Làm Vợ Hai

Chương 2

Mấy ngày nói chậm thì chậm, nhưng trôi qua lại rất nhanh, chớp mắt một cái đã đến ngày tổ chức đám cưới.

Nhà tôi mang tiếng là gả con gái đi nhưng lại không được tự quyết bất cứ một vấn đề gì, nhà trai bên kia không bưng tráp đến ăn hỏi, cũng không chụp ảnh cưới, nghe nói chỉ có trợ lý của Xuyên gọi điện thoại đến để thông báo ngày giờ và địa điểm tổ chức tiệc đãi khách. Đến thời gian, bố mẹ tôi phải muối mặt dẫn theo tôi đến.

Y hệt như dẫn tôi đi bán vậy!

Trong lúc ngồi chờ ở phòng trang điểm, điện thoại tôi liên tục rung lên. Bố mẹ tôi sợ anh cả đến lễ cưới làm loạn nên nhốt anh ấy ở nhà, anh cả không làm gì được, chỉ có thể nhắn tin cho tôi:

“Cơm Nắm, anh cho em tiền, anh cả có tiền, em mua vé máy bay quay lại Pháp đi”.

“Anh cả lo được. Cơm Nắm, em không việc gì phải lấy thằng mọi rợ đó, mau đi đi”.

Anh cả còn nhắn rất nhiều nữa, nhưng tôi không dám đọc, sợ đọc xong rồi thì nước mắt sẽ rơi xuống, làm hỏng lớp phấn son mà thợ trang điểm đã tốn mấy tiếng tô vẽ trên mặt tôi.

Nhưng ông trời đúng là biết trêu đùa lòng người, khi tôi vừa định tắt nguồn điện thoại thì lại thấy màn hình sáng lên, người bạn mà tôi thầm thương trộm nhớ lúc còn ở Pháp gọi đến.

Tôi không định nghe, nhưng cuối cùng vẫn không kìm được, ấn vào nút nhận máy:

"Alo"

“Khuê, hôm qua anh đến công ty luật tìm em, nhưng họ nói em đã nghỉ việc rồi. Em về Việt Nam à?”

“Vâng. Về vội quá, không kịp nói với anh. Lúc nào anh về nước, có thời gian thì gặp nhau nhé?”

“Em về hẳn à?”. Giọng Quân có chút ngập ngừng: “Không quay lại Pháp nữa sao?”.

“Vâng". Tôi cười, tự ngắm mình trong gương. Mặc dù được trang điểm kỹ càng, trên người mặc váy cưới, nhưng lại chẳng có cảm giác như mình là cô dâu: "Em về hẳn”.

“Thực ra… anh có chuyện muốn nói với em”.

Thông qua điện thoại, tôi có thể nghe được sự hồi hộp ở đầu dây bên kia, cảm nhận được anh ấy sắp nói một chuyện quan trọng gì đó. Nhưng tôi không dám nghe, không muốn ôm thêm hy vọng rồi lại chùn bước, thế nên không đợi anh ấy nói hết câu đã ngắt lời: “Hôm nay em có việc, phải đi bây giờ đây. Đợi lúc nào rỗi thì nói tiếp nhé”.

“Khuê, anh sẽ nói nhanh thôi”. Anh ấy, sợ tôi cúp máy nên nói liền một mạch: “Anh sợ không nói bây giờ thì sau này không đủ can đảm nói nữa”.

“Vậy chờ sau này gom đủ can đảm rồi nói cũng được”.

"Chuyện này không thể nói sau được". Anh ấy bắt đầu cuống lên: “Anh nghe chuyện gia đình em rồi. Khuê, đừng cưới. Đợi anh về được không? Em đợi anh về rồi tính tiếp được không? Anh sẽ giúp em tìm cách giải quyết”.

Tôi quen Quân cách đây 7 năm, từ ngày đầu tiên mới sang Pháp. Anh ấy là chi hội trưởng của hội đồng hương Việt Nam, hát hay, chơi đàn giỏi, lại thường xuyên giúp đỡ những người mới sang, kiểu người như anh ấy được rất nhiều bạn nữ trong hội yêu quý. Tôi cũng không ngoại lệ.

Bởi vì thích Quân nên tôi mới không nói ra chuyện gia đình mình sắp phá sản, muốn giữ lại một chút tôn nghiêm cho bản thân, nhưng cuối cùng vẫn là không thể.

