Người Dưng Chung Nhà

Chương 9

Đồng nghiệp của tôi toàn hội tụ mấy thánh lầy trong lĩnh vực tiệc tùng. Ăn uống no say, cả bọn lại rủ rê nhau đi quán karaoke đổi gió. Để thoải mái ăn chơi, chị nhung còn đèo luôn con đi cùng. Cứ tưởng không có bạn nên Cún sẽ buồn. Nào ngờ nó mới bé tí mà đã sớm bộc lộ tài năng khuấy đảo đám đông. Tiếng nhạc vừa bật lên, bạn ấy lập tức quẩy tưng bừng khói lửa.

Trong một nhóm người lớn, có một bạn nhỏ vừa cầm mic hát bài ” Cháu lên ba” vừa múa vũ điệu Gangnam Style rất điêu luyện.

Sau khi múa phụ họa cho bạn cún hát mấy bài liên tiếp, tôi thấy kính áp tròng của mình hình như hơi lệch nên rời khỏi phòng, men theo lối hành lang đi đến nhà vệ sinh.

Lúc đứng trước gương chỉnh lại thì có thêm hai cô gái nữa bước vào. Chẳng biết có phải là oan gia ngõ hẹp hay không mà lại bắt gặp cô nhân tình của sếp ở đây. Đi theo cô ta còn có một cô gái nữa, tôi nhìn thấy khá quen nhưng vẫn chưa nhận ra đã gặp cô gái kia ở đâu. Mà thôi kệ, dù gì bọn họ cũng đâu can hệ gì đến tôi.

Tôi nghĩ chắc chỉ gặp lướt qua một lần, có lẽ cô ta sẽ chẳng nhớ mình là ai đâu nên giả vờ như không hề quen biết. Xong việc của mình, tôi lập tức quay người rời đi.

Nhưng con nhỏ nào ấy đột nhiên lên tiếng khiến bước chân của tôi khựng lại:

– Làm gì mà bỏ đi vội vậy?

Tôi quan sát xung quanh thấy trong này đúng là chỉ có 3 chúng tôi. Hẳn câu nói vừa rồi không dành cho bạn nó. Tôi điềm tĩnh quay người lại. Nhẹ nhàng hỏi:

– Cô gọi tôi à?

– Chứ còn ai nữa.

– Vậy mà tôi còn tưởng là cô bị bệnh nên gọi lung tung.

Bị tôi nói khẩy như thế, có một con nhỏ liền nổi máu điên. Nó chỉ vào mặt tôi, gào lên:

– Mày là đứa đưa đoạn video cho vợ ông Trung đúng không?

Con nhỏ nhìn đần độn thế mà não cũng có chút chất xám.Thật ra tôi cũng chẳng muốn che giấu nên thẳng thắn thừa nhận:

– Bát cơm bẩn thỉu thì ăn vào cũng không nuốt trôi được đâu. Tôi là tôi muốn giúp cô thôi.

– Bẩn thỉu hay sạch thì kệ mẹ tao. Mắc mớ gì đến này hả con chó.

Tôi đã cố nói chuyện với nó một cách đàng hoàng, lịch sự. Vậy mà nhỏ này vẫn cái kiểu xấc xược, đã thế thì việc gì phải nể. Tôi nhìn nó, nhếch môi mắng:

– Không mắc mớ đến tao nhưng tao thích lo chuyện bao đồng đó thì sao. Cái loại như mày, tao vừa nhìn là đã thấy ghét rồi. Cái thứ thích mồi chài, cưa cẩm mấy lão già để leo lên cao thì chắc vinh dự lắm. Vinh dự chưa? Dạo này mày hot lắm đấy, sẵn tiện đang nóng thì đóng vài bộ phim sεメ đi.

Bị tôi nói trúng không trượt phát nào. Con nhỏ kia liền nghiến răng nghiến lợi:

– Con chó!

– Tao có tên hẳn hoi, tao tên Vy. Chó nào ở đây? Hay mày muốn đổi tên mình thành chó?

Tay con bé kia run run, nó chỉ vào mặt tôi gọi đồng đội:

– Trinh, nó…Nó…

Một phút kia, tôi chợt nhớ ra chuyện gì đó. Trinh, cái tên đã để lại cho tôi rất nhiều kí ức thơ bé. Ngoại hình cũng có chút quen mặt, dù quá trình trưởng thành khiến chúng ta có nhiều điểm thay đổi. Nhưng lại không mất đi hoàn toàn nét ban đầu.

