Tôi biết thôn làng này còn rất lạc hậu, có lẽ vẫn còn tư tưởng thời bao cấp gì gì đó. Nhưng thái độ của gã này làm tôi rất phản cảm, muốn mắng lại sợ liên lụy đến bà cụ, cuối cùng đành miễn cưỡng nói một tiếng: “Chào cậu Ba”.
“Haha, ngoan”. Hắn nâng cằm tôi lên, nhìn chằm chằm: “Đẹp thế này mà không làm vợ cậu thì phí quá. Nói đi, người đẹp, em tên gì?”.
“Buông ra”.
“Gì?”.
“Tôi bảo anh buông ra”.
Tôi muốn hất tay hắn, nhưng đang phải chống nạng, vả lại trong sân nhiều người như vậy, một người bị thương và một bà cụ không cự lại được, chỉ có thể nói miệng.
Cậu Ba thấy tôi chống đối thì càng hống hách, trừng mắt quát: “Cậu nói cho mày biết, ở cái làng này không ai dám ăn nói với cậu thế đâu. Có tin cậu vả vỡ mồm mày không?”.
“Vả thì cũng được thôi, nhưng chủ yếu đàn ông đi bắt nạt mấy người đàn bà thì có gì oai đâu. Có giỏi thì đi ra ngoài kiếm mấy người đàn ông to khỏe mà đánh nhau, lúc đó xem ai thắng”.
“Mày…”.
Hắn ta giơ tay lên định tát tôi, nhưng bà cụ cũng ngay lập tức chạy lại, chắp hai tay van xin: “Tôi xin cậu Ba, cậu Ba đừng nóng. Cô ấy là người ở ngoài vào nên không biết, lại còn đang bị thương, xin cậu tha cho cô ấy”.
“Tha á? Cậu đây còn chưa hỏi tội nhà bà đâu. Luật làng này quy định có người lạ vào phải báo, ai cho phép nhà bà chứa chấp người lạ mà không báo hả? Ai cho phép chữa cho mấy đứa này? Lỡ chúng nó là người xấu đến hại dân làng thì sao? Vợ chồng nhà bà chịu trách nhiệm được không hả?”
“Bọn họ không hại dân làng. Chồng cô ấy còn giúp mấy người trong thôn, không tin cậu cứ đi hỏi mấy nhà xung quanh đây xem. Hai vợ chồng cô ấy là người tốt”.
“Người tốt?”. Hắn nhếch miệng cười, đột nhiên giơ tay đẩy mạnh bà cụ: “Con m.ẹ nó, hắn dụ dỗ hết mấy đứa con gái trong làng mà là tốt, ông đây thấy nó muốn ngủ với hết gái ở đây thì có”.
Bà cụ già yếu không đọ lại được sức lực của hắn, ngã nhào xuống đất. Cậu Ba vẫn còn tức tối nâng chân lên định đạp bà cụ, mắng người bọt mép văng tung tóe: “Thằng khố.n kia cướp gái của ông, hôm nay ông đến đây cướp vợ nó. Ông chơi nát cái con đ.iế.m này cho chúng mày xem. Á…”.
Hắn còn chưa nói hết câu thì tôi đã vung nạng lên, phang thẳng vào mặt hắn. Cậu Ba bị đập đến mức rơi cả một chiếc răng, mồm miệng đầy m.áu. Hắn sững sờ mấy giây rồi ôm miệng gầm lên: “Con m.ẹ nó chứ. Con ranh này, mày dám đánh ông hả? Chúng mày đâu, bắt lấy nó cho ông”.
Tôi đánh xong liền lao đến đỡ bà cụ dậy, định cùng bà cụ bỏ chạy nhưng ngay cả tôi cũng biết chúng tôi không thể chạy được. Chỉ là ban nãy tôi đ.iê.n quá, không thể nói đạo lý với lũ k.hốn này, càng không thể trơ mắt nhìn bà cụ bị đánh nên mới làm một chuyện ngu xuẩn thế này mà thôi.
