mà ra. Nam-chiếu tức Đại-lý. Tại sao sử Trung-quốc chép Nam-chiếu gốc con cháu Triệu Đà tản đi khắp nơi cướp bóc ở Thần-phù, Hoành-sơn, Thiên-cầm thuộc đất Đại-việt. Họ còn đánh phá Trường-sa, gần hồ Động-đình, Trường-an mãi Tây-Bắc Trung-quốc. Sự thực ra sao?

- Nếu cứ đọc sử Trung-quốc, chẳng ai hiểu gì cả. Phải biết rằng anh hùng Tượng-quận do sáu Chiếu lãnh đạo, khởi nghiã khắp nơi trên đất Văn-lang xưa. Mà đất Văn-lang gồm phần phía Nam sông Trường-giang. Lúc ấy có hào kiệt Trường-sa ứng nghiã nổi lên. Hào kiệt phía Cửu-chân đánh ở Thần-phù, Hoành-sơn, Thiên-cầm cũng vùng dậy. Còn Trường-an, thuộc địa phận phái Thiên-sơn. Hào kiệt Thiên-sơn ứng nghiã với các Chiếu, đánh phá chiếm lại đất cũ của họ.

Tự-Mai liếc nhìn Thanh-Mai:

- Thì ra thế, cho nên chị Thanh-Mai mới định nhờ Chu Minh kết hợp anh hùng Đại-lý với Đại-việt, bởi chúng ta cùng thuộc tộc Việt cả. Chị Thanh-Mai ghê thực. Chí của chị giống hệt anh cả.

Tự-An đưa mắt nhìn con gái. Ông biết rõ mối tình của con mình với Khai-quốc vương. Ông cứ nghĩ Khai-quốc vương sẽ giống như các hoàng tử khác, cưới năm thê bẩy thϊếp, chẳng bao giờ lọt mắt Thanh-Mai, vì vậy ông không cản con gái. Bây giờ thấy Thanh-Mai xử dụng quyền hành như một vị Hoàng-hậu, Vương-phi. Ông biết con mình với Khai-quốc vương đã yêu thương nhau sâu đậm, chắc chắn Khai-quốc vương rất tin tưởng Thanh-Mai nên trao quyền cho nàng. Ông đưa mắt nhìn các sư đệ như hỏi ý kiến.

Vũ Anh thở dài:

- Những liên hệ của cháu Thanh-Mai với triều đình là việc của cháu. Chúng ta thương yêu Mỹ-Linh, Bảo-Hòa, Thiệu-Thái do tình riêng. Còn tình cảm đã hai đời giữa phái Đông-a với nhà Lê, không thể vì thế mà cắt bỏ. Chúng ta phải cử người đi Vạn-thảo sơn trang điều tra xem Hồng-Sơn đại phu có phải Lê Long-Mang không. Sau đó mới có quyết định.

Người nhà dọn cơm lên. Mọi người ngồi vào bàn ăn. Thời bấy giờ vùng Nam-định, Thái-bình ngày nay vẫn còn đồng lầy, cho nên dân trong vùng nhiều cá, tôm. Bữa ăn toàn sản phẩm biển, sông. Trong khi Thiệu-Thái, Bảo-Hòa sống trên rừng, lại chỉ ăn thịt. Được ăn thức lạ, anh em nhìn nhau cùng mỉm cười.

Bảo-Hòa tìm thấy ở Thiên-trường ngũ kiệt tính tình hào sảng, nhưng không thiếu vẻ ngang tàng. Các ông bàn truyện giúp Hồng-Sơn đại phu, tức phạm tội phản nghịch, có thể đưa đến tru di tam tộc. Vậy mà các ông công khai nói trước mặt Mỹ-Linh, dù biết rằng nàng, có đầy đủ uy quyền trưng dụng quan quân bao vây trang Thiên-trường, làm cỏ cả trang. Nàng tự nghĩ:

- Mấy ông này võ công đã cao, kiến thức rộng. Mình cần khích động tự ái dân tộc, để các ông chống Tống, quốc gia thêm được một trợ lực vĩ đại.

Nghĩ vậy nàng nói:

- Thưa các vị sư bá. Theo các vị nghĩ, tại sao từ khi ông ngoại cháu lên ngôi đến giờ, người Tống nhiều lần cử sứ sang phong cho đủ mọi chức tước. Thế mà nay bỗng dưng họ lại tỏ ý đe dọa, nhất tâm nhất trí đòi ông ngọai cháu thoái vị, trả ngôi vua cho họ Lê. Nếu bảo họ muốn hưng diệt, kế tuyệt, tại sao khi việc mới xẩy ra, họ không làm liền?

Vũ Anh được coi như người nhiều mưu trí nhất, ông nói:

- Tự bấy giờ họ chưa tìm ra Lê Long-Mang.

