Nhân Duyên Khó Tránh!

Chương 4

Tuấn Anh lẽ ra không định đi nhưng vì bố mẹ có công chuyện đột xuất phải về quê nên anh đã chủ động thay bố mẹ đi cùng đoàn để thăm hỏi những hộ nghèo trên đó. Xe chuẩn bị xuất phát thì Hạ Trâm thấy Tuấn Anh lên xe cùng thì hớn hở ra mặt, bỏ cô em họ Ái Vân ngồi một mình Hạ Trâm liền đi lên ngồi bên cạnh Tuấn Anh ngay:

– Em tưởng anh không đi được cơ?

– Bố mẹ anh có việc bận nên anh đi thay.

– Em vui quá!

– Xe còn người khác đấy! Em ngồi thẳng lên đi!

– Ai cũng biết chúng mình là một đôi rồi mà anh cứ phải giữ kẽ làm gì! Mà em chỉ là dựa vào vai anh chút thôi mà!

Không muốn đôi co việc cỏn con này nên Tuấn Anh giữ im lặng, Hạ Trâm thấy vậy thì cười vui vẻ, ánh mắt ngập tràn hạnh phúc nhìn anh nói lời đầy ngôn tình:

– Ước gì con đường này dài hơn nữa để em được ở bên anh lâu hơn.

– Cứ xem nhiều tiểu thuyết rồi mất cân bằng đó! Nên thực tế chút đi!

– Em nói thật mà! Được ở bên anh em nguyện đánh đổi tất cả!

Những lời Tuấn Anh cho là sến súa, là không thực tế hay những quy tắc khô khan của anh đặt ra là do anh chưa gặp đúng người, chưa yêu đúng đối tượng nên bất cứ ai nói gì, làm gì anh cũng thấy không hợp lý, nghe gì cũng cho là không thực tế nhưng sau này khi trái tim anh biết rung động thật sự thì tất cả chẳng còn ranh giới gì nữa…

– Đường còn dài nên em tranh thủ chợp mắt đi chứ khi đến nơi lại không đủ sức theo mọi người đâu.

– Vậy anh ôm em để em ngủ được không?

– Tựa vai là được rồi! Anh đang bận phản hồi Mail của khách hàng đã!

– Vậy lát xong anh nhớ ôm em nha!

– Ừ.

Cũng không hiểu sao, từ đầu chính là anh chủ động tiếp cận làm quen với Hạ Trâm và ngược lại Trâm cũng thể hiện khá ổn nhưng không hiểu sao anh vẫn chưa thực sự mở hết lòng mình để đón nhận tình cảm này. Nhìn sang bên cạnh thấy Trâm đã ngủ rồi và đôi tay của anh lúc này rất đang rảnh nhưng Tuấn Anh lại không làm như mình đã hứa mà sau vài giây suy nghĩ anh chọn ngồi thẳng người, khoanh hai tay trước ngực và nhắm mắt thư giãn.

Cuối cùng đoàn cũng đến nơi, sau khi làm việc với cán bộ xã xong thì cả đoàn theo sự hướng dẫn của một số cán bộ đi đến từng điểm cần giúp đỡ. Mọi người trong đoàn toàn là những người đi quen rồi nên ai cũng cử chỉ nhàn nhã, vui vẻ, chỉ có hai cô tiểu thư quen ăn sung mặc sướиɠ, lần đầu trải nghiệm đường đi ghập ghềnh, lại gặp vài cơn mưa bất chợt khiến đường xá càng khó đi hơn thì nhăn nhó thôi.

Hạ Trâm chán ghét lắm nhưng vì giữ hình tượng trước Tuấn Anh nên cố cắn răng chịu đựng. Đi tới điểm cuối cùng thì trời cũng nhá nhem tối và ai lúc này cũng đói bụng, riêng hai cô tiểu thư thì gần như lả đến nơi rồi. Vì là ở đây chỗ ăn nghỉ không tiện nên mấy cán bộ đã bố trí cho đoàn nghỉ tại nhà văn hóa của xã, lúc đoàn về chỗ nghỉ ngơi thì phát hiện cũng có một nhóm thiện nguyện được sắp xếp nghỉ chung ở đây qua đêm, chỉ là không ngờ nhóm thiện nguyện ấy có người mà Tuấn Anh đã từng quen.