Đám bậu xậu đi theo cậu Ba lập tức tóm lấy tôi, lôi thẳng tôi ra giữa sân rồi giữ chặt tay chân tôi lại. Cậu Ba cũng xông đến, không nói không rằng một tiếng liền tát thẳng vào mặt tôi, bôm bốp mấy cái, tôi đau đến hoa cả mắt, sao bay đầy trời: “Tiê.n sư mày, mày dám đánh ông? Mày có biết ông mày là ai không? Mày dám đánh ông hả?”.
Khóe miệng tôi ngay lập tức bật m.áu, định kêu lên, nhưng đau quá không sao há miệng được. Cậu Ba đánh liên tiếp năm sáu cái, sau đó mồm vừa mắng chửi bảo sẽ ‘chơi c.hế.t tôi’, tay lại xé tung áo tôi.
Khi mấy cúc áo ngoài của tôi bị bật tung, phần ngực không có gì che đậy ngay lập tức lộ ra ngoài. Ánh mắt của cậu Ba dán chặt lên đó, mặt mày lộ rõ vẻ thèm khát, tay cuống cuồng tháo chun quần: “Hôm nay ông chơi mày ngay tại đây, ông chơi n.át con m.ẹ mày. Ông cho cả mấy thằng người làm của ông chơi mày. Con r.anh con, dám động đến ông mày”.
“Buông tao ra, thằng kh.ố.n kiếp. Chồng tao về sẽ không tha cho chúng mày. Lũ mất dạy chúng mày muốn sống thì buông ra”.
“Tao lại sợ nó quá cơ. Tao thách cả họ nhà chúng mày dám động vào một sợi lông chân của ông đấy”.
Dứt lời, hắn tụt hẳn quần mình xuống, lôi ra một vật vừa đen xì vừa đầy lông lá, chĩa thẳng vào mặt tôi, kinh tởm đến mức tôi muốn nôn. Tôi vẫn vùng vằng muốn chạy đi, nhưng đám người của cậu Ba giữ rất chặt, bà cụ cũng lao lại van xin nhưng không được, còn bị bọn chúng không thương tiếc đẩy ngã.
Cậu Ba nhìn chằm chằm ngực tôi, định thò tay bóp nhưng vật bên dưới của hắn dường như không thể chịu đựng thêm, hắn muốn cởϊ qυầи tôi để nhét thứ của nợ của hắn vào trước. Tuy nhiên đúng lúc hắn sắp cởi được thì đột nhiên có một bóng người xuất hiện ngay sau lưng, tôi còn chưa kịp nhìn kỹ là ai thì đã thấy cậu Ba bị đạp một cước bắn ra ngoài.
Người kia gầm lên: “Thằng k.hốn này”.
Tất cả mọi người trong sân không kịp phản ứng, ai cũng há hốc miệng nhìn cậu Ba nằm co rúm một góc rồi lại sửng sốt ngước lên nhìn người kia. Bà cụ nhận ra Trần Lịch Xuyên liền òa lên khóc: “Xuyên ơi…”.
Một chữ “Xuyên” khiến tim tôi phút chốc như bị thứ gì đó dội vào, không rõ là vui mừng, cảm kích hay tủi thân, chỉ biết lúc này tôi rất muốn khóc, rất muốn lao lại ôm chặt lấy anh. Nhưng tôi lại sợ Trần Lịch Xuyên đau lòng vì tôi, rút cuộc chỉ luống cuống ngồi dậy khép lại vạt áo, nước mắt nhẫn nhịn chỉ trực rơi xuống.
Trần Lịch Xuyên nhìn thấy gò má tím bầm của tôi thì nổi đ.iên, anh định đi về phía tôi nhưng bước chân rút cuộc lại đổi hướng. Anh đến chỗ cậu Ba, túm hắn lên rồi đấm thẳng vào mặt hắn:
“Mày nói mày chơi ai cơ?”.
“Tao…”.
“Mày động thử tao xem. Mấy thằng oắt con chúng mày động thử tao xem”.
Cậu Ba bị đấm đến m.áu mũi máu miệng trào ra, ú ớ gọi mấy tên người làm. Lúc này, bọn hắn mới giật mình, vội vã lao đến định đánh Trần Lịch Xuyên.
