Lúc bước chân vào hiệu sách, Lêa hồi hộp và lo lắng bao nhiêu thì lúc cầm tập 2 cuốn Tìm lại thời gian đã mất, nàng bình tĩnh và thoải mái bấy nhiêu. Nàng rút sách ra và bắt đầu giở từng trang. Tờ quảng cáo nằm trong đó. Bất giác, nàng mân mê tờ giấy để đánh giá độ dày của nó và khéo léo bỏ vào túi áo măng tô. Cầm sách trên tay, nàng quay lại và bước mấy bước với vẻ đang chăm chú đọc. Chàng trai tóc nâu vẫn cặm cụi viết phiếu. Nàng lấy tờ quảng cáo có sẵn trong xắc và chuồi vào sách. Với thái độ tự nhiên, không vội vã, nàng bỏ lại sách lên giá.
Hiệu sách vẫn vắng khách.
Lêa cầm lấy một cuốn sách trên bàn mang ký hiệu N.R.F nổi tiếng và đọc mấy dòng đầu: "Mang theo trong cặp để về chấm, bài viết của bốn mươi hai học sinh, ông Giôxxơrăng hình dung mình là thi sĩ Viêcgin và ông ngạc nhiên với vẻ vừa thơ ngây vừa kỳ thú khi thấy mình lại sống giữa ánh nắng mặt trời ở cái xứ sở kỳ cục này mà ông thấy nhiều điều mình phải học hỏi". Nàng ngẩng đầu lên, ánh mắt nàng bắt gặp ánh mắt của chàng trai tóc nâu.
- Cuốn sách tuyệt vời đấy. - Chàng trai vừa nói vừa bước lại gần. - Cô nên mua đi.
- Đồng ý, tôi tin ông. Tôi chưa đọc tác giả này bao giờ.
- Thế là sai lầm, cô phải đọc hết mọi tác phẩm của Macxen Aymê.
- Đồng ý, tôi xin nhớ.
Lêa trả tiền và đi ra.
Vẫn không có một người khách nào vào hiệu. Lúc đó gần mười một giờ mười lăm.
Mặc dù có nắng đầu xuân, trời vẫn còn rất lạnh. Đi qua khách sạn Pông-Royan, Lêa bỗng nhớ tới đêm trước. Nàng đỏ bừng mặt.
"Mình phải suy nghĩ kỹ." - Nàng vẫn không ngừng nghĩ bụng khi đẩy cửa buồng.
Một giỏ hoa trắng đồ sộ choán hết cả mặt tủ quần áo. Lêa mỉm cười, cởi giày, nằm dài ra giường, kéo mền đắp, nhìn chiếc phong bì đặt trước giỏ hoa.
Khi Lêa từ tàu điện ngầm bước xuống ở ngã năm vườn hoa Clidê thì đã ba rưỡi. Nàng cố không nhìn tấm panô nặng nề bao quanh bục gác trên đó có một nhân viên cảnh sát điều khiển xe cộ thưa thớt.
Buổi chiều đẹp trời. Tuy lạnh, vẫn có đông người đi bộ dạo chơi dọc đại lộ. Người ta xếp hàng dài trước các rạp chiếu bóng. Ở rạp Noocmăngđi, chiếu bộ phim Chúng tôi, những đứa trẻ. Lêa đứng xếp hàng. Đoạn phóng sự về các trại thanh niên kéo dài mãi. Còn đoạn thời sự thì chỉ giới thiệu "Chiến công của binh sĩ Đức vẻ vang" những đám đông hoan hô ông thống chế, buổi xuất phát vui vẻ của những lao động tình nguyện trẻ tuổi, một buổi lễ kết hôn sang trọng ở Visy, buổi diễn tập một vở kịch của Môngteclăng, Môrix Sơvaliê hát ở Đức cho tù binh nghe, và mốt quần áo mới cho mùa xuân. Nàng cảm thấy bộ phim như vô tận. Cuối cùng khi hết phim, nàng làm như thể đánh rơi găng tay và nhân đấy chuồi cuốn sách xuống dưới ghế ngồi. Nàng đứng dậy và ra đi, không ngoái lại phía sau.
Ở vườn hoa Clidê, nàng tưởng như ai ai cũng nhìn mình. Nàng nghĩ bụng lúc nào cũng có thể nghe tiếng người bảo mình:
- Mời cô đi theo tôi.
Phải chăng chỉ là ý nghĩ, nhưng nàng cảm thấy như nhận ra chàng trai tóc nâu ở hiệu sách. Nàng cố kìm mình để không bỏ chạy.
Tàu điện ngầm chật ních người. Lêa bị kẹt vào giữa một người lính Đức - anh ta cố không đυ.ng đến người nàng nhưng không được - và một cô gái to béo sực nức mùi nước hoa đến nhức đầu. Đến quảng trường La Côngcooc, nàng đổi tàu và cô gái cũng vậy.
Về đến nhà ở phố Đại Học thì đã sáu rưỡi. Đẩy cửa vào, trước tiên, nàng nghe thấy tiếng cười của bà Lida, và sau đó, là tiếng cười kín đáo hơn của bà Anbectin. Ai có thể làm hai bà già độc thân đờ Môngplâynet cười như vậy? Nàng bước vào phòng trang điểm, căn phòng duy nhất trong nhà được sưởi ấm tương đối đầy đủ bằng một lò sưởi đốt củi. Phrăngxoa Tavecniê giơ hai bàn tay xoa xoa vào nhau trước ngọn lửa. Khi Lêa bước vào, anh ta đứng dậy.
- Cháu gái thân yêu. - Lida lên tiếng - Sao cháu không cho hai bà biết là cháu đã gặp ông Tavecniê?
-... Và cháu sẽ đi ăn tối với ông ấy. - Bà Anbectin nói thêm.
- Sáng nay, cháu chưa kịp nói với hai bà.
- Cháu phải cảm ơn ông Tavecniê về những bông hoa tuyệt diệu của ông ấy.
- Không có gì đâu thưa cô. Thế cô không nhớ là chúng ta cùng nhau đi ăn tối sao?
- Không, không. Tôi xin lỗi, để tôi đi thay quần áo.
- Khỏi cần, cô ăn bận như thế là rất tốt rồi. Nơi tôi đưa cô tới sẽ rất đơn sơ. Đơn sơ nhưng tốt.
- Tôi chải lại tóc một chút là xong ngay.
Mười lăm phút sau, Lêa quay lại. Nàng thay quần áo và tô điểm chút ít đôi mắt.
- Thưa ông, ông đừng đưa nó về muộn quá. Thời buổi này, chúng tôi lo ngại lắm. - Bà Anbectin dặn Phrăngxoa.
- Cháu gái thân yêu, chúc cháu vui vẻ, nhất là chúc cháu ăn ngon miệng. - Bà Lida nói thêm, giọng như thể người thèm ăn.
Không có gì ra vẻ một khách sạn cả. Khi họ bước lên tầng ba một ngôi nhà trưởng giả trên đường Xanh- Giắc. Phrăngxoa bấm chuông theo một mật hiệu; cánh cửa hé mở rồi mở hẳn.
- Ông Phrăngxoa!
-Chào Macxen, vẫn khỏe mạnh chứ?