Bảo-Hòa lắc đầu:

- Đó là lý của họ. Nếu họ thực tâm vì nhà Lê, tại sao họ lại còn chứa chấp Đinh Tòan? Hứa cho Đinh Toàn về làm vua? Để rồi khi tìm ra Hồng-Sơn đại phu, họ trở mặt với Đinh liền?

Thiên-trường ngũ kiệt nhìn nhau, tìm câu trả lời. Bỗng Tự-An vỗ bàn:

- Phải rồi. Họ thấy Hồng-Sơn có danh, có thực lực. Nếu Hồng-Sơn khởi binh, lực lượng có sẵn, dân chúng theo đông. Như vậy mới có khả năng chống triều đình. Hai bên đánh nhau, đất nước tan nát. Bấy giờ họ mới đem quân sang đánh chiếm.

Thanh-Mai biết ý bố, nàng nhắc đến dã tâm trước đây của Tống:

- Trước đây họ gặp cái vạ Chi-lăng, Bạch-đằng, nay vẫn còn sợ. Vì vậy họ kiếm lấy đạo quân từ trong đánh ra, họ ngồi nhìn. Sau khi một bên bại, một bên ngất ngư. Bấy giờ họ mới nhảy vào.

Bảo-Hòa phân tích tỉ mỉ:

- Sự thực người Việt, người Hoa không hề thù ghét nhau. Cháu đã ở Bắc-biên từ nhỏ, hằng ngày thấy người Hoa, người Việt giao tiếp, buôn bán, trao đổi. Họ còn kết thông gia với nhau. Hai bên yêu thương nhau vô cùng. Xét về nguồn gốc, chúng ta với người Hoa gốc từ Phục-Hy, Thần-Nông. Cho đến đời thử tư mới phân ra Bắc có vua Đế-Nghi, nam có vua Kinh-Dương. Hai nước trải qua mấy nghìn năm thuận hòa. Đến mãi thời Tần Thủy-Hòang, mới nảy ra dã tâm thôn tính Âu-lạc. Sau thời Tây-hán đánh Triệu Đà, thời Đông-Hán đánh vua Trưng. Dã tâm là dã tâm của bọn vua chúa, cùng bọn quan liêu ác độc.

Thanh-Mai thấy bố với các sư thúc mềm lòng, nàng xuyên thẳng vào kiến thức của người trên:

- Khi một người nào, dù xuất thân hèn hạ như Lưu Bang, dù xuất thân quyền quý như Thủy-Hoàng, lên ngôi vua ở Trung-nguyên lập tức nghĩ đến đánh chiếm các lân bang. Xét về nguồn gốc, bởi các văn gia nêu ra. Con không nhớ văn gia nào đã tạo ông vua Trung-nguyên thành con trời.

Quả nhiên Trần Kiệt bị mắc vào điều Thanh-Mai dự trù:

- Cháu nói đúng. Từ khi Triệu Khuông-Dẫn lập ra nhà Tống đến giờ. Các Nho-sĩ được trọng dụng hơn bao giờ hết. Họ qui định học chế, thi chế căn cứ vào Tứ-thư, Ngũ-kinh. Tứ-thư gồm Đại-học, Trung-dung, Luận-ngữ, và Mạnh-tử. Ngũ kinh gồm Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Xuân-tu. Kinh là những định luật do trời đất đặt ra, không thể và không có quyền bàn về sự đúng hay sai.

Thiệu-Thái hỏi:

- Thưa sư bá, thế cái tư tưởng con trời xuất phát từ kinh nào?

Trần Kiệt đáp:

- Từ kinh Thư, thiên Vũ-cống. Kinh Thư gọi thế giới chúng ta ở là thiên hạ. Văn gia cổ chưa đi ra ngoài. Họ tưởng đâu thế giới chỉ có Trung-quốc. Vì vậy họ lầm lẫn tưởng Trung-quốc là thiên hạ. Thiên hạ là Trung-quốc. Thiên-hạ theo kinh Thư chia làm chín châu. Từ giữa ra bốn bên chia làm năm cõi theo thứ tự mang tên Điện-phục, Hầu-phục, Tuy-phục, Yêu-phục, và Hoang-phục. Mỗi cõi rộng năm trăm dặm. Cái tên Trung-quốc tức nước ở giữa xuất phát từ đấy. Còn bên đông, tây, nam, bắc đều cõi Điện-phục ở ngoài kinh thành nhà vua năm trăm dặm. Ngoài Điện tới Hầu, ngoài Hầu tới Tuy, ngoài Tuy tới Yêu, ngoài Yêu tới Hoang. Vì vậy những tộc ở xa họ từ một ngàn dặm trở đi đều thành man di cả. Chúng ta bị họ miệt thị bằng tên Nam-man. Dân tộc ở phía bắc họ gọi bằng Di, Địch, chữ viết thường có bộ thú, bộ trùng ở bên cạnh.