Nhưng thân thể của anh cao lớn vững chãi tựa núi thái sơn, mỗi đòn vung ra đều mạnh mẽ quyết liệt, mấy tên người làm nghi.ện thuốc phi.ện không phải đối thủ của Trần Lịch Xuyên, lần lượt lao lại rồi lại lần lượt ngã rạp xuống.
Anh tóm một tên ném như ném một túi rác, hắn bị quăng đập vào hiên nhà rồi lại bật ngửa ra đất, đau đến mức mặt mày tái mét, há miệng trừng to mắt nhìn Trần Lịch Xuyên không thốt ra được câu nào.
Một tên khác cũng nhân lúc này cầm gạch xông đến, nhưng còn chưa kịp đập đã bị Trần Lịch Xuyên đạp bắn ra xa mấy mét, tôi nghĩ nội tạng hắn lúc đó đã đau đến mức sắp nổ tung, vừa nằm xuống đất đã ôm bụng rên la như heo bị ch.ọc tiết.
Không bao lâu sau cả đám người vừa rồi còn hống hách, bây giờ đã bị Trần Lịch Xuyên đánh đến mức lăn lộn hết dưới đất, những tên nói được thì luôn miệng xin tha, những tên khác không nói được thì chỉ rên la đầy đau đớn, ngay cả cậu Ba cũng hớt hải bò dậy định bỏ chạy, nhưng chưa bò được mấy bước đã ăn thêm một cước đạp của Trần Lịch Xuyên.
Cậu Ba chỉ một tên to mồm nhưng nhát gan, thấy không còn ai bảo vệ mình nữa liền quỳ rạp xuống, ôm lấy chân Trần Lịch Xuyên. Run lẩy bẩy nói: “Tôi sai rồi, tôi sai rồi. Xin lỗi. Xin anh đừng đánh nữa”.
“Mày sai? Sai chỗ nào?”.
“Tôi đến tìm anh là tôi sai”.
“Gì nữa?”.
“Tôi không nên động vào vợ anh. Tôi không dám nữa, xin lỗi, xin lỗi”.
“Mày động vào đâu?”. Giọng nói của anh lạnh lẽo như băng: “Chỗ nào?”
“Tôi chưa làm gì cả, tôi thề tôi chưa làm gì cả”. Nói tới đây, cậu Ba lại liếc tôi ngồi co ro ở bậc thềm, cuống quít nói thêm: “Tôi mới chỉ xé áo, tát cô ấy mấy cái, còn chưa cởϊ qυầи vợ anh…”.
Trần Lịch Xuyên không nghe hắn nói hết câu đã vung thêm một đấm, mặt mày cậu Ba vốn đã nhầy nhụa máu, không chịu được thêm đòn của anh liền rối rít van xin, nhưng Trần Lịch Xuyên dường như không có ý định dừng tay.
Lúc này, ánh mắt anh đỏ còn hơn m.áu trên mặt cậu Ba, gân xanh trên trán hằn lên từng đợt. Tôi quen Trần Lịch Xuyên hơn hai mươi năm, cứ nghĩ trước giờ mắt anh chỉ có sự lạnh lùng, nhưng lúc này tôi có thể trông thấy cả sự tàn nhẫn và phẫn nộ của anh. Phẫn nộ đến mức ngay cả tôi cũng cảm thấy sợ hãi.
Tôi sợ anh sẽ g.iế.t người nên lập tức lao lại, giữ chặt tay anh: “Đừng đánh nữa, anh đánh nữa thì hắn sẽ c.hế.t mất”.
Trần Lịch Xuyên không để ý đến tôi, nắm đấm trên tay vẫn quyết liệt dội xuống, cuối cùng tôi phải ôm chặt lấy thắt lưng anh, quyết ngăn cản bằng được: “Tôi không sao, hắn chưa làm gì tôi, tôi không sao, Xuyên, đừng đánh nữa”.
Bà cụ cũng lật đật bò lại nói: “Xuyên ơi, đừng đánh nữa, cậu ta là con của trưởng làng đấy. Cháu đừng đánh c.hế.t người”.
