Cuộc Chiến Nhân Tình

Chương 30

ĐOẠN 30

Có gọi thế nào cũng không thấy Đăng có dấu hiệu tỉnh lại, tôi lấy điện thoại tính gọi báo cho bố mẹ rồi sẽ đặt xe đưa anh đến bệnh viện thì vừa hay bố mẹ đi công việc về ghé vào nhà anh. Thấy con trai sốt cao nằm trên ghế bất động, bố mẹ vội đưa Đăng ra xe chở đi viện kiểm tra. Sau khi bác sĩ khám xong bảo anh bị sốt virus cần phải ở lại bệnh viện theo dõi thêm để tránh có biến chứng.

Trong phòng bệnh đặc biệt, Đăng vẫn chưa hạ sốt nên ngủ li bì mãi không tỉnh lại. Không riêng gì bố mẹ lo lắng cho anh mà tôi cũng lo không kém. Người đâu mà đã lớn đến vậy rồi còn không biết tự chăm sóc bản thân, ốm sốt cao cũng không chịu gọi nói với ai. Nếu tôi không sang, bố mẹ không ghé qua, anh ngất một mình ở nhà thì ai biết được, rồi lỡ có chuyện gì thì sao đây?

Tôi ngồi một góc hướng tầm mắt nhìn đến gương mặt ngủ say trên giường, bất chợt giọng mẹ vang lên:

- Di. Con cùng bố về nhà trước đi, mẹ ở lại với Đăng.

Tôi thương anh nên chẳng muốn về, lại thấy sắc mặt bố mẹ không tốt nên hỏi:

- Bố mẹ đã ăn gì chưa ạ?

- Lát mẹ xuống căn tin mua đồ ăn sau.

- Hay bố mẹ cứ về đi, con ở lại cho, chiều tối bố mẹ vào với anh ấy rồi con về ạ.

Mẹ Tuyết ngẫm nghĩ ít phút, mẹ nói:

- Ừ. Vậy con ở lại chăm sóc nó giúp mẹ nhé. Khi nào Đăng dậy thì nhắn báo mẹ một tin cho bố mẹ yên tâm.

- Vâng ạ.

Sau khi bố mẹ về, tôi kéo chiếc ghế nhựa ngồi sát bên cạnh Đăng, bàn tay vô thức cũng như có ý giơ lên chạm nhẹ đến từng khía cạnh trên gương mặt anh. Đã lâu lắm rồi tôi không nhìn Đăng kĩ như vậy, cũng lâu rồi không chạm vào da thịt anh, cảm giác lúc này vẫn y như ngày trước, trong lòng xao xuyến rung động khó có thể diễn tả thành lời.

Đang say sưa ngắm Đăng, chợt đầu chân mày anh hơi chau lại, biết anh đã tỉnh, tôi vội rụt tay về, đẩy ghế ngồi ra xa anh một đoạn. Đăng từ từ hé mở mi mắt nhìn lên trần nhà, tiếp theo nghiêng đầu muốn quan sát xung quanh căn phòng thì lại đυ.ng trúng ánh mắt tôi. Anh thoáng sửng sốt, rất nhanh đã bình tĩnh hỏi tôi:

- Di… Anh đang ở bệnh viện à?

- Ờ. Biết rồi còn hỏi.

- Sao anh lại ở đây thế?

- Sốt virus, ngất đi nên được bê đến đây.

- Em đưa anh đến à?

- Bố mẹ, nhưng họ về trước rồi, lát bố mẹ vào tôi sẽ về.

Rõ ràng rất muốn hỏi Đăng cảm thấy trong người thế nào, có khó chịu không để tôi gọi bác sĩ, nhưng vì không muốn cho anh biết tôi lo lắng, quan tâm đến anh nên sắc mặt cứ lạnh lùng, giọng điệu thì thờ ơ như vậy.

Giọng Đăng nhỏ nhẹ bảo tôi:

- Cảm ơn em.

- Chuyện gì?

- Đã ở bên anh lúc này.

- Chẳng qua không có ai để ý đến anh nên tôi mới phải ở lại thôi, chứ tôi cũng chả muốn đâu.

- Anh hiểu.

- Anh thì hiểu cái gì?

- Hiểu lòng em không như lời em nói.

Bị nói trúng tâm tư, tôi không buồn nói chuyện với Đăng nữa mà đứng dậy lấy mấy quả cam trên bàn vắt nước cho anh. Không gian trở nên yên tĩnh lạ thường, tuy không nhìn đến Đăng nhưng tôi cảm nhận được ánh mắt anh dán chặt trên người tôi không rời làm tôi có chút không tự nhiên.

