18.
Chứng kiến kết cục bi thảm của Uyển tài nhân, cung nhân rỉ tai nhau Lệ phi mới là tình yêu đích thực của hoàng thượng.
Mỗi lần bàn tán về chủ đề này, kiểu gì cũng có một hai kẻ trời ơi đất hỡi réo tên ta.
Tiểu Lan kể có người còn đặt cược xem hoàng thượng thực lòng yêu ta hay là Lệ phi, ta chán không buồn nói. Khi trước, bọn họ đặt cược vào cuộc chiến tranh giành sủng ái giữa Lệ phi và Uyển tần, đúng là nhiều tiền.
Người khác nghĩ gì thì kệ, nhưng ta tuyệt đối không được nghĩ giống họ, không được lừa mình.
Nực cười biết bao! Hoàng thượng là ai chứ? Là thiên tử cao quý tột cùng, ngài dành tình cảm cho biết bao người, có khi đếm còn không hết.
Như Lệ phi, đương nhiên hoàng thượng yêu nàng. Ngày xưa, ngài tự tay đẽo tượng gỗ để làm nàng vui.
Ấy vậy, ngài chẳng hề khoan nhượng khi tịch biên tài sản nhà người ta.
Hoàng hậu dịu dàng đoan trang, người với hoàng thượng như cầm sắt hảo hợp [1]. Vậy hỏi hoàng thượng có yêu hoàng hậu không? Có lẽ là yêu.
Vả lại hoàng hậu còn có những điểm hơn các phi tần khác, đủ làm hoàng thượng an lòng.
Học giả Tề Thư Xương đứng đầu hàn lâm viện là phụ thân hoàng hậu. Rất nhiều học trò của ông nắm giữ chức vụ quan trọng, có tiếng nói trong phái quan văn. Danh tiếng của ông nức lòng giới mộ điệu. Nhưng Tề lão không có quyền lực.
Cả đời ông sùng bái lễ nghĩa thánh hiền. Con gái ngồi lên vị trí hoàng hậu, ông càng cố gắng hành xử thận trọng.
Ta từng nghe một câu chuyện thú vị về vị học giả này. Có một vị quan viên trẻ họ Tấn kính phục Tề lão đã lâu, chỉ mong được mời ông một ly rượu. Tề lão biết chuyện liền thúc ngựa chạy bạt mạng đến độ ghìm dây cương suýt chết ngựa.
Ông vội vàng chạy trốn bởi vì ông ôm nỗi lo hoàng thượng sinh nghi ông cấu kết bè đảng.
Hoàng thượng yêu hoàng hậu mà phi tần vẫn đầy hậu cung.
Cả An chiêu nghi nữa, nàng là trắc phi do đích thân hoàng thượng lựa chọn, giờ nàng đang bị đày trong lãnh cung.
Sau khi hoàng thượng đăng cơ, khi ấy Lệ phi còn chưa tiến cung, ngài sủng ái An chiêu nghi nhất, bảo hoàng thượng không yêu nàng e là không thỏa.
Tất nhiên là ngài yêu. Vậy mà mấy năm nay có bao giờ ngài nhắc đến nàng không? Không!
Tình yêu của đế vương thoạt nhìn trân quý, kì thực rẻ mạt.
Nhắc đến chuyện cũ, ngày xưa hoàng thượng từng gặp được người trong mộng. Tuy nhiên, mối tình ấy vừa nở đã tàn. Đó là lần duy nhất hoàng thượng thất tình.
Ta không hiểu rõ lắm về thân phận của nàng, chỉ biết nàng là con gái của một huyện lệnh nọ, Kỳ vương gọi nàng là Viện Viện [2].
Năm xưa, tiên đế thấy Kỳ vương không chú tâm lo nghĩ cho muôn dân, ông bèn lệnh cho Kỳ vương đi về châu huyện, khảo sát quan viên.
Chuyến đi kéo dài đến mấy tháng. Sau khi trở về, Kỳ vương đi thẳng vào cung xin tiên đế ban hôn.
Kết quả dễ đoán, con gái của một huyện lệnh sao xứng với danh Kỳ vương phi?
Kỳ vương vẫn quyết tâm, cảm giác như cả thế giới gộp sức lại cũng không thể chia cắt ngài và Viện Viện. Hồi ấy, gặp ai ngài cũng kể về Viện Viện. Ngày nào, ngài cũng khóc lóc kể với bọn ta về tình yêu ngang trái của ngài. Cứ dăm ba bữa, ngài lại tiến cung cầu xin phụ thân.
Tiên đế lửa giận ngút trời, bèn chọn cho ngài một nàng Kỳ vương phi và một nàng trắc phi từ những thiếu nữ trong kinh thành. Vị trắc phi kia chính là Hiền phi nương nương bây giờ.
Kỳ vương không bằng lòng. Ngài đưa người đi tìm người thương, ta cũng đi cùng ngài. Nhờ vậy, ta mới được chứng kiến một cảnh tượng khó quên.