Ngừng một lát ông nói:

- Hóa cho nên một đứa trẻ chín mười tuổi, học kinh Thư, trong đầu óc nó đã có sẵn cái tư tưởng coi những dân tộc khác ngoài người Hoa bằng danh xưng man di, mọi rợ, cần phải giáo hóa, chinh phục. Đứa trẻ đó lớn lên, thành Nho-gia, làm quan ở triều đình, hay biên cương, cũng nghĩ như nhau. Một ông vua Trung-nguyên, dù không có đầu óc xâm lược, các quần thần cũng đưa ông ta tới cái ý tưởng mình do trời. Chúng ta phải làm sao tẩy gột được cái ông con trời trong đầu quần thần triều Tống mới mong sống yên ổn.

Mọi người đều im lặng suy nghĩ. Từ lúc đến trang Thiên-trường, Ngô Thường-Kiệt được cưng chiều cực kỳ. Truyền thống phái Đông-a định rõ: Dùng tình thương yêu cảm hóa đệ tử. Vì bố mẹ Thường-Kiệt đang bận quốc sự, gửi nó theo Thanh-Mai về Thiên-trường, có nghiã xin cho nó được hưởng sự giáo dục như các đệ tử. Nó được ở chung với Thanh-Mai. Thanh-Mai để nó gọi bằng cô cho thêm thân mật, chứ không bắt gọi bằng sư thúc. Nó lại được Mỹ-Linh, Bảo-Hòa săn sóc. Nó đeo theo Bảo-Hòa như theo mẹ. Thành ra Bảo-Hòa đâu, nó ngồi bên cạnh. Nó đã nghe cuộc luận bàn của phái Đông-a. Bây giờ thình lình nó hỏi Trần Tự-An:

- Thái sư phụ. Con xin thái sư phụ cho con được nói.

Tự-An mỉm cười:

- Cháu ngoan. Cháu cứ nói đi.

Thường-Kiệt dõng dạc:

- Đối với vua hay quan nhà Tống, làm sao thái sư phụ có thể tẩy gột được đầu óc họ. Con nghĩ...võ công ông nội cao, ông nội đánh vỡ đầu chúng ra thì xong.

Mọi người cười ồ lên. Lời nói của Thường-Kiệt tuy ngây thơ, nhưng không phải không có lý. Bảo-Hòa xoa đầu nó:

- Con bàn đúng. Thái sư phụ, cùng các thái sư thúc là Thái-sơn, Bắc-đẩu võ lâm Lĩnh-nam, thừa bản lĩnh đánh vỡ đầu chúng. Chỉ lo các vị nhân từ không muốn đánh mà thôi.

Thường-Kiệt không chịu:

- Hôm rồi bố con bảo, trước đây thái sư phụ dạy bố con như thế này: Đối với bọn trộm, vì chúng nghèo đói mới làm truyện đó. Đối với tụi cướp, vì chúng ác độc, muốn làm giầu. Còn đối với bọn cướp nước, chúng vừa tham, vừa ác độc lại vừa có dã tâm, không thể tha thứ cho chúng nó trong bất cứ trường hợp nào. Cô đừng lo, nhất định Thái sư phụ sẽ gϊếŧ chúng.

Phạm Hào gật đầu:

- Thằng bé này bàn đúng. Biện pháp tốt nhất phải sao cho nước mình mạnh, mới mong Tống để mình yên. Tự cổ, Trung-nguyên kéo quân sang đánh mình mà thành công, đều nhờ có người Việt ở trong làm nội ứng. Bây giờ Tống cũng đang mưu dùng mâu thuẫn giữa Lê Long-Mang, chúng ta với triều đình. Vậy chúng ta cần giải quyết vấn đề này trước thì mới yên.

Tự-An quyết định:

- Bây giờ chúng ta chia làm hai. Ta với chú Vũ Anh đi Vạn-thảo sơn trang xem Hồng-sơn đại phu có phải Lê Long-Mang không. Sau đó ta sẽ lên Tiêu-sơn gặp chưởng môn phái này. Chú Phạm Hào và Trần Kiệt đi với Thanh-Mai, Tự-Mai, lên Tản-viên bàn với vị chưởng môn nhân xem ý họ thế nào. Còn chú Hoàng Hùng ở nhà coi nhà.

Cơm xong, tỳ nữ nước. Bảo-Hòa bưng bát nước trà đưa lên miệng thổi cho nguội, thình lình Đỗ Lệ-Thanh nắm lấy tay nàng:

- Quận chúa. Muôn ngàn lần quận chúa không thể uống bát nước này.

Bảo-Hòa đặt bát nước xuống bàn hỏi:

- Sao vậy?