Cuối cùng, Trần Lịch Xuyên cũng chịu dừng tay, nhưng lúc đứng dậy vẫn đá thêm cho cậu Ba một cái. Sắc mặt anh vô cùng lạnh lùng: “Cút ngay trước khi tao g.iế.t c.hế.t tất cả chúng mày. Cút”.
Đám người làm nghe vậy thì cuống cuồng bò dậy, đỡ cậu Ba lên rồi dìu hắn ra khỏi sân. Bọn chúng chạy rất nhanh, chỉ thoáng chốc sau thì không còn nhìn thấy đâu nữa. Trần Lịch Xuyên không thèm để ý đến chúng, chỉ ôm lấy tôi.
Anh nhìn chằm chằm mấy vết bầm tím trên má tôi, ánh mắt càng lúc càng trở nên u ám: “Có đau không?”.
Tôi lắc đầu, viền mắt cay xè: “Không đau. Hắn tát tôi năm cái, tôi đập gãy một cái răng hắn, tôi vẫn lãi”.
L*иg ngực Trần Lịch Xuyên phập phồng lên xuống, vẻ tàn nhẫn trong đôi mắt bất giác tan đi, lúc này, tôi lại nhìn thấy sự đau lòng không thể che giấu trên gương mặt anh, thấy cả những day dứt nặng nề trong mắt anh.
Tôi không muốn anh tự trách mình nên nói: “Tôi không sao rồi mà. Không sao thật”.
“Xin lỗi”. Giọng anh khàn khàn, lại ôm chặt lấy tôi: “Lẽ ra tôi không nên để em ở nhà một mình”.
“Không phải tại anh, là tại bọn chúng tự nhiên đến gây sự”. Tôi vỗ vỗ lưng Trần Lịch Xuyên, dỗ dành anh: “Tôi không sao thật mà, anh sờ mà xem, không bị gãy cái xương nào. Đến ngực bọn chúng còn không bóp được”.
“Cơm Nắm, xin lỗi”.
“Được rồi mà. Anh đừng xin lỗi…”
Nói đến đây, tôi mới nhớ ra bà cụ, lại vội vàng anh buông ra rồi đỡ bà. Bà cụ vẫn còn sợ hãi, khi được Trần Lịch Xuyên đỡ ngồi lên bậc hè thì khóc như mưa: “Xin lỗi hai đứa, tự nhiên làm liên lụy hai đứa. May mà Xuyên về kịp, không thì không biết làm sao nữa”.
“Bà ơi bà đừng khóc, cháu không sao rồi mà”. Tôi thở dài, buộc tạm lại vạt áo rồi an ủi bà cụ, Trần Lịch Xuyên thì lau mặt mũi cho tôi, sau đó đi dọn lại mấy sạp thuốc bị đập phá trong sân.
Bà cụ nói với tôi cậu Ba là người hống hách nhất làng, hắn cậy mình là con trưởng làng nên thường xuyên bắt nạt người khác, không những vô cớ đánh thanh niên trong thôn, có lần còn c.ưỡ.ng bức con gái nhà lành. Ở đây người dân ai ai cũng căm ghét hắn, nhưng lại sợ thế lực của trưởng làng nên không ai dám động vào cậu Ba.
Lần này Trần Lịch Xuyên từ nơi khác đến, các cô gái trong thôn cứ nhìn anh suốt, còn mang theo rất nhiều túi thơm và quà đến biếu. Cậu Ba thấy vậy mới ngứa mắt mới tìm đến đây gây sự, kết quả trộm gà không được lại mất nắm gạo, không những không ra oai được mà còn bị Trần Lịch Xuyên đánh cho một trận.
Bà cụ bảo cậu Ba bị như vậy là đáng lắm, phải ăn đòn một trận mới bớt thói hống hách được. Còn tôi khi nghe xong câu chuyện ấy bỗng dưng lại có cảm giác cậu Ba này rất giống anh cả tôi. Đều hống hách, không coi ai ra gì và thường làm ra những chuyện không thể chấp nhận được, nhưng rất may Trần Lịch Xuyên chỉ tống anh cả vào tù mà chưa thèm động chân động tay. Tôi nghĩ với thân thể kia của cậu Ba, bị đánh như vậy chắc sẽ phải nghỉ an dưỡng hai tháng, còn anh cả tôi thì khỏi nói, ba tháng chưa chắc đã bò xuống giường được.