Hình như nhỏ Trinh cũng có suy nghĩ giống tôi. Nó nhìn tôi, hỏi:

– Mày tên Vy. Nguyễn Thảo Vy.- Trước đây tôi họ Nguyễn. Sau này về sống với bố Minh nên mới đổi sang họ ông. Cái nó đang nói là họ tên của tôi lúc trước.

Tôi cũng nhìn nó, chậm rãi nói:

– Mày là Kiều Trinh. Từng học lớp 8/3 trường trung học cơ sở Quang Trung trên đường Ngô Mây đúng không?

Con nhỏ bạn nghe tôi hỏi vậy, dường như nghi vấn trong đầu được giải đáp. Hèn gì nãy giờ nó không hề tham gia vào cuộc cãi vã. Thì ra là muốn nhận diện tôi. Trinh vỗ vỗ vai nhỏ nhân tình của lão Trung, cong cớn nói:

– Như, tao nói cho mày biết. Con nhỏ này đúng là một con chó đấy. Nó từng ăn cơm chó nhà tao mà.

Cứ tưởng bị tôi nói cho hết nước hết cái. Vậy mà cuối cùng lại tìm được một chi tiết hạ gục đối thủ khiến nhỏ kia rất thích thú. Cả hai bọn đó nhìn tôi cười nghiêng ngả. Con Trinh nói đúng, tôi từng ăn cơm chó nhà nó, từng bị nó chà đạp. Đó là một câu chuyện cách đây khá lâu về trước.

Hồi ấy, tôi 12 tuổi, học cùng lớp với con Trinh. Vì ngành nghề của mẹ nên tôi thường xuyên bị bọn trong lớp chọc ghẹo và bắt nạt. Có một lần, nhỏ Trinh đột nhiên mời tôi đến nhà nó chơi. Khi ấy tôi vui lắm, vì một đứa bị cả thế giới cô lập như tôi mà có người chịu làm bạn thì đúng là rất quý. Tôi hớn hở đến nhà nó. Mọi chuyện cũng diễn ra rất bình thường, ngoài tôi còn vài đứa bạn khác của Trinh cũng đến chơi. Chơi một lúc, bọn nó mua đồ ăn vặt về. Nhưng khi xuống bàn ăn, nó đem ra một tô cơm nhão nhoẹt, nước lềnh phềnh đặt ở vị trí của tôi.

– Ăn đi.

Tôi tròn mắt, không hiểu chuyện gì, ngờ nghệch hỏi:

– Là sao hả Trinh?

– Cái loại nghèo hèn như mày chỉ đáng ăn cơm thừa của con lu nhà tao thôi. Đồ ăn ngon như thế đâu đến lượt mày.

Nghe vậy tôi lập tức đứng dậy:

– Tao không ăn.

– Mày chê cơm chó nhà tao à? Cơm chó nhà tao còn ngon hơn cơm người nhà mày đấy.

– Ngon mấy tao cũng không ăn. – Tôi chắc nịch tuyên bố.

– Nghèo còn sĩ.

Tôi chẳng thèm nói lại, tính đi về nhưng lũ bạn của Trinh đã chặn đường tôi. Còn nó đứng trước mặt tôi vênh váo:

– Mày nghĩ mày đến đây rồi mà về được với tao à?

Tôi đoán dường như sắp có chuyện gì đó tồi tệ xảy ra, ánh mắt hoang mang và sợ sệt nói:

– Mày tính làm gì?

Nó cười ầm lên:

– Tụi bay nhận nó vào tô cơm chó cho tao. Bắt nó ăn cho bằng được.

Rồi cả bọn nhào đến, đứa giữ tay giữ chân tôi. Đứa ấn tôi vào tô cơm bẩn thỉu. Tôi tưởng mình như chết ngạt, cơm dính đầy mặt, chui vào tận trong mũi. Bọn ấy trêu đùa với tôi một hồi rồi mới hả hê buông tôi ra. Tôi lúc ấy chỉ còn biết sợ hãi núp vào một góc, vừa khóc vừa ho sặc sụa.

Vậy mà lũ kia vẫn chưa chịu dừng lại. Chúng xúm đến. Mỗi đứa một câu, tiếp tục dè bỉu:

– Ra con Vy ăn cơm chó là có thật à?

– Eo ôi! Thật là kinh tởm.

– Khϊếp! Thì ra là thua một con chó.

Giọng cười của lũ trẻ năm ấy giờ tôi còn nhớ mãi. Những nụ cười mỉa mai cứ u ù bên tai khiến Khóe mắt tôi bất giác cay cay.