Không ngờ là Ngọc Nhi cũng đến tận đây làm từ thiện, xem ra là nhóm của cô đi trước đoàn của anh, mà hình như là chỉ quyên góp cho mỗi điểm trường học nên mới không gặp nhau trên đường đi. Biết cô có mặt ở đây nhưng hai người vẫn chưa chính thức chạm mặt nhau mà phải tới khi đi ra chỗ rửa chân tay thì cả hai mới gặp trực tiếp. Tuấn Anh thì không quá bất ngờ nhưng anh nhận ra Nhi có chút ngạc nhiên, nghĩ bụng không chào một tiếng thì vô tình quá nên cuối cùng Tuấn Anh là người lên tiếng hỏi trước:

– Trùng hợp quá! Em cũng lên đây à?

– À… Vâng. Tôi đi cùng các cô chú ở phường mình! Anh đi cùng công ty à?

– Ừ.

– Tôi rửa xong rồi! Tôi xin phép đi trước!

– Ừ.

Vừa kết thúc câu chuyện chào hỏi ngắn ngủi thì lại giáp hai người mà Ngọc Nhi không muốn gặp, biết là chị họ Ái Vân chẳng liên quan tới chuyện của mình nhưng chị ta vốn tính cách kiêu căng lại hay có kiểu thâm hiểm nên cô cũng không muốn tiếp xúc. Ngọc Nhi không muốn bắt chuyện, lạnh nhạt bước đi rồi nhưng Hạ Trâm lại cố tình giữ cô lại hỏi:

– Ơ…Ngọc… Ngọc Nhi phải không?

– Vâng. Chào chị!

Thực ra sự cố của cái đêm bốn năm về trước Ngọc Nhi ngủ cùng với Tuấn Anh thì chỉ có Ái Vân và Tấn Sang là biết rõ thôi và sau là có Thiên Sơn và em trai của Nhi nữa chứ Hạ Trâm không hề hay biết. Chuyện sau đấy rùm beng thì Trâm cũng chỉ nghe phong phanh là Nhi qua đêm với một người đàn ông lạ mặt nào đó thôi nên cũng không quan tâm nhiều, hôm nay lại vô tình gặp được cô ở đây thì định nói móc chuyện xưa cũ vài câu cho vui miệng nhưng chợt nhớ là có Tuấn Anh đi cùng nên cô ta làm ra vẻ vô tư diễn tình chị em như kiểu thân thiết cơ mà vẫn không bằng đứa em họ thảo mai Ái Vân:

– Nhi! Cậu cũng lên đây à?

Nhưng trái với câu trả lời có phần bình thường khi trước của Ngọc Nhi với Hạ Trâm thì lần này cô không còn giữ vẻ lịch sự nữa:

– Nơi đây không cấm ai cả, cứ có tâm là đến được thôi!

– Tớ hỏi thăm thật lòng sao cậu nỡ nói với giọng khó nghe thế?

– Nếu không thích nghe thì đừng nói nữa! Mời tránh đường cho tôi đi!

– Cậu…

Hạ Trâm thấy tình hình căng thẳng thì khôn khéo kéo em họ tránh sang một bên rồi nói lời hòa hoãn:

– Được rồi! Nhi xong rồi thì vào trong đi! Lúc khác chị em mình nói chuyện sau nha!

Ngọc Nhi cũng chẳng tỏ ra cảm ơn mà thể hiện rõ sự khinh thường không thèm tiếp lời mấy người bọn họ. Cô rời đi mà chẳng thèm quan tâm họ có thái độ gì, cũng không lo họ có nói xấu hay nghĩ xấu về cô không bởi đến giờ này thì mấy việc như thế đối với cô chẳng còn quan trọng nữa.

Nhà văn hóa xã khá rộng nên chỗ ở cho mọi người cũng thoải mái, chỉ là chỗ tắm thì hơi chật trội. Nói là có hai nhà tắm cho sang chứ thực ra là hai chỗ đó chỉ được ghép bởi mấy miếng liếp quây lại với nhau thôi. Hai đoàn có tới hơn hai chục người nên tới lượt mình đi tắm thì cũng muộn lắm rồi.