Đỗ Lệ-Thanh chỉ bát nước nói:

- Nước có độc.

Mọi người đều để bát nước xuống. Cũng may chưa ai uống. Đỗ Lệ-Thanh chỉ vào từng bát nước:

- Kỳ lạ không? Bát nước của các vị trưởng thượng cùng đại đệ tử không có độc. Chỉ bát nước của Công-chúa, Quận-chúa, Thế-tử, Thanh tiểu thư có độc nhẹ. Còn bát nước của công tử Tự-Mai với Tôn Đản có độc cực kỳ mãnh liệt.

Mọi người cùng nhìn theo tay Đỗ Lệ-Thanh. Quả nhiên mầu sắc những bát nước không có độc mầu xanh tươi. Còn bát nước Đỗ Lệ-Thanh nói rằng trúng độc nhẹ thì hơi vàng. Những bát nước bà bảo trúng độc nặng có mầu vàng sẫm.

Đỗ Lệ-Thanh tiếp :

- Xin các vị ngửi thử thì biết ngay. Bát nước không có độc, hương trà thơm ngát. Bát nước có độc nhẹ, mùi thơm giảm đi. Bát nước có độc nặng, gần như không có mùi thơm gì cả.

Trần Kiệt ngửi thử rồi hỏi:

- Đỗ phu nhân. Phu nhân có biết chất độc trong nước trà thuộc chất độc gì không?

Đỗ Lệ-Thanh đáp:

- Cả ba đều rút từ nước cốt hoa Trúc-đào. Người bị trúng độc sẽ cảm thấy say say, rồi sau đó ôm ngực đau đớn quằn quại mấy ngày mới chết. Sau khi chết, mặt tím bầm.

Thanh-Mai đưa mắt nhìn bố. Hai bố con cùng gật đầu, như tìm ra một điều gì quan trọng.

Ký ức Thanh-Mai trở về với năm trước. Người tỳ nữ tên Nhài, trước đây hầu hạ mẹ nàng, bỗng đưng trúng gió, đau đớn suốt nửa ngày, thuốc thang gì cũng không khỏi. Cuối cùng chết. Khi chết rồi, mặt tím bầm, tóc vàng hoe như râu ngô. Tiếp theo Nhài, con chó thân tín của Thanh-Mai cũng đau đớn oằn oại rồi lăn ra chết. Lúc chết, mũi, mồm mửa ra máu đen.

Tự-An nói:

- Trong trang này có gian tế. Không hiểu sao gian tế lại gϊếŧ con Nhài với con chó của Thanh. Bây giờ gian tế muốn gϊếŧ Tự-Mai với Tôn Đản? Còn Thanh với các cháu này, tại sao lại chỉ bị đánh thuốc nhẹ thôi

Tự-An biết Bảo-Hòa từng thay bố mẹ cầm quân ở Bắc-biên, rất quen với phương pháp điều tra. Ông nói:

- Cháu Bảo-Hòa. Ta giao cho cháu điều tra vụ này.

Bảo-Hòa vâng dạ. Nàng nói:

- Trong vụ này, chỉ những người bị đánh thuốc độc, mới không bị nghi ngờ. Ngoài ra ai cũng có thể là thủ phạm hết. Đầu tiên các vị sư bá, sư thúc, tất cả đều ngồi đây, không ai có thời giờ ra tay phóng độc.

Một tỳ nữ lặng lẽ rời thủy các. Bảo-Hoà vẫy tay gọi:

- Chị tỳ nữ bưng nước hãy ở lại đây.

Con tỳ nữ tên Huệ khóc:

- Thưa quận chúa, con không biết gì cả. Oan con lắm.

Bảo-Hòa an ủi:

- Dĩ nhiên không phải chị. Song kẻ đánh thuốc độc này chưa biết là ai. Chị phải ở đây để được bảo vệ tính mạng. Có thể thủ phạm gϊếŧ chị để đổ tội cho chị.

Con Huệ run lập cập. Nó đứng sau lưng Thanh-Mai để tìm sự che chở. Bảo-Hòa tiếp:

- Bây giờ cho mời đầu bếp nấu nước để thẩm vấn.

Thanh-Mai bảo Tự-Mai:

- Em xuống bếp gọi lão Việt cùng bà Tuyền lên đây.

Bảo-Hòa ra hiệu cản Tự-Mai:

- Người ta đang muốn gϊếŧ Tự-Mai, em không thể đi.

Tự-An gật đầu công nhận Bảo-Hòa kinh nghiệm điều tra. Ông chỉ đại đệ tử của Hoàng Hùng tên Hoàng Minh:

- Cháu xuống bếp gọi họ cho ta.