Vắt xong một ly nước đầy, tôi đưa đến cho Đăng:

- Uống đi.

- Anh vừa tỉnh, còn chưa ăn gì nên hơi đói, không thể uống nước cam bây giờ được.

Cũng đúng, trong nước cam có chứa nhiều axit, uống khi đói sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Uống một lần chắc không sao đâu nhưng Đăng đã từ chối nên tôi đặt lại ly nước lên bàn rồi bảo:

- Tôi quên mất. Vậy anh muốn ăn gì để tôi đi mua?

Đăng khẽ mỉm cười, nhìn tôi nói đùa:

- Ăn em được không?

- Đồ thần kinh. Anh nhịn đói luôn đi. Tôi ra ngoài đây, nói chuyện với anh dễ lây virus.

Nói rồi, tôi vừa xoay người thì bàn tay Đăng vươn ra nắm lấy cổ tay tôi, ánh mắt nhìn tôi như khẩn cầu:

- Đừng đi. Anh không lây cho em được đâu.

- Ai biết. Anh nói nhiều làm các giọt dịch tiết chứa virus phát tán ra môi trường xong xâm nhập vào tôi thì sao?

- Em sợ anh lây cho em à?

- Ờ.

- Nếu em sợ thì đã không ở lại.

Tôi lúng túng quay đi, tránh ánh mắt dò xét của Đăng:

- Chẳng qua tôi thương bố mẹ chưa ăn gì nên mới để bổ mẹ về trước ăn uống nghỉ ngơi thôi. Tôi không thèm quan tâm đến anh đâu, đừng có tưởng bở.

- Ừ, anh không tưởng bở.

- Ảo tưởng.

- Không.

Cái tên này, lúc cần nói thì anh im lặng như hến, lúc không cần nói thì miệng hoạt động không ngừng nghỉ. Tôi gỡ từng ngón tay Đăng ra, bảo:

- Anh nói ít thôi, vừa dậy thì nghỉ ngơi đi.

- Nhưng em không được đi đâu, phải ngồi đây anh mới yên tâm nghỉ ngơi được.

- Anh kêu đói còn gì, tôi xuống căn tin mua đồ cho anh xong sẽ quay lại.

Đăng bày ra bộ mặt ngập ngừng suy nghĩ rồi mới đáp:

- Cũng được. Em đi nhanh rồi về nhé.

- Ờ. Anh muốn ăn gì?

- Cháo đi.

- Được.

Lúc đi mua cháo, tôi có ghé vào phòng bác sĩ bảo họ qua kiểm tra cho Đăng rồi mới yên tâm rời đi. Khoảng năm phút sau quay lại, thấy người đó nằm vắt tay trên trán như tập trung nghĩ gì đó. Thấy tôi quay lại, anh chống tay xuống cạnh giường tự mình ngồi dậy. Nụ cười trên môi anh mang theo sự mệt mỏi, uể oải của người bệnh, mặt mũi thì phờ phệch, môi thì trắng nhợt như không có sức sống.

Tôi mở hộp cháo đưa đến cho anh:

- Này, anh ăn đi.

- Em đút cho anh được không?

- Anh có đủ 2 tay.

- Nhưng giờ anh mệt lắm, không có sức làm gì cả.

Tôi trừng mắt lườm Đăng, nhưng rồi cũng tự tay xúc một thìa cháo đưa lên miệng anh:

- Ăn đi.

Đăng nếm thử đầu lưỡi, mặt nhăn lại bảo:

- Hơi nóng, em thổi cho anh đi.

- Lắm chuyện vừa thôi, có nóng lắm đâu, ăn vậy là vừa rồi.

- Nóng thật mà, không tin em ăn thử đi.

Tôi lườm lườm anh một lúc, sau đó cũng đưa lên miệng nếm thử, thấy nóng thật thì mới cụp mi mắt xuống rồi nói:

- Vậy anh tự thổi đi.

- Em thổi cho anh, người bệnh cần được chăm sóc mà.

Làm như mình còn con nít lắm không bằng, bình thường khỏe mạnh là thế, ốm sốt có tí mà nũng nịu như trẻ con vậy. Thế nhưng, tôi cũng tự nguyện thổi cho Đăng, đưa lại miệng anh, tôi bảo:

- Đây, ăn đi.