Nếu đã nói toạc ra như vậy, tôi cũng không giấu giếm nữa. Tôi như một con nhím xù lông lên để tự bảo vệ mình: “Anh không cần phải giúp em đâu. Chuyện của nhà em, em tự lo được".

"Tự lo làm sao được, em đợi anh đi. Bây giờ anh ra sân bay mua vé, đợi anh".

"Anh lấy tư cách gì để bảo em đợi anh?”

“Anh...".

Không đợi anh ấy nói hết, tôi lại tiếp tục: “Đợi anh về thì anh sẽ làm được gì? Cho em tiền, hay là dẫn em bỏ trốn?”.

"Anh sẽ đưa em đi"

"Không cần đâu, em sẽ không đi đâu cả".

"Khuê, anh nghe nói người đàn ông kia có vợ rồi. Em lo cho bố mẹ em, anh hiểu. Nhưng cũng không thể vì thế mà lấy một người như vậy được. Anh ta có thể lấy nhiều vợ, nhưng con gái như em thì khác. Em chỉ có một lần thôi, đừng chôn vùi hạnh phúc của mình như thế, được không?".

"Đó là lựa chọn của em".

Quân gần như hét lên: "Em không thể lựa chọn như thế, anh không chấp nhận. Anh sẽ thử nhờ bố giúp em, trước hết em cứ tạm dừng đám cưới trước đi, chờ anh về. Chờ anh về được không?".

Tôi hỏi ngược lại: "Vậy sau khi em dừng đám cưới, anh chắc chắn sẽ giúp được em chứ?".

Quả nhiên, đầu dây bên kia lại ngập ngừng!

Có lẽ anh ấy cũng không biết mình sẽ làm được gì, càng không thể ra mặt dẫn tôi đi, bởi vì bây giờ đã không một công ty nào muốn dính dáng đến Nam Tiến nữa, sợ làm mất lòng Vạn Thịnh. Một doanh nghiệp nhỏ như gia đình của anh ấy, chống cự với Vạn Thịnh để giúp tôi làm sao đây?

Cho nên con đường này, vốn dĩ đã định sẵn chỉ một mình tôi bước!

Tôi nắm chặt điện thoại trong tay, giọng nói nhẹ tênh như gió: “Quân, sau này nếu có thời gian về nước, gặp lại hy vọng chúng ta vẫn là bạn bè”.

“Anh không muốn làm bạn bè. Khuê, anh thích…”.

Tôi không dám nghe hết câu, ngay lập tức cúp máy.

Có những chuyện sớm một chút sẽ không hài hòa, muộn một chút lại thành bỏ lỡ. Lúc còn nhỏ, tôi cứ nghĩ qua tuổi 18 sẽ là trưởng thành, sẽ tự khắc hiểu được thế nào là yêu đương, thế nào là gánh vác. Nhưng đến mãi sau này tôi mới nhận ra, trưởng thành không thể đong đếm bằng thời gian được.

Nếu là tôi của năm 18 tuổi, hoặc giả như năm 25 tuổi, tôi sẽ ngay lập tức nhận lời chàng trai tôi thích. Có thể cùng anh ta bỏ trốn khỏi đám cưới, hoặc khóc lóc giằng co cho đến khi chờ đợi được người ấy trở về.

Nhưng bây giờ tôi không còn thích gì làm nấy được nữa. Trước 25 tuổi có thể tùy hứng bởi vì tôi còn gia đình để dựa dẫm, bây giờ tôi trở thành chỗ dựa cho cha mẹ, thì không thể cứ vậy làm theo ý mình như trước kia.

Cho nên tôi không nghe lời anh cả, cũng không đợi chờ Quân. Tôi sẽ ở đây, bước vào lễ đường, chính thức trở thành vợ hai của ‘kẻ làm thuê’ cho gia đình tôi năm đó, đổi lại bình yên cho cha mẹ tôi.

Cùng lúc này, bên ngoài có tiếng trợ lý gọi tôi: “Chị Khuê, đến giờ tổ chức hôn lễ rồi”.

Cuối cùng, macara vẫn lấm lem trên khóe mắt, tôi lấy khăn tay lau đi, khàn giọng đáp lời: “Tôi ra ngay”.

"Bố chị đang chờ ở sảnh A nhé".

"Tôi biết rồi".

Sau đó một mình tôi nhấc chiếc váy cưới nặng trĩu, liêu xiêu từng bước tiến ra lễ đường.

