Quan Hạc Bút Ký

Chương 20: Trăng Treo Tán Hạnh (5)

“Nói thật đấy, Đặng Anh.”

Dương Uyển thử chỉnh sửa ống đựng bị mình rút hơi loạn, giọng dần hạ xuống: “Huynh định cứ gánh vác hết thế à?”

Đặng Anh nhận ra tâm trạng cô bất chợt giảm sút, bèn cúi đầu xem lại bức vẽ của Dương Uyển, chống bàn, khom lưng rút một cây bút trong ống đựng, trải một tờ giấy mới, chặn tay áo nhúng mực: “Tại sao lại nói như vậy?”

Dương Uyển thấy chàng chép lại bức vẽ của mình sang một tờ giấy khác thì hơi không muốn tiến hành đề tài này lắm. Chi tiết sinh hoạt cặn kẽ có thể gϊếŧ rất nhiều chấp niệm trên thân người.

Dáng vẻ chàng ăn quả hạch, tư thế chàng cầm bút, không gian sinh hoạt chàng cho phép bước vào, y phục chàng bận trên thân, giày tất xỏ chân khi nhàn rỗi, vài vật nhỏ vẽ chơi giữa những kẽ hở của trăm công nghìn việc, đều khiến chàng và Dương Uyển mỗi lúc một mơ hồ trên ranh giới thời gian.

“Không gánh thì huynh có thể làm được gì đây, vất vả mãi Hình bộ mới bắt được đường dây Sơn Đông thông qua Lưu ly xưởng này, dẫu Dương Luân muốn giúp huynh, lão ấy cũng chẳng dám làm quá rõ ràng.”

Đặng Anh tô viền kết cấu trên giấy, thi thoảng quay sang tham chiếu bản vẽ của Dương Uyển, giọng không lớn nhưng rất bình tĩnh: “Kỳ thực, tuy ta bằng lòng nghe lời cô nói mới nãy. Nhưng trên thực tế, ta không mong Dương đại nhân giúp ta. Hiện giờ, tốt nhất là ngài ấy nên cùng mấy người Bạch thượng thư đối mặt với ta. Đối với ngài ấy, dù né tránh ta, trong mắt Nội các cũng đều là không đúng.”

Dương Uyển nhìn chàng không đến nửa khắc đã mô phỏng được hình vẽ lộn xộn của mình, “Nói như huynh… rốt cuộc là đang nghĩ cho ai?”

Câu hỏi này dường như quá cụ thể, không thích hợp để đặt vấn đề trong lúc tiến hành nghiên cứu. Dù sao con người cũng là một cá thể mang tính lịch sử, phần lớn quyết định đều đến liên quan đến lập trường thân phận và quan hệ xã hội của bản thân anh ta.

Dương Uyển không hi vọng chàng sẽ trả lời nghiêm túc.

Song, Đặng Anh lại dừng bút, nhìn bản vẽ dưới bút, nghiêm túc nghĩ một lúc.

“Ta không có nhiều bằng hữu, cũng không quen biết nhiều. Không nói đến là cố ý vì họ mà hiện giờ, bản thân ta…”

Chàng dừng lại. Mực nước dần ngưng trên đầu bút, chàng cúi đầu xắn tay áo lên một xếp, đưa bút ra gạt mực: “Bản thân ta đã chẳng sao nữa rồi, thế nên ta muốn làm chút chuyện mình còn có thể làm được. Bây giờ, cái ta đang lo lắng là sự đồ sộ của công trình Tam đại điện liên quan đến quá nhiều khoản mục, thầy đã về quê, ta không biết bao nhiêu năm ấy, ta và thầy có sơ sót chỗ nào không.”

“Nếu có thì sao?” Dương Uyển hỏi tiếp.

Đặng Anh cười, khom lưng tiếp tục đặt bút phác họa: “Vậy thì như cô nói, gánh thôi.”

Dứt lời, vết thương trên cổ chân bỗng dấy lên một trận buốt nhức, chàng không thể không nhắm mắt chịu đựng chốc lát, cười tự hỏi, có phần tự giễu: “Chẳng biết có gánh được không nữa.”

“Được.”

Đặng Anh nghiêng người vòng qua lưng Dương Uyển, đi lấy cái chặn giấy bên tay cô, hỏi cô tiếp: “Sao cô biết?”

