Tông Thịnh nhìn tôi, tôi cũng không có tỏ thái độ. Chúng tôi cũng chỉ phải quay lại trấn Kim Minh, nếu giúp thì cũng chẳng khiến chậm trễ cái gì.
Tông Thịnh do dự một chút, mới nói: “Đi qua xem sao, coi giúp được không, tôi không biết trước, xem rồi mới nói.”
“Đúng vậy, đúng vậy, các vị đi theo tôi nào, đi tới nhà tôi. Tôi bảo anh em trong nhà nấu cơm, tối nay ăn ở nhà t ôi nhé.”
Chúng tôi đi dọc theo con đường nhỏ trong thôn, lúc tới nhà bọn họ thì trời đã tối đen. Suốt đường đi, tôi còn mải nghĩ xem ống là ống gì, đi theo sau lưng Tông Thịnh mà hỏi khẽ. Tông Thịnh cũng nhỏ tiếng trả lời tôi: “Là những thứ dùng để đặt xà gồ lên lúc xây nhà đó.”
[Đoạn này mèo chém, cái ống đỉnh này, thật sự Mèo không biết là gì. Từ gốc là顶筒, Mèo google thì ra mấy cái ống, không biết nên dịch là cái gì trong tiếng Việt.]
Đến trước nhà bọn họ thấy bên góc trái nhà thật sự có một đống gỗ xếp thành một chồng nhỏ hình tam giác, trên đống gỗ còn có đứa nhỏ 3-4 tuổi ngồi ở trên, tay còn cầm cái chén có cái đùi gà. Cảm thấy đống gỗ thật sự chắc chắn, không thể lăn xuống.
Chúng tôi vào nhà, trong nhà có một bà lão mặt buồn buồn ngồi ở cửa thở dài. Người đàn ông nói đó là bà anh ta, năm nay đã 96 tuổi.
Bà lão nhìn tôi và Tông Thịnh, ánh mắt dừng lại trên người Tông thịnh, tôi thấy rõ, ánh mắt mờ đυ.c cố gắng nhìn rõ Tông Thịnh rồi cả kinh vội cụp mi, biểu tình hoảng loạn.
Tông Thịnh ghé vào bên tai tôi nói: “Bà lão này trong vòng 100 ngày sẽ đi.”
Tôi kinh ngạc, nhưng bởi vì đã đi vào trong nhà người ta nên cũng không tiện hỏi. Người đàn ông đưa chúng tôi vào nhà rồi phân phó với đứa nhỏ, kêu nó sang nhà gọi em trai sang nấu cơm, bảo là tìm được thầy tới xem cho nhà.
Vào nhà, tôi mới cảm nhận được, nhà này thật sự nghèo! Tôi vốn cảm thấy nhà mình rất nghèo, nhưng khi nhìn thấy bọn họ thì còn nghèo hơn chúng tôi rất nhiều. Trong nhà chỉ có một cái TV, là một chiếc TV màu rất nhỏ, nhưng màu đã nhạt nhòa tới gần như trắng đen. Căn nhà có bốn gian, một gian là phòng chứa đồ. Chúng tôi đi theo người đàn ông vào một gian phòng có hai giường, còn có mấy bao tải to ngũ cốc.
Có thể nhìn ra được, người nữ chủ nhân của ngôi nhà thật cần mẫn, tuy nhà rất nghèo, nhưng giường chiếu quần áo đều rất ngăn nắp chỉnh tề. Sàn nhà cũng vô cùng sạch sẽ. Người phụ nữ ngồi trên chiếc giường lớn, chăn đắp trên đùi, cau mày.
Thấy chúng tôi vào cô ta nói: “Đã nói là không cần đi bệnh viện mà, cố gắng chịu một chút, có lẽ ngày mai sẽ không đau nữa.”
Người đàn ông giải thích với cô, Tông Thịnh thì đứng ở trước cửa sổ nhìn đám ống ở đối diện. Sau khi người đàn ông giải thích mọi chuyện xong thì anh nói: “Kể lại cho tôi nghe giấc mơ của chị đi.”