Bố tôi nói, hôn lễ ngày hôm nay của tôi không có bất kỳ người thân nào của gia đình tham dự, anh cả cũng không được phép đến, chỉ có ba người chúng tôi.

Nhưng vì muốn sỉ nhục chúng tôi mà khách mời của nhà trai lại nhiều đến chật kín cả hội trường. Bọn họ đều là lãnh đạo doanh nghiệp lớn nhỏ ở Hà Nội, tất cả đều là người quen, khi thấy bố tôi nắm tay tôi bước vào thì đều cười mỉa mai, trong ánh mắt không có sự chúc tụng mà chỉ có vẻ thương hại và khinh bỉ đến tột cùng.

Sông có khúc, người có lúc. Lúc trên cao cảm thấy rất mát mặt, ngã ngựa mới biết thật sự đau!

Tôi nghe loáng thoáng tiếng người xôn xao, nói: “Kìa, con bé nhà ông Cường thế mà lại làm vợ hai”.

“Đúng là có tiền sai khiến cả được quỷ có khác, tương lai đang ngời ngời như thế, lại chưa chồng, thế mà lại đi làm vợ hai”.

“Ông Cường làm thế chẳng khác nào bán con”.

“Tôi đã bảo có tiền sai khiến được cả quỷ mà”.

“Tưởng làm sao, xoay sở giỏi giang thế nào, rơi vào đường cùng mà bán con đi thì cũng là hèn cả thôi”.

Những lời ấy như kim đâm qua lỗ tai tôi, ong ong rất khó chịu, nhưng có lẽ có người còn khó chịu hơn tôi gấp trăm lần.

Sắc mặt bố tôi xanh mét, đầu cúi gằm, bàn tay run lẩy bẩy nắm thật chặt tay tôi, mẹ tôi đứng ở một góc bên dưới cũng lén lút lấy tay lau nước mắt, khóc nhiều nên mắt bà đỏ hoe.

Tôi nghĩ cả đời tôi, cho đến phút giây này chưa từng thấy gia đình mình chịu nhục nhã đến vậy. Nhưng đứng dưới mái hiên, ai có thể không cúi đầu đây?

Không, từ lúc tiến vào lễ đường này thì chúng tôi đã gần như đã quỳ cả rồi. Quỳ trước mặt người đàn ông tên Xuyên kia…

MC thấy ánh đèn rọi về phía tôi thì lập tức hô to: “Kính thưa quý vị, sau một thời gian dài chờ đợi thì cuối cùng cũng được thấy cô dâu của chúng ta. Hôm nay, tại hôn trường này cô ấy là người rực rỡ nhất, xinh đẹp nhất, và có lẽ cũng là người hạnh phúc nhất, bởi vì ở ngay trên khán đài này có một người đàn ông vô cùng xuất sắc đang chờ cô ấy”.

Đèn ở khán đài cũng bật lên, một người đàn ông trầm mặc đứng ở đó cũng hiện ra trước mắt tôi, cùng với đó là tiếng MC hô to: “Vâng, chú rể của chúng ta”.

Lúc này, dưới sân khấu mới vang lên những tiếng vỗ tay rần rần, bản nhạc đám cưới cũng được tăng âm lượng, vang vọng cả hội trường. Tất cả mọi người đều xôn xao khi thấy anh ta, chỉ có cả nhà tôi là không thể cười nổi.

Giọng bố rất khẽ, như lẫn vào tiếng xôn xao xung quanh nhưng tôi vẫn nghe được: “Cơm Nắm, bố xin lỗi”.

Tôi đáp: “Bố, đừng buồn. Con sẽ không sao đâu”.

“Đợi một ngày nào đó bố vực dậy được công ty rồi, bố sẽ đến đón con”.

Tôi chẳng biết có ngày đó hay không, nhưng vẫn gật đầu: “Vâng. Con chờ bố”.

Sau đó, bố dắt tôi đến trước mặt người đàn ông kia. Lúc tới gần, nhìn rõ anh ta, tôi mới chợt nhớ lại gương mặt của chàng thiếu niên gầy gò năm đó. Vừa vặn trôi qua 20 năm, ở tuổi 35, anh ta vẫn giống như trước, nhưng lại cũng có rất nhiều điểm khác trước.