Bởi vậy mới nói, Trần Lịch Xuyên chọn trả thù anh cả bằng cách ấy hóa ra vẫn còn may!
Tôi lén lút thở dài một tiếng, nghĩ đến một chuyện liền quay sang hỏi bà cụ: “Ba ơi, nhưng anh ấy đánh cậu Ba như thế, liệu trưởng làng có tìm đến đây gây sự nữa không?”.
Nhắc đến trưởng làng, mặt mày bà cụ co rúm lại: “Cậu Ba là con trai cưng của lão ấy. Lão ấy lấy đến 10 vợ, toàn đẻ ra con gái, mãi mới có thằng con trai xấc xược này. Con trai bị bắt nạt thì chắc là lão ấy không để yên đâu”.
Tôi cũng cảm thấy sợ: “Vậy phải làm sao bây giờ?”.
“Hay là vợ chồng cháu trốn đi? Trốn đến chỗ nào đó lão ấy không tìm được…”.
Bà cụ còn chưa nói hết câu thì ông cụ đã gùi theo một giỏ thuốc đi vào sân, nghe được liền mắng: “Không phải trốn. Thằng nhãi cậu Ba đó phải bị dạy một bài học mới được. Nhà trưởng làng thì có bao nhiêu người, mấy thằng người làm chẳng bị Xuyên đánh hết rồi đấy à? Có giỏi thì xuống đây bắt nạt thử xem? Ông cũng cầm gậy ra đập”.
Bà cụ vội vã đứng dậy: “Ông nói dễ nghe thế, lần này Xuyên đánh được, nhưng lần khác chúng nó mang gậy gộc d.a.o kiếm đến thì sao? Lúc đó thì sao mà đánh lại được bọn chúng?”.
“Thế thì tôi gọi dân làng đến, để xem ai bênh đám mất dạy như nhà lão”.
Ông cụ hàng xóm nhà kế bên lúc này cũng nghe được tiếng ầm ỹ bên này, cả ông cả bà cầm đòn gánh chạy sang, mặt phừng phừng: “Đâu, đứa nào? Đứa nào bắt nạt Xuyên? Thằng con nhà trưởng làng chứ gì?”. Nói rồi lại quay sang nhìn Trần Lịch Xuyên: “Cậu cứ yên tâm, có bọn tôi ở đây, không ai dám bắt nạt cậu, trưởng làng cũng không phải sợ”.
Anh không muốn làm liên lụy đến người khác nên chỉ bảo ông bà cụ hàng xóm mau đi về, nhưng hai người họ nhất quyết không chịu, bà cụ còn lật đật chạy đi, nói là đi gọi người. Chỉ chưa đầy hai mươi phút sau đã thấy cả nửa làng chạy đến sân nhà chúng tôi, ai ai cũng cầm đòn gánh gậy gộc, đứng chật kín cả sân.
Tôi và Trần Lịch Xuyên không ngờ mọi chuyện sẽ thành ra như vậy nên tròn xoe cả mắt, há hốc miệng không nói được câu nào. Cụ ông thầy lang thì đứng trên hiên nhà, hét to: “Bố con lão trưởng làng mấy năm nay bắt nạt chúng ta, thằng bố thì cướp bóc của dân, thằng con thì c.ưỡ.ng bức con gái nhà lành, hôm nay còn vô cớ đánh người, hành động của bố con trưởng làng không thể chấp nhận được. Tôi không đồng ý để hắn tiếp tục làm trưởng làng nữa, ai theo tôi thì giơ tay”.
Người phụ nữ trung niên phốp pháp hôm trước vừa đến sân nhà đã oang oang gọi Trần Lịch Xuyên, giờ lập tức giơ hòn gạch lên hét: “Tôi theo. M.ẹ nhà nó, dám đánh Xuyên của tôi là không xong với tôi đâu”
“Cậu ấy đâu gây ra lỗi gì mà chúng nó đòi đến đánh, còn suýt làm nhục vợ cậu ấy”.