Bảo-Hòa nói với Thiệu-Thái:

- Thiền-công của anh hiện đã đến bậc tối cao rồi, không một độc chất nào nhập vào cơ thể được. Anh hãy đi cùng sư huynh Hoàng Minh, để phòng biến cố.

Hai người băng mình vào đêm tối. Lát sau cả hai đi lên, nách mỗi người ôm một người. Thanh-Mai kinh hãi hỏi:

- Cái gì vậy?

Hoàng Minh, Thiệu-Thái để hai người đó xuống. Thì ra lão Việt với bà Tuyền. Cả hai mắt lờ đờ, hơi thở còn rất yếu. Hoàng-Minh nói:

- Hai người này nằm dài dưới bếp. Đệ tử mang họ lên đây để sư phụ định liệu.

Đỗ Lệ-Thanh vội cậy miệng lão Việt với bà Tuyền, cho vào miệng mỗi người một viên thuốc. Bà dùng nội lực vỗ mạnh lên đầu họ một cái. Hai người rùng mình mở mắt ra. Bà Tuyền run run nói:

- Chủ nhân. Chủ nhân cứu tiểu tỳ với. Tiểu tỳ bị ma hớp hồn.

Tự-An hỏi:

- Cái gì đã xẩy ra?

Bà Tuyền vẫn còn run rẩy kể:

- Tiểu tỳ với lão Việt đang ngồi ăn dưới bếp. Thình lình có con ma áo trắng, nanh dài, mắt xanh, bàn tay đen như nhọ chảo bước vào. Nó khà một cái, bụi bay mù mịt. Tiểu tỳ với lão Việt choáng váng đầu óc, rồi không biết gì nữa.

Đỗ Lệ-Thanh nói với Tự-An:

- Đại hiệp. Không phải ma đâu, mà là người giả ma. Thủ phạm dùng chất độc rất nhẹ phun vào mặt hai người. Dường như thủ phạm không muốn gϊếŧ lão Việt với bà Tuyền.

Tự-An chau mày suy nghĩ:

- Không ngờ trong trang Thiên-trường của phái Đông-a mà cũng có gian nhân mai phục. Cháu Bảo-Hòa, cháu thử giải đoán xem thủ phạm từ ngoài đột nhập hay bên trong trang?

Bảo-Hòa đáp:

- Thứ nhất, người này muốn gϊếŧ Tự-Mai với Tôn Đản. Thứ nhì muốn làm cho chúng cháu với sư tỷ Thanh-Mai ngộ độc. Thứ ba y không muốn hại năm vị đại hiệp với quí cao đồ. Y muốn gây khủng hoảng tinh thần hai người đầu bếp.

Trần Kiệt nói với các cao đồ:

- Các con cùng Thanh-Mai mau tra xét trong nhà xem còn ai bị trúng độc không?

Mười hai đại đệ tử băng mình đi liền. Trần Kiệt đặt vấn đề:

- Liệu gian tế có thể do bọn Tống không?

Lệ-Thanh lắc đầu:

- Không. Bọn Tống tuy có nhiều gian tế. Gian tế của chúng đều đặt dưới quyền Triệu-Thành. Mà Triệu Thành coi Thanh tiểu thư như một thiên tiên. Mỗi lần thấy Thanh tiểu thư hồn phách bay phơi phới. Thì đời nào thủ hạ của y giám đánh thuốc độc nàng.

Bảo-Hòa lắc đầu:

- Đỗ phu nhân quả nhiều tình cảm, nên kiến giải theo tình cảm. Triệu Thành say mê Thanh sư tỷ đến điên đảo thần hồn, nhưng có một điều y say mê hơn, đó là quyền uy. Y đọc sách nhiều, chịu ảnh hưởng của Nho-giáo. Hơn nữa y ngồi ngôi vị hoàng tử từ bé, mỗi ngày không thể thiếu đàn bà. Đàn bà đối với y như một thứ đồ chơi. Xong việc, vứt bỏ. Cho nên dù Thanh sư tỷ, dù tiên nga. Y say mê, cứ say mê. Trên đường dọc ngang, được thì tốt. Không được cũng chẳng sao. Nếu y thực sự yêu thương Thanh sư tỷ như phu nhân nghĩ, bọn thủ hạ của y đâu dám đυ.ng đến vạt áo nàng, chứ đừng nói vô lễ. Thế mà bọn Tung-sơn tam kiệt bắt giam nàng, hành hạ đủ điều hơn tháng, mà Triệu Thành cũng chẳng nói gì.

Có nhiều tiếng người nói lào xào. Hoàng Minh trở lại nói với Tự-An:

- Thưa sư bá. Bá mẫu cũng bị trúng độc mê man.

Tự-An ra lệnh:

- Tất cả mọi người đều ở lại đây. Bảo-Hòa, Thanh-Mai, Đỗ phu nhân theo tôi đi mà thôi.