Gương mặt không in hằn dấu vết của tuổi tác và năm tháng, nhưng từng đường nét đã góc cạnh và nam tính hơn cách đây 20 năm. Thân thể yếu đuối ốm nhom kia bây giờ đã trở nên rắn rỏi và cao lớn, trên người toát ra hơi thở của một người đã ngấm đủ mọi bão táp phong ba. Có đủ nội hàm chín chắn, có đủ thành thục ổn trọng, có đủ quyết đoán và đĩnh đạc. Đặc biệt là ánh mắt, sự sắc lạnh trong đó khiến người khác không dám tới gần, nhưng lại cho tôi cảm giác thâm sâu đến mức dễ sa chân.

Tôi tự hỏi đây là chàng thiếu niên năm xưa đã dùng bàn tay đầy máu bò từng bước đến trước mặt anh tôi sao? Là người dù đói khát chui rúc ở dưới gian chứa đồ bẩn thỉu cũng không dám ăn một chiếc bánh tôi đưa sao?

Không, rõ ràng là phải mà không phải!

Trong lúc tôi còn đang ngây ra nhìn anh ta thì bố tôi đã cất giọng đầy máy móc: “Cậu Xuyên, hôm nay tôi giao con gái của tôi cho cậu”.

Hai tay anh ta vẫn để xuôi bên hông, không hề đưa lên nhận tay tôi từ bố tôi. Chỉ bình thản đáp: “Hợp đồng xây dựng tòa nhà A từ hôm nay là của ông”.

Sống lưng bố tôi run lên, ông cắn răng nói “Cảm ơn”, lại nhìn tôi thêm một lần rồi mới lẳng lặng rời khỏi lễ đường, nhường lại sân khấu cho chúng tôi.

Lúc này, rất nhiều người đang đứng ở khán đài nhưng tôi lại có cảm giác bơ vơ chưa từng có. Dù sao cũng là lần đầu tiên được làm cô dâu, đứng trước ánh đèn và hàng trăm cặp mắt, tôi không biết làm gì nên cứ đứng chôn chân mãi một chỗ, chỉ sợ sai một bước sẽ làm gia đình mình thêm bẽ mặt.

Mãi tới khi người đàn ông kia lên tiếng, tôi mới giật mình: “Lại đây”.

"...".

Anh ta nhìn tôi nói: "Đứng bên cạnh tôi".

Chẳng biết có phải do hiệu ứng ánh sáng sân khấu hay không mà đột nhiên tôi thấy ánh mắt kia đã giảm bớt vẻ lạnh lùng. Tôi gật đầu, nâng váy chậm rì rì tiến lại. Anh ta vẫn không đỡ tôi, chỉ nhích sang trái một bước, nhường vị trí chính giữa sân khấu cho tôi.

Lúc vừa đứng song song anh ta thì MC lại gào to: “Tôi đã từng tham dự rất nhiều hôn lễ, nhưng chưa từng thấy cô dâu chú rể nào lại đẹp cả đôi như thế này. Đứng cạnh bên nhau đúng là làm chói lóa cả hôn trường, phải không mọi người? Nào, để chúc mừng cho đôi kim đồng ngọc nữ này, chúng ta cùng nâng ly…”.

Mấy lời hoa mỹ đến buồn nôn này tôi cũng lười nghe, mà nghe cũng không nổi, tôi gắng gượng nở nụ cười cứng ngắc đứng trên sân khấu, máy móc làm theo lời MC. Có lẽ đã từng trải qua một lần nên Xuyên cũng không hứng thú với hôn lễ thứ hai này, các chương trình được anh ta lược bỏ đi gần hết, ngay cả uống rượu giao bôi hay trao nhẫn cũng bị cắt, cuối cùng chỉ còn mỗi tiết mục thề thốt mà đám cưới nào tôi tham dự cũng được nghe.

MC hỏi: “Anh Trần Lịch Xuyên, anh có đồng ý lấy chị Đoàn Nguyệt Khuê làm vợ, nguyện cả đời này yêu thương chị ấy, đối xử tốt với chị ấy, vĩnh viễn ở bên cạnh chị ấy khi sung sướиɠ cũng như lúc hoạn nạn khó khăn không?”

Người đàn ông kia đưa mắt nhìn tôi, im lặng vài giây rồi mới đáp: “Đồng ý”.

