Người Dưng Chung Nhà

Chương 14

Chiều hôm ấy, Ba Minh ở trong phòng sách, ông anh trai thì lái xe ra ngoài. Tôi không muốn phá hủy sự riêng tư của hai người phụ nữ nên cũng rời khỏi nhà. Dạo này bận rộn với đống bài về dự án thiện nguyện của King group, thành thử tôi có rất ít thời gian ghé nhà trọ thăm ba ruột. Hôm nay tôi đến bất ngờ như thế chắc ông mừng lắm.

Trên đường, tôi ghé siêu thị mua cho ba ít đồ dùng, sẵn đem một phần cơm gà mà ông yêu thích đến.

Tiết trời cuối đông ngày càng lạnh. Ánh nắng yếu ớt trên cao chiếu những tia mờ nhạt trên đường phố. Tôi đi xe đến dãy trọ của ba thì cả người đã muốn đông lại như hải sản ướp đá. Hai bàn tay nắm túi đồ dường như cũng muốn cứng đơ.

Đứng trước phòng ông, tôi nhón chân lên đi thật khẽ với ý định làm điều bất ngờ. Nhưng chính hành động đó lại vô tình giúp bản thân phát hiện ra trong phòng không chỉ có một mình ba tôi.

4 người đàn ông trải chiếu ngồi dưới đất. Chắc nói đến đây thì mọi người cũng hiểu vấn đề rồi. 4 người thì có thể làm chuyện gì trong sạch ngoài gầy sòng.

– 2 cơ này.

– tứ quý đây.

Ba tôi ném 4 lá bài xuống chiếu rồi cười ồ lên. Khoái chí vỗ vào đùi bôm bốp. Những người đàn ông còn lại chỉ còn biết lắc đầu. Một người trong số đó nói:

– Dạo này cha Sơn hên thật đấy. – Sơn là tên thật của ba ruột tôi.

Những người khác cũng đồng tình:

– Chẳng hên, thắng ba ván liên tiếp rồi.

– Đúng là số đỏ có khác.

– Đỏ chứ sao không đỏ. Ra tù vớ được đứa con gái chăm lo cho cả. Ngồi chơi cũng có tiền rủng rỉnh đánh bài.

Ba tôi nghe thế thì khó chịu nói:

– Tưởng moi tiền của nó mà dễ à. Tôi cũng phải trả giá đắng lắm đấy.

Ba người bạn nghe ba tôi nói thế thì xúm lại đồng thanh:

– Trả giá như thế nào?

– Lúc đầu nó có chịu cho tiền tôi đâu. Tôi phải đi làm một thời gian. Mẹ kiếp! Cái lũ bảo vệ nó khinh như chó. Chửi mắng tôi cả ngày. Tôi tức quá đánh nhau với lũ ấy. Bầm dập, giờ còn dấu đây này. Sau đó nó đến, tôi phải khóc lóc van xin, níu kéo tình cảm, lấy vết thương ra để khiến nó thương. Mãi nó mới cho tiền ấy chứ.Mà cũng chẳng được bao nhiêu cả, đánh vài ván đã hết sạch. May mà hôm nay thắng, chứ không mai lại phải gọi điện cho nó. Mỗi lần gọi đều phải kể lể, xin xỏ như con của nó ấy. Sung sướиɠ gì đâu.

– Ông không sướиɠ nhất bầy rồi à. Tôi mà muốn đánh bài là phải cong lưng ra đi làm rồi dấu con vợ từng tí từng tí. Ông tốn ít nước bọt thôi mà tiền bạc về tay. Than cái gì nữa mà than.

Ba ruột nghe bạn nói thế thấy cũng đúng nên vội gật đầu.

– Ừ! Thì nó hơi láo tí thôi nhưng được cái chẳng tiếc với tôi thứ gì. Giá mà nó không làm nhà báo quèn thì tôi đỡ vất.

– Công việc ổn định thế mà ông chê bai cái gì nữa?

– Đó là mấy ông chưa biết đấy thôi. Cái thời mẹ nó làm đĩ ấy, cuộc sống của tôi cứ phải nói là sung túc. Làm gì có vụ uống rượu chay như thế này đâu. Thịt, cá đề huề. Ăn uống nó say, chẳng phải lo ngày mai thiếu tiền đánh bài.