Không phải kẻ nhát gan nhưng vì chỗ này không thông thuộc địa hình lại hơi hoang vu nên Nhi có chút tâm lý. Tưởng mình là người tắm cuối cùng rồi nhưng khi cô đang lấy nước thì nghe có tiếng động lạ, thật sự là ở đây ngoài tiếng cóc nhái thì chẳng có gì khác nên khi có tiếng động bất thường thì Ngọc Nhi bị giật mình nên đánh rơi chiếc gầu múc nước xuống giếng. Cô vẫn đứng rúm ró một chỗ chưa nhúc nhích được thì bất ngờ tiếng của Tuấn Anh vang lên:

– Sao không lấy nước đi còn đứng ngây ra vậy?

– Ờ… Tôi…

– Sao vậy?

Vừa nãy thì thót tim nhưng may quá là người quen, Ngọc Nhi giấu đi vẻ sợ hãi bèn nói ra lí do chậm lấy nước của mình:

– Tôi lỡ tay làm rơi cái gầu múc nước rồi!

– Vậy sao không vào gọi người giúp lại cứ đứng đây?

– Tôi định vào thì thấy có người ra nên dừng lại.

– Thế mà tôi lại tưởng em bị ma rừng ở đây bắt mất vía rồi!

– Ma nào bắt được tôi chứ! Mà anh xem có cách nào lấy được cái gầu đó đi chứ không cả tôi và anh đêm nay mất ngủ đấy!

– Tôi ở bẩn quen rồi nên một đêm không tắm cũng chả sao.

– Thế tôi đi vào tìm người vậy!

Thấy Nhi định bước đi thì Tuấn Anh chìa cái đèn pin của mình đưa cho cô:

– Cầm giúp tôi cái đèn pin.

– Anh định với tay không à?

– Động não chút đi!

– …!!!

Mặc kệ Ngọc Nhi đứng ngơ ra thì Tuấn Anh vẫn tập trung tìm kiếm, sau cùng cũng tìm được cái cây dài nhưng để kéo được chiếc gầu lên thì cần có cái móc nữa, chạy vào trong kia thì lâu nên anh tháo luôn đoạn dây thép buộc ở tấm liếp che ra thì Nhi vội phản ứng:

– Anh định phá của công đấy à?

– Mượn tạm chứ ai gọi là phá! Mà em có muốn tắm không hay là đứng đây cho muỗi nó thịt?

– Không muốn mà tôi phải đứng từ nãy tới giờ à? Hỏi kì cục!

– Vậy soi vào đây để tôi làm cho nhanh!

Phải nói Tuấn Anh có kĩ năng sống rất phong phú, ở hoàn cảnh nào cũng thích nghi rất nhanh và việc này đối với anh cũng vậy, chỉ vài phút ngắn ngủi anh đã lấy nước đầy thùng cho cả hai. Giờ này khá muộn rồi nên Nhi không dám lơ là, tắm vội vàng rồi nhanh chân chạy vào trước, còn Tuấn Anh thì lúc lâu sau mới xong.

Hạ Trâm đợi mãi mới thấy Tuấn Anh vào thì đi lại chỗ anh ngọt nhạt hỏi han:

– Anh làm gì mà lâu vậy ạ?

– Sao em không ngủ cùng mọi người trước?

– Em chờ anh!

– Ra chỗ em họ em ngủ đi! Lát anh ngủ sau!

– Em nằm với anh được không?

Lời vừa dứt nhưng cô ta không đợi Tuấn Anh trả lời mà vội vàng đi về chỗ Ái Vân ngay, nhìn thái độ nghiêm nghị không cần nói của anh lúc này khiến cho Hạ Trâm không khỏi rét run, rõ là không cảm tâm, không hài lòng nhưng bấy giờ Hạ Trâm chỉ có thể nhịn xuống. Quay sang định tâm sự cho đỡ bức bách thì phát hiện Ái Vân đã ngủ từ lúc nào, cuối cùng không nói được với ai thì cũng phải tự ru mình ngủ theo.