Ông đi trước, dẫn đường. Tới nội thất, mấy con tỳ nữ đang đứng trong phòng bà Phương run run. Bà Phương nằm mê man trên dường. Đỗ Lệ-Thanh tiến tới cầm tay chẩn mạch. Bà cười nhạt:

- Trình đại hiệp, không hề gì. Còn cứu kịp.

Đỗ Lệ-Thanh lấy trong bọc ra cái hộp, đổ lấy ba viên thuốc. Bà đưa viên mầu đỏ đưa cho Thanh-Mai:

- Xin tiểu thư phóng vào huyệt Đản-trung phu nhân.

Thanh-Mai kéo áo bà Phương, rồi để hai viên thuốc lên đầu ngón tay cái và trỏ, rồi búng mạnh. Viên thuốc quay tròn với tốc độ cực mau, kêu lên tiềng vo vo như sáo diều, nhưng bay đến ngực bà Phương rất chậm. Khi viên thuốc sắp chạm vào ngực bà thì vỡ thành bụi, chụp xuống huyệt Đản-trung.

Đỗ Lệ-Thanh nói:

- Đa tạ tiểu thư. Đản-trung là mộ huyệt của tâm bào. Như vậy tính mệnh chủ mẫu được bảo vệ rồi.

Đỗ Lệ-Thanh kéo miệng mụ Phương bỏ vào hai viên thuốc, rồi dùng nội lực vỗ vào huyệt Bách-hội mụ hai cái. Hai viên thuốc chạy thẳng vào bụng mụ.

Thanh-Mai hỏi con tiểu tỳ tên Hồng:

- Hồng. Em thấy cô Phương bị trúng độc từ lúc nào?

Con Hồng đáp:

- Sau khi ăn cơm chiều, bà cho bọn em đi nghỉ sớm, rồi đóng cửa nằm ngủ. Cho nên bà bị trúng độc lúc nào em không biết.

Đỗ Lệ-Thanh thấy trên bàn cạnh giường bà Thanh có cái bát uống nước. Bát đã hết nước. Bà đưa lên mũi ngửi, rồi gật đầu:

- Chất độc này khác với chất độc định hại công tử Tự-Mai. Như vậy thủ phạm rất thạo việc hạ độc. Chúng dùng tới ba thứ thuốc khác nhau. Thứ thuốc hại phu nhân cực mạnh. Nhưng trong người phu nhân có sức chống bệnh rất mãnh liệt. Dù tôi không ra tay, sáng mai phu nhân cũng khỏi.

Tự-An bảo con Hồng:

- Con ở đây coi bà. Nếu có gì lạ, lên Thủy-các gọi ta.

Ông vẫy tay cho mọi người đi theo. Tới Thủy-các, ông hỏi Bảo-Hòa:

- Cháu cho ta biết ý kiến.

Bảo-Hòa nhìn Thanh-Mai, rồi lắc đầu:

- Thưa sư bá. Anh em cháu cùng Mỹ-Linh tới đây, với chủ ý làm sáng tỏ chính nghiã Đại-Việt, cùng giải đi những hiểu lầm giữa ông ngoại cháu với phái Đông-a. Việc đã coi như được một nửa. Bây giờ gặp nạn này, muôn ngàn lần cháu không muốn xen vào truyện nhà của sư bá.

Thanh-Mai nắm tay Bảo-Hòa:

- Bảo-Hòa này. Từ lúc tới đây đến giờ, lúc nào bố mình cũng coi Bảo-Hòa như con cháu. Vậy, việc này mình xin Bảo-Hòa coi như việc của Bảo-Hòa. Mong Bảo-Hòa cứ nói ra sự thực đi.

Bảo-Hòa cảm động, nghĩ thầm:

- Cậu hai dặn rằng trong chuyến đi này, mọi việc nhất nhất phải theo sự điều động của Thanh-Mai. Tuy chưa có mai mối, nhưng Thanh-Mai được coi như mợ của mình. Mình đâu dám trái lời?

Nghĩ vậy nàng nói:

- Việc tỳ nữ tên Nhài với con chó của Thanh-Mai bị đánh thuốc độc chết đã ba năm nay. Như vậy coi như thủ phạm hiện diện trong trang hơn ba năm rồi. Tỳ nữ Nhài với con chó là trở ngại lớn cho thủ phạm, nên thủ phạm phải gϊếŧ đi. Việc Nhài bị gϊếŧ, hiện chưa có lý nào để giải cả. Còn con chó bị gϊếŧ, do đâu? Vì thủ phạm muốn rình rập Thanh sư tỷ, nên cần gϊếŧ chó, để dễ hành sự.

Trần Kiệt gật đầu:

- Đúng. Cháu kiến giải hay thực.