- Không có gì phải phàn nàn. Ông đến thật đúng lúc tôi vừa nhận được một chân bò, ông có dùng không hay ông thích chim cút hoặc gà mái tơ?
- Tùy ý anh, miễn sao vẫn tuyệt vời như thường lệ.
- Thế ông có dùng món rượu trắng nhẹ để khai vị không?
- Rất tốt, anh cho chúng tôi ngồi ở một góc kín đáo.
- Ối dà, tôi chỉ thấy có phòng ngủ là được thôi. - Macxen đáp trong lúc không dám nhìn Lêa.
Quang cảnh nơi đây khá vui mắt. Trong ngôi nhà bốn buồng, hai vợ chồng Ăngđriơ bố trí một khách sạn bất hợp pháp mà khách hàng là những người đã quen lui tới và không bao giờ tiết lộ cho ai biết. Những người láng giềng trực tiếp dĩ nhiên có biết nhưng được trả ơn một cách hào phóng để giữ mồm giữ miệng.
Trong buồng ăn của gia đình, bàn khách có thể bố trí cho mười hai người ăn. Một chiếc buypphê kiểu Hăngri II, một chiếc tủ để bát đĩa, những bức tranh xấu xí vẽ những cảnh thôn dã treo trên nền hoa giấy phai màu, một chiếc đèn treo tỏa xuống một thứ ánh sáng vàng vọt, một chiếc khăn bàn kẻ ô vuông màu đỏ, những chiếc đĩa sứ trắng dày cộp, những chiếc cốc vại, những chiếc đĩa lẻ bộ, tất cả tạo cho nơi đây một dáng vẻ vừa mộc mạc vừa dễ thương.
Chút phong cách tỉnh lẻ ý vị ấy là sản phẩm của bà Ăngđriơ, một người đàn bà lực lưỡng và vui tính, tốt bụng và có tài nấu nướng. Sinh trưởng ở Xanh-Xiêc-Lapôpi thuộc tỉnh Lô, bà vẫn giữ nét cá tính dữ dằn của vùng quê giàu có này. Họ hàng đông đúc, thường gửi tới cho bà nấm cục, gan ngỗng béo, gia cầm đủ loại, vô số thịt, rượu vang Caho tuyệt vời, dầu hồ đào, trái cây loại ngon nhất, rau xanh loại tươi nhất, pho mát dê cực ngon và thậm chí cả thuốc lá trồng một cách vụиɠ ŧяộʍ.
Dĩ nhiên, phải đút lót để nhận được hàng đều đặn. "Nhưng chỉ đút lót người Pháp không thôi." Ăngđriơ kiêu hãnh nhắc lại khi có người hỏi vì sao ở nhà ông ra có dâu tây khi món quả này chưa hề thấy ở tiệm Macxim, Lơ Đoayăng hoặc Carerơ.
Ở tiệm vợ chồng Ăngđriơ, người ta tin chắc không bao giờ đυ.ng phải một bộ quân phục Đức. Khách hàng chủ yếu là những người hưu trí khá giả, giáo sư đại học, nhà văn, nhà buôn giàu có và vài bốn nghệ sĩ có tên tuổi. Thỉnh thoảng thấy có những bộ mặt đáng ngại hơn và những người đàn bà ồn ào hơn; nhưng tính trực ngôn của bà chủ sớm làm nản lòng những vị khách ấy.
Trước chiến tranh, đôi vợ chồng này có một tiệm ăn nhỏ bán đặc sản vùng Kecxy ở quận 15. Phăngxoa thường tới ăn uống ở đấy. Rất nhanh chóng, đối với ông khách giản dị và hào phóng này, hai vợ chồng chủ tiệm không phải chỉ biểu lộ cảm tình. Cuối năm trước, một quả bom phá sạch cơ nghiệp của họ. Thế là bỗng chốc tay trắng.
Chính Tavecniê đã kiếm cho họ căn nhà trên đường Xanh-Giắc. Họ mua sắm các thứ đồ đạc rẻ tiền ở chợ trời. Cũng như số đông người Pháp, họ rất khoan khoái hôm tuyên bố đình chiến. Anh con trai một của họ sẽ được trở về nhà. Rất nhanh chóng, Mactơ hiểu có thể dựa vào họ hàng vẫn ở lại quê nhà như thế nào. Cũng như trước chiến tranh, chú bác và anh em họ hàng lại tiếp tế cho họ. Nhờ một hai lần can thiệp của Phrăngxoa Tavecniê, đã một năm nay, cái tiệm ăn bó mật này hoạt động tốt.
Làm ăn phát đạt, chủ tiệm phải đặt bàn khắp nhà, sau trong phòng khách, ba trong hành làng và thậm chí một trong buồng ngủ của hai vợ chồng Ăngđriơ. Nhưng bàn này chỉ dành riêng cho bạn bè.
Trên bàn ăn trong buồng ngủ ấy, có một cây đèn bạch lạp khá đẹp. Một cây đèn thứ hai đặt trên tủ commốt vốn được dùng làm tủ bát đĩa. Chắc hẳn muốn được kín đáo, giường ngủ đặt sau tấm bình phong Trung Quốc lạc lõng giữa quanh cảnh này. Trước khi ngồi vào bàn, Phrăngxoa phải tới hôn thằng cháu nội ông chủ, con đỡ đầu của anh ra. Đấy là một nghi thức mà anh ta không thể bỏ qua vì sợ làm người nhà tự ái. Lêa bật cười khi thấy anh ta bế đứa bé trên tay.
- Không thích hợp với anh tí nào. Em không biết là anh yêu trẻ nhỏ.
Anh ta mỉm cười trong lúc đứa bé nhỏ dãi lên sơ mi.
- Anh yêu chúng lắm. Còn em thì không hả?
- Hoàn toàn không. Em thấy chúng vướng víu và khó chịu.
- Rồi em sẽ thay đổi ý kiến thôi.
- Em không tin. - Nàng lạnh lùng đáp.
Anh trả đứa bé cho mẹ nó.
- Tôi khen cô đấy, cô Giannet, chú bé con trai đỡ đầu của tôi mỗi ngày một thêm đẹp.
Người thiếu phụ đỏ mặt vì sung sướиɠ.
- Tôi xin đi gọi nhà tôi lên hầu ông.
Phrăngxoa dìu Lêa ngồi vào bàn. Ngọn nến lung linh như làm sống động hình mấy con rồng in trên bình phong, và nét mặt cô gái như có một vẻ dịu dàng khác hẳn với ánh mắt nàng. Phrăngxoa im lặng ngắm nhìn nàng.
- Anh đừng nhìn em như thế...
- Suốt mấy tháng nay, anh luôn luôn cố hình dung ra nét mặt em như vậy...
Anh con trai nhà chủ bước vào, cầm một chai rượu:
- Thưa ông Phrăngxoa, tôi có mặt, xin ông tha lỗi cho, tôi đã để ông phải chờ, nhưng tối nay đông khách quá.
- Chào Rơnê, ổn chứ?
- Thưa ông Phrăngxoa, ổn. Để bắt đầu, ông dùng gì: một ít gan ngỗng béo, giăm bông và cổ ngỗng nhồi thịt có được không?
- Rất tốt.
- Sau đấy, mẹ tôi sẽ dọn món thịt gà xé trộn nước lèo với nấm và ít khoai tây rán mỡ ngỗng; món xà lách trộn dầu hồ đào. Tráng miệng thì sẽ có món sôcôla đánh kem.
- Ồ! Phải! - Lêa vội lên tiếng.
- Kem sôcôla, được. Cậu cũng cho tôi một chai vang Caho nữa nhé.
- Thưa ông Phrăngxoa, vâng. Mời ông nếm cốc Chablix này. - Cậu ta vừa nói vừa nâng cao chai rượu.
- Chà chà! Khá lắm!
- Phải thế không ạ?
Rơnê rót rượu cho Lêa, rót thêm đầy cốc cho Phrăngxoa rồi đi ra.
Hai người im lặng uống một lát.
- Em nói cho anh biết dạo này em thế nào. Nhưng trước hết, cho anh biết tin tức về bà đờ Acgila.
- Cô ấy rất khỏe, sinh cháu trai đặt tên là Saclơ.
- Thế còn ông chồng bà ấy?
- Anh ấy bỏ trốn hai lần, lần thứ hai trốn thoát, và đã tìm gặp tướng đờ Gôn ở Luân Đôn.
Lêa đưa tin đó, vẻ vừa kiêu hãnh vừa thách thức, nhưng ngay sau đó thì ân hận. Phrăngxoa Tavecniê hiểu tâm trạng nàng qua nét mặt.
Anh ta uống hai cốc vang liền. Anh ta phải nói chuyện với nàng. Nhưng có thể nói gì? Anh ta không sao chịu nổi vẻ sợ hãi và ngờ vực của nàng. Làm thế nào cho nàng hiểu...
- Lêa...
Nàng từ từ ngước mắt.
- Vâng...
- Lôrăng đi tìm gặp tướng đờ Gôn là rất phải, rất dũng cảm. Nhưng em không nên nói, ngay cả với anh nữa.
- "Ngay cả với anh", anh muốn nói thế nào?
Phrăngxoa mỉm cười, dáng mệt mỏi.
- Không, em có thể nói hết với anh, không có hại gì. Trái lại, hôm qua, anh lo cho em khi thấy em đi cùng lão Raphaen Man đê tiện ấy.
- Một người bạn lâu năm chứ? Sao anh lại bảo ông ấy đê tiện? Dẫu sao ông ấy cũng giao du với những người anh giao du kia mà.
- Được. Về điểm ấy, em nói đúng. Nhưng chỉ một điểm ấy thôi. Hắn là kẻ đê tiện vì nhiều lẽ. Một trong những lẽ ấy là: vì tiền, hắn sẵn sàng tố giác bạn bè với Giextapô.
- Em không tin lời anh.
- Điều anh can ngăn em ấy, nếu gặp lại hắn, thì em cứ hỏi hắn. Là một đứa hết sức sa đọa, lại là một đứa loạn da^ʍ cố hữu, chắc chắn hắn sẽ trả lời em; và là một đứa thích cụ thể, hắn sẽ trả lời một cách chi tiết.
- Không thể được, nếu thế thì quá bẩn thỉu.
- Với hắn thì cái gì cũng có thể được. Hắn chẳng đã nhận nuôi dưỡng một đứa bé Do Thái...
- Anh thấy chưa, anh ta đâu đến nỗi quá xấu.
-... Mà chỉ mấy tháng sau hắn mang tới cô nhi viện vì thấy thằng bé không có thiên tài. Hắn đã tước đoạt của cải của những người bỏ sang vùng tự do; hắn buôn vàng, ngoại tệ, ma túy. Cảnh sát Pháp bắt hắn hai lần, nhưng cả hai lần đều phải thả hắn ra.
- Anh ấy được đón tiếp trong các thính phòng, sách anh ấy được xuất bản, vậy anh giải thích những việc ấy thế nào?
- Hắn chẳng được đón tiếp ở đâu hết, trừ phi ở nhà những kẻ tối qua, nơi mà người ta sử dụng hắn, và ở nhà những tay buôn bán chợ đen. Còn sách của hắn thì xuất bản trước chiến tranh. Em hãy tin anh, em nên tránh mặt hắn. Hắn bôi bẩn tất cả những ai đến gần hắn.
- Nhưng ở Boócđô, anh ấy đã báo cho em biết là bác em...
Lêa bỏ dở câu nói và uống một chút vang để lấy lại bình tĩnh.
- Anh biết Ađriêng làm những gì, nhưng em thì không nên biết.
- Ai nói với anh về bác Ađriêng? Anh biết gì về bác ấy?
- Không biết gì hết. Thôi, cho qua. Còn em nói tiếp đi. Ông bạn Raphaen của em đã làm những điều tốt đẹp gì nào?
- Ở Boócđô, anh ấy đã nhường chỗ cho thân sinh của Xara Muynxtanh trên tàu Maxilia.
- Đúng thế, cô ấy có nói với anh. Quả là anh ngạc nhiên. Xara cũng giống em, cô ấy rộng lượng đối với hắn. Cô ấy bảo không phải mọi cái ở hắn đều xấu cả.
- Xara vẫn còn ở Pari hả?
- Vẫn còn. Cô ấy không muốn đi. Cô ấy chán không muốn bỏ trốn nữa.
- Điên à?
- Anh biết, mỗi lần gặp, anh đều nói với cô ấy. Nhưng từ khi ông cụ cô ấy mất, có một cái gì đó tan nat trong lòng cô ấy.
- Thế mà em không biết ông cụ mất.
- Ở Ange, cảnh sát của chính quyền Visy bắt giam ông cụ.
- Vì sao?
- Vì là người Do Thái và là người nước ngoài. Ông cụ không chịu nổi cảnh giam cầm. Ông già mệt mỏi ấy chỉ sống vì âm nhạc thôi. Một buổi sáng, người ta thấy ông chết trong xà lim.
- Anh yêu ông cụ lắm sao.
- Đúng, một con người đặc biệt. Một phần ưu tú nhất của nhân loại đã chết theo ông cụ.
Gianet bưng hai đĩa đầy thức ăn bước vào.
- Chúc ông bà ăn ngon miệng.
Lêa nhìn đĩa thức ăn. Hơi buồn nôn, nàng đặt tay lên trán.
- Lêa, anh biết em cảm thấy gì rồi. Lúc này, anh chưa thể nói gì với em hết. Em có yêu anh một cách mù quáng mới có thể tin anh được. Nhưng anh thấy rõ như thế là đòi hỏi em quá nhiều. Và quá sớm. Thôi em ăn đi! Ngày nay, ăn đã trở nên là một niềm vui hiếm hoi rồi.
- Nhưng không hiếm hoi đối với anh, rõ ràng như thế rồi.
- Em uống tiếp Chablix hay uống Caho?
- Caho?
Phrăngxoa đứng dậy, lấy cốc trên tủ bát đĩa và rót rượu vang đỏ cho cô gái.
Lúc đầu, Lêa chỉ nhấm nháp, nhưng dần dà, món gan ngỗng béo và rượu vang khiến nàng ăn ngon miệng.
Lấy một mẩu bánh mì chấm sạch thức ăn trong đĩa xong, ánh mắt nàng trở lại có phần dịu dàng như trước.
- Lêa, em giống như một con thú nhỏ, chỉ cần cho em ăn, vuốt ve em là em quên hết hiện tại.
- Anh đừng tưởng dễ dàng đến thế. - Nàng lầm bầm, miệng còn đầy thức ăn.
Mactơ Ăngđriơ bước vào, hai tay lau vào chiếc tạp dề màu trắng, theo sau là cậu con trai bưng một chiếc khay trên có đậy một cái chuông bằng bạc. Với một cử chỉ kiêu hãnh, bà nâng chuông lên.
- Thưa ông Phrăngxoa, mời ông ngửi xem. Đối với tôi thì cái hương vị này làm tôi xao xuyến, cả quê hương của tôi hiện lên trong ký ức. Tôi hình dung bà mẹ tội nghiệp của tôi đứng trước cái lò sưởi to tướng của trang ấp, xào nấu các món nấm. Không ai khéo làm các món ăn bằng nấm như mẹ tôi.
- Trừ bà, bà Mactơ tốt bụng ạ.
- Ồ! Thưa ông Phrăngxoa, không đâu, các món nấm của mẹ tôi ngon hơn nhiều.
Phrăngxoa Tavecniê mỉm cười trước biểu hiện ngây thơ của tấm lòng hiếu thảo, và thưởng thức món nấm được nấu nướng vừa với tài khéo tay vừa với tình yêu thương.
- Thưa bà, tôi chưa bao giờ ăn một món ngon đến thế. - Lêa vừa nói vừa lau cằm dính đầy mỡ.
Mactơ mỉm cười, thỏa mãn, và nói, cốt cho Phrăngxoa nghe, với vẻ đồng lõa và tinh nghịch:
- Khi một cô gái xinh đẹp thích ăn ngon là dấu hiệu tốt đây... Tôi xin tạm biệt ông bà, khách đang chờ tôi.
Một mình Lêa ăn ngấu hết cả con gà, nấm và khoai tây. Nàng uống cũng nhiều. Khoan khoái ngồi ăn, nàng quên hết cả lo âu và chỉ biết thưởng thức. Lêa không phản đối khi hai chân người đàn ông ôm lấy chân nàng cũng như khi ngón tay anh ta vuốt ve phía trong cổ tay nàng.
Nhà hàng đưa ra một chiếc đĩa pho mát cùng với xà lách. Lêa ăn ngấu nghiến pho mát trước ánh mắt hoan hỉ của Phrăngxoa. Chai Caho thứ hai gần cạn.
Ăn hết món sôcôla đánh kem bóng nhẫy, đặc quánh, nàng thấy đời thật đẹp.
Hơn một lần, Phrăngxoa cố kìm mình để khỏi nhảy bổ vào nàng và bế thốc nàng vào chiếc giường phía sau bình phong. Giờ đây, nàng hút một điếu xì gà nhỏ, nửa người ngả trên lưng ghế mà nàng đã đẩy ra xa bàn, đôi chân dài bắt chéo lên cao, để hở hàng đăng ten viền qυầи ɭóŧ. Lim dim mắt nàng thưởng thức trọn vẹn những giây phút êm đềm này.
Nàng ghé mắt quan sát người tình. Nàng yêu mến sức mạnh toát ra từ người anh ta, ánh mắt khi trong sáng, khi âm u, khi âu yếm khi nghiêm khắc, khi khoan dung khi nghiệt ngã; nàng ngắm nhìn khuôn mặt có những nét đặc biệt, cái miệng rất đẹp, rất sành sỏi trong những nụ hôn. Nhớ lại đêm hôm trước, nàng rùng mình. "Mình thèm khát anh ấy." - nàng nghĩ bụng.
- Chúng ta... với nhau anh nhé!
Phrăngxoa mỉm cười. Thực ra anh chờ lời đề nghị ấy nhưng vì khôn ngoan, anh ta không muốn nói. Trên con đường tình ái của mình, anh ta ít gặp những người đàn bà có một thiên hướng ái ân một cách tự nhiên như nàng. Nàng yêu hết sức bột phát và theo lối hành lạc vui vẻ mà chắc hẳn mẹ nàng và các bà xơ ở tu viện Xacrê-Cơ tại Boócđô không hề truyền đạt lại cho nàng. Hơn nữa không bao giờ nàng mảy may sợ hãi phải mang thai. Nàng không biết gì hay không có ý thức gì về cái đó?
Phía sau tấm bình phong, một chiếc giường tối om. Anh ta nhẹ nhàng đặt nàng nằm xuống, âu yếm hôn mắt, hôn môi, hôn cổ nàng. Nàng thụ động để mặc. Bỗng nhiên, nàng ôm chặt anh ta, cắn ngập răng vào miệng anh ta.
- Anh làm cho em đau đi, chiếm đoạt em như ở Môngmôriông ấy.
Anh ta sung sướиɠ cưỡиɠ ɧϊếp nạn nhân tự nguyện của mình.
Phrăngxoa đã chuẩn bị một chiếc giỏ chất đầy những đồ hộp ngon nhất của gia đình Ăngđriơ. An ta đưa cho Lêa mang về cho hai bà cô.
- Em trao cho hai bà giúp anh.
- Cảm ơn anh.
- Bao giờ anh gặp lại em?
- Em không biết, hai ngày nữa em sẽ về.
- Đã về rồi!
Giọng nói của anh ta làm nàng xúc động. Nàng đáp dịu dàng hơn:
- Sức khỏe ba em, sau khi má em mất, không cho phép em để ông lâu một mình.
- Anh hiểu. Nếu gặp lại bác Ađriêng, em chuyển giúp anh lời thăm hỏi tốt đẹp nhất của anh.
Câu nói làm nàng nhớ lại lời dặn của ông bác: "Nếu gặp vấn đề gì nghiêm trọng, thì cháu gọi điện hay báo tin cho Phrăngxoa Tavecniê". Anh ta có thể giúp được gì cho nàng khi anh ta có vẻ ăn ý hết mức như vậy với bọn Đức?
- Em sẽ nhớ, nhất là bác đã từng bảo em là khi cần thì tìm gặp anh.
Một nụ cười khoan khoái rạng rỡ trên khuôn mặt Phrăngxoa.
- Ông ấy nói đúng, em cũng nói với ông là không có gì thay đổi hết.
- Chào anh, em sẽ nói. Cám ơn anh về bữa ăn tối ngon tuyệt vời và cả về cái này nữa. - Nàng vừa nói vừa nhìn giỏ thức ăn - Bà Lida sẽ vui lòng lắm.
Ngày hôm sau, lên một cơn đau gan, Lêa nằm tịt trong buồng.
Hôm sau nữa, còn hơi xanh xao và choáng váng, nàng tới bảo tàng Grêvin. Mọi việc diễn ra đúng như Ađriêng dự kiến. Khi nàng trở về nhà ở đường Đại Học thì Xara Muynxtanh đang ngồi chờ.
- Phrăngxoa Tavecniê cho tôi biết là cô ghé qua Pari. - Chị nói và ôm hôn nàng - Tôi muốn gặp cô lắm.
Ôi! Xara thay đổi biết chừng nào! Chị vẫn đẹp, có lẽ còn đẹp hơn trước, nhưng trải qua một sự thay đổi nội tâm sâu xa làm biến đổi hoàn toàn nét mặt và ánh mắt chị. Lêa có cảm giác kỳ lạ là trong con người chị như có một con người khác. Như để khẳng định điều đó với nàng, Xara nói:
- Gần đây, tôi thay đổi tới mức tôi không nhận ra chính tôi nữa.
- Phrăngxoa cho em biết về ông cụ...
- Đúng, chúng ta đừng nhắc tới nữa, cô có muốn thế không?
- Thế còn anh ấy?
- Tôi mong cho nhà tôi là lúc này anh ấy đã mất.
Miệng Lêa bỗng đắng ngắt.
- Sau khi hành hạ anh ấy, chúng giam anh ấy vào trại tập trung. Tôi không rõ là trại nào.
Cả hai người im lặng một lúc lâu.
- Phrăngxoa bảo tôi là cô mến Raphaen Man; tôi cũng vậy; mặt dù tất cả những điều tôi biết về y. Nhưng cô phải cẩn thận, y có thể làm hại cả những người y yêu mến.
- Thế nhưng chị vẫn tiếp tục gặp ông ta?
- Trong hiện tình của tôi thì y có thể làm gì tôi? Tôi gặp y và y làm cho tôi băn khoăn, vì tôi muốn biết do đâu y lại có cái ác tâm và sự sáng suốt ấy. Vì sao lại tự tìm cách tự hủy hoại mình, tự khinh miệt mình, vì sao lại vừa thích nhún mình vừa tỏ vẻ hết sức kiêu ngạo? Tôi biết y có thể làm điều thiện, không có lý do, chỉ vì thích thú và ngay sau đó, chế giễu việc mình làm như thể muốn tự trừng phạt mình đã có một khoảnh khắc nhân hậu.
- Vì sao chị không rời bỏ nước Pháp?
- Tôi không rõ, tôi yêu đất nước này, tôi chán việc bỏ trốn. Vả lại, tôi không muốn đi quá xa nước Đức vì tôi cứ nghĩ bụng, mặc dù hoàn toàn phi logich, là nhà tôi có thể được giải thoát.
- Ít ra thì chị nên qua vùng tự do.
- Đúng, có lẽ như thế. Phrăngxoa muốn tôi đến ở nhà bạn bè anh, trong vùng Limudanh.
- Không, ở Âymôchiê, một thành phố nhỏ, không xa lắm.
- Mai đi Limôgiơ, chị có muốn đi với tôi không?
- Cháu đi làm gì ở Limôgiơ? - Bà Anbectin bỗng kêu lên.
Lêa ân hận về sự dại dột của mình, nhưng đã quá muộn. Nàng ứng khẩu:
- Ba cháu có một ông khách hàng thiếu tiền, ba cháu bảo cháu đến gặp.
- Nhẽ ra cháu phải nói với hai bà.
- Cháu xin lỗi hai bà, cháu quên khuấy mất. - Và nàng quay sang Xara - Thế nào Xara, chị đi cùng em chứ?
- Sao lại không? Ở đây hay ở chỗ khác, cũng thế thôi.
Có tiếng chuông ngoài cổng, cả bốn người im lặng.
Cánh cửa phòng khách nhỏ mở ra. Phrăngxoa Tavecniê bước vào.
- Anh làm chúng tôi sợ quá. - Xara kêu lên. - Tôi cứ tưởng là bọn Giextapô.
- Chính vì chúng mà tôi tới đây. Chị không thể quay về nhà Đônati: họ vừa bị bắt.
- Không!
- Chị phải đi thôi. Tôi mang theo đây cho chị giấy tờ và thông hành để chị qua vùng tự do.
- Nhưng tôi không thể ra đi như thế này được; quần áo không có, sách vở cũng không...
- Chị Xara, tôi biết, nhưng chúng ta không còn cách nào khác. Tối nay không còn chuyến tàu nào đi Limôgiơ nữa; sáng mai, đến bảy rưỡi mới có chuyến đầu tiên. Phải đi chuyến đó thôi. Đến Limôgiơ, sẽ có chuyến xe thư đi Âymôchiê. Bây giờ chị phải tìm một chỗ ngủ.
- Bà Muynxtanh có thể nghỉ lại đây. - Bà Anbectin lên tiếng - Rồi quay sang bà em, hỏi - Có phải thế không, Lida?
- Tất nhiên, rất sẵn sàng.
Phrăngxoa nhìn hai bà già độc thân với một nụ cười trên môi.
- Hai bà rộng lượng quá! Nhưng tôi phải nói là có thể nguy hiểm đấy.
- Thưa ông, xin đừng nói tới chuyện đó.
- Để tôi đi dọn giường. - Bà Lida bảo.
- Thưa bà, không cần đâu ạ. Cháu sẽ ngủ với Lêa, nếu cô ấy vui lòng. Như thế chúng cháu sẽ thức giấc dễ dàng hơn và không bị nhỡ tàu.
- Lêa đi Limôgiơ hả? - Phrăngxoa ngạc nhiên hỏi.
- Vâng, tôi bàn với chị Xara cùng đi với tôi khi anh chưa tới.
- Hai cô cùng đi với nhau, tôi càng yên tâm. Gay go nhất là lúc kiểm soát giấy tờ ở đường giới tuyến. Có hai người thì dễ dàng hơn. Lêa, tôi có thể nói riêng với cô một lát được không?
- Mời anh vào phòng.
Lêa ngồi trên giường, quấn mình trong mền.
- Anh không hỏi em, em sẽ làm gì ở Limôgiơ vì anh nghĩ em chẳng nói đâu. Nhưng anh van em, em phải thận trọng. Em có muốn giúp anh một chút việc không?
- Nếu em có thể.
- Anh muốn em cùng đi với Xara tới nhà mấy người bạn anh ở Âymôchiê. Chị ấy nói rất sõi tiếng Pháp, nhưng anh sợ giọng chị ấy làm cảnh sát Đức và cảnh sát Pháp nghi ngờ.
-Vì sao chúng muốn bắt chị ấy?
- Vì chúng bắt tất cả người Do Thái nước ngoài. Em nhận lời chứ?
- Vâng.
- Cảm ơn em.
Ngoài cổng lại vang lên tiếng chuông. Lêa vụt dậy, ra mở cửa. Raphaen Man ẩy nàng để vào.
- Xara đâu?
Sửng sốt Lêa đứng tựa vào tường. Miễn sao Exten vừa mới tới không nói gì hết.
- Ông muốn hỏi ai?
- Dĩ nhiên là tôi hỏi Xara Muynxtanh.
- Từ 1940, tôi không gặp chị ấy. Vì sao ông đến tìm chị ấy ở đây?
- Chị ấy mến cô lắm. Tôi có nói với chị ấy là cô đang ở Pari, tôi nghĩ là chị ấy tới thăm cô. Đã hai tiếng nay, tôi đi tìm chị ấy khắp nơi.
- Để làm gì?
- Để bảo chị ấy đừng về nhà, bọn Giextapô đang rình rập.
Lêa cố sức làm vẻ ngạc nhiên:
- Ồ! Lạy Chúa!
Raphaen ngồi phịch xuống chiếc ghế dài ngoài cửa.
- Chị ấy có thể ở đâu? Thế mà tôi không sao đứng tình trước cửa để báo cho chị ấy được. Như thế này cũng đã phiền phức cho tôi lắm rồi.
- Tôi ngờ là ông rất thân thiện với các ngài ấy cơ mà.
- Đúng, chừng nào tôi còn giúp ích được cho họ. Nếu họ biết được, chẳng hạn, là tôi tìm cách cho cô con gái Ixraen Ladadơ thoát khỏi nanh vuốt của họ, thì chính tôi sẽ là người phải vào trại tập trung thay cho chị ấy.
- Ông Raphaen tội nghiệp, tôi rất tiếc cho ông. Dầu sao, cũng là bạn bè của ông.
- Cô nói đúng. - Hắn đáp và đứng dậy - Cô đừng tiếc cho tôi, tôi chẳng xứng đáng đâu. Xin chào cô, tôi phải tiếp tục đi tìm. Nếu tình cờ gặp Xara, cô bảo giúp chị ấy đừng về nhà. Còn cô, cô gái xinh đẹp, cô vẫn về quê chứ?
- Vâng.
- Vậy xin chúc cô thượng lộ bình an. Thỉnh thoảng cô nhớ tôi chút ít. Tạm biệt cô.
- Tạm biệt ông Raphaen.
Trầm ngâm, nàng từ từ khép cánh cửa lại và nghe tiếng bước chân hắn xa dần trên bậc tam cấp.
- Hoan hô. - Phrăngxoa vừa nói vừa quàng vai nàng. - Em ghê thật.
- Anh thấy là anh ta không đến nỗi xấu như anh bảo.
- Có thể, nhưng anh vẫn ngờ lắm. Biết đâu lại chẳng là giăng bẫy?
- Không, em tin chắc anh ta thành thực.
- Tôi cũng vậy. - Xara bước ra khỏi phòng khách nhỏ và lên tiếng.
- Được, được. Dẫu sao, chúng ta vẫn phải thận trọng. Ngày mai, sẽ có người đến gặp và đưa các cô ra ga. Đến sáu rưỡi, người đó sẽ bấm chuông và nói: "Xe tắc xi đang chờ". Đấy là người đàn ông chở tắc xi mà thi thoảng tôi sử dụng. Ông ta sẽ lấy vé tàu cho các cô và ở ngoài ga với các cô cho đến khi tàu chạy... Xara, tôi phải đi. Chị hãy hứa với tôi là không mạo hiểm.
- Phrăngxoa, tôi sẽ cố gắng, tôi xin hứa với anh - Chị vừa nói vừa hôn anh - Cảm ơn, cảm ơn anh về mọi việc.
- Chừng nào hai người còn cùng đi với nhau, thì chị hãy chú ý tới Lêa. - Anh nói nhỏ với chị.
- Tôi xin hứa.
Đầu óc Lêa cực kỳ hoang mang: Phrăngxoa Tavecniê và Raphaen Man thực sự là ai? Và ngay cả Xara Muynxtanh nữa? Tất cả ba người này đều làm trò gì? Và cả bản thân nàng nữa, người ta cất giấu sách trong rạp chiếu bóng, nhặt tờ quảng cáo sách ở bảo tàng và sắp đáp tàu đi Limôgiơ cùng với một người đàn bà Do Thái bị Giextapô truy nã để đến một hiệu sách hỏi cuốn Bí mật thành Pari? Tất cả cái đó đều là điên rồ. Vì sao, nàng không khước từ nhiệm vụ bác Ađriêng phó thác? Nàng đang trầm ngâm suy nghĩ thì tiếng Phrăngxoa làm nàng giật nảy mình:
- Lêa, em đừng nghĩ ngợi nhiều quá. Không có câu giải đáp chắc chắn cho những câu hỏi của em đâu. Tất cả đều vừa đơn giản vừa phức tạp hơn nhiều, chứ không phải như em tưởng tượng đâu. Tạm biệt em, anh sẽ nhớ em lắm đấy.
Lêa cảm thấy như nhức nhối trong l*иg ngực. Hết sức kinh ngạc, nàng nghĩ bụng: "Hình như xa anh ấy, mình đau khổ hay sao?". Bực dọc, nàng chìa má cho anh ta. Anh ta đặt một nụ hôn nhẹ tới mức hầu như nàng không cảm thấy.
Trời đã tối mịt khi người lái taxi đến gõ cửa.
Bây giờ binh sĩ Đức ở những nơi có đường giới tuyến trong vùng đều biết Lêa. Họ gọi nàng là: Das Madchen mit dem blauen Jahrrad, khi nàng từ vùng chiếm đóng trở về với một chiếc giỏ chất đầy trái cây trên cái đèo hàng: dâu tây, anh đào, đào hay mơ, mà không bao giờ nàng quên biếu bọn lính gác. Thông thường, dưới đống trái cây nàng giấu thư từ vừa mới lấy từ hòm thư lưu ở Xanh-Pie-đờ-Oriăc.
- Ê, ê! Cô có thư tình đây. - Người bưu tá già vẫn nói vui với nàng.
Để đảm bảo hơn, có khi nàng cuộn thư lại chồi vào trong cọc yên hay trong tay lái. Một hôm, một tên lính Đức đa nghi hơn đồng bọn, bảo nàng:
- Mở xắc và túi xách ra, cô mang thư từ chứ gì?
Lêa bật cười và mở túi ra:
- Nếu mang thư thì tôi giấu dưới yên xe, chứ làm gì có trong xắc.
Lêa sợ và bước lên xe, hai chân loạng choạng. Chưa bao giờ cái dốc Môngtônoa, nàng thấy dựng đứng đến thế. Thế nhưng nàng vẫn thích những buổi đạp xe như vậy qua các cánh đồng để thoát khỏi bầu không khí ở Môngtiac ngày thêm ngột ngạt vì tình trạng gần như mất trí của Pie Đenmax., vì sự giục giã ngày thêm khó chịu của Phaya để mua bằng được khu đất, vì những lời than vãn của Becnađet Butsactô về cậu con trai, vì sự có mặt ngày càng ít giữ gìn của hai sĩ quan Đức, và nhất là tính khí không sao chịu nổi của Phrăngxoadơ. Tiền bắt đầu thiếu một cách nghiêm trọng. Có bao nhiêu đồng dành dụm, bà Ruýt đã đưa hết cho nàng. Trước đó, Lêa gặp Luych, một ông bác giàu có. Ông bác luật sư, mà ai cũng biết thuộc phái thân Đức này, khuyên nàng nên bán cơ ngơi đi cho Phaya, vì cha nàng không còn chăm sóc được nữa và không có con trai để thừa kế.
- Nhưng còn cháu, và cả chị cháu, em gái cháu!
- Một người đàn bà!... Cháu nói như thể một người đàn bà có thể điều khiển nổi trang trại trồng nho ấy! Nếu muốn giữ Môngtiac thì cháu nên kiếm một tấm chồng có thể cáng đáng nổi công việc. Đối với một cô gái xinh đẹp như cháu thì không khó lắm đâu, dù không có hồi môn đi nữa.
Tái mặt vì tủi nhục. Lêa vẫn khẩn khoản:
- Thưa bác, chúng cháu còn trang trại của mẹ cháu ở Mactinic. Hết chiến tranh, chúng cháu có thể bán đi.
- Cháu ơi, tất cả cái đó rất bấp bênh. Biết đâu những vùng đất ấy lại không bị cộng sản chiếm đoạt, hay bọn Da đen cướp phá... Bác xin lỗi, bác có buổi hẹn gặp. Cháu chuyển lời bác thăm hỏi bố cháu. Tuần sau, bác tổ chức một buổi dạ tiệc cho chị họ cháu. Lôrơ và Phrăngxoadơ sẽ đến, còn cháu, cháu có định dự với bố con bác không?
- Không, cháu cảm ơn bác Luych. Cháu không ưa những người cháu gặp ở nhà bác.
- Cháu bảo sao?
- Bác biết rõ chứ! Bác tiếp tên chỉ huy quân bảo an Boócđô, và...
- Im đi! Bác muốn tiếp ai thì tiếp chứ. Bác thấy cháu chịu ảnh hưởng của cái ông Ađriêng khốn khổ rồi. Vừa hôm trước đây thôi, cha tu viện trưởng của ông ấy còn bảo bác: "Tôi cầu chúa cho ông linh mục khốn khổ của chúng tôi vào con đường ngay và mở mắt cho ông ấy thấy quyền lợi đích thực của nước Pháp là ở chỗ nào". Bác cho rằng Ađriêng phản bội đất nước và Giáo hội. Đối với gia tộc thì thật là nhục nhã có một người liên quan với bọn khủng bố! Nhờ ơn Chúa, không một ai ở đây rằng bác có thể đồng tình với những tư tưởng tai hại ấy. Vả lại, bác cũng đã nói với bạn bè là nếu tên phản bội ấy đến đây thì bác không ngần ngại tố giác hắn. Đối với bác, người anh trai ấy đã chết rồi.
- Đồ khốn nạn!
Luych Đenmax bước về phía Lêa, vẻ đe dọa:
- Mày có biết mày nói với ai không?
- Đối với tôi, ông cũng chết rồi, tôi nhổ vào xác chết của ông.
Nói là làm. Lêa nhổ vào mặt ông bác.
Với số tiền của bà Ruýt, nàng có thể cầm cự cho tới mùa nho.
Đến tháng bảy, Lôrơ trở về nhà, vẻ giận dỗi. Từ sau cuộc cãi vã giữa Lêa và ông bác Luych, cô bé không còn được ông ta đón về ngôi nhà đẹp đẽ nữa. Suốt ngày, cô đóng kín cửa buồng, ngồi một mình trong đó hoặc đi Lănggông, đến nhà cô bạn cùng ở một ký túc xá, con một ông công chứng viên.
Lêa cố gần gũi cô em gái mà nàng quý mến, nhưng cô bé khước từ mọi sự tiếp xúc. Với thái độ kɧıêυ ҡɧí©ɧ, Lôrơ đi dạo chơi trên các cánh đồng nho với Phrêđêric Hăngcơ, cười như nắc nẻ và cư xử với anh ta như một cô giá lẳиɠ ɭơ.
Cùng trong tháng bảy 1942 ấy, Cami đưa đứa con nhỏ đến Môngtiac. Bọn Giextapô trục xuất mẹ con chị khỏi Rôsơ-Blăngsơ. Lôrăng bị tố giác là tay sai của Luân Đôn, trại ấp và tài sản bị tịch biên. Tên trung úy Đức quốc xã Phriêđric Vinhem Đôdơ đã hỏi cung chị rất lâu ở Boocđo. Hắn muốn biết chồng chị ở đâu. Hết sức bình tĩnh, chị nói là chị nhận được tin tức của các cơ quan Nhà nước. Đôdơ không bị đánh lừa, nhưng cho là cứ để cho chị đi vì hắn nghĩ sớm muộn Lôrăng đờ Acgila cũng tìm cách gửi thư hoặc về gặp chị.
Hằng tuần, ở bưu diện Xanh-Pie-đờ-Oriăc, Lêa nhận được thư của Xara Muynxtanh. Trong thư, chị kể lại một cách hài hước cuộc sống của mình ở Limôgiơ. Chị miêu tả với một vẻ hoạt kê đến não lòng vẻ mặt của dân cư Âymôchiê khi gặp chị đi dạo trên đường trong các thành phố nhỏ này với hình ngôi sao màu vàng thêu trên áo để tỏ lòng đoàn kết với những người Do Thái trong vùng bị chiếm.
"Giá tôi có tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ đi dạo thì họ cũng không có vẻ khó chịu hơn. Phần đông ngoảnh đầu di. Duy chỉ có một ông già cụt tay, bộ ria màu muối tiêu rậm rì như số lớn nông dân ở đây, ngực đeo huân chương, là bỏ chiếc mũ đen rộng vành ra và nói với tôi, giọng không vui: Già sẽ kiêu hãnh hơn nhiều nếu được đeo một ngôi sao như của cô thay cho tất cả những thứ vô tích sự mà già đã kiếm được ở Vecđoong này".
Trong một bức thư khác, chị chế giễu những biện pháp đối xử tàn tệ đối với người Do Thái:
"Sau khi cấm không cho chúng tôi có máy thu thanh, điện thoại, nay người ta lại cấm không cho chúng tôi đến tiệm cà phê, quán ăn, nhà hát, rạp chiếu bóng, buồng gọi điện thoại, bể bơi, bãi tắm, bảo tàng, thư viện, triển lãm, chợ búa và hội chợ, khu thể thao và cắm trại, trường đua, công viên... Tôi nghĩ họ cấm cả việc làʍ t̠ìиɦ với một người không phải là dân Do Thái. Thực tế, bọn Đức quốc xã chỉ mơ ước một điều: cấm không cho chúng tôi hít thở, như thể sợ không khí chúng tôi thở ra làm cho giống người Đức thuần chủng bị Do Thái hóa".
Trong thư, chị thường nhắc tới Phrăngxoa Tavecniê, tới tình bạn của họ trước chiến tranh, tới lòng tin hoàn toàn của chị đối với anh ta. Chị tán thành việc Lêa muốn giữ Môngtiac lại và khuyên nàng nên thận trọng khi nói năng với Phaya.
Ngày 27 tháng bảy, Lêa nhận được lá thư cuối cùng của Xara. Nàng dừng chân dưới một gốc cây và xé phong bì.
"Khi em đọc thư này thì chị đã trở về Pari. Những sự kiện trong mấy ngày qua không cho phép chị giấu mình khi nhiều người trong chủng tộc chị bị đưa tới lò sát sinh. Có thể em không hiểu được tình hình, vì bộ máy kiểm duyệt hoạt động có hiệu quả. Sau đây là những sự việc mà chị được biết qua lời kể của một người bạn Do Thái và chị vợ anh, nhân viên của Vụ Do Thái.
Trong đêm thứ tư rạng ngày thứ năm, khoảng từ ba rưỡi đến bốn giờ, cảnh sát Pháp đã đập cửa hàng ngàn gia đình Do Thái người nước ngoài, đủ mọi nguồn gốc, và bắt họ. Một vài gia đình trốn thoát được, nhờ sự đồng lõa của những nhân viên cảnh sát thông cảm hoặc ăn tiền - Tiếc rằng số này quá ít. Những người khác, phụ nữ, trẻ em, người già, đàn ông, thậm chí cả người ốm, đều bị bắt đi với chút ít hành lý nhỏ nhoi được phép mang theo, những người yếu nhất thì đi bằng xe buýt, những người khác thì đi bộ. Khi họ đi qua, dân Pari quay đầu đi. Họ bị nhốt ở Trường đua xe đạp Mùa đông: 7000 trong đó có 4051 trẻ em! 6000 người khác bị dẫn đến trại Đrăngxy. Cảnh sát Pháp đã bắt 13000 người chỉ vì họ là người Do Thái!,,, Hình như các nhà chức trách Đức thất vọng: họ những mong ngóng bắt được 32000!... Để thoát khỏi cuộc lùng bắt ấy, nhiều con người khốn khổ đã tự tử. Nhớ lại những vụ sát hại người Do Thái lúc họ còn nhỏ ở Nga hay Ba Lan, nhiều phụ nữ đã bế con nhảy qua cửa sổ.
Người ta không chuẩn bị gì hết để đón đám người kia trong bảy ngày liền, họ chen chúc dưới mái tôn và mái kính dưới trời nắng chang chang, không có một ô cửa sổ, trong mùi hôi hám ngày càng khó chịu. Hố xí vốn không đủ, rất nhanh chóng trở nên vô dụng, những con người khốn khổ bì bõm trong một thứ bùn dơ dáy, nước dãi chảy dọc các bậc tam cấp. Sợ hãi và tủi nhục! Nhiều người bị bệnh chết vì không được chăm sóc. Chỉ có hai thầy thuốc được phép vào Trường đua xe đạp Mùa đông, nhưng mặc dù có mấy nữ y tá của Hội chữ thập đỏ, họ không sao đối phó nổi những vụ sảy thai, kiết lỵ, bệnh tinh hồng nhiệt... Chỉ có mười hai người là thoát chết. Ngày chủ nhật 19 tháng bảy, 1000 người, phần lớn là đàn ông, bị nhốt trong những toa tàu chở súc vật, đưa sang Đức.
Chị biết số phận chờ đón họ, nhưng kinh khủng quá, không ai muốn tin chị, kể cả những bạn bè Do Thái của chị, khi chị nói với họ. Thế mà mọt vài người bạn cũng đã từng đọc như chị cuốn Mein Kampf, và cuốn Sách trắng của Anh, cuốn này công bố năm 1939 ở Pháp, nói về trại tập trung Busenoan và về guồng máy hoạt động của nó bằng những chi tiết khủng khϊếp. Họ cứ ngỡ như là những chuyện khoa học viễn tưởng ấy! Vả lại, họ đã vốn hết lòng tin tưởng ở nước Pháp!
Vì sao người Pháp lại là những kẻ đồng lõa với cái đời đời sẽ là một trong những nỗi sỉ nhục của nhân loại? Vì sao?
Qua các cuộc du lịch, qua các thứ tiếng chị nói, qua tri thức văn hóa bốn phương chị thu lượm được, không tin tưởng mà cũng không hành động trước tất cả những sự kiện ấy, trước kia chị cảm thấy mình là nữ công dân tự do của một thế giới. Bây giờ, chị là một người đàn bà Do Thái, và chỉ là một người đàn bà Do Thái mà thôi. Vì vậy chị đi gặp chủng tộc mình, biết rằng mình đi tới cái chết. Chị chấp nhận nó. Nếu có thể chiến đấu để cứu thoát một vài người trong số những người Do Thái ấy khỏi sự diệt vong, thì chị sẽ chiến đấu. Lúc đó, có thể chị sẽ cầu viện đến em. Chị biết là em sẽ không làm chị thất vọng.
Em thân mến, em phải hết sức giữ gìn, em còn trẻ lắm. Thỉnh thoảng, em hãy nghĩ tới chị, ý nghĩ của em sẽ động viên chị thêm can đảm. Chị yêu và hôn em. Xara".
Ở trang cuối cùng có viết thêm:
"Chị gửi kèm theo đây cho em một bài viết bẩn thỉu đăng trong tờ báo chống Do Thái Ô Pilôri ngày 23 tháng bảy 194, để không bao giờ em quên những gì mà Rơbatê, Xêlin, Stôbriawng, Bradiăc... đã dám viết... Em cũng chớ quên Phrăngxoa Tavecniê, bạn chị. Chị biết anh ấy yêu em và chị nghĩ chị không nhầm khi nói rằng em cũng yêu anh ấy, tuy em chưa biết. Em sinh ra là cho anh ấy cũng như anh ấy sinh ra là cho em".
Cột báo chị bạn gửi tới rơi xuống đất! Nó chỉ là một đoạn trong bài báo ký tên Giắc Buarô, đã thừng được phát đi.
14 tháng bảy 1942. Một tin tuyệt diệu được lan truyền trên các đường phố Pari. Đài phát thanh và truyền hình quốc gia cho biết: tên Do Thái cuối cùng vừa chết. Thế là chấm dứt cái chủng tộc nhơ nhớp ấy mà đứa đại diện cuối cùng sống từ khi ra đời ở vườn bách thú cũ trong rừng Vanhxen, trong một túp lều ổ chuột dành riêng cho hắn, và là nơi con cái chúng ta đã được nhìn thấy nó vùng vẫy như thể tự do, không phải cho vui mắt mà là để rèn luyện tinh thần cho chúng. Hắn đã chết. Xét cho cùng, như thế là hơn. Riêng bản thân tôi luôn lo sợ nó bỏ trốn, và ai mà biết được hết những tai họa mà một tên Do Thái có thể gây nên! Hắn sống một mình - cứ cho là thế đi từ khi vợ hắn chết, may sao mụ này vô sinh, nhưng với con vật dơ bẩn ấy, biết thế nào được. Tôi phải đến vườn thú để biết chắc tin đã đưa có xác thực không.
Một buổi sáng mùa hè tuyệt diệu, nóng vừa phải, bầu trời trong xanh, gió thổi nhẹ, đồng nho và ruộng lúa tạo thành trên cánh đồng một bức tranh màu xanh với những hình hình học. Trên cánh đồng cỏ chấm pha những nét sáng của đàn gia súc. Xa xa, gác chuông nhà thờ và mái nhà trong làng xóm tạo nên một phong cảnh hài hòa nhấp nhô những thung lũng chạy dài.
Lêa thức dậy, chưa vội đọc lá thư của bác Ađriêng. Nàng đạp xe mang thư từ đến Múac. Vecđơle và Liloay.
Trở về Môngtiac, nàng vào phòng trẻ em, đọc thư. Một lần nữa, ông bác khen ngợi nàng đã làm tròn nhiệm vụ ở Pari và Limôgiơ. Ông bảo nàng tối ào cũng đón nghe đài ở Luân Đôn: sẽ có lời nhắn nàng tìm gặp ông ở Tuludơ. Ở nhà hành chính, nàng sẽ nhận được thư chỉ chỗ gặp. Hai ngày sau khi nhận được mật hiệu trên đài: "Hoa viôlet nở trên đồi giá chữ thập." thì nàng sẽ khởi hành.
Lêa vừa đốt thư xong thì Cami bước vào.
- Tôi xin lỗi đã quấy rầy chị. Có thư từ gì gửi cho tôi không?
- Không, chỉ có thư của bác Ađriêng. - Nàng vừa nói vừa chỉ lá thư đã cháy hết - Và thư của Xara Muynxtanh báo tin chị ấy đã rời Âymôchiê.
- Để đi đâu?
- Đi Pari.
- Đi Pari! Chị ấy điên rồi!
- Đây, cô đọc đi, cô sẽ hiểu chị ấy hơn.