Người phụ nữ kể lại giấc mơ một lần. Tông Thịnh vẫn đứng trước cửa sổ, hỏi thêm vài chi tiết, ví dụ như khi đống gỗ lăn xuống thì chị ấy đứng ở đâu, rồi trình tự đống gỗ lăn xuống, rồi lúc đó còn ai nữa kh ông. Hỏi xong, Tông Thịnh đứng cạnh giường kêu người đàn ông kéo quần chị ta lên, nhìn chân chị ta. Chân người phụ nữ thực sự sưng lên, Tông Thịnh hỏi: “Sờ vào có cảm giác thế nào?”
“Nó bị tê, sưng và đau hơn.”
Cũng không biết Tông Thịnh nghĩ sao, lại nói với người phụ nữ: “Từ lúc tỉnh dậy tới giờ có đi tiểu không?”
Chị ta có chút xấu hổ, dù gì chị cũng chỉ là một người phụ nữ hơn ba mươi, Tông Thịnh thì… trẻ vậy, lại không phải bác sỹ, hỏi như vậy người ta có thể không xấu hổ sao?
Người đàn ông vội nói: “thì em cứ nói đi xem nào, có tiểu hay không thôi mà, có gì đâu mà khó nói.”
“Không có, ở nhà chỉ có em với bà thôi, chân em đau tới mức đứng lên cũng không đứng nổi thì làm sao mà đi tiểu được chứ.” Chị khóc òa lên ấm ức.
Tông Thịnh mới nói: “Kêu chồng chị giúp chị đi tiểu, nhớ tiểu vào một cái bô hay thùng gì đó, sau đó, tìm một cái gáo hay thìa gì đó, lấy một gáo nướ© ŧıểυ, đi từ cửa sổ này, ra tới cái ống trên cùng, đi một bước thì tạt một gáo, cần phải đủ 3 gáo. Nếu nướ© ŧıểυ không đủ thì pha thêm nước cũng được, nhưng đừng nhiều quá. Sau đó, gáo cuối cùng thì phải hắt lên những cái ống gỗ đó, nhất là ống trên cùng. Còn chân, đêm nay phải xoa bóp, dùng mấy thuốc giảm sưng giảm đau, hoạt huyết là được, ngày mai sẽ ổn.”
Người đàn ông nghe xong thì vội chay đi tìm thùng và gáo, ra tới cửa còn gào lên với thằng bé đang ăn cơm trên đống gỗ: “Tránh ra chỗ khác, đừng có ăn ở đó nữa.”
Em trai anh ta cũng đến, đã mua thịt trong thôn, nấu cơm cho chúng tôi. Bà già vẫn lảng tránh chúng tôi, lúc Tông Thịnh đi xem xét những cái ống thì tôi đứng cạnh bà, bà dùng tay kéo kéo ống quần tôi, kêu tôi ngồi xuống nói chuyện với bà.
Bà nói bằng phương ngôn, miệng móm run run nói, tôi nghe không hiểu, chỉ có thể ngay ngốc cười: “Bà ơi, con không hiểu bà nói gì.”
Ông chú đứng trong bếp tay cầm dao phay vội hô lên với bà, câu nói đó tôi hiểu là: “Nội à, đừng nói bừa.”
Tôi không biết bà đã nói gì nên chỉ có thể giả lả cười theo.
Vài phút sau, người đàn ông bưng thùng nướ© ŧıểυ ra, vẻ mặt hiện rõ khẩn trương. Bước tới trước cửa sổ, ngừng lại vài giây rồi mới đi bước đầu tiên, hắt nướ© ŧıểυ, đi bước thứ 2, lại hắt, bước đến bước thứ 3 thì vừa vặn tới đống ống gỗ đó, đem thùng nước đổ nghiêng, đổ toàn bộ nướ© ŧıểυ vào gáo rồi hắt lên chồng gỗ.