- Từ hơn ba năm, trong trang không ai bị hại cả. Chứng tỏ thủ phạm đã ẩn thân rất kỹ, không gặp trở ngại. Bây giờ thủ phạm mới ra tay. Không những ra tay tàn bạo, mà ra tay khẩn cấp. Chủ yếu gϊếŧ Tự-Mai, Tôn Đản. Còn bọn cháu, thủ phạm muốn kiềm chế bằng thuốc độc. Chúng cháu trúng độc rồi, thủ phạm cho người xuất hiện ra điều kiện. Chúng cháu tuân theo, chúng cho thuốc giải, bằng không thì chết.

Tự-An hỏi:

- Thế còn việc dọa ma lão Việt với bà Tuyền, cùng mụ vợ của bác?

Bảo-Hòa thở dài:

- Thủ phạm hành sự rồi, sợ bị lộ. Y mới giả ma dọa hai người đầu bếp, hầu tâm thần họ hỗn loạn, quên hết mọi sự, khiến chúng ta không điều tra được. Thôi Đỗ phu nhân hãy nói ra sự thực đi.

Đỗ Lệ-Thanh đến trước Thiên-trường ngũ kiệt quì xuống rập đầu binh binh:

- Ngũ vị đại hiệp đã hứa giúp tiểu tỳ, đứng ra chủ trì công đạo vụ Nguyên-Hạnh. Bây giờ lại thêm lệnh của quận chúa, tiểu tỳ muôn thác cũng không dám dấu diếm.

Tự-An phất tay, một kình lực nhu hòa đỡ Đỗ Lệ-Thanh dậy. Ông nói:

- Đỗ phu nhân cứ cho ta biết sự thực. Dù hung thủ là ai, ta cũng quyết không tha thứ.

Đỗ Lệ-Thanh nói:

- Chủ nhân có thấy tóc chủ mẫu khác thường không? Các sợi tóc đều giống nhau: Nửa dưới thì đen. Nửa trên thì vàng. Hàng ngày tóc thường gẫy. Chân tay chủ mẫu lạnh như băng không?

Tự-An gật đầu:

- Khi mới về làm vợ, ta thấy tình trạng nàng như vậy, ta cứ cho rằng tỳ thận dương của nàng hư. Ta gọi thầy lang chữa trị, mà vô phương.

Đỗ Lệ-Thanh tiếp:

- Chủ nhân có thấy gần đây, tự nhiên chân tay chủ mẫu ấm áp ra. Nhưng tóc càng vàng úa hơn không?

- Đúng. Nhưng tôi không học y khoa, nên không rõ.

Đỗ Lệ-Thanh mỉm cười:

- Tóc chủ mẫu vàng úa vì độc chất. Độc chất dần dà nhập cơ thể. Bây giờ cơ thể chủ mẫu quen với thuốc rồi, đến độ chủ mẫu có thể uống liều độc dược mà không sao. Trong khi người khác chỉ cần uống một phần ba đã chết. Mặt khác, khi các vị đại hiệp hiện diện cũng như công tử Tự-Mai tiếp xúc với chủ mẫu một lát, tự nhiên cảm thấy mệt mỏi, hay cáu bực mình.

Mọi người nhìn nhau, cùng gật đầu. Lệ-Thanh tiếp:

- Đúng ra giữa dì ghẻ với con gái chồng thường hay xung đột. Còn đối với con trai chồng rất thân nhau. Đây chủ mẫu trái lại, bà xung đột kịch liệt với công tử Tự-Mai.

Tự-Mai gật đầu:

- Đúng thế. Mỗi khi thấy cô Phương, tôi bực mình, đến nỗi không muốn thấy mặt mụ ta.

Đỗ Lệ-Thanh càng nói, mọi người càng hoang mang, không hiểu thủ phạm là ai, ẩn trong trang Thiên-trường làm gì?

Đỗ Lệ-Thanh tiếp:

- Từ khi cưới chủ mẫu về. Đại hiệp cảm thấy công lực ngày càng giảm. Cứ mỗi buổi sáng thức dậy, người gần như mất hết công lực. Tuy nhiên từ hơn sáu tháng nay, đại hiệp ngủ riêng phòng với chủ mẫu, thành ra công lực trở lại như xưa.

Tự-An gật đầu:

- Không lẽ mụ vợ ta lại là hung thủ?

Mụ Phương từ ngoài xồng xộc bước vào, chỉ mặt Đỗ Lệ-Thanh:

- Con mụ hèn hạ kia. Mi đừng đặt điều, ngậm máu phun người. Ta vả vào mặt mi, cho mi biết thân.