“Đúng đấy. Cậu Xuyên tốt bụng, còn gánh nước cho nhà tôi. Dạy con tôi viết chữ. Kẻ nào động vào vợ chồng cậu Xuyên tôi đánh kẻ đó”.
“Cậu ấy còn bổ củi, lợp mái nhà cho tôi”.
“Cậu ấy sửa lại chuồng bò cho tôi”
“Đẩy cả xe bò ngô về cho tôi nữa. Đánh c.hế.t đứa nào động vào cậu ấy”.
Mọi người thi nhau kể những gì Trần Lịch Xuyên đã làm cho nhà họ, sau đó cùng hô sẽ tính sổ với người nào động đến anh. Trần Lịch Xuyên còn chưa kịp lên tiếng ngăn cản đã nghe một người hét to: “A, trưởng làng đến rồi”.
Tất cả đang bừng bừng khí thế, nghe thế thì lập tức lao ra, định đánh trưởng làng, nhưng hắn ngửi được mùi nguy hiểm thì vội vã co giò chạy mất, may sao có mấy người dân nhanh tay bắt được, lôi hắn đến trước mặt Trần Lịch Xuyên.
“Đây, lão già này chính là trưởng làng. Tôi bắt được hắn dẫn người đến, nhưng vừa đến cổng thấy chúng ta đông nên định lủi mất, người làm của hắn chạy hết rồi, lão trưởng làng không chạy nhanh bằng bọn nó lên tôi mới túm được”.
Trưởng làng là một lão già ốm nhom ốm nhách, mắt một mí, da tái xám, môi thâm xì. Không cần đoán cũng biết hom hem thế này là do hít thuốc phi.ện lâu ngày.
Tuy nhiên, ánh mắt hắn vẫn vô cùng giảo hoạt, lập tức nói: “Không phải, không phải, các người nhầm rồi. Tôi định đến thay mặt con trai tôi xin lỗi cậu ấy. Nhưng người dân tập trung ở đây đông quá nên mới định đi về”.
Cụ ông thầy lang mắng: “Xin lỗi gì? Tôi ở làng này 70 năm, chưa từng thấy ông đi xin lỗi ai bao giờ đấy. Định đem người đến đánh cậu ấy phải không?”.
“Không phải, không phải”. Hắn vội vã xua tay: “Tôi có dám đánh cậu ấy đâu, tôi muốn đến xin lỗi thật mà. Cậu ấy cao lớn khỏe mạnh như thế, ngay cả con trai tôi bị đánh đến má.u me đầm đìa, tôi già thế này đánh làm sao được. Tôi định đến xin lỗi cậu ấy thôi, nhân tiện cũng xin lỗi ông, nhờ ông chữa cho con trai tôi”.
Mấy người đứng bên cạnh nghe thấy mới nói: “Đừng chữa cho cậu Ba. Hắn làm bao nhiêu việc xấu, bị đánh thế là đáng lắm, cứ để hắn c.hế.t đi”.
“Đúng đấy, cha con ông ta toàn làm việc xấu. Năm ngoái còn cướp trắng mấy sào ruộng nhà tôi. Ép tôi phải gả con gái cho lão ấy”.
“Lão còn đánh con trai của tôi nữa, chân nó bị tật cũng là do lão đánh”
“Cha con ông ta là đồ kh.ốn nạn”.
Mấy năm nay trưởng làng làm quá nhiều điều xấu xa, người dân vốn đã gom rất nhiều bức xúc trong lòng, giờ thêm chuyện Trần Lịch Xuyên bị đánh như một mồi lửa châm xuống, những ấm ức dồn nén đã lâu lập tức bùng lên. Ai ai cũng nhổ nước bọt, đòi g.iế.t c.hế.t trưởng làng cùng cậu Ba.
Trưởng làng sợ hãi dập đầu van xin: “Tôi xin mọi người, tôi biết tội của tôi rồi. Xin mọi người tha cho tôi. Tôi không làm trưởng làng nữa, tôi cũng mang trả hết ngô lúa cho mọi người, xin mọi người tha cho tôi”.