- Cảm ơn em.

Cuối cùng thì cũng ngoan ngoãn chịu ăn hết bát cháo mà không nói thêm bất kì lời nào. Đợi khi ăn xong, tôi lấy thuốc cho uống, trong lúc ngồi nghỉ tôi lấy điện thoại ra nghịch thì đọc được trên mạng một tin tức về Đăng với tiêu đề: “Tổng giám đốc Công ty Lê Hải đã có vợ và con gái nhưng không nhận, có tin đồn bỏ vợ con lén lút qua lại với thư ký.”

Dưới bài báo không ít những bình luận tiêu cực chửi bới Đăng, có người còn hỏi facebook của tôi, của Đăng và cả của Nguyệt để vào hóng chuyện. Tôi thật không biết phải dùng từ ngữ nào để diễn tả người viết bài báo này và cả những người bình luận nữa. Chuyện riêng của gia đình tôi, dù cho có ra sao thì cũng chỉ có chúng tôi có quyền lên tiếng, đâu đến lượt người ngoài không hiểu rõ đâu đuôi câu chuyện đã phán xét.

Đăng qua lại với thư ký, bỏ rơi mẹ con tôi là thật, nhiều người búc xúc thay tôi cũng dễ hiểu thôi, nhưng tôi không muốn thấy những lời nói nhục mạ xúc phạm anh. Có người còn lôi bố mẹ Đăng ra nói, bảo rằng mẹ Tuyết cũng từng cướp chồng người ta nên không dạy được con, để con trai sống lỗi với người khác.

Khi đọc được thông tin này, bàn tay đang cầm điện thoại của tôi khẽ run rẩy, Đăng thấy tôi có gì đó khác lạ liền hỏi:

- Em sao vậy?

Sớm muộn gì Đăng cũng biết nên tôi không giấu mà đưa anh xem. Đăng đọc xong sắc mắt chẳng may may một chút tức giận, anh chỉ thở dài một tiếng rồi hỏi tôi:

- Anh đáng bị như vậy mà, đúng không?

Đáng hay không cũng là tôi nói, không đến lượt người ngoài xen vào, hơn nữa còn kéo theo bố mẹ vào chuyện này.

- Nhưng bố mẹ anh không liên quan, tại sao họ có thể nói ra những lời đó.

- Người ta ghét mình thì người ta nói thôi.

- Anh nhờ người gỡ bài xuống đi.

- Em lo cho danh dự của anh à?

- Tôi là không muốn bố mẹ bị người ta nói lời ác ý.

- Ừ. Nhưng họ chửi anh là đúng mà, anh là một thằng đàn ông tệ nhỉ?

Đồ hâm này nữa, nói nhăng nói cuội gì thế không biết. Anh không lo cho danh dự của anh sao, không lo bố mẹ đọc được sẽ buồn à? Với mối quan hệ của mấy anh em nhà họ Vũ các anh thì chỉ cần trong tích tắc là xóa bài được rồi. Thế mà không hiểu sao cứ chần chừ như không quan tâm đến những tin tức bị lộ ra ngoài vậy. Hay là… Anh muốn thừa nhận với mọi người anh yêu thư ký, anh muốn nhân cơ hội này công khai quan hệ với cô ta luôn chứ gì?

Nghĩ vậy, tôi không buồn để ý đến nữa, giật điện thoại từ trong tay Đăng, bực mình lẩm bẩm:

- Công khai đi, để cả thế giới này biết hai người các người yêu nhau luôn đi.

Không biết Đăng có nghe thấy tôi lẩm bẩm gì hay không, nhưng tôi nghe tiếng anh thở dài thườn thượt, chậm rãi nói ra:

- Di… Đợi anh khỏe lại chúng ta nghiêm túc nói chuyện, được không? Em muốn biết gì, muốn hỏi anh chuyện gì hay trách anh ra sao cũng được, anh không kêu than đâu. Anh không quan tâm người ta nói gì anh, chỉ muốn quan tâm đến em nghĩ gì thôi.

Tôi rất muốn nói chuyện nghiêm túc ngay bây giờ nhưng nghĩ đến anh đang bị bệnh nên đành gác lại chờ anh. Tôi không trả lời tức là ngầm đồng ý, đưa ly nước cam cho Đăng, tôi bảo:

- Uống đi.

- Ừ.

Đợi Đăng uống xong, tôi ra ngoài hành lang gọi điện báo cho mẹ biết Đăng đã tỉnh và cũng là muốn thăm dò xem bố mẹ đã đọc được tin tức chưa. Nhưng thấy giọng mẹ vẫn bình thường như không có chuyện gì, ngược lại còn bảo tôi giúp bà chăm sóc Đăng, lát nữa sẽ vào bệnh viện với chúng tôi.

Khi tôi quay lại phòng liền thấy bóng dáng một người con gái đứng quay lưng về phía cửa, khom thấp người cúi xuống giường bệnh. Không cần nhìn mặt cô ta, tôi đã đoán ngay là Nguyệt, tin tức cô ta cũng nhanh quá nhỉ, “người yêu” vừa bị bệnh liền chạy tới đây luôn. Mà tài thật, tôi đứng ngoài hành lang, cô ta vào phòng lúc nào tôi cũng không rõ nữa, cứ cho tôi mải nói chuyện, chẳng lẽ cô ta không thấy tôi sao mà vẫn dám vác mặt vào đây?

Tôi thấy ngứa mắt nên không thèm vào trong, vừa xoay người tính đi chỗ khác thì đυ.ng đầu trúng vào l*иg ngực của một người thanh niên. Ngẩng đầu nhìn lên thấy một người lạ mặt tôi chưa gặp bao giờ, không biết là ai, đang định xin lỗi thì anh ta đã mở miệng trước:

- Xin lỗi cô, cô có sao không ạ?

- À không, cũng cho tôi xin lỗi nhé, mắt mũi không để ý.

Chúng tôi đứng ngay cửa phòng nói chuyện nên cũng làm người bên trong chú ý đến. Đăng chắc biết tôi thấy cảnh hai người bọn họ nói chuyện thì gọi tôi:

- Di, đi vào đây.

- Không rảnh, tôi về trước, dù sao cũng có người chăm anh rồi.

Đăng vội ngồi dậy, anh nói:

- Không phải như em nghĩ đâu.

- Tôi có nghĩ gì đâu mà anh phải khẩn trương như thế? Không làm phiền mấy người, tôi về.

Dứt lời, tôi định đẩy người đàn ông kia sang một bên thì Đăng đã ra lệnh:

- Thành, giữ cô ấy lại cho tôi.

Tên người đàn ông này nghe quen thế nhỉ, hình như tôi đã nghe một lần ở đâu đó rồi thì phải. Để nghĩ lại xem nào… à, hình là trợ lý của Đăng. Đúng không nhỉ? Vậy là mụ thư ký kia không đến đây một mình mà là đến cùng Thành à? Kệ đi, dù cô ta đến cùng ai thì cũng là đến gặp anh, tôi không muốn phiền muộn thì về thôi.Nhưng Thành lại nghe lời Đăng kịp giữ tôi lại, tôi không vui nói với anh ta:

- Tránh ra.

- Sếp bảo rồi, phải giữ cô lại nên cho tôi thất lễ nhé. Vợ Sếp!

- Tôi không phải vợ anh ta.

Lúc này, Đăng đã tiến tới giữ lấy cánh tay tôi, anh nói với hai người kia:

- Mấy người ra ngoài hết đi, việc ở công ty giao cho Phó giám đốc xử lý, đừng có tìm tới tôi làm phiền.

Thành nghe lời nên cúi đầu “dạ” một tiếng, còn mụ thư kí thì dai như đỉa, chạy tới gọi một tiếng ngọt như đường:

- Anh…

Đăng chẳng nhìn ai trong số họ cả, lạnh lùng nói một từ rõ to:

- ĐI.

Hai người họ lập tức ra khỏi phòng, khi chỉ còn chúng tôi, Đăng hỏi:

- Em đang ghen à?

- Việc gì tôi phải ghen, hai người yêu nhau mà, tôi là kẻ thừa, người dưng thì lấy tư cách gì để ghen.

- Đồ hâm. Em là…

Đăng vừa nói đến đây, cánh cửa phòng bệnh bật mở lần nữa, thấy bố mẹ từ bên ngoài bước vào, chúng tôi đồng thanh chào:

- Bố, mẹ.

- Ừ.

Nhân cơ hội bố mẹ đến, tôi bảo:

- Bố mẹ đến rồi vậy con xin phép về nhà đây ạ.

- Ở lại thêm chút nữa rồi hãy về con.

- Dạ thôi ạ. Con về xem An như nào.

Nhắc đến cháu nội, bố mẹ không giữ tôi lại mà nói:

- Ừ, vậy con về trước đi.

- Vâng.