Lũ bạn của ba tôi vừa nghe ông ấy nói xong thì lập tức cười ầm một cách xấu xa.

– Đến con mà ông cũng không muốn buông tha à.

– Ông ác thật đấy.

– Con bé kia chắc kiếp trước nghiệp đầy mình mới vớ được thằng cha tồi như ông.

Tôi đứng ngoài này gân xanh nổi đầy mặt. Sao ông ta có thể đối xử với tôi như vậy? Tuổi thơ ông ta gây cho tôi chưa đủ bất hạnh hay sao mà giờ còn có những suy nghĩ xấu xa kia. Đúng là giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời. Tôi đã ngây thơ cho rằng người cha này đã hối hận, đã biết yêu thương tôi. Còn ngu ngốc cho họ thêm cơ hội để làm ba của mình thêm một lần nữa. Tôi đúng là một con ngốc không có não. Tội hận mình, hận bản thân quá dễ dãi , hận bản thân quá tin người.

Được rồi, vở kịch này đã đến lúc hạ màn. Tôi dứt khoát đẩy cửa đi vào, ném hai túi đồ trên tay xuống . Cơm gà tràn ra hộp, lênh láng khắp sàn. Hành động thô bạo của tôi có lẽ đã khiếm đám bạn kia của ba sợ, một kẻ rồi hai kẻ cuối cùng là chạy mất dép hết.

Ba tôi thấy sự xuất hiện đột ngột của tôi thì bất ngờ lắm. Ông ta lắp bắp nói:

– Vy…. Vy! Sao con đến mà không báo ba trước?

– Tôi báo trước thì đâu thấy được mục đích ông tiếp cận tôi là gì?

– Mọi chuyện không như con nghĩ đâu. Ba chỉ là nói bừa. Ba thương con lắm Vy. Chẳng qua rượu làm ba mụ mị. Con tha thứ cho ba nhé. Ba hứa sẽ không bao giờ làm những điều này nữa.

Ông ấy vừa nói vừa tát thật mạnh vào má như chứng minh lòng thanh cho tôi thấy. Nhưng trái tim tôi giờ đã nguội lạnh, đâu còn cảm xúc nữa mà thấy xót xa cho những cái tát kia. Tôi chỉ hừ lạnh bảo:

– Tát hay lắm. Tát nữa đi. Tát đến bao giờ ông không còn nói những điều dối trá nữa thì thôi.

Và sau đó tôi cũng chẳng nhớ mình đã đi khỏi dãy nhà trọ ấy bằng cách nào. Chỉ biết tôi cứ lang thang mãi. Lang thang từ lúc còn trời cháy đỏ đến khi nó đổ cơn giông. Những chiếc lá bị gió cuốn vào nắp cống. Kiến về hang, chim về tổ, chỉ còn mình tôi là loay hoay tìm lối đi.

Mưa, mưa từng hạt tí ta tí tách rơi trên mái hiên. Nhà nhà khóa chặt cửa. Đường lớn thưa thớt bóng người. Người ta bảo mưa là tiếng khóc âm thầm vì khi nức nở cùng mưa thì sẽ không ai biết mình đang bi ai.

Hình như đã rất lâu rồi tôi chưa khóc. Lúc nào tôi cũng phải cố làm bộ mặt lạc quan, yêu đời trước mặt mọi người. Lúc nào tôi cũng phải biến mình thành một kẻ mạnh mẽ. Tôi mệt quá, tôi đã quá mệt rồi.

Dòng nước nóng bỏng chẳng biết từ bao giờ đã tuôn rơi. Có lẽ quá lâu không làm chuyện này nên lúc đầu tôi có chút bỡ ngỡ. Nhưng càng về sau, tiếng khóc của tôi càng rõ ràng. Và rồi tôi gào lên, đem tất cả uất ức hòa vào màn mưa trắng xóa.

Tôi muốn sống thật với mình, sống thật trong những màn mưa vội vã. Để rồi ngày mai vẫn phải mạnh mẽ, vẫn phải kiên cường đối mặt với cuộc đời không dành cho kẻ yếu đuối.