Tuấn Anh mới tắm xong nên chưa muốn ngủ ngay, anh ra ngoài cửa ngồi hóng gió một chút thì thấy Ngọc Nhi đứng góc bên kia đang đi đi lại lại, thực lòng không phải vì anh quan tâm mà là vì thấy tò mò nên anh bước lại gần chỗ cô hỏi:

– Có biết mấy giờ rồi không mà còn đứng đây cho muỗi cắn?

– Anh cũng đã đi ngủ đâu mà còn hỏi tôi câu đó!

Ngọc Nhi vì nhớ con trai mà chưa ngủ được nên ra ngoài này đứng tránh phiền hà người nằm bên cạnh, ai ngờ đứng tận góc này rồi còn gặp người đàn ông này nữa, phiền phức thật đấy. Nhưng cô đâu biết Tuấn Anh vì có ý tốt muốn nhắc nhở cô mà lại nhận về sự thờ ơ thì anh cũng không nói hai lời liền về lại chỗ khi nãy ngồi xuống. Nhi đứng đó một lúc mà muỗi rĩn nó vây quanh cắn hút, bức quá cũng đành tiến gần chỗ của Tuấn Anh ngồi nhưng khi này anh chẳng hỏi han thêm nữa.

Giữa tiết trời về đêm, cảnh vật im lìm, không trăng, không sao chỉ có tiếng ếch nhái và muỗi rin kêu le ve, điện thoại có là hàng cao cấp thì ở nơi này cũng là vật vô giá trị. Không gian đã im lặng rồi nhưng giờ này đến người cũng chẳng ai chịu lên tiếng, cả hai cứ ngồi như vậy tới tận khuya muộn thì Tuấn Anh đứng lên vào ngủ trước rồi sau đó là đến lượt Ngọc Nhi.

Theo thường lệ khi đoàn làm xong công tác từ thiện thì chỉ nghỉ lại một đêm rồi sáng hôm sau sẽ về luôn nhưng lần này xã có nhã ý mời cả hai đoàn ở lại ăn một bữa cơm trưa để họ được cảm ơn những tấm lòng vàng lần nữa. Biết là người dân nơi đây chỉ có cây nhà lá vườn, những món ăn dân dã thôn quê chứ không phải là chuẩn bị những sơn hào hải vị nên cả hai trưởng đoàn đã đồng ý, với cũng muốn cho anh chị em trong hội có dịp được nghỉ ngơi thêm và đi ngắm một số cảnh đẹp tự nhiên trời ban cho nơi đây.

Tuấn Anh cũng cho phép bản thân tận hưởng sự thoải mái của tự nhiên, dù không đi đúng vào lễ hội hoa hay là mùa lúa chín nhưng cũng đủ thấy hết được sự bình yên và nét đẹp riêng của Bình Liêu.

Thiên Sơn cùng Tuấn Anh theo người dẫn đường đến khu ruộng bậc thang mà mọi người vẫn thường ca ngợi. Đến nơi Sơn không nhịn được mà trầm trồ lên:

– Oa… Đẹp thật đấy! Đi nhiều nơi rồi nhưng đúng là mỗi nơi đều có vẻ đẹp riêng của nó Sếp nhỉ?

– Ừ. Lần sau đến mùa lúa chín cậu dẫn bạn gái đến ngắm đi! Đảm bảo đẹp hơn thế này nhiều!

– Em làm gì đã có bạn gái chứ!

– Vậy cố mà kiếm đi!

– Sếp tưởng cố mà dễ à? Duyên số cả đấy! Nói không phải mê tín nhưng em thấy câu đấy là đúng đấy Sếp ạ!

– Lắm chuyện!

Cả hai lại tiếp tục đi tiếp thì Thiên Sơn phát hiện ra nhóm của Hạ Trâm đang chụp ảnh tự sướиɠ phía trước thì huých tay Tuấn Anh trêu chọc:

– Kìa Sếp! Ra chụp chung với người ta đi!

– Tôi không thích chụp ảnh! Đi thôi!