Phải nói với Đặng Anh thế nào đây?

Bởi vì trong lịch sử, mùa xuân năm Trinh Ninh thứ mười hai gió êm sóng lặng, trống hoắc trống huơ.

Ti lễ giám vẫn như mặt trời ban trưa, Nội các không có một gợn sóng, những nhân vật như Dương Luân, Bạch Hoán, Bạch Ngọc Dương đều không phải trải qua bất kì cuộc chìm nổi quan trường nào, thế nên, căn cứ vào tình thế hiện hữu, không khó để phỏng đoán Đặng Anh đã lựa chọn như thế nào đằng sau khoảng trống này.

Sau đó, lúc ghi chép về khoảng thời gian này, Dương Uyển thường có chút cảm giác không nỡ hạ bút.

Cô có thể ghi lại một cách tương đối đơn giản, ví dụ như: Mùa xuân năm Trinh Ninh thứ mười hai, Đặng Anh bị Hình bộ thẩm vấn, đã che giấu vụ án Lưu ly xưởng, vậy là đủ. Cái đầu tiên cần trong nghiên cứu lịch sử là sự kiện lịch sử, sau đó mới là nhân tính, nhưng sau khi viết câu này vào giấy, cô lại cảm thấy nội dung của nó còn xa mới hoàn chỉnh.

---------------

“Dì ơi.”

Dương Uyển dưới đèn nghe tiếng ngẩng đầu.

Ánh trăng trong vắt, cánh cửa vừa mở ra, hương hoa muôn vẻ đã ùa vào.

Dịch Lang chạy đến cạnh cô: “Mẫu phi sao rồi ạ?”

Dương Uyển đặt bút xuống bế cậu: “Nương nương uống thuốc xong đã đi ngủ rồi.”

“Ồ…” Dịch Lang vội nhỏ giọng xuống.

Dương Uyển ngẩng đầu, hỏi nội thị đi theo cậu tới: “Sao muộn vậy?”

Nội thị đáp: “Vâng, hôm nay điện hạ ôn bài hơi lâu ạ.”

“Ừ.”

Dương Uyển nắm tay Dịch Lang đứng dậy: “Các ngươi đi xuống nghỉ ngơi đi.”

Đám nội thị khom người rời khỏi nội điện, Dịch Lang nhoài người bên bàn xem sổ ghi để mở của Dương Uyển.

“Dì, dì đang ôn bài ạ?”

Dương Uyển ôm cậu ngồi xuống ghế của mình: “Đúng vậy.”

Dịch Lang ngẩng đầu lên: “Dì là nữ nhân mà sao cũng đọc sách muộn vậy ạ?”

Câu này cũng thật thú vị, thậm chí Dương Uyển còn suýt không nhịn được muốn phá giới, tẩy não cậu nhóc này.

Khoảng cách thời đại quá xa xôi, có lẽ đứa bé này sẽ mãi mãi không ngờ được rằng sáu trăm năm sau, đặc quyền giai cấp sẽ biến mất hoàn toàn, sẽ có rất nhiều cô gái xông xáo trên con đường thi cử giống họ, sau đó xông tiếp vào lĩnh vực bị họ khống chế suốt một quãng thời gian dài trong quá khứ, tranh đoạt quyền lên tiếng với họ.

“Vậy không đọc sách thì dì nên làm gì?”

“Dì phải lấy một người tốt.”

Không thể nói là khác thế kỉ hai mươi. Đây đúng là lời chúc chân thành nhất cô có thể nhận được vào lúc này.

Dương Uyển cất bút đi, ngồi xổm xuống phủi mấy hạt bụi không biết đã dính vào chân Dịch Lang từ lúc nào.

“Theo điện hạ thì người thế nào mới là người tốt?”

“Người mưu phúc lợi cho bách tính thì là người tốt.”

“Vậy thế nào thì là người xấu?”

“Người như Đặng Di chính là người xấu, ông ta khiến bách tính không được sống tốt.”

Dương Uyển gật đầu: “Tại sao điện hạ lại nói như vậy?”

Dịch Lang kéo tay áo Dương Uyển: “Bởi vì tiên sinh dạy ta “dân vi trọng, quân vi khinh”.”

Dương Uyển thuận miệng hỏi: “Vị tiên sinh nào vậy?”

“Trương Tông, Trương các lão.”