Dân làng nhổ nước bọt vào mặt ông ta, ném rác rưởi vào mặt ông ta, nói cha con ông ta không xứng đáng được tha thứ. Trưởng làng không còn cách nào khác, ông ta sợ bị đánh c.hế.t nên đành bò đến ôm chân Trần Lịch Xuyên, nhưng lúc này anh cũng ngay lập tức lùi lại một bước.
Anh giơ tay lên, nói: “Mọi người, bình tĩnh đã”.
Mọi người vẫn liên tục ném, nhưng có tiếng người hét “Từ từ để anh Xuyên nói kìa”, sau đó những âm thanh mắng chửi từ từ giảm bớt, những thứ bẩn thỉu đang ném lên cũng dừng lại.
Trần Lịch Xuyên chờ đến khi mọi người yên tĩnh trở lại rồi mới nói thêm: “Trước hết, cảm ơn mọi người đã vì tôi mà đến đây, coi trọng tôi và bảo vệ tôi. Tôi rất cảm kích trước tấm lòng của mọi người”.
Mấy người nói: “Vì cậu xứng đáng được như thế. Lão trưởng làng phạm tội mới đáng c.hế.t”.
Trần Lịch Xuyên gật đầu: “Ông ta phạm nhiều tội lỗi, không xứng đáng làm trưởng làng. Tôi cũng cảm thấy như vậy. Nhưng nếu mọi người g.iế.t ông ấy, mọi người cũng sẽ phạm tội y như ông ấy, thậm chí còn hơn cả ông ấy”.
“…”
“Ban nãy tôi đã nghe mọi người kể tội của trưởng làng, ông ta có rất nhiều tội, nhưng chưa có tội nào là g.iế.t người đúng không?”.
Bọn họ ngây ra, mấy giây sau mới đáp: “Phải”.
“Nơi chúng tôi ở, có một thứ gọi là pháp luật. Ai đúng ai sai đều có pháp luật phân xử. G.iế.t người cũng không phải đền mạng, mà là pháp luật nhận thấy không thể cải tạo được sẽ thi hành án t.ử hình đối với người đó. Những người phạm lỗi ít hơn, cảm thấy vẫn có thể cải tạo được họ trở thành người có ích cho xã hội thì pháp luật sẽ giam họ lại để răn đe. Rất nhiều người trước khi bị giam là người xấu, nhưng khi được thả ra rồi thì lại trở thành người tốt. Tôi nghĩ tội của trưởng làng không đến mức phải c.hế.t, vẫn có thể cải tạo được. Mọi người thấy có đúng không?”.
Tất cả những người phía dưới đều quay sang bàn tán với nhau, nói gì mà đúng là không nên g.iế.t, g.iế.t rồi sẽ trở thành người xấu. Cụ ông thầy lang nhìn chúng tôi rồi nói: “Vậy cậu bảo chúng tôi phải xử lý hắn ra sao?”.
“Cháu nghĩ nên tịch thu hết tài sản của ông ta, một tháng bắt ông ta đi làm việc công ích giúp dân làng ba ngày là được ạ”. Trần Lịch Xuyên cười: “Dù sao ông ta vẫn còn trẻ, lúc cháu đi khỏi đây rồi ông ta vẫn có thể giúp mọi người gánh nước”.
“Cậu Xuyên, cậu sắp đi khỏi đây sao?”. Một người kêu lên.
“Cháu là người bên ngoài, cũng muốn ở lại đây lâu thêm nhưng vẫn còn cuộc sống và công việc ở bên ngoài nữa”. Anh quay sang nhìn tôi, ánh mắt hết mực dịu dàng nói: “Chân vợ cháu cũng ổn rồi, đợi đến khi chân cô ấy đỡ hơn thì chúng cháu sẽ đi”.
Mấy chữ này rất đơn giản, nhưng vì phát ra từ miệng Trần Lịch Xuyên nên tim tôi vẫn có cảm giác run lên. Mấy thiếu nữ trong thôn có lẽ cũng cảm nhận được sự dịu dàng này anh chỉ dành cho tôi, sắc mặt ai nấy đều thoáng qua vẻ thất vọng, cô gái đem trứng đến hôm trước còn mím môi trừng tôi một cái.