– Ô… Vừa nãy Sếp bảo nơi này đẹp mà đã vội bỏ đi thế là sao?

– Ngắm vậy đủ rồi, tránh làm phiền mấy chị em phụ nữ họ sống ảo nhưng nếu cậu thích thì ở lại làm nhϊếp ảnh gia giúp họ đi!

– Vậy Sếp đi ngắm cảnh một mình tiếp nhé, em ở lại hỗ trợ chị em người ta một tay!

– Đúng là…

– Sếp đừng có nói em mê gái chỉ là em tạo cơ hội cho mình tìm hiểu phụ nữ độc thân thôi!

– Biến đi!

Mặc cho Thiên Sơn đi tán gẫu và làm nhϊếp ảnh cho hội chị em thì Tuấn Anh một mình đi về hướng tiếp theo, dốc núi đường đồi chênh vênh nhưng đúng là tạo hóa ban tặng mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng của nó. Tiến sang lối rẽ khác thì Tuấn Anh nghe có tiếng trẻ con đang nô đùa, có chút tò mò nên anh đi về hướng đó thì thấy cảnh bọn trẻ cùng với một cô gái đang nhóm lửa và cô gái ấy không ai khác chính là Ngọc Nhi.

Nhìn mấy cô cháu mặt mũi lấm lem đen nhẻm nhưng trên khuôn mặt thì toàn là sự vui vẻ, cũng không hiểu sao Tuấn Anh cứ đứng đó nhìn mãi cho tới khi tiếng Ngọc Nhi kêu bọn trẻ thì mới thoát khỏi sự ngây ngô:

– Khoai chín rồi đó! Mình lấy ra ăn thôi!

– Sắn cũng chín rồi chị ơi.

– Ừ. Để chị lấy cho không nóng đó!

– Oa… Thơm quá đi…

Đứa bé đứa lớn đều gọi Nhi là chị và nụ cười của cô lúc này thật rạng rỡ, dù có vết nhọ lem nhem trên mặt thì cô thật sự rất xinh, nét xinh đẹp mộc mạc trời ban…

Mỗi đứa cầm một củ khoai nhỏ, củ sắn nhỏ háo hức bóc ăn, tự nhiên Tuấn Anh cũng muốn được thưởng tức hương vị khoai sắn ở nơi đây, anh bỏ qua vẻ ngại ngùng, nghiêm nghị mà lên tiếng muốn tham gia cùng:

– Mấy bé có thể cho chú ăn cùng không nhỉ?

Nhận ra người hôm trước cho quà nên mấy đứa trẻ liền nhao nhao lên:

– Ôi… Chú Tuấn Anh! Chú ăn của cháu này… Của cháu nữa…

– Chú cảm ơn nhé! Chú lấy một củ thôi còn mấy đứa ăn đi!

– Khoai ngọt và thơm lắm chú ạ! Chị Nhi nướng đấy chú!

– Thế thì chú phải thử ngay mới được!

Bảo ăn một củ nhưng do thơm ngon quá Tuấn Anh làm liền mấy củ thì lúc này Nhi không đừng được lên tiếng ngăn cản:

– Chúng tôi còn chưa ăn hết củ thứ hai đâu đấy!

– Bọn trẻ nhường cho tôi rồi mà em có vẻ khó khăn nhỉ?

– Anh tham ăn vừa thôi!

– Là do em ăn chậm chứ không phải là tôi tham ăn!

– Anh…

Hai người vẫn câu qua câu lại vì củ khoai, củ sắn thì thấy Hạ Trâm cùng với Sơn và Ái Vân đi đến, chứng kiến cảnh hai người lớn cùng với lũ trẻ cười đùa vui vẻ thì Trâm có chút không hài lòng. Từ ngày quen nhau Tuấn Anh tuy vẫn chiều theo ý của cô ta nhưng chưa bao giờ anh cười thoải mái thế, đang không vừa mắt thì chớ lại gặp kẻ đổ thêm dầu vào lửa.