“Chị Đoàn Nguyệt Khuê, chị có đồng ý lấy anh Trần Lịch Xuyên làm chồng, nguyện cả đời này yêu thương anh ấy, đối xử tốt với anh ấy, vĩnh viễn ở bên cạnh anh ấy khi sung sướиɠ cũng như lúc hoạn nạn khó khăn không?”.

Tôi không nghe được câu hỏi của MC, bởi vì trong đầu chỉ văng vẳng ba chữ Trần Lịch Xuyên.

Tôi còn nhớ hồi nhỏ, anh cả tôi vô cùng hống hách ngỗ ngược, mấy người làm trong nhà đều dù lớn tuổi hay ít tuổi đều bị anh ấy chửi mắng, có người còn bị anh cả nhổ nước bọt vào mặt. Riêng đối với Xuyên, anh cả không chỉ mắng chửi mà còn dùng cả roi.

Tôi không thể đếm được bao lần anh cả tôi hành hạ anh ta, lần nhẹ thì hắt cả một ấm nước nóng vào người, nặng thì lấy dây lưng của bố quất anh ta đến rách tả tơi quần áo, tím bầm khắp người. Anh cả đánh Xuyên như cơm bữa, nhưng bố mẹ tôi không ngăn cản, bố mẹ anh ta lại không dám lên tiếng, bởi vì bọn họ chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu nhà tôi.

Cách đây 20 năm, thời bao cấp, nhà có tiền như cường hào ác bá, còn người làm thuê chẳng khác nào những mạng sống rẻ mạt, bất kỳ ai cũng có thể chà đạp được vậy.

Có một lần, anh cả tôi không tìm thấy mấy cuốn truyện tranh, chưa hỏi rõ đầu đuôi đã đổ tội cho Xuyên lấy, sau đó dùng gậy bóng chày đánh cho anh ta một trận. Đánh đến nỗi khóe miệng Xuyên đầm đìa máu, lưng tím đen, chân lặc liễng không bước thẳng được.

Vậy mà dù bị đánh bao lần thì anh ta chưa bao giờ phản kháng, cũng chưa từng hé miệng kêu đau. Anh cả không nghe được tiếng van xin của anh ta lại càng đánh tàn nhẫn hơn, đánh mệt rồi lại đổi sang chiếc gậy khác.

Anh cả bảo tôi đừng lại gần "thằng người làm rác rưởi đó", nhưng tôi lại cứ thích lẽo đẽo đi theo sau anh ta, hỏi anh ta tên gì. Chàng thiếu niên ấy liếc tôi một cái, mím môi im lặng rất lâu mới nói ra một chữ:

“Xuyên”.

Tôi nói: “Cái gì Xuyên?”.

Anh ta đưa tay lên lau vệt máu trên khóe miệng, ánh mắt dừng trên khuôn mặt non nớt của tôi rất lâu rồi lẳng lặng dời đi. Chân anh ta lặc liễng lê từng bước, tôi vẫn lì lợm chạy theo sau, luôn miệng giới thiệu tôi tên Đoàn Nguyệt Khuê. Lúc đó tôi mới 5 tuổi, được cha mẹ dạy cho tên của mình nên phấn khích đến nỗi gặp ai cũng khoe.

Tôi nói Nguyệt là trăng, Khuê là dịu dàng. Tên em là Ánh trăng dịu dàng. Nhưng cả ngày hôm ấy vẫn không nghe được câu trả lời tên anh ta là cái gì Xuyên.

Hôm nay mới biết, hóa ra tên anh ta rất đẹp. Là Trần Lịch Xuyên!

Không gian xung quanh bỗng nhiên yên tĩnh một cách kỳ lạ, vài giây sau, tôi nghe tiếng MC hắng giọng: “Chị Đoàn Nguyệt Khuê”.

Lúc này tôi mới giật mình thoát khỏi dòng hồi ức xưa cũ, ngơ ngác ngẩng lên nhìn MC. Khóe mắt tôi thấy Xuyên đứng bên cạnh khẽ nhíu mày, nhưng anh ta cũng không nói, chỉ ra hiệu cho MC đọc lại câu hỏi vừa rồi.

MC gật đầu, dõng dạc đọc lại: “Chị Đoàn Nguyệt Khuê, chị có đồng ý lấy anh Trần Lịch Xuyên làm chồng, nguyện cả đời này yêu thương anh ấy, đối xử tốt với anh ấy, vĩnh viễn ở bên cạnh anh ấy khi sung sướиɠ cũng như lúc hoạn nạn khó khăn không?”.

Tôi cúi thấp đầu, hít vào một hơi thật sâu rồi chậm chạp nói ra ba từ: “Tôi đồng ý”.

Thanh âm của MC bất chợt trở nên cao vυ't: “Như vậy chú rể và cô dâu đã đồng ý thề nguyện ở bên nhau cả đời. Chúng ta cùng chúc cho cô dâu chú rể từ nay sẽ sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long, chúc cho hai người sẽ sinh con đàn cháu đống, mãi mãi gắn bó không chia lìa…”.

***

Xong xuôi mấy nghi thức sáo rỗng, bố mẹ tôi không có mặt mũi nào tham gia tiệc đãi khách nên vội vàng về luôn. “Chồng tôi” thì bị khách khứa vây quanh chúc tụng, tôi lại chẳng quen ai nên chỉ ngồi yên trong một góc, lẳng lặng chờ đến khi bữa tiệc mỏi mệt này kết thúc.

Một người phục vụ bỗng nhiên bưng tô cháo lên cho tôi: "Chị Khuê, chắc chị đói rồi phải không? Ăn một ít cháo này đi".

"Dạ? À...". Ngửi thấy mùi cháo mới cảm thấy đói, tôi nghĩ đó là đồ ăn nhà hàng chuẩn bị kèm trong thực đơn nên gật đầu: "Cảm ơn chị".

"Tổ chức cưới sẽ mệt lắm, chị ăn đi cho có sức. Em để cốc nước ép táo ở đây nhé".

"Vâng, tôi biết rồi".

Ở bên này không có ai để ý, tôi ăn tạm một ít cháo, vừa uống được một ngụm nước ép đã thấy một bóng người quen thuộc từ cửa chính đi vào.

Chẳng biết tại sao anh cả lại ra ngoài được, vừa vào đến khán đài đã đập tan cả tháp rượu. Tiếng thủy tinh đổ ầm ầm xuống đất, điếc tai đến mức cả hội trường đang tay bắt mặt mừng liền im bặt, tất cả mọi người giương mắt đầy hứng thú nhìn về phía anh trai tôi.

Anh cả mặt mày đỏ phừng phừng, nhặt chai rượu đã vỡ lên chỉ vào mặt Xuyên: “Thằng khốn kiếp kia, hôm nay ông đây đến tính sổ với mày".

Dây thần kinh trong đầu tôi gần như đứt phựt, lúc ấy thứ tôi suy nghĩ được không phải là anh cả sẽ làm bị thương "chồng tôi", mà là sợ mọi chuyện rùm beng, cuối cùng người bị thiệt nhất lại chính là anh trai tôi.

Chúng tôi thừa hiểu, bây giờ không thể đối chọi lại được với người đàn ông ấy. Bạo lực hay phương thức nào cũng vậy!

Tôi vội vội vàng vàng đứng bật dậy, quên béng rằng mình đang mặc váy cưới mà cuống cuồng chạy lại. Nhưng chạy hai bước liền vấp váy, ngã sấp mặt xuống sàn. Tôi không kịp ngấm đau đã bò lên, tiếp tục chạy, miệng liên tục gọi:

“Anh cả, đừng làm lung tung. Anh cả, dừng lại đi”.

Váy vừa dài vừa nặng, tôi ngã lần thứ hai, rồi lần thứ ba, cuối cùng, lần thứ tư thì được một người nâng dậy.

Người đàn ông Xuyên lạnh nhạt nhìn tôi, không nói gì, nhưng ánh mắt anh ta rõ ràng không vui. Tôi sợ anh ta không vui thì anh cả sẽ càng thêm thảm, cuống quít nói:

“Anh đừng chấp anh ấy, anh mặc kệ anh ấy. Anh tôi..."

Còn chưa nói hết câu đã thấy anh cả xông lại, cầm chai rượu lởm chởm mảnh thủy tinh chĩa vào đầu Xuyên, miệng gào thét: “Cơm Nắm, đi đi. Hôm nay anh g.iế.t nó cho em, em mau đi đi”.

Tôi trợn to mắt, muốn nói "Không" nhưng có cảm giác không kịp nữa.

Tuy nhiên, lúc mảnh thủy tinh sắp xộc đến thì động tác của anh cả đột nhiên khựng lại, tôi hoảng hốt đến mức mồm miệng cứng ngắc, nhìn kỹ mới thấy cổ tay của anh ấy đã bị Xuyên nắm lấy.