“Không đi được không?”. Người hàng xóm nói: “Tôi biết ở đây thiếu thốn, nhưng cuộc sống cũng rất tốt mà”.
“Đúng đấy. Thanh niên làng này không có ai khỏe mạnh cả, mấy việc nặng đều do mấy ông già chúng tôi làm. May mà thời gian qua còn có cậu đến giúp chúng tôi. Chúng tôi rất quý cậu, không muốn cậu đi”.
“Cháu nghĩ thanh niên ở đây vẫn có thể làm được việc nặng, chỉ là nên thay đổi vài việc để cuộc sống tốt hơn thôi”. Trần Lịch Xuyên nói.
“Việc gì vậy?”.
“Trước hết nên chặt vườn cây a.nh túc đã”.
“Gì cơ?”.
Anh nói thuốc phi.ện chỉ có tác dụng duy nhất là giảm đau, con người không thể dựa vào nó để tìm cảm giác tốt sống qua ngày. Cuộc sống là phải vận động, chăm chỉ làm việc, còn có cả đi ra thế giới rộng lớn ngoài kia để tiếp thu những thứ tươi sáng. Nếu cứ giữ mãi vườn cây anh túc ấy thì thế hệ trẻ của làng sẽ bị mai một, mai này từ già đến trẻ đều chìm trong thuốc phi.ện, sẽ không ai chịu làm việc, không ai đủ sức gánh nước, lợp mái nhà, ngay cả việc kéo dài tuổi thọ và sinh con cái để duy trì nòi giống thôn làng cũng chẳng mấy chốc mà lụi tàn.
Ông cụ thầy lang cũng gật đầu nói phải, thuốc phi.ện chỉ nên dùng trong y tế, con người ở đây cần bỏ thuốc phi.ện để lao động và sống lành mạnh, như vậy mới không suốt ngày bị bệnh này tật kia, ông ấy cũng không phải lên rừng hái thuốc mãi để điều trị cho mọi người. Còn nói có sức khỏe tốt mới là phương pháp phòng bệnh tốt nhất.
Người dân trong thôn cuối cùng cũng tỉnh ngộ, một vài thanh niên xung phong cầm d.ao đi trước chặt phá hết vườn anh túc, con trai của ông bà cụ hàng xóm kế bên nói ngày mai sẽ mang cuốc đến để xới đất trồng ngô, người khác lại nói ngày mai sẽ lên rừng chặt nứa, làm một đường dẫn nối từ giếng làng tới đó để tưới nước.
Trần Lịch Xuyên nắm tay tôi, đứng ở thung lũng đón gió lớn. Anh nói: “Hy vọng chỗ đất ấy trồng ngô sẽ tươi tốt”.
Tôi mỉm cười, đáy lòng chầm chậm khắc ghi ba chữ Trần Lịch Xuyên, lần đầu tiên có cảm giác rằng trên đời này anh là người đàn ông tốt nhất.
Anh là một người đạo đức, ôn hòa và tử tế, anh giúp mọi người gánh nước, bổ củi, dạy người dân biết phân biệt đúng sai, nói với họ muốn có cuộc sống tốt đẹp thì hãy phá vườn cây anh túc. Anh còn chăm sóc cho ông bà cụ thầy lang, thậm chí đối xử tốt với cả con gái của kẻ thù như tôi.
Một người tốt như anh lẽ ra phải nên gặp được nhiều điều may mắn mới đúng, nhưng cuộc đời này lại nghiệt ngã với anh đến mức biến anh thành mồ côi khi chỉ mới mười mấy tuổi, gia đình tôi cũng tàn nhẫn với anh đến nỗi ăn quỵt cả tháng lương cuối của người c.hế.t, khiến anh phải chôn cha mẹ trong hai manh chiếu rách, một mình ôm đau đớn tận hai mươi năm.
Trần Lịch Xuyên, anh nên có cuộc sống tốt hơn, người như anh nên gặp được nhiều điều tốt đẹp hơn mới phải.
Sao anh lại cưới một kẻ như tôi chứ?