Bỗng từ đâu một chiếc ô che trên đỉnh đầu, tách biệt tôi và người bạn mưa.

Giọng nói cáu kỉnh quen thuộc cất lên:

– Làm cái trò khùng điên gì ở đây thế?

Lúc này, tôi ngẩng đầu lên nhưng vì kính áp tròng bị nước mưa làm ướt nên tầm nhìn còn mờ hơn khi không có kính. Cảm giác cộm cộm, có chút ran rát làm tôi khó chịu.

Đang sẵn còn chút yếu đuối trong người, tôi gào lên nức nở:

– Em đau mắt quá anh ơi!

Tên anh trai nghe tôi nói vậy thì vội hạ ô, ngồi thấp xuống;

– Sao lại đau?

Tôi sụt sịt bảo:

– Nước mưa thấm vào kính áp tròng của em, giờ nó cộm cộm làm mắt em đau quá.

– Thế là khóc om sòm đó hả?

Đã phi lao thì phải theo lao thôi. Dù gì tôi cũng không muốn kể lại chuyện của ba ruột nên gật đầu:

– Đau thì em mới khóc chứ.

– Phiền phức. Ai bảo ra mưa đứng rồi để đau mắt.

– Tại em không nghĩ là mưa sẽ to đến thế.

Kẻ đó thảng thốt nói:

– Tắm mưa?

Tôi biết lý do kia thật điên khùng nên không dám nói gì thêm. Chỉ lặn lặn cúi gằm mặt xuống.

– Cúi xuống như thế làm sao lấy ra được. Ngẩng mặt lên.

Nói rồi anh trai đưa ô cho tôi cầm. Một tay giữ lấy trán tôi, tay còn lại tách mi mắt tôi để lấy kính áp tròng. Hơi thở khô ráo cùng mùi xạ hương nhàn nhạt bao quanh chóp mũi. Tôi tham lam hít hà một hơi sâu. Con người quen thuộc, vóc dáng quen thuộc chỉ là hành động dường như đã nhẹ nhàng hơn trước. Chỉ vỏn vẹn vài phút, kính áp tròng đã được tháo ra. Anh ta thả hai lớp mỏng mỏng vào bàn tay tôi.

Dù hình ảnh vẫn hơi mờ nhưng so với ban nãy, tôi thấy đã đỡ hơn, mắt cũng bớt rát đi.

– Rồi. Ở nhà còn thuốc nhỏ mắt chứ.

– Còn ạ.

– Vậy thì về nhỏ vào không ảnh hưởng giác mạc.

– Vâng.

Trình độ tháo điêu luyện như thế thì chắc phải có kinh nghiệm trong vài năm. Mà nói anh ta chỉ học để làm cho ai đó thì tôi không tin. Một người hời hợt như thế làm gì biết cách chăm sóc cho người khác. Tôi thuận miệng hỏi:

– Anh đừng đeo kính áp tròng ạ?

– Ừ! Hồi bên Mỹ cũng từng bị cận.

– Thế làm sao để hết cận?

Hành động miệng nhanh hơn não của tôi khiến anh hờ ngao ngán, người ấy thở dài như kiểu cạn lời với tôi.

– Về thôi. Chắc đòi rồi nên não không hoạt động nhỉ.

Khi ấy tôi còn biết phải nói gì thêm. Đúng là mình ngu quá còn gì. Bị cận mà để hết thì chỉ có đi mổ mắt thôi chứ làm gì nữa. Chắc nước mưa thấm nhiều quá nên não tôi rơi vào trạng thái hư tạm thời rồi.

Tên anh trai đi đến xe ngồi trước. Tôi ở đây cũng từ từ thu ô rồi ra xe. Trời đã ngớt mưa. Chỉ còn tiếng tí tách từ những chiếc lá xanh đọng nước. Tôi mở cửa xe, giật mạnh đến mức muốn tróc cả da mà vẫn chẳng được. Cứ nghĩ là dạo này mình lười tập thể dục nên lực ở tay bị yếu, thế là vẫn gân cổ cố gắng. Mãi đến lúc ai đó nói một câu mới khiến tôi chợt nhận ra mình bị trêu ghẹo. Anh hờ hạ kính xuống:

– Chúng ta không thân đến mức đó.

– Dạ?