Mụ tiến tới tát thực mạnh vào mặt Đỗ Lệ-Thanh. Ai cũng tưởng bà né tránh hay đỡ. Không ngờ bà thản nhiên như không. Bà chuyển tay, đưa cuốn sách nhỏ trên tay để vào má. Hai tiếng bốp, bốp vang lên. Mụ Phương tuy tát vào mặt Đỗ Lệ-Thanh, mà tát phải cuốn sách. Chưa thôi, mụ Phương chỉ mặt Thanh-Mai, Tự-Mai:

- Hai đứa mất dạy, đi rước ở đâu về những phường mèo mả gà đồng này?

Bà tiến tới tát vào mặt Tự-Mai.

Lễ giáo thời bấy giờ định rằng: Con cái dù có lỗi hay không, bố mẹ muốn đánh, muốn chửi, không được cãi, cũng không được tránh né. Tự-Mai ngồi im chịu đòn. Nhưng bàn tay bà Phương sắp tới mặt Tự-Mai, thì nhanh như chớp, Mỹ-Linh xuyên tay ra kẹp cứng bàn tay mụ lại. Mụ quát lên giật về, nhưng không nhúc nhích. Mụ văng tục:

- Con đĩ ngựa này. Ta dạy con, dạy cháu việc gì đến mi mà mi can thiệp vào?

Mỹ-Linh thản nhiên:

- Bà đánh con bà dĩ nhiên tôi không có quyền can thiệp. Song luật Đại-Việt định rằng bố mẹ không có quyền gϊếŧ con cái. Huống hồ bà định gϊếŧ sư đệ của tôi bằng chất độc?

Nàng lật ngửa tay bà Phương lên, chỉ vào cái nhẫn:

- Đây các vị coi. Cái nhẫn này mặt trên cũng như những cái nhẫn khác. Mặt dưới lại có cái gai. Đầu cái gai này tẩm thuốc kịch độc.

Đỗ Lệ-Thanh kính cẩn nói với Mỹ-Linh:

- Khải tấu công chúa, cái thứ độc dược hạng bét này không hại được Trần công tử đâu, vì Trần công tử đã tập Vô ngã tướng thiền công. Cho nên khi bà ta tát tiểu tỳ. Tiểu tỳ đưa sách lên che mặt. Còn khi bà tát Trần công tử, tiểu tỳ không can thiệp, ý tiểu tỳ muốn cho Nhật-Hồ lão nhân biết rằng những thứ ma quái Tây-dương Hồng-thiết giáo không qua được phép Phật.

Mỹ-Linh nhớ lại truyện xưa. Trong trận đánh đồi Vương-sơn, vợ chồng Xích-Anh, Trần Nghi-Gia dùng độc chưởng lợi hại biết chừng nào, mà công chúa Yên-Lãng Trần Năng được Tăng-giả Nan-đà dạy Vô-ngã tướng thiền công cho, bà hóa giải như không.

Thình lình lão Việt lạng người đi, chụp mụ Phương, vọt mình khỏi phòng họp. Thân pháp của y cực kỳ thần tốc. Thoáng một cái, y đã ra khỏi Thủy-các. Y vừa đặt chân xuống đất, thì chạm phải một người. Bình một tiếng, y bay trở vào rơi đúng chỗ đứng mà y vừa vọt ra. Người kia chặn ở cửa. Người đó là Trần Kiệt.

Trần Kiệt ngồi bên cửa sổ Thủy-các. Ông thấy lão Việt chụp mụ Phương chạy đi. Ông vọt khỏi cửa sổ lên bờ, di chuyển thân mình đến đầu cầu, tay xử dụng chiêu Đông phong như thủy hất lão trở vào Thủy-các.

Trần Kiệt chuyển tay chụp lão Việt. Lão vung tay gạt. Bộp một cái, người lão văng vào tường Thủy-các đến rầm một cái. Lão bỏ mụ Phương xuống, xuát chiêu tấn công Đỗ Lệ-Thanh, chưởng lực quái dị vô cùng. Mọi người kinh ngạc đến đờ ra. Vì lão Việt ở trang Thiên-trường đã lâu, lão không hề học võ, mà sao nay lại biết xử dụng. Không những lão biết xử dụng, mà dường như võ công lão cao cường là khác. Trần Kiệt vung tay đỡ chưởng cho Đỗ Lệ-Thanh. Bình một tiếng cả hai cùng bật lui lại. Mùi tanh hôi bay nồng nặc khắp Thủy-các.

Thanh-Mai quát lên:

- Nhật-hồ độc chưởng. Lão Việt, thì ra mi là người của Nhật-Hồ lão nhân đấy. Mi ẩn thân ở trong trang, tưởng không ai biết, nhưng bố ta biết từ lâu rồi.

Lão-Việt cười nhạt:

- Con nha đầu kia, nói láo vừa thôi. Nếu tên Trần Tự-An biết được, đời nào y để lão phu sống yên ổn mấy chục năm nay?