Con Trinh nhìn thấy hết những thay đổi trên mặt tôi, vội vàng đắc ý:

– Sao? Nhớ đến cơm chó lại thèm rồi à. Muốn không, tao về nói con lu nó nhường cho một ít.

Như thì cũng được đà hùa theo bạn:

– Chắc là thèm lắm rồi đó mày ạ.

Cái thứ đỏng đảnh như hai con này, thiếu bài học là nó sẽ cứ mãi làm mấy trò ngứa mắt người khác. Được rồi hôm nay hai kẻ thù cùng đến một lượt, đỡ mất công tôi tìm kiếm.

Đối diện chúng nó, tôi cười lạnh:

– Đằng nào thì tao cũng ăn cơm chó nhà con Trinh rồi nên tao cũng chả ngại làm chút chuyện điên dại với hai đứa chúng mày đâu.

Nếu chúng nó hợp sức có lẽ tôi sẽ đánh không lại. Nhưng lợi dụng một số vật có sẵn thì biết đâu được. Hai đứa kia vẫn nghênh mặt, chẳng may may lo lắng.

Con Trinh nói:

– Mày nghĩ hai tụi tao mà sợ mày à? Đúng là không biết lựa sức mình

Con Như tiếp lời:

– Giờ mày quỳ xuống xin bọn tao đi, mặc may tụi tao sẽ nhẹ tay với mày.Bằng không, tụi tao cho mày sủa tiếng chó luôn bây giờ.

Chúng nó vẫn ung dung, nhìn nhau cười cợt tôi.

Lợi dụng lúc hai đứa đó đang còn mất cảnh giác . Tôi đi đến túm cổ hai con nhỏ kia nhúm vào bồn nước phía trước. Vòi cảm biến tự động xả nước đầy mặt hai kẻ đó. Chúng nó giãy giụa trong vô vọng, lời muốn nói ra đều bị những tia nước nuốt chửng.

Một hồi cảm thấy hai kẻ kia sắp chết gạt đến nơi tôi mới thả chúng nó ra. Cả hai ướt nhẹp, tì người ngồi bệt xuống sàn nhà thở dốc. Phấn son đắt tiền bị nước làm nhem nhuốc, hai khuôn mặt như hai chú hề rạp xiếc. Tôi thấy tác phẩm của mình rất giàu tính nghệ thuật. Hài lòng cười nhạt:

– Tao nói cho chúng mày biết, lần sau mà còn mất dạy với tao thì nước cồn cầu đang chào đón chúng mày đấy. – Đi ra đến cửa. Tôi vội vòng vào bổ sung. – Nhớ mặt tao đó. Sau này gặp thì tránh cho xa vào.

Giải quyết xong hai con ong bọ vẽ. Tôi vui vẻ đi về phòng nhưng dường như không khí bên trong chẳng còn tươi vui như lúc tôi rời khỏi.

Cún chơi mệt nên hiện tại đã nằm trên tay mẹ ngủ thϊếp đi. Chị Nhung thì cúi mặt giấu diếm điều gì đó. Chỉ thấy bờ vai chị đang run run, hình như là khóc. Anh Hải mắt cũng đỏ hoe, giọng anh nghẹn ngào, khuỵu gối rồi nắm lấy tay chị:

– Anh biết anh không có những thứ như người ta. Anh chẳng thể cho em một cuộc sống dư dả. Nhưng anh hứa sẽ luôn bên cạnh hai mẹ con. Yêu thương và chăm sóc Cún và em suốt đời.

– Anh say rồi.- Giọng chị Nhung sụt sùi, rõ rõ ràng là đang khóc thật.

– Anh biết anh say. Chỉ có lúc say anh mới dám nói hết nỗi lòng với em.

Cuối cùng chị cũng bị câu nói ấy cảm động. Chị ngước lên, đối mặt với anh Hải. Một giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống:

– Anh sẽ không hối hận chứ?

– Anh sẽ không bao giờ hối hận. Vì anh thương em và Cún rất nhiều.

Tôi không thể ngờ, một người bình thường khù khờ, hiền lành như anh Hải lúc tỏ tình lại chân thành và lãng mạn đến thế. Rốt cuộc tình yêu là thứ khỉ gió gì mà có thể khiến con người trở nên tuyệt vời đến thế.