Từ hôm qua bị bẽ mặt trước Thiên Sơn và Tuấn Anh nên giờ này Ái Vân càng căm hận Ngọc Nhi, thấy cơ hội tốt đã đến nên cô ta đâm bị thóc chọc bị gạo ngay.

Ái Vân vờ ghé tai chị họ nói thầm:

– Chị yêu! Chị đừng để con ranh kia nó hốt mất chàng đẹp trai đấy nhé! Cứ phòng còn hơn chống!

– Con ranh đó thì cửa gì mà đòi đấu với chị mày!

– Cẩn thận vẫn hơn chị ơi!

– Cái loại mất trinh, quá khứ rùm beng thế lại không học đến nơi đến chốn thì tuổi gì.

Nói thì nói vậy nhưng vốn bản tính đa nghi nên Hạ Trâm cũng rất lưu tâm, chỉ là cô ta không muốn ai phát hiện ra sự thất thường, lo lắng của mình nên cố tỏ ra như vậy thôi. Làm ra vẻ rất vô tư, Hạ Trâm tiến lại chỗ hai người và bọn trẻ cười tươi nói:

– Anh chơi với bọn trẻ vui thế mà chẳng rủ em, lại cả Nhi nữa!

– Thấy bọn em mải sống ảo nên anh để cậu Sơn theo làm nhϊếp ảnh gia đó thôi!

– Giận anh ghê cơ.

– Mọi người chụp chán chưa?

– Cảnh ở đây đẹp vậy thì chán sao đươc. Mà em có ý này! Mấy khi mình đi chơi đông đủ thì chụp chung với các em nhỏ ở đây vài tấm đi!

– Cũng được!

Ngọc Nhi không muốn ở chung một bầu không khí với mấy người mình không thích nên đứng lên từ chối ngay nhưng cô không nói với mấy người bọn họ mà là nói với đám trẻ con:

– Đến giờ chị phải về cùng mọi người rồi nên hẹn các em khi khác nhé! Chị hứa sang năm chị và các cô chú sẽ đến thăm các em tiếp và nhất định chị sẽ mua nhiều đồ chơi cũng như sách vở cho các em chịu không?

– Chúng em chờ chị ạ!

– Ừ. Mấy đứa ở lại chăm chỉ giúp bố mẹ việc nhà, chịu khó học hành thì không chỉ có nhóm của chị mà còn rất nhiều nhóm các cô chú khác lên đây thăm đấy!

– Vâng. Chúng em hứa ạ!

– Ngoan lắm! Vậy chị đi trước nhé!

– Chúng em chào chị Nhi!

Một bé gái lớn nhất còn gói hai củ khoai nướng vào cái lá đưa cho Nhi với đôi mắt rơm rớm:

– Chị mang quà của chúng em về nhé!

– Chị cảm ơn! Học tốt rồi năm sau chị lại ghé thăm nha!

– Vâng ạ!

Ngọc Nhi tạm biệt lũ trẻ rồi rời đi, Hạ Trâm thấy thái độ của cô thế cũng không làm khó nữa nhưng Ái Vân thì hình như không nói bóng gió thì không phải tính cách của cô ta hay sao đó:

– Nhi! Chị Trâm đã nói thế rồi mà cậu còn cố tình không nể mặt ư?

Nếu là chỗ khác cô sẽ không ngại mà vạch mặt họ nhưng dẫu gì bọn trẻ con cũng đang ở đây nên cô chỉ có thể dùng lời nói ngắn gọn để biểu đạt sự từ chối của mình:

– Tôi có hẹn về giúp mọi người nấu bữa trưa nên để dịp khác vậy!

Bước chân dứt khoát đi thẳng mà không để cho Ái Vân có dịp nói thêm câu gì, không khí có vẻ gắng gượng nên cũng không ai còn hào hứng chụp ảnh nữa, mọi người rủ nhau về lại nhà văn hóa tập trung, chỉ là trên đường đi vẫn thấy thái độ khó chịu của Ái Vân dành cho Nhi thì Tuấn Anh lại muốn dạy cho cô ta bài học về cách ứng xử.

Thực ra anh không muốn nhiều chuyện nhưng vì thấy bất bình thay người con gái bé nhỏ kia mà phá lệ một lần: