Hiệp định đình chiến lược được ký tối 24 tháng 6 năm 1940. Cami và Lêa ôm choàng lấy nhau. Lúc đầu, cả hai đều nghĩ: chiến tranh đã chấm dứt, Lôrăng sẽ trở về. Nhưng rồi cả hai ngờ vực, sợ hãi, hổ thẹn. Thực ra, người cảm thấy hổ thẹn, chủ yếu là Cami, còn Lêa thì cho đình chiến chỉ có nghĩa là trở lại cuộc sống bình thường. Thèm khát cuộc sống, nàng không muốn mảy may phân tích tình hình. Chiến tranh đã kết thúc: chấm hết! Mọi cái sẽ bắt đầu trở lại như xưa. Như xưa ư? Nàng biết rõ là nàng tụ dối mình, là không có gì như xưa nữa hết; chỉ có tất cả những cái chết vô ích và khủng khϊếp: chỉ có gã đàn ông mà nàng đã bắn chết và hễ nghĩ tới là nàng vùng dậy, hét lên trên giường. Để làm nàng trấn tĩnh, phải có tất cả sự dịu dàng của Cami như một người mẹ, nàng bất giác dùng những lời như của Idaben Đenmax:
- Bạn thân yêu, không có gì cả đâu, tôi đang ngồi đây này. Bạn đừng sợ, mọi cái xong rồi, bạn ngủ đi.
Và Lêa nằm ngủ lại, rúc người vào Cami và thầm thì
- Má ơi!
Không, sẽ không gì còn như xưa nữa. Trong nỗi kinh hoàng ấy, nàng không còn là cô trinh nữ nữa. Điều đó, nàng không thể dễ dàng tự tha thứ cho mình. từ hôm 19 tháng 6, nàng không sao gọi điện được cho Môngtiac. Cuối cùng ngày 30 tháng 6, nàng nghe giọng nói của cha nàng. Chắc hẳn do không gian, do chất lượng đường dây mà nàng cảm thấy giọng Pie Đenmax như giọng một ông già, ngập ngừng, trầm đυ.c, nhắc đi nhắc lại mãi:
- Ổn cả, ổn cả...
Lêa đòi nói chuyện với mẹ. Đầu dây đằng kia, im lặng kéo dài.
- Alô... alô... đừng cắt...
- Alô, Lêa đấy à?
- Bà Ruýt nghe bà nói, cháu mừng quá. Bà có khoẻ không? Cho cháu nói chuyện với má cháu, cháu sợ đường dây bị cắt. Alô... bà nghe cháu nói chứ?...
- Có.
- Cho cháu nói chuyện với má cháu
- Má cháu không có nhà, bà đang ở Boócđô
- Ồ, tiếc quá! Cháu muốn nghe tiếng nói của má cháu lắm, nó sẽ làm cháu vô cùng sung sướиɠ. Bà hôn má cháu thật nhiều giúp cháu nhé! Và bà chớ quên nói với má cháu là cháu nhớ má cháu lắm, là cháu tha thiết yêu mến má cháu. Trong tuần này, cháu sẽ cố gọi lại lần nữa... alô... alô... thôi, lại cắt mất rồi
Bỏ máy xuống, Lêa có một cảm giác kinh hoàng tới mức mồ hôi chảy ướt đẫm trán và thái dương, khiến nàng ngứa ngáy cái sẹo ở mí mắt.
"Mình phải trở về nhà thôi!" - Nàng vừa lẩm bẩm vừa rời khỏi chiếc ghế bành trong phòng làm việc của bác sĩ Rulăng.
Vào lúc đó, bác sĩ bước vào.
- Cô gặp được ông cụ, bà cụ trên máy chưa?
- Rồi, cảm ơn bác sĩ. Bao giờ thì Cami có thể lên đường được?
- Không thể trước khi bà ấy sinh nở. Sẽ rất nguy hiểm cho bà ấy.
- Tôi phải trở về gia đình. Quan trọng lắm...
- Chắc chắn sức khoẻ của bà bạn cô và của đứa con của bà ấy quan trọng hơn.
- Sao ông biết? Tôi tin chắc gia đình cần đến tôi. Tôi phải về thôi.
- Có ai đau ốm phải không?
- Tôi không rõ, nhưng tôi cảm thấy tôi phải về. Tôi cảm thấy, ông có hiểu tôi không?
- Tôi hiểu cô, cô cứ bình tĩnh. Cô biết rõ là cô không thể về.
- Nhưng bác sĩ, đã có ông và cả bà Triô nữa. Vả lại, sức khoẻ Cami đã khá hơn vì ông đã cho phép cô ấy đứng dậy
- Như thế không đủ. Chỉ sự có mặt của cô mới giữ không để bà ấy lên cơn. Bà ấy yêu mến cô đến mức bà ấy giấu cô nỗi lo lắng và đau đớn của mình. Không phải tôi cho phép bà ấy bước mấy bước mà sức khoẻ bà ấy không ở trong tình trạng nguy kịch đâu. Hơn nữa, do mệt mỏi, bà ấy có thể sinh trước ngày. Tôi yêu cầu cô kiên nhẫn.
- Tôi kiên nhẫn hết tuần này đến tuần khác rồi. Tôi không thể kiên nhẫn hơn, tôi muốn gặp mẹ tôi
Lêa ngồi phịch lại xuống ghế, hai tay ôm đầu, rêи ɾỉ với một giọng trẻ thơ
- Tôi muốn về nhà, tôi van ông, ông để tôi về.
Khéo léo chữa bệnh bao nhiêu thì bác sĩ Rulăng cũng vụng về bấy nhiêu trước những giọt, nhất là một cô gái xinh đẹp. Loay hoay mãi, ông pha được một liều thuốc an thần và nài nỉ cô uống; và bản thân ông, cảm thấy căng thẳng hết mức cũng uống một ngụm
- Thôi cô đừng khóc nữa... khóc chẳng để làm gì cả... khéo không mà ốm đấy...
Lêa về tới nhà bà Triô, nét mặt lờ đờ, hai bàn tay nóng bỏng. Bà buộc nàng đi nằm. Trong đêm, nàng sốt tới 40 độ. Bà chạy đi mời thầy thuốc nhưng thầy thuốc không chẩn đoán được bệnh gì hết.
Ba ngày liền, Lêa mê sảng, gọi mẹ, Lôrăng và Phrăngxoa. Rồi bỗng đột ngột hết sốt, nhưng người gầy tọp và ốm yếu. Suốt ba ngày ấy, Cami không rời giường nàng nửa bước mặc dù thầy thuốc và bà Triô la rầy.
Một tuần sau, Lêa hoàn toàn bình phục, có thể đi tắm trên sông Gactămpơ. Ngay tối hôm đó, Cami bảo nàng:
- Bác sĩ Rulăng cho rằng tôi có thể trở về Rôsơ-Blăngsơ mà không có gì nguy hiểm.
- Đúng thế hả?
- Đúng, nhưng xe phải đi từ từ. Một người anh em họ bà Triô đã kiểm tra xe và mua giúp xăng cho chúng ta. Chị muốn về lúc nào thì chúng ta về.
- Tuyệt quá, thế là cuối cùng tôi gặp lại má tôi.
Cami nhìn Lêa, ánh mắt hết sức nhân hậu.
"Quả là cô ta có vẻ yêu mến mình, thật là ngốc." - Lêa nghĩ thầm
- Bà Triô, chúng tôi có thể ra về, Cami có thể đi đường được rồi! - Nàng reo lên và chạy ào đến bà chủ nhà đang bước vào bếp, tay sách chiếc giỏ đầy rau tươi.
Bà chủ nhà ngoảnh về phía Cami, vẻ ngạc nhiên
- Nhưng, con ơi...
Bà ngừng nói khi thấy người thiếu phụ ra hiệu cho mình lặng im
- Thưa bà, mai chúng tôi ra về, ông bác sĩ đã đồng ý. - Lêa nói vội vã nói thêm khi thấy bà Triô, người vừa chăm sóc mình trong ba ngày qua như một người mẹ, nhíu mày.
- Thế thì tại sao ông ấy không nói gì với tôi hết trước khi ông ấy đi vắng? - Bà Triô hỏi, vẻ ngờ vực.
- Có thể ông ấy quên, ông bận biết bao công việc.
- Tôi không biết ông ấy đã đi. Ông đi đâu? - Lêa hỏi
- Đi Brơtanhơ, gặp bà cụ mẹ ông sống một mình sau khi cậu con út chết trận ở Đoongkec.
- Thế mà tôi không biết ông ấy có em trai tử trận - Cami nói tiếp
- Ông ấy không muốn nói, nhưng tôi biết ông rất đau buồn. Ông coi chàng trai ấy như con trai mình.
- Bà nói giúp là Lêa và tôi hết sức thông cảm với ông.
- Bà và cô nên chờ ông ấy trở về trực tiếp nói với ông thì hơn.
- Không, chúng tôi phải về. Tôi muốn cháu bé chào đời trong ngôi nhà tổ tiên nó.
- Đường sá không thật yên ổn đâu.
- Bà Triô, bà đừng lo, mọi sự sẽ yên ổn thôi. - Cami vừa nói vừa cầm tay bà - Bà hứa với tôi là sẽ đến thăm chúng tôi mấy hôm bà nhé. Bao giờ bà cũng sẽ là vị khách quý.
- Tôi sẽ nhớ bà lắm bà Cami. Tôi đã tìm được cho bà một ngôi nhà xinh xắn có vườn, trên bờ sông Gactămpơ. Bà nhìn kia, ngôi nhà có cửa sổ sơn đỏ và trắng, bên kia sông, của một nhà buôn ngũ cốc. Mỗi tháng ông ta chỉ đến ở có vài ngày, và cho thuê một nửa nhà. Vừa qua mấy ông chủ ngân hàng Pari thuê ở, nay họ trở về rồi.
- Cũng như mọi người tị nạn khác, - Lêa nói - Giờ đây thành phố này hoang vắng, buồn bã lắm. Không còn ai ngoài đường nữa. Tôi soạn va li đây.
Hôm sau, mặc cho bà Triô khóc sướt mướt, Cami và Lêa ra đi, mang theo những cái giỏ chất đầy đủ loại thức ăn. Ngay cả Lêa cùng nghẹn ngào trong gìơ phút chía tay với người đàn bà đã khoan dung mở rộng cả tấm lòng và ngôi nhà đón tiếp họ
- Hết chiến tranh, tôi sẽ trở lại đây cùng với Lôrăng và cháu bé. - Cami lên tiếng sau khi ngồi thoải mái trên chiếc ghế sau của xe.
- Tôi mong không bao giờ phải gặp lại xứ sở này nữa. - Lêa đáp trong khi xe lăn bánh trên cầu cũ
Xế chiều, họ tới Nôntrông, một huyện lỵ nhỏ thuộc tỉnh Limudanh, dọc đường không gặp trở ngại nào. Rất ít xe cộ và khách bộ hành, nhưng rải rác, trong các hầm hố, trên vệ đường, những chiếc xe bỏ lại hoặc bị phá huỷ một phần cho biết dânt ị nạn đã đi qua
Lêa giúp Cami xuống xe và để chị ngồi trên thềm một quán cà phê.
- Cô gọi giúp tôi một chai nước chanh thật lạnh, tôi qua khách sạn trước mặt hỏi xem họ có buồng cho thuê không?
- Để làm gì?
- Để cô nghỉ, chắc cô mệt lắm rồi.
- Không, không cần, chúng ta cứ đi, đi xa hơn nữa rồi hẵng nghỉ
- Cô tin chắc là ổn hả?
Cô hầu bàn đến bên cạnh nên Cami không kịp trả lời:
- Cô cho hai nước cam thật lạnh - Lêa bảo và quay sang hỏi Cami - Có có muốn ăn tí chút không?
- Không, tôi cảm ơn, tôi không đói.
- Tôi cũng vậy, cái nóng này làm tim tôi khó chịu.
Hai người rửa tay, rửa mặt bằng nước máy ngoài sân tiệm cà phê, rồi ra đi.
Đến Pêrigơ, họ bị hiến binh Pháp giữ lại vì ngạc nhiên thấy hai người đàn bà trẻ đi một mình trong một chiếc xe hơi lớn với rất ít hành lý. Như thể mọi chiếc xe không có đệm trên mui xe đều đáng ngại! Chỉ tới khi thấy tình trạng ốm yếu của Cami, họ mới đồng ý để hai người ra đi và dặn dò:
- Thưa bà, bà nên đến bệnh viện gần nhất nếu bà không muốn sinh con dọc đường.
Cami cảm ơn họ và hai hàm răng nghiến chặt, trở lên xe. Xe lăn bánh. Hai người ngồi im lặng một lúc. Bỗng xe xóc, làm cho Cami cất lên một tiếng rên.
- Không ổn phải không?
- Vâng. - Cami gật đầu, một nụ cười thảm hại trên môi. Lêa dừng xe lại bên đường.
- Cô đau ở đâu? - Nàng hỏi và bước đến cạnh người bệnh.
- Ồ! Tôi đã làm gì để đến nỗi phải như thế này?
"Bình tĩnh, bình tĩnh" - Nàng nghĩ bụng- "Đến cái làng gần nhất, mình sẽ đi tìm thầy thuốc."
Trong mấy cái làng hiếm hoi họ đi qua từ Pêrigơ đến Becgiơrăc, không có thầy thuốc. Ở thành phố Bacgiorăc, cả ba bác sĩ Lêa tìm đến đều đi vắng. Chỉ còn có bệnh viện. Nhưng người ta bảo nàng đã hết giờ nhập viện, hôm sau nàng hãy tới nếu không có lệnh nhập viện khẩn cấp của bác sĩ điều trị. Lêa năn nỉ, đe doạ, vẫn không lay chuyển được người gác cổng. Khi nàng quay lại xe, Cami vẫn đau như trước. May sao họ nhanh chống tìm được một buồng ở khách sạn, buồng không đầy đủ tiện nghi, nhưng nghỉ lại một đêm thì như thế là đủ. Lêa bảo đưa bữa ăn tối vào buồng và ép Cami nuốt mấy thìa cháo.
Vừa nằm xuống chiếc giường xấu xí đệm bị thủng, là Lêa ngủ ngay. Còn Cami thì suốt đêm không chợp mắt. Đến sáng, nàng mới thϊếp đi trong một giấc ngủ chập chờn, khiến Lêa phải thức giấc, bực dọc. Đã sáu giờ, trời âm u.
Tắm rửa qua loa, Lêa xuống nhà, đi một vòng quanh thành phố trong lúc chờ tiệm cà phê mở cửa để ăn sáng. Đii qua trước nhà bưu điện, nàng nghĩ bụng là phải thử gọi điện cho bố mẹ để báo tin mình trở về. Trước khi ở nhà bà Triô ra về, nàng chưa gọi được vì đường dây, một lần nữa, lại bị cắt. Tuy còn sớm, vẫn có nhiều người ở bưư điện để gọi điện. Cuối cùng đến lượt Lêa, nhưng sau nhiều cố gắng, cô điện báo bảo nàng:
- Tôi không gọi được, lát nữa, mời cô quay lại.
Mãi gần mười một giờ nàng mới rời phòng bưu điện, lòng đầy thất vọng. Đi qua trước một tủ kính bán hàng, nàng nhìn thấy bóng mình và một lúc lâu mới nhận ra. Mẹ nàng và bà Ruýt sẽ nói thế nào nếu nhìn thấy nàng thế này, đầu tóc rũ rượi, áo dài nhàu nát? Nhớ lại những lời la rầy của hai người, màng bỗng phì cười vui vẻ. Nay mai, nàng sẽ được gặp lại họ. Nàng sung sướиɠ biết bao trước những bài học về ăn mặc cho đứng đắn của bà Ruýt và những lời la rầy âu yếm của me! Chẳng mấy chốc nữa, sau vài tiếng, nhiều lắm là một ngày, nàng đã nằm trọn trong vòng tay họ.
Cami đã thay quần áo và nằm chờ trên giường. Nàng thoa một lớp phấn hồng lên má để giấu bớt sắc da xanh xao. Nhưng không quen hoá trang, nàng bôi quá nhiều phấn, khiến nàng có vẻ một con búp bê khuôn mặt tô vẽ vụng về. Thế nhưng, cái vẻ khoẻ mạnh ấy đánh lừa Lêa.
- Tôi thấy sáng nay cô có vẻ tươi tắn hơn. Cô có cảm thấy đủ sức khoẻ để tiếp tục cuộc hành trình không?
- Có, tôi cảm thấy ổn lắm rồi. - Cami vừa đáp vừa cắn chặt môi để đứng dậy.
Bíu vào hàng lan can và cánh tay Lêa, nàng bước xuống cầu thang và phải cố gắng đến toát mồ hôi, nàng vượt qua được hành lang khách sạn và ngồi vào xe đỗ trước cửa. Chị nằm dài trên ghế. Lêa quay lên buồng lấy hành lý và nhân đấy thay áo dài và chải lại tóc.
Giờ đây Lêa đã tới quê hương, những tên làng, tên phố vang lên bên tai nàng. Lêa lưỡng lự. Nên đưa Cami về nhà bố chồng hay về Môngtiac? Nàng quay lại hỏi Cami, chiếc ghế trống không.
- Cami, Cami đâu? - Nàng đỗ xe lại và gọi.
Nàng mở cửa xe và giật mình lụi lại trước cảnh tượng một người đàn bà, hai mắt lồi ra, nằm lăn giữa hai dãy ghế trong xe, răng cắn chặt một góc mền.
-Lạy chúa... Cami...
-Cô ấy còn làm sao nữa không?
-Cháu bé...
Sao! Đứa bé? Đứa bé... cô ấy muốn nói gì?
- Cháu bé... - Cami nhắc lại trong hơi thở và cố ngẩng đầu dậy.
"Ồ! Không, không phải lúc này, đứa bé không thể chờ một lúc hay sao?". Hoảng hốt, Lêa nhìn ngó xung quanh. Chỉ một mình nàng. Chỉ có cánh đồng dưới một bầu trời sắp giông bão"Thôi nào, bình tĩnh! Phải bao nhiêu thời gian thì sinh nở xong". Lêa phải tự thú nhận mình không biết tí gì hết. Không bao giờ Idaben nói những chuyện đó với con cái cả.
- Tình hình xảy ra đã lâu chưa?
- Hôm qua, nhưng đến sáng nay thì hết... Lúc này, tôi cảm thấy như có cái gì giằng xé trong bụng. Đúng vào lúc đó, tôi ngã. Tôi uớt đầm đìa.
Cơ thể gầy gò của Cami quằn quại, chị không kìm nổi một tiếng kêu thét khiến gương mặt tội nghiệp méo mó đi. Lớp phấn trên má loãng ra trong mồ hôi. Cơn đau dịu đi, Lêa cố nâng Cami dậy lên ghế, nhưng không sao được.
- Tôi không dậy được... chị tha lỗi cho...
- Cô im đi, để tôi suy nghĩ. Làng gần đây nhất là Penlơquya, chúng ta nhờ người ta giúp đỡ.
- Không, không, tôi muốn về nhà Lôrăng hay nhà bố mẹ chị thôi.
- Cô nghĩ cô có thể chịu đựng nổi năm mươi cây số nữa hả? - Nàng hỏi, trong lòng khấp khởi hy vọng
- Có thể... chúng ta đi đi...
Suốt cuộc đời mình Lêa không sao quên được 50 km đường trường ấy. Đến Xanh-Mêxăng, nàng nhìn thấy những bộ quân phục Đức đầu tiên. Trong cơn bàng hoàng, nàng suýt làm đổ xe xuống hố. Phía dưới bờ biển Vecđơlê, có cây chắn đường. Một tên lính ra lệnh dừng xe.
-Es it verboten weiter gehen (Cấm không được đi xa).
Hoảng hốt, Lêa quên mất tiếng Đức mà bà Ruýt đã vất vả dạy nàng.
- Tôi không hiểu.
Một viên sĩ quan bước lên và nói với một thứ tiếng Pháp khó khăn.
- Cấm đi qua, cô có ausweis không?
- Ausweis hả?
- Phải, giấy thông hành ấy mà
- Không có, tôi về nhà, ở phía trên bờ biển kia kìa - Nàng vừa đáp vừa chỉ về phía Môngtiac.
- Nein, không có ausweis, thì không được đi qua.
- Tôi van ông, ông trông kìa, cô bạn tôi đang đau đẻ - nàng vừa nói vừa chỉ về phía sau xe.
Viên sĩ quan cúi nhìn.
- Men gott! Wie heissen sie? (Tên cô là gì?)
- Lêa Đenmax.
- Gehonen, sie zur famihe der Mongtillac? (Trong gia đình chủ đất ở Môngtiac phải không?)
Hắn ra hiệu cho tên lính cho xe qua rồi tự hắn ngồi lên một chiếc mô tô để dựa thân cây.
- Mời cô đi, tôi đi theo cô.
Trước đây, Lêa hình dung buổi trở về của mình khác hẳn: mọi người hẳn có mặt đông đủ để đón nàng, âu yếm nàng. Nhưng hôm nay không hề có gì như thế cả. Tất cả đều hoang vắng, trang trại, hầm rượu, ngôi nhà, kho lúa, ngay cả sác vật cũng hình như biến đâu mất. tất cả yên tĩnh, quá yên tĩnh.
- Má ơi!Má ơi! Bà Ruýt ơi! -Nàng vừa kêu vừa bước qua gian bếp vào nhà. Nàng chạy, mở cánh cửa ở cầu thang và lại gọi: Má ơi! Ba ơi! Con đây.
Trong phòng ăn, trong phòng khách, trong buồng giấy ba nàng, rèm cửa đều bỏ xuống như thể trời nắng chói chang. Lêa phải thừa nhận sự thật:không có ai trong nhà. Bên ngoài, trời mỗi lúc một tối sẫm. trong bếo, viên sĩ quan Đức đứng chờ, tay dìu đỡ Cami.
- Wo soll ich siehinlegen? (Tôi phải đưa bà ấy tới đâu)
- Vào phòng tôi.
Lêa bước lên trước. Căn phòng đầy mùi mốc. Nàng lục tủ lấy khăn và don giường với sự giúp đỡ của viên sĩ quan. Cami ngồi rêи ɾỉ trong ghế bành. Họ thận trọng đặt chị lên những tấm khăn mới tinh thoang thoảng mùi oải hương.
- Jst denn niemãnd da? (Không có ai hết hay sao?)
- Để tôi đi gọi bác sĩ.
Nàng bước xuống cầu thang hai bậc một. Phòng giấy của ba nàng hết sức bề bộn. Nàng vất vả mãi mới tìm được quyển sổ ghi địa chỉ. Máy điện thoại của bác sĩ Blăngsa không trả lời, máy của các bác sĩ ở Xanh-Make, cũng vậy. Một tiếng kêu xuyên qua các bức tường. Họ đi đâu hết cả? Lại một tiếng kêu nữa. Nàng chạy vội ra khỏi phòng. Trong lúc chạy, nàng thấy một tấm thϊếp viền đen, và tự hỏi ai chết vậy.
Trong gian bếp, viên sĩ quan đang bận rộn. Y đốt bếp lò than và đun sôi mấy xoong nước.
- Kommit der Arzt? (Bác sĩ tới hả?)
Lêa lắc đầu và lên buồng Cami. Nàng cởi bỏ được quần áo cho Cami, chỉ để lại bộ đồ lót, rồi ngồi xuống bên cạnh, cầm lấy tay nàng, lau trán cho nàng. Giữa hai lần nhăn nhó, nàng cảm ơn Lêa và ra sức kìm khỏi cất tiếng kêu.
Viên sĩ quan Đức bước vào mang theo một chậu nước nóng. Y đã bỏ cát két và áo ngoài, xắn ống tay áo sơ mi lên. Lê nhận thấy y còn trẻ và đẹp trai. Một mớ tóc dài màu hung xoã trước trán càng làm nổi bật vẻ trẻ trung.
- Beruhigen sie sich: es wlrd schon gut gehen. (Bà đừng sợ, sẽ ổn cả thôi). Y vừa nói vừa cúi xuống gần Cami.
Y lùi lại trước vẻ kinh hoàng của Cami khi nàng nhổm dậy. Lấy ngón tay chỉ vào huy hiệu Đức quốc xã trên sơ mi của y
- Cô đừng sợ. - Lêa vừa bảo vừa đặt nàng nằm xuống - Ông ta đã giúp một tay đưa cô về đây.
- Nhưng hắn là một người Đức... tôi không muốn một người Đức đυ.ng vào tôi, đυ.ng vào con tôi. Thà tôi chết còn hơn.
- Điều đó sẽ xảy ra nếu cô không chịu nằm yên. Tôi không rõ gia đình đã xảy ra chuyện gì. Không một ai có mặt.
Cami quằn quại lần thứ hai nên không thể trả lời, rồi lại lần nữa, và lần nữa.
- Holen sie mal wasche. (Cô lấy quần áo đi)
Lêa nghe theo.
- Ông biết làm à? - Nàng ấp úng khi quay trở lại, mang theo một chồng khăn tay và hai chiếc tạp dề lớn.
- Mein valter ist arzt, ich habe ein daar biicher aus sêinr bibliothek gelesen. (Cha tôi là thầy thuốc, tôi có đọc mấy cuốn sách trong thư viện của ông)
Trong lúc anh ta buộc tạp dề vào người thì Lêa rửa ráy "Miễn sao má mình trở về lúc này". Nàng nghĩ bụng "Mình cảm thấy khó chịu".
- Na, wie sagen sie es aus Franjosisch: Can đảm lên. (Nào, như kiểu cô nói bằng tiếng Pháp)
Rồi quay sang nói với Cami:
- Thưa bà, dũng cảm lên, cháu bé sắp ra đời.
Khi đẩy cửa, bà già Ruýt, quần áo hoàn toàn màu đen, phải dựa vào tường để khỏi ngã: một người Đức - bà nhận ra qua đôi bốt và chiếc quần dài quân phục - đang bế trên tay một đứa bé sơ sinh nhỏ xíu. Bọc trong một chiếc khăn tắm, nó kêu lên những tiếng the thé.
- Das ist ein junge (Bé trai). -Anh ta kiêu hãnh nói
Lêa sà vào vòng tay bà bảo mẫu già.
-Ồ, Ruýt, bây giờ bà mới về! Thế má tôi đâu? Tôi rất cần đến má, đến bà.
- Chào bà. - Người sĩ quan nghiêng mình, mặt đỏ gay, mồ hôi đầm đìa với một nụ cười rạng rỡ - Tốt lắm. Cháu bé nhỏ người nhưng khoẻ mạnh lắm.
Im lặng, Ruýt cúi người xuống Cami. Vẻ lo lắng, bà vội ngẩng đầu lên và chạy vụt ra ngoài. Lát sau bác sĩ Blăngsa mặc quần áo đen bước vào, theo sau bà Becnađet Busaco bận tang phục.
- Bác sĩ, bác sĩ ông đến nhanh lên.
- Cái gì vậy...?
Người thầy thuốc hiểu ngay.
- Becnađet, bà lo lấy đứa bé. Ruýt bà đi cầm hộ bộ đồ nghề giúp tôi. Ở trong xe tôi ấy.
- Thưa bác sĩ, ông nghĩ là cô ấy sắp chết hả?
- Tôi chưa rõ, tim bà ấy có vẻ yếu lắm. Người Đức kia làm gì ở đây?
- Ông ta giúp tôi đưa Cami về đây và đỡ cho thằng bé ra đời đấy
Từ khi Becnađet bế lấy đứa bé sơ sinh, anh sĩ quan trẻ đứng giữa căn phòng, vẻ ngượng nghịu, hai tay chùi chùi vào tạp dề. Bà Ruýt quay vào với bộ đồ nghề và nói với anh bằng tiếng Đức.
- Wir bedanken uns, mein herr. (Chúng tôi cảm ơn ông)
- Leutnant Frederic Hacke. (Trung uý Phêđêric Hăngcơ)
- Lêa, cô tiễn chân ông trung uý. Anf wiederrsen mein herr. (Tạm biệt ông)
Phêđêric Hăngcơ bỏ tạp dề ra, nghiêng mình chào và vừa đi theo Lêa vừa xỏ tay vào áo. Trong hành lang, họ gặp Phrăngxoadơ và Lôror, chị gái và em gái Lêa, cả hai đều mặc đồ đen. Ba chị em ôm lấy nhau.
- Lôrơ, Lôret của chị, chị gặp lại em, chị mừng quá... cả chị nữa, chị Phrăngxoarơ!
- Ồ, Lêa, thật khủng khϊếp!
- Cái gì khủng khϊếp? Chúng ta lại xum họp, cháu bé, con Cami khoẻ mạnh, chiến tranh chấm dứt, dẫu sao cũng hầu như chấm dứt... Lêa nói thêm, mắt nhìn người sĩ quan Đức.
- Hắn làm gì ở đây? - Lôrơ thầm thì bên tai nàng
- Chị sẽ nói rõ với em sau. Ba má đâu?
- Má à?
Trong gian bếp, Raymông đờ Acgila, Giuyn Phaya - phụ trách các hầm rượu - Amêli Lêphevrơ và người quản lý Mâctnh, Anbectin và Lida đờ Môngplâynet, Luych và Pie đenmax cùng với những người hàng xóm đang uống vang trong những chiếc cốc lớn. Họ đều mặc quần áo sẫm màu. Phụ nữ thì lật voan nhiễu lên.
Trông thấy họ, Lêa không dám nhảy tới ôm choàng lấy cha. Vì sao nàng thấy lạnh đột ngột? Sau lưng nàng, Phrăngxoadơ và Lôrơ đứng khóc, người sĩ quan Đức vừa cài xông áo quân phục, khoá xong thắt lưng lủng lẳng bao súng màu đen, anh ta đội mũ bước lên, đánh gót trước mặt Pie Đenmax và đi ra, không nói nửa lời.
Trong gian bếp, giờ đây, có một tia nắng mặt trời, màu đen của quần áo nổi bật trên màu tường trắng. Trên chiếc bàn lớn trải vải sơn màu xanh, có mấy chỗ sờn, những con ruồi hút rượu vang chạ dọc ngoài chai. Chiếc đồng hồ treo tường điểm năm tiếng. Ruýt và ông bác sĩ bước vào nhưng không một ai nhúc nhích. Lêa căng tai ra nghe. Vì sao mẹ nàng chậm chạp như vậy? Bà không biết là con giá bà đang chờ bà sao?
- Má - Nàng thầm thì - Má đâu?... Từ "má" vang lên trong đầu nàng. Không... không phải thế... không phải má... họ chết hết đi, nhưng không phải má nàng...
- Ba ơi!... Ba nói đi... má con đâu... Không đúng, có phải thế không hở ba? Một ai khác cơ.
Lê a nhìn xung quanh, xem có thể thiếu ai. Thiếu nhiều người: bác Ađriêng, mấy người anh em họ...
Chị gái và em gái nàng nức nở dữ dội hơn. Mọi người đều cúi thấp đầu. Trên má ba nàng - ông già đi biết chừng nào - những giọt nước mắt đầm đìa. Bà Ruýt ôm nàng vào lòng.