Cũng là vị thủ phụ đại thần đầu tiên thời Tĩnh Hòa, một nịnh thần “nổi danh” cùng Đặng Di trong lịch sử.

Dương Uyển phát hiện hướng đi của lịch sử tuy có quy luật có thể tìm ra, nhưng chỉ cần chú ý quan sát cá thể sẽ có chỗ kỳ dị.

Chẳng hạn như, bất kể phẩm tính của đế sư thế nào, họ đều sẽ liều mạng nỗ lực, hòng hướng kẻ thống trị vương triều này đi theo chính đạo. Bất kể họ có ngày ngày đυ.c khoét thịt dân, phong lưu đàng điếm hay không, họ đều yêu cầu quân vương của họ phải là minh quân, dù cho một ngày nọ, chính họ sẽ chết trong tay quân vương.

Về điểm này, tập đoàn hoạn quan hoàn toàn khác hẳn họ.

Sinh tử phú quý của những hoạn quan này đều treo trên cảm xúc của quân vương, bởi vậy nên họ luôn gắng hết sức để ý vui sướиɠ đau buồn của quân vương.

Đó cũng là nguyên nhân trong trăm năm Đại Minh, từ đầu chí cuối tập đoàn quan văn không cách nào triệt để đạp đổ tập đoàn hoạn quan. Nhân tính luôn nghiêng về phía những kẻ ngu ngốc chăm sóc cho mình, dầu cho bản thân biết rằng như vậy là không đúng.

Dương Uyển ôm đầu gối ngồi xổm trước mặt Dịch Lang, rốt cuộc cũng thấu suốt tại sao mình lại cảm thấy nội dung đoạn ghi trong sổ kia chưa đủ hoàn chỉnh.

Chuyện Đặng Anh làm trái ngược với quy luật lịch sử mà người đời sau tổng kết. Nếu phải phân tích cụ thể thì liên quan trong đó không chỉ là lựa chọn dưới dòng thác lịch sử mà là đảo ngược hóa hướng ngoại hóa thế giới tinh thần của chính mình.

“Dì… Dì đang nghĩ gì vậy ạ?” Dịch Lang nắm ngón tay cô: “Sao dì không nói gì?”

Dương Uyển hồi thần, vội nói: “Nô tì đang ngẫm nghĩ lời tiên sinh dạy cho ngài.”

“Dì.”

“Ơi?”

Dịch Lang đột ngột ghé sát mặt vào Dương Uyển: “Dì thích suy nghĩ vấn đề ghê.”

“Ha.” Dương Uyển chống cằm trêu cậu: “Sao ngài biết?”

“Bởi vì dì thường xuyên cầm sổ ngẩn người, mẫu phi nói dì rất thông minh, chỉ là dì không muốn nói với ta và mẫu phi dì đang nghĩ gì. Nhưng mẫu phi cũng không cho ta hỏi dì.”

“Tại sao?”

“Mẫu phi nói hỏi dì sẽ trở nên giống những kẻ nói xấu dì, nhưng ta không hiểu, tại sao họ phải nói xấu dì ạ, rõ ràng dì tốt thế cơ mà?”

Dương Uyển đứng lên, thừa lúc không có ai, càn rỡ xoa xoa mặt Dịch Lang, “Lớn lên rồi điện hạ sẽ hiểu.”

“Ồ…”

Đầu tháng Tư, công trình nóc Thái Hòa Điện đã hoàn thành về cơ bản.

Sách lễ của tiệp dư Tưởng thị đã được giải quyết trong cảnh gà bay chó sủa của sáu cục.

Hôm đó, Dương Uyển trao đổi văn thư cùng thái giám chưởng ấn Cổ kim thông tập khố. Trên Hội Cực Môn đang đổi phiên trực, hình như lúc giao ban xảy ra vấn đề nên giờ hai đám người đang đỏ mặt tía tai tranh cãi. Ngô thái giám chưởng ấn Thông tập khố đóng cửa sổ lại, bịt mũi đi đến trước kệ, vừa phòng bụi vừa nói với Dương Uyển: “Thượng nghi cục các cô vẫn chưa được rảnh tay đâu nhỉ?”

Dương Uyển đáp: “Bên cháu sắp rồi ạ, năm cục khác còn nhiều việc hơn.”

“À, nghe nói Ninh nương nương bị ốm, hiện giờ đã đỡ hơn chút nào chưa?”

Dương Uyển gật đầu: “Trời ấm lên là đã khỏe hơn rồi ạ.”

“Vậy thì tốt, cứ đau ốm mãi cũng không hay.”

Dương Uyển nghe ra ý gã, cười đáp: “Ngài cũng thật lo nghĩ thay trong cung.”

Ngô thái giám cười cười, khoát tay nói: “Nữ sử chê cười rồi, chỗ chúng ta tuy không dính nổi bụi dưới lòng bàn chân các nương nương nhưng chập chùng lên xuống cũng chứng kiến nhiều rồi, trước đây không dám nói, giờ ỷ mình già cả, đôi lúc không nhịn được cũng muốn lải nhải vài câu.”

Dứt lời, tiếng cãi cọ bên ngoài lại cao thêm mấy phần.

Ngô thái giám nhíu mày: “Dạo này canh trực tứ môn đều ngày một nghiêm ngặt, ta thấy mỗi phiên tẩu canh quan (1) lại thêm hai người.

1 Đội tuần tra thủ vệ trong hoàng thành.

Dương Uyển đứng cạnh bàn sách, mượn ánh sáng xuyên qua cửa sổ, bổ sung ghi chép kệ ngăn, vừa viết vừa hỏi: “Họ đang ồn ào gì vậy ạ?”

Ngô thái giám rót cho Dương Uyển một chén trà: “Ôi dào, thường thì là Kim Ngô Vệ canh phòng Hội Cực Môn, mấy ngày nay tứ môn đốc phòng điều chỉnh, đổi thành Vũ Lâm Vệ, họ giữ phép cứng nhắc, không biết biến báo nên mới xảy ra mâu thuẫn với sai dịch nha môn bên ngoài, lần này chắc là giao ban thuật lại tình hình không nói rõ ràng.”

Dương Uyển ngừng bút, đang định tiếp lời hỏi thì bỗng có người gõ cửa sổ.

Ngô thái giám cất tiếng hỏi: “Ai đấy?”

Người ngoài cửa sổ cần thận đáp: “Thượng nghi cục Uyển tỷ tỷ có ở trong không ạ?”

“Có ta.”

Dương Uyển gác lại bút, nói với Ngô thái giám: “Ta ra ngoài xem sao, lát nữa sẽ quay lại viết.”

Ngô thái giám gật đầu nói: “Ôi, vâng, nữ sử cứ tự nhiên, chỗ chúng ta thường ngày rảnh lắm, lúc nào cũng chờ phục vụ Thượng nghi cục các cô.”

Dương Uyển cười đáp tiếng rồi đi ra cửa, thấy một tiểu nội giám áo xám đứng ngoài.

“Uyển tỷ tỷ của Thượng nghi cục phải không ạ?”

Dương Uyển gật đầu, “Phải, là ta, cậu là…”

“Nô tì là đáp ứng (2) trên Thái Hòa Điện. Đặng thiếu giám sai nô tì chuyển lời cho tỷ tỷ. Đồ tỷ tỷ nhờ thiếu giám làm, thiếu giám đã làm xong, không dám lén tự đưa đến chỗ ngủ của tỷ tỷ nên tạm để trong lều chiên trước Thái Hòa Điện nên mời tỷ tỳ bao giờ rảnh qua lấy.”

(2) Cách gọi thái giám hoặc cung nữ hầu cận thời Minh – Thanh.

Dương Uyển sửng sốt: “Đặng thiếu giám của các cậu…”

“Hôm nay Hình bộ sai người mời Đặng thiếu giám ra ngoài rồi ạ.”

Dương Uyển nghe xong, liếc mắt về phía Hội Cực Môn. Tuy cô không bất ngờ nhưng nhớ đến lời Đặng Anh từng nói, toàn thân ấy vậy mà lờ mờ run lên.

“Tỷ tỷ.”

“Ừ, cậu nói đi.”

“Còn lời này muốn chuyển cho tỷ tỷ, Đặng thiếu giám nói khoảng thời gian này Thái Hòa Điện bộn việc, thiếu giám thực sự hơi bận rộn, nếu có chỗ nào không ổn, mong tỷ tỷ chấp nhận dùng tạm, đợi thiếu giám trở về sẽ làm cái mới cho tỷ tỷ.”