Vừa làm xong thì nghe Tông Thịnh kêu to: “Mau lùi lại.”
Anh ta sửng s ốt nhưng vẫn vội lùi lại, cùng lúc đó, trên đống gỗ nhìn vững chắc vậy mà có một ống lăn xuống. Cũng may, anh ta lùi kịp nên không bị thương.
Anh ta hoảng hồn, đem đống thùng nướ© ŧıểυ và gáo đều ném lên đống gỗ, phì phò thở nói với Tông Thịnh: “Huynh đệ, mấy thứ này tôi kêu người mang đi chỗ khác nha? Nhìn sợ quá!”
“Trưa mai, giữa trưa, lúc mặt trời cao nhất thì tìm xe chở đi. Đống ống này của ai?”
“Của em trai tôi, nó làm nghề xây dựng.”
“Nói anh ta, đống ống này đừng dùng nữa, ném đi đâu hoang vu hẻo lánh đi, ném xong đừng ngó lại, đừng xót tiền, nếu dùng nữa sẽ xảy ra chuyện.”
Nửa tiếng sau, đồ ăn xong. Người phụ nữ đã có thể đứng lên ra phòng khách cảm ơn Tông Thịnh. Chân đã đỡ sưng hơn nhiều, cảm giác tốt hơn nhiều.
Lúc ăn cơm, người phụ nữ dù chân chưa khỏi vẫn kiên trì mời bà nội ra bàn, chăm cho bà ăn.
Ở ăn cơm thời điểm, nữ nhân liền tính chân không có phương tiện, cũng kiên trì làm nãi nãi thượng bàn ăn, chiếu cố nàng ăn cơm.
Chỉ là, bà vẫn nghiêng nghiêng người không dám nhìn Tông Thịnh. Ăn cơm xong, chúng tôi rời đi. Người đàn ông đi theo, đưa cho Tông Thịnh một bao lì xì, còn nói: “Huynh đệ, đừng để tâm những lời bà tôi nói ban nãy, bà ấy già rồi lẩm cẩm.”
Tông Thịnh không cự tuyệt, cất bao lì xì, lên xe, lại hạ cửa kính xe xuống: “Bà nhà mình cũng sắp tới ngày rồi, anh coi để bà tự chuẩn bị quan tài, chuẩn bị một chút đi.”
Có lẽ, theo mọi người, kêu người già tự chuẩn bị quan tài nó lạ lẫm. Nhưng ở nông thôn, tự mình chuẩn bị quan tài là điều người già hay làm. Người lớn tuổi có yêu cầu gì thì cứ nói ra, con cháu sẽ cố hết sức chuẩn bị. Nhiều nhà trong nhà có người già thì dù cho thân thể còn khỏe mạnh thì con cháu cũng chuẩn bị một cỗ quan tài để trong nhà, để cho người lớn xem xét, coi có chỗ nào không ổn thì cứ nói.
[Mèo: Không biết các bạn có gặp chưa? Nhưng mà ở quê VN mình cũng vậy đó. Có lần về miền Tây chơi, vô nhà sau thấy hai cái quan tài bự sư, nhìn mà run lẩy bẩy. Thằng bạn mình nó bảo, ở quê toàn vậy không, có đêm đang ngủ nghe lục cục ở quan tài là bình thường, chong đèn xuống coi, có khi là nội nó ra ngồi ngắm cái quan tài, có khi là tắc kè kỳ nhông gì đó…
Mà ghê nhất phải kể tới lần ra Huế, cũng có đứa nhà nó có cái quan tài ở cái nhà cặp hông nhà, quan tài thì đóng kín, mà chẳng hiểu sao đêm khó ngủ, cả lũ chơi cầu cơ kế bên cái quan tài… cho cảm giác nó mạnh. Tới chừng cái nhẫn chạy tới chữ Quỷ, cả lũ bỏ chạy… hồi sau quay lại thấy nắp quan tài nó mở ra!”