Anh ta buông tôi ra, đứng dậy: “Làm loạn gì đấy?”.

“Mày…”. Anh cả tôi muốn vằng ra nhưng không được, nâng chân định đá Xuyên nhưng anh ta đã ngay lập tức chặn trước, anh cả tôi vùng vẫy thế nào cũng không thoát nổi tay anh ta.

Tôi đột nhiên nghĩ, có lẽ 20 năm trước và cả 20 năm sau thì anh tôi cũng chưa bao giờ thắng được Xuyên. Anh ta có thể bổ củi, gánh nước, vác mấy bì gạo to, còn anh tôi ngay cả cái búa tạ cũng không vác được. Trước đây anh tôi có thể bắt nạt được Xuyên chẳng qua là vì anh ta không muốn phản kháng mà thôi.

Bây giờ thì khác rồi!

“Thằng kh.ốn k.iếp. Buông tao ra". Hai mắt anh cả đỏ ngầu như máu, hét ầm ỹ: "Tao nói cho mày biết, tao không bao giờ gả em gái tao cho một thằng mọi rợ như mày. Em tao không việc gì phải làm vợ hai của một thằng có bố mẹ là người làm công cho nhà tao như mày”.

Anh cả tôi gào to: “Mọi người nghe thấy không, Trần Lịch Xuyên là thằng bần cùng mọi rợ, thằng con của lũ làm…”.

Anh cả còn chưa nói hết câu thì cổ tay đã bị vặn ngược lại, cơ hồ tôi còn nghe tiếng xương răng rắc, cùng với đó là âm thanh thét lên của anh trai tôi.

Còn người kia, bị sỉ nhục như vậy mà anh ta vẫn hết sức bình tĩnh, vẻ mặt lạnh tanh, chỉ có ánh mắt âm u đến cực điểm: “Câm miệng lại”.

Anh cả tôi đau đến mặt mày xanh mét, nhưng vẫn mắng chửi. Tôi sợ chỉ cần nói thêm vài câu thôi, cổ tay của anh cả sẽ bị Xuyên bẻ gãy. Mà thực ra vết thương trên thân thể không đáng ngại, anh trai tôi từng đánh anh ta, giờ làm loạn thế này bị thương là đáng lắm. Nhưng còn gia đình chúng tôi thì sao? Những nhục nhã mà bố mẹ và tôi đã phải gánh để đổi lấy đường lùi cho công ty thì sao?

Không, không thể đổ sông đổ bể được.

Tôi vội vàng đứng dậy, lay anh cả: “Anh cả, đừng làm loạn nữa. Đừng nói nữa, đủ rồi”.

“Cơm Nắm, anh đã nói em mau đi đi. Em không phải sợ nó. Có anh cả ở đây, anh không cho phép nó đυ.ng vào em”.

Tôi bực mình hét to: "Em không đi. Anh có làm gì thì em cũng không đi. Em là vợ anh ấy, em đi theo anh ấy, anh mau về nhà đi”.

Anh cả tức đến trợn mắt, há miệng nhưng không nói được gì. Sau đó có lẽ giận quá nên anh ấy dùng tay còn lại rút chai thủy tinh từ tay kia ra, dùng sức nhắm vào ngực Xuyên đ.â.m xuống.

Tôi nghĩ, nếu để anh ấy đ.âm nghĩa là gia đình chúng tôi thật sự xong rồi!

Chỉ trong một tích tắc, tôi ngay lập tức vùng lên dùng tay nắm chặt lấy chai thủy tinh. Một cảm giác đau thấu tận xương xộc thẳng vào đại não, đau như có thể c.hế.t được ngay tại đó vậy.

Anh cả thấy máu trên tay tôi thì kinh hoàng hét to: “Cơm Nắm”.

Trần Lịch Xuyên thì buột miệng mắng một tiếng, sau đó giữ chặt cổ tay tôi, gầm lên: “Buông ra”.

Tôi máy móc làm theo lời anh ta, buông vỏ chai vỡ kia ra, m.áu theo đó chảy tong tong xuống đất, nhìn đến đỏ cả mắt. Anh cả tôi hoảng hốt đến cuống hết cả lên, rõ ràng muốn rịt lại máu cho tôi nhưng run rẩy không sao làm được. May sao cùng lúc này Xuyên cũng ngay lập tức lấy một chiếc khăn sạch ở bàn tiệc gần đó, buộc bàn tay tôi.

Khách khứa trong sảnh hôn lễ thấy cảnh này, người thì thích thú đứng xem, người thì hò hét bảo mau đưa đi bệnh viện. Anh cả tôi cũng chợt giật mình, quýnh quáng bảo tôi: "Đi bệnh viện". Nhưng vừa vươn tay ra thì Xuyên cũng lôi tôi về.

Giọng anh ta cứng rắn và lạnh lùng: “Đừng có đυ.ng vào”.

“Mày… thằng k.hốn này”.

Trần Lịch Xuyên không để ý đến anh cả, chỉ đưa mắt ra hiệu cho mấy người bảo vệ đứng gần đó khống chế anh cả.

Ba người bảo vệ cao to chẳng mấy chốc đã gô cổ được anh tôi rồi kéo đi, lúc này, Xuyên mới nói xin lỗi mọi người, hẹn có dịp gần nhất sẽ tổ chức chiêu đãi sau.

Mọi người xem trò vui đã đủ, ai nấy đều cười cười: "Không sao, không sao. Sức khỏe của vợ cậu quan trọng nhất. Cậu mau đưa cô ấy đến bệnh viện đi".

Anh ta gật đầu, đi thẳng ra bên ngoài, tôi muốn chạy theo hướng ba người bảo vệ nhưng sợ mọi chuyện lại thêm rắc rối, đành chọn theo anh ta.

Ngồi trên xe đến bệnh viện, tôi thấp thỏm không yên. Không phải vì đau mà vì lo cho anh cả. Tôi sợ Xuyên sẽ không tha cho anh tôi, nhẹ thì đánh một trận rồi thả cho về, nặng thì đánh xong sẽ đưa anh ấy lên đồn công an.

Gây rối trật tự công cộng, dùng vũ k.hí ngu.y hiể.m đe dọa g.iế.t người, ít nhất cũng phải ngồi tù vài năm.

Anh cả tôi đã gây ra biết bao đau đớn cho người đàn ông đó, làm sao có chuyện anh ta chọn nhẹ tay với anh tôi được đây?

Xuyên thấy cứ chốc chốc lại ngoái đầu lại, có lẽ cũng biết tôi đang nhìn gì, mới mở miệng: “Không cần nhìn nữa, qua hai con phố rồi”.

Tôi giật mình, vội vàng thu lại tầm mắt rồi lén lút liếc anh ta, ở vị trí này chỉ thấy một bên sườn mặt lạnh lùng của người đàn ông đó. Mấy đầu ngón tay của anh ta vẫn dính máu của tôi, nhưng dường như anh ta cũng không mấy để ý nên chẳng buồn lau đi.

Lòng tôi rất nặng nề, chậm rì rì nói: “Anh cả tôi… Anh ấy không biết suy nghĩ, làm ra mấy chuyện khó chấp nhận được, tôi thay mặt anh ấy xin lỗi anh".

Tôi biết không thể xin lỗi, nhưng vẫn kiên trì nhắc lại: "Xin lỗi anh,"

Lông mày Xuyên khẽ cau lại, anh ta im lặng hồi lâu rồi đột nhiên nói một câu chẳng hề liên quan: “Lo cho vết thương trên tay em đi”. Anh ta vẫn chuyên chú lái xe, nhưng chẳng hiểu sao vẫn biết váy tôi đầy m.áu: “Tôi không thích mùi máu dây ra xe tôi”.

"À... vâng". Tôi ngẩn ra mấy giây mới cuống quít nắm chặt bàn tay lại, nói xin lỗi xong thì ngồi im re, không dám cựa quậy nữa.

Trong khoang xe không còn tiếng nói chuyện, chỉ có tiếng thở rất khẽ của tôi. Tâm trí tôi lúc này là một mảnh hỗn loạn, không thể nào xua đi được giọng nói “Cơm Nắm, mau chạy đi” của anh cả, rất lo cho anh ấy, nhưng lại chẳng thể liên lạc với bố tôi.

Cho đến khi xe dừng lại ở bệnh viện, người bên cạnh tôi bỗng dưng lên tiếng: “Chỉ có một lần này thôi".

Tôi mở to mắt nhìn anh ta, lại nghe Xuyên chậm rãi nói thêm một câu: "Hôm nay là ngày cưới, tôi có thể bỏ qua. Nhưng sẽ không có lần sau"