Kỳ vương bảo ta đứng ngoài cổng canh chừng cho ngài. Ta tò mò quá mới hé cửa ra xem lén.
Nàng Viện Viện có vẻ u sầu: "Nếu điện hạ đã có hôn sự, từ nay về đành sau ai đi đường nấy, hai ta có duyên mà không có phận."
"Không, Viện Viện nàng phải tin ta, ta nhất định sẽ cưới nàng."
Viện Viện cúi đầu suy tư, khi ngẩng mặt lên, ánh mắt nàng vô cùng nghiêm túc: "Điện hạ, hai ta bỏ trốn đi. Chàng đưa ta đi trốn đến một nơi hai ta được làm vợ chồng, được sống hạnh phúc."
Bấy giờ, sắc mặt điện hạ vô cùng khó coi, ngài do dự.
Chính khoảnh khắc do dự ấy nhận lấy quyết định từ bỏ của người thương.
"Điện hạ không làm được, sao còn nói sẽ lấy ta? Hoàng thượng đã ban hôn, không lẽ chàng định nạp ta làm thϊếp ư?"
"Không phải như vậy." Kỳ vương phản bác.
"Còn có thể như nào, thân phận ta thấp kém, kể cả làm trắc phi hoàng thượng cũng không ưng thuận. Mà trắc phi chẳng phải cũng là thϊếp sao?"
"Điện hạ, ta chắc chắn sẽ không làm thϊếp."
"Gia phụ ta chỉ là một huyện lệnh, nếu ngài còn không dứt khoát, đến lúc hoàng thượng trách tội, ngài vẫn sẽ là hoàng tử, còn nhà ta e sẽ gặp nạn."
Kỳ vương không có lời nào để phản bác.
Ngài vẫn không chịu đi nên trọ lại khách đi.ếm một thời gian dài. Ngài ấy thì không sao, nhưng cô nương kia vô cùng chật vật.
Mối tình giữa Kỳ vương và Viện Viện cô nương bị đồn thổi khắp huyện, mà nữ nhi quan trọng nhất là danh tiết.
Không lâu sau, Viện Viện xuất giá.
Hôn sự này quả thực bất ngờ. Không ngờ trong lúc tin đồn hãy còn rầm rộ lại có người dám đến cầu hôn. Xứng mặt nam tử hán!
Đội ơn Kỳ vương, hôn sự của hai người buộc phải tổ chức qua loa, vội vã.
Ngày nàng thành hôn, Kỳ vương một mình ra ngoài, khi về như người mất hồn, hôm sau ngài hồi kinh.
Ngày ấy, ta còn thương xót cho mối tình phù dung của hai người, giờ đây ngẫm lại mới thấy Viện Viện khôn ngoan.
19.
Bấy giờ, kỳ vương phi do tiên đế ban hôn chưa bước vào phủ, thái tử đã bức vua thoái vị. Phụ thân Kỳ vương phi cho rằng mình ủng hộ nhầm người, bèn chuyển qua cấu kết với thái tử. Gió chiều nào che chiều nấy, kẻ như vậy nào có kết cục an lành?
Vì vậy, sau khi Kỳ vương đăng cơ, vị trí hoàng hậu vẫn trống.
Hậu cung chỉ có hai vị phi tần là Hiền phi và An chiêu nghi. Hiền phi không nhận được nhiều sủng ái, nên An chiêu nghi nảy sinh ý định ngồi lên ngôi hoàng hậu cũng là điều dễ hiểu. Cũng có thể vì nàng sợ khi hồng nhan tri kỉ trong lòng hoàng thượng quay về, ngôi vị của nàng sẽ lung lay.
Lần ngài gặp lại cố nhân là một năm sau khi đăng cơ. Phu quân nàng Viện Viện thăng quan đến kinh thành nhậm chức dẫn cả thê tử đi cùng.
An chiêu nghi khi ấy còn là trắc phi, biết chuyện giữa hoàng thượng và Viện Viện, nàng sợ hoàng thượng nối lại tình xưa nên đã mua chuộc người ám sát Viện Viện.
Cuối cùng, suýt chút nữa hại chết con trai nàng Viện Viện. Phu quân nàng tra ra bằng chứng, quỳ ngoài Cần Chính điện mong hoàng thượng giải quyết.
Kết cục, An chiêu nghi tự mình đẩy mình vào lãnh cung, hơn nữa còn liên lụy đến người nhà.
Phu quân nàng không màng danh lợi, thỉnh hoàng thượng ban thánh chỉ cho phép cả nhà rời khỏi kinh thành.
Trong số các nữ nhân của hoàng thượng, An chiêu nghi gọi là biết tính toán, nhưng vẫn còn non tay.
Ai nấy đều nói đế vương không có tình yêu, sau chặng đường dõi theo hoàng thượng ta đúc rút được một kết luận.
Hoàng thượng yêu, nhưng ngài không chỉ yêu một người.
Từ ngày bị giáng xuống tài nhân, Lưu Uyển đóng cửa cả ngày, không gặp một ai. Lệ phi đang mang thai, hoàng thượng đành sủng hạnh các phi tần khác. Ngài còn tổ chức tuyển tú.
Lần nào cũng như lần nào, tuyển thêm phi tần chỉ khổ ta. Hoàng thượng chỉ cần phong chức vị, ban nơi ở là xong.
Còn ta phải dặn dò cung nhân quét dọn nhà cửa, xem xét danh sách quà mừng, sau đó thông báo cho nội vụ viện sắm sửa, bận tối mắt tối mũi.
May mà ta chỉ cần phân phó nhiệm vụ, không phải động tay làm.
Năm nay, ta vẫn đón Tết trung thu cùng với Lý Bá. Hoàng thượng có ghé thăm Lý Bá, sau đó đi đến cung của hoàng hậu nương nương.
Hoàng thượng đặt kỳ vọng rất lớn vào tiểu hoàng tử. Ngài hay bế con đến Càn Thanh cung cùng mình phê duyệt tấu chương.
Sau này, nếu tiểu hoàng tử được bồi dưỡng cẩn thận, trở thành rường cột nước nhà, đúng như mong đợi của hoàng thượng, ngài ắt sẽ giao lại trọng trách cho tiểu hoàng tử.
Hình như trận phong hàn dạo trước khiến ta mụ mị đầu óc, đến nay cứ hay nằm mơ.
Ta mơ thấy mẫu thân... có lẽ là mẫu thân. Ta mơ thấy mẫu thân bị phụ thân đánh...nếu người đàn ông đó là phụ thân ta.
Ta kể lại cho Lý Bá.
Lý Bá ăn xong miếng bánh trung thu, nói: "Lúc nhặt được ngươi, ta đang giải quyết công việc giúp hoàng thượng, nơi đó là Lị Thành nằm cạnh đây."
"Sau đó ta cũng nhờ người nghe ngóng xem có nhà nào lạc mất con không, nhưng không thấy ai nhận."
"Trên người nô tỳ lúc ấy có tín vật gì không?" Ta hỏi.
Lý Bá khinh khỉnh: "Có! Có cái bộ đồ rách, lủng mấy chỗ liền, ta vứt lâu rồi."
"Vứt ở bên đường ăn mày thấy còn khinh."
Ta gật đầu, lòng nặng trĩu thất vọng.
Cũng từng có lúc ta tưởng tượng linh tinh, biết đâu phụ mẫu thân sinh không phải người thường, trong lúc bất cẩn lạc mất ta. Trải qua muôn vàn cay đắng, hai người tìm thấy ta, cả nhà ôm nhau khóc thật to.
"Cuối cùng phụ mẫu cũng tìm được con, tội nghiệp con quá."
"Phụ mẫu đưa con về nhà, không phải hầu hạ người khác nữa."
"Con gái đừng lo, phụ mẫu dành dụm được khoản tiền khá, tất cả đều để cho con."
Song, giả thiết ấy có vẻ không thực tế lắm, nếu có tiền sao lại để ta mặc quần áo rách?
Kể cả họ xuất thân danh gia, nhưng người ta hầu hạ chính là hoàng thượng, trước mặt hoàng thượng, ai cũng phải quỳ lạy.
Lý Bá thấy ta im lặng, khẽ khàng hỏi chuyện: "Nhớ phụ mẫu sao?"
Ta...muốn một đêm biến thành phú hào.
"Không nhớ, cũng không nhớ nổi." Ta lắc đầu.
"Đừng quá mải mê trong quá khứ, đời người còn dài phải biết cách tiến về phía trước. Nếu có duyên ắt sẽ hội ngộ."
"Đời người dài thế, Lý Bá chỉ ở trong cung có tiếc nuối không?"
Lý Bá cười: "Được ở gần hoàng thượng là đủ rồi."
[1] Cầm sắt hòa hảo: Cầm và Sắt là hai nhạc cụ thường dùng trong hòa tấu âm nhạc cho ra âm thanh hòa hợp rất hay, nên còn được ví với vợ chồng hòa thuận.
Liên quan đến cầm sắt, có câu thơ này trong “Truyện Kiều” rất hay, mới biết các cụ mình xưa ý nhị chừng nào:
Cầm sắt có nghĩa bóng là tình vợ chồng, và cầm kỳ (Đàn và Cờ) có nghĩa là tình bè bạn. Như khi Kim Kiều tái hợp, mặc dù đã bái đường với nhau, nhưng Thúy Kiều năn nỉ Kim Trọng đừng động phòng với lý do:
“Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại vầy cho tan!"
Nên nàng khuyên Kim Trọng:
"Chàng dù nghĩ đến tình xa,
Đem tình CẦM SẮT đổi ra CẦM KỲ!”
[2] Viện Viện 媛媛:nghĩa là người con gái đẹp, đoán chừng cô nương này phải nghiêng nước nghiêng thành.
__________________________________