Vì để cho hai kẻ nào đó có không gian riêng tư nên tôi và Tuyết xin về trước. Về đến nhà, thấy mẹ đang ngồi dưới bếp ăn mì. Mẹ đang nói chuyện nên không để ý đến tôi. Hên thế, bà mà đánh hơi được mùi bia rượu trên người thì kiểu gì tôi cũng sẽ bị mắng. Thế nên tôi thả dép, rón rén đi thật nhẹ lên lầu. Lúc đi ngang qua vô tình nghe mẹ nói qua điện thoại:

– Có đứa con mà thí khổ. Thế nó đánh người ta có nặng không? Chiều cho lắm vào rồi hứ đốn như thế đấy.

-…

– Ừ, con tôi mà đi đánh người là tôi gϊếŧ chết.

Tôi nghe đến đây, lòng chột dạ khôn nguôi. Nếu mẹ biết hôm nay tôi không chỉ đánh một mà là hai tay hai đứa, chả biết bà sẽ xử lý tôi như thế nào nữa. Mới nghĩ thôi mà tôi đã thấy lạnh gáy rồi.

Còn chưa kịp hết gai người, đột nhiên lên lầu lại gặp thêm tên anh trai. Suýt nữa làm tôi sợ hãi hét toáng lên rồi. Đúng là thứ âm hồn bất tán, đi không mà cũng dọa người ta sợ chết khϊếp.

Bình thường gặp nhau ở lối cầu thang, kẻ đó chỉ dửng dưng đi qua. Nhưng hôm nay đột nhiên lại đứng khựng lại. Một kẻ không bao giờ giao tiếp với em gái, lúc thốt ra thì chỉ là những chủ đề làm người ta bật ngửa.

– Mới đi đánh nhau à?

Tôi tròn mắt sửng sốt. Nhưng rất nhanh đã điều chỉnh lại tâm trạng. Họ mới nói thế mà mình nhận là mình ngu rồi. Thế nên tôi chối đây đẩy:

– Không có đâu ạ.

Người kia bình thản lật tẩy lời nói dối của tôi:

– Tay, cổ có vết xước kìa.

Nhìn lại tay, tôi mới nhận ra lý do họ phát giác ra mình. Có lẽ lúc chống trả, hai đứa kia đã để lại. Khả năng suy luận của tên này cũng ghê thật. Nhìn vết thương là biết ngay lý do ngọn ngành. Tôi biết không thể chối nên chỉ biết nhỏ giọng nài nỉ:

– Anh ơi! Anh đừng nói chuyện này với mẹ nhé.

Hồi nãy, bà nói chuyện thì mọi người cũng nghe hết rồi ấy. Bà mà biết chắc gϊếŧ tôi mất. Thế nên tôi phải phòng ngừa tất cả nguy cơ. Kẻ nào đó chưa trả lời mà đã lẳng lặng đi xuống cầu thang. Tôi không dám lẽo đẽo theo sau nên chỉ biết hi vọng họ sẽ thử một lần làm người tốt.

Một lúc sau lại có một người lần thứ 2 qua phòng tôi. Lần này anh ta đưa cho tôi một tuýp bôi mới tinh:

– Bôi đi. Để lâu thành sẹo đấy.

Không hiểu tại sao anh ta lại đối tốt với tôi như thế. Điều gì có thể khiến một người thay đổi như vậy? Tôi nhớ lại chuyện của vài giờ trước. Phải rồi, một người sẽ trở nên tuyệt vời khi có có tình cảm với đối phương.

Tôi tỉnh bơ hỏi anh hờ:

– Anh thích em à?

Kẻ đó vẫn cái điệu khinh khỉnh nói với tôi:

– Nằm mơ nói mớ hơi nhiều rồi ấy.

– Thế việc gì phải đem cái này cho em. Nhìn là biết mới đi mua này.

Tôi vẫn cái kiểu thích trêu ngươi. Thế là tên đó lườm tôi một cái rõ dài:

– Tôi chỉ không muốn mắc nợ ai cả. Dù chẳng có ý tốt thật sự nhưng cô cũng đã cứu tôi một lần, xem như từ nay không ai nợ ai.

– Ơ! Thế là em tự ăn dưa bở à?

Tên đó nghe tôi tự vả vào mặt thì chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm:

– Mặt vẫn chưa bớt dày nhờ.

Vâng, để làm đúng thương hiệu của mình. Nên tôi vẫn tự nhiên cười hề hề. Thật ra tôi chẳng có chút kiến thức yêu đương nào, chỉ thấy gì nói đó thôi. Cũng may tên anh trai chỉ là muốn trả ơn tôi cứu lần trước. Bằng không, tôi nào dám gánh vác trái tim lớn lao của ai đó.