Vậy là họ khóa trong rồi. Không thể ngờ một người như anh ta lại thích mấy cái trò con nít này. Xin lỗi, tôi lớn rồi. Không rảnh rỗi chơi cùng đâu.

Tôi thở hắt ra, nhìn kẻ nào đó rồi nói:

– Anh cần phải bày trò phá em như thế không? Anh không cho em đi thì đừng nói gì cả để em còn biết đường đi đón xe khác chứ.

– Nói linh tinh cái gì đấy? Mở cửa sau ra mà ngồi. – Nói rồi kẻ đó nhấn nút nâng cửa kính lên.

Tôi chậm chạp mò ra phía sau. Thì ra dưới này mở lại dễ dàng đến thế. Hóa ra ý anh là là chúng tôi chưa đủ thân để được ngồi ở ghế cạnh tài. Gớm! Tôi ngồi bên cạnh thì cũng có hϊếp được anh ta đâu. Thế mới thấy, trưa nay phải bất đắc dĩ lắm mới phải ngồi cạnh tôi. Giờ chắc bày ra trò giúp đỡ để khẳng định rằng hồi ấy chỗ ngồi kia chỉ là không còn lựa chọn nào khác. Hèn gì tốt tính đột xuất, còn khiến tôi nghĩ rằng con người này đã thay đổi, hóa ra là có mục đích cả.

Lúc mà tôi và tên anh trai về đến nhà thì nhỏ Trinh đã chẳng còn ở đây. Chưa kịp vui mừng, mẹ Ngọc liền hỏi một câu khiến tôi nhớ ra:

– Xe đâu mà đi xe anh?

Thôi rồi, lúc ấy quẫn quá nên quên mất xe trong nhà ba ruột. Giờ tôi không biết phải đến đó lấy xe như thế nào đây? Thật lòng, tôi chả muốn gặp người cha kia thêm một lần nào nữa. Tôi nói dối mẹ là để xe ở nhà bạn. Đi xe buýt được vài bữa, bị bà mè nheo quá nên phải đến nhà trọ lấy xe. Lúc tôi đến điều mong mỏi của tôi đã trở thành sự thật, chủ trọ nói người cha kia cả tuần nay chưa về. Nhưng trớ trêu thay là ông ta đã mang theo cả xe của tôi đi cùng. Tôi đoán chắc lại đem bán để cờ bạc. Con người đốn mạt như thế , vậy mà xém nửa tôi còn bị lừa.

Tôi về nhà nói với mọi người rằng nhà trọ bạn có trộm đột nhập, lấy mất xe tôi rồi. Mẹ Ngọc nghe vậy lập tức bắt tôi lên trình công an. Ở nhà nói sao cũng được nhưng đến đồn thì phải khai báo thành khẩn. Đúng là nhờ vào những người có nghiệp vụ có khác, chỉ vài tuần sau đó, họ đã tìm được xe tôi trong một tiệm cầm đồ lậu. Đến lúc này thì tôi không muốn làm to chuyện để mọi người trong nhà biết, thành ra đề nghị phía công an dừng điều tra lại.

Những tưởng mọi chuyện đã êm đẹp thì đúng ngày tôi mang xe về. Ba Minh gọi tôi vào phòng gặp riêng. Thì ra vị cảnh sát giúp tôi điều tra lại là bạn của ba.

– Tại sao con giấu ba?

Tôi biết mình đã làm chuyện sai lầm nên chỉ biết cúi gầm mặt hối lỗi.

– Ba đã nói là con phải cắt đứt quan hệ với ông ta rồi mà. Đấy con thấy chưa, may mà ông ta bán xe, chứ lỡ may đem con đi bán thì sẽ thế nào.

Trong giây phút đó tôi sáng tỏ hơn ai hết. Ba! Đôi khi chẳng cần quan hệ huyết thống. Chỉ cần như ba Minh hiện tại, luôn yêu thương và quan tâm, không bao giờ có ý xấu với tôi. Còn người cha kia, tốt nhất tôi nên xóa sổ khỏi từ điển của bản thân.

– Con xin lỗi ba. Từ này con sẽ không bao giờ gặp người cha kia nữa. Cuộc đời này con chỉ có mình ba là cha.