Lời của tác giả:
Lúc bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết này, tôi đang ở Cambridge – Anh Quốc. Khi hoàn thành, ngoài sức tưởng tượng, đằng sau nó chính là một thị trấn miền núi, giữa miền trung nước Pháp.
Vào đông, khí lạnh lan tràn, lá phong đều chuyển thành màu đỏ, lá rụng bay tán loạn.
Có người nói, mùa thu là mùa Châu Âu xinh đẹp nhất! Có lẽ là vậy.
Nhưng vẻ mỹ lệ của mùa thu nằm ở lưu lacj, hết ba phần mang đậm nét thê lương. Tại sao lại nói lưu lạc?
Vì không có nơi ở cố định, cho nên gọi là lưu lạc.
Lúc tôi rời khỏi nhà đôi vợ chồng già ở Cambridge – Anh Quốc, tôi không lên thẳng trường học, mà kéo hành lý, cả ngày trôi dạt khắp đầu đường tại Luân Đôn. Không có mục tiêu, cũng không có phương hướng.
Nhàm chán đến nỗi, đứng trước bức tường Bảo Tàng Anh Quốc, học thuộc lòng mỗi tên của mấy tượng thần Ai Cập, cùng tên của các loại đồ vật tang lễ.
Ngồi trên băng ghế dài, cho bồ câu ăn khoai tây chiên ngoại quốc, sau đó trừng mắt nhìn nhau với một kẻ lang thang.
Có vài người.
Niềm vui chính là tự mình thỏa mãn, trời đất rộng lớn, mặt đất sạch sẽ trải dài, nhưng có khi ưu thương lại chiếm đi kèm với ba phần muối cùng cay đắng xông tới, nếu như suy nghĩ quá nhiều!
Sớm đã không thấy tịch mịch, bởi vì tôi là người chế biến tịch mịch làm thức ăn trong tiểu thuyết. Nấu cho nhừ xuất sắc, bốc mùi thơm nồng nặc, bao phủ toàn bộ cảm xúc, lại trấn an giác quan.
Tôi đợi visa ở Pháp, vì tôi đang trong thời kỳ bị “không được chấp nhận”.
Sau khi nhận được visa, một ngày trước điểm đến tiếp theo, ở trạm xe lửa Luân Đôn, tất cả tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ đều bị hốt sạch, không còn một xu dính túi.
Tôi gần như không có họ hàng, tất nhiên, tôi phải gọi cảnh sát, báo cáo về việc thẻ tín dụng này đến thẻ khác bị mất hết. Nước mắt không tự chủ cứ đảo quanh hốc mắt, suýt nữa rơi xuống.
Dù sao cũng không khóc nhiều được như ý muốn - khóc đến khản cả cổ, người đi đường qua lại chỉ coi như tôi là đồ thần kinh, một thần binh từ trên trời rơi xuống.
Cảnh sát vẫn còn có chút tử tế, nhưng đối với họ, chuyện trộm cắp chỉ là chuyện vặt, dù cho mình có vô duyên vô cớ bị đâm một dao, bọn họ chưa hẳn đã cấp tốc đưa mình tới bệnh viện.
Lúc này, lòng tôi như có một âm thanh đang cười lạnh: Vậy là tốt, chẳng phải giống như mình mong muốn sao? Ràng buộc thế tục, giờ chẳng còn gì nữa. Buông xuống hết, cỡ nào chẳng tự tại.
Ở Đài Loan, có quá nhiều người mình phải quan tâm, hiện tại tứ đại giai không, trời đất không linh nghiệm thì còn gọi là gì?!
Rốt cuộc trải nghiệm qua đạo lý nghèo mà ‘người lẫn chó đều sợ hãi’ của bằng hữu hay nói.
Sau đó mấy ngày, tôi bận rộn bương chải kiếm cho đủ tiền để đi Pháp. Thương lượng rất nhiều với ngân hàng, cuối cùng bọn họ cũng đồng ý ký tên cho tôi nhận 1000 Euro.
Tảng đá lớn trong lòng rốt cuộc cùng rơi xuống, tôi vội vã đến China Town - Khu Phố Tàu, để thưởng thức món dim sum Quảng Đông, ăn một bữa cơm no đủ, xem trà Phổ Nhĩ chính là rượu tiên nước thánh mà uống cạn.
Các hãng du lịch ở Anh Quốc từng được thế gian ca ngợi là nhiệt tình và ngu ngốc. Đặt trước một mùa vé ế bay đến Paris cũng phải tốn không ít công sức, thêm bị giày vò nhiều lần.
Vất vả lắm mới tới được Paris. Chưa kịp đi tham quan Bảo tàng Louvre và Fontainebleau, đã phải hỏa tốc cước bộ, tìm một chỗ ở yên ổn trước rồi mới nói. Tôi thật sự sợ hãi chuyện lưu lạc bên ngoài rồi!
Bằng hữu viết thư nói cho tôi biết, nơi này là một thị trấn đại học của miền trung Trung Quốc, chi phí hàng ngày tương đối thấp, cũng không có vấn đề gì về chỗ ở.
Nhưng đến tận đây mới biết hết thảy chỗ nào cũng là vấn đề.
Thị trấn có đầy người ăn xin. Quần áo đều chỉnh tề, tôi không tìm ra được một phòng ở, phải ở nhà trong phòng khách của một người bạn, cộng thêm việc tôi không nói thạo được tiếng Pháp, kinh tế túng quẫn khó khăn, thể xác tinh thần đều mỏi mệt.
Y như là nạn dân tị nạn vậy!
Rốt cuộc tôi cũng hiểu rõ, dù sống ở đâu, chỉ cần cơm đủ no, áo đủ mặc, có chỗ ở ổn định mới có thể biết lãng mạn! Chứ đời người mà bị mọi thứ bủa vây, chỉ còn cách đâm đầu xuống sông Ô Giang mà tự vẫn.
Chỉ khi ở trong thành phố đại học nghèo nàn này, tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp của Cambridge, Anh Quốc. Chẳng trách Từ Chí Ma cùng Trần Chi Phiên tốn nhiều bút mực để dùng rất nhiều mỹ từ dành cho nó.
Chèo thuyền du ngoạn giữa dòng River Cam, hai bên bờ là bãi cỏ xanh màu, cùng những tòa kiến trúc thời Trung cổ trang nhã, đúng là tựa như một giấc chiêm bao.
Tôi không thể nào quên được lòng tốt của hai vợ chồng già Anwen, cùng những món ăn mà bọn họ chuẩn bị chu đáo, cực kỳ ngon miệng, nhớ cả những lần phụ họ dọn dẹp căn phòng khách tiện nghi, thoải mái dễ chịu!
Nếu có người gặp phải tình huống như tôi, mà nói nước Pháp lãng mạn, thì đó chỉ toàn là lời nói trái với lương tâm thôi, người đó nên bị thiên lôi đánh trúng đi.
Lúc này, lãng mạn chỉ có thể tưởng tượng mà thôi. Thế là, thiên mã hành không, ngựa thần lướt gió tôi cầm bút viết về “tam sinh tam thế” để cho mọi người giải trí.
Lãng mạn sinh ra là vì lãng mạn bị thiếu! Khi một thanh niên tiểu tư sản đi học văn học nghệ thuật, cũng chỉ có thể đặt vυ't trên bàn ăn cơm mà chấp, lãng mạn trên bản thảo viết tay cũng mọc cánh mà bay.
Khi tôi viết, tôi nhớ lại hồi ức ở Anh Quốc, nhìn qua các tòa thành cùng những giáo đường lớn. Chạm nhẹ vào ngàn năm lịch sử, đẩy cửa ra, âm phong (gió lạnh) tập kích người, tựa như đã mấy trăm năm âm phong kia vẫn nằm đó, không thể thoát đi đâu, một mực không tiêu tán.
Đẹp thì đẹp thật.
Đèn pha lê trang trí nhiều màu sắc, hình thù quái thú được chạm khắc tỉ mỉ trong thị trấn, trong cả giáo đường, đều làm cho người ta phải thở dài cảm thán, quả thực nó có ý nghĩa của riêng mình.
Nhưng mỗi tòa nhà, chỉ cần trải qua mấy trăm năm lịch sử, đại khái sẽ có thể làm thành một phim trường lý tưởng để sản xuất mấy bộ phim ma! Nhất là tại thời điểm gió thu xơ xác tiêu điều này!
Hitchcock cực kỳ! Cả người đều giống như bị hút vào trong một bức họa theo trường phái ấn tượng vậy!
(Hitchcock là một nhà làm phim nổi tiếng người Anh. Ông được xem như một trong những đạo diễn lớn nhất của lịch sử điện ảnh. Tên tuổi ông gắn liền với thể loại phim "toát mồ hôi lạnh", trong đó có rất nhiều bộ phim đã trở thành kinh điển.)
Nhà của vợ chồng Anwen nằm ở ngoại ô, mỗi ngày đi học đều phải đi ngang qua một cánh đồng ngô rộng lớn, luôn luôn có đàn quạ cố thủ ở đó, giống như tranh của Van Gogh, thậm chí còn làm điệu bộ quỷ quyệt hơn vẽ tranh.
Nếu tôi dành nhiều thời gian hơn ở Anh Quốc, có lẽ tôi cần phải đi theo con đường tiểu thuyết kinh dị của Stephen King.
Tại nước Pháp này, thứ duy nhất có thể so sánh được, chỉ có tiếng chuông giáo đường lúc nửa đêm, âm thanh này rất kỳ diệu, tựa như ma âm thôi thúc lòng người.
Giữa đêm tỉnh giấc, nghe tiếng chuông xa xôi lần lượt vang lên, kiểu gì cũng sẽ nhớ tới vài câu thơ trong Hoa Phi Hoa của Bạch Cư Dị:
Hoa phi hoa, vụ phi vụ,
Dạ bán lai, thiên minh khứ,
Lai như xuân mộng kỷ đa thì,
Khứ tự triêu vân vô mịch xử.
Tạm dịch: Rằng hoa, không phải là hoa,
Rằng mây, không phải là mây.
Nửa đêm tới, sáng hôm sau lại đi mất.
Khi đến thì như giấc mộng xuân không được bao lâu.
Khi đi thì như mây trời không biết đâu mà tìm lại được.
Nhân sinh, nhân sinh! Hoa không phải hoa, sương không phải sương.
Khổ không phải khổ, vui cũng không phải vui.
Lúc tôi viết xong tiểu thuyết này trên bàn ăn cơm, cũng đã thầm mắng nơi này thật đúng là "thâm sơn cùng cốc, ngu phụ điêu dân" (một người đàn bà ngu ngốc gây rắc rối cho dân lành).
Sau đó lại cảm thấy vui vẻ tựa như xuất hiện một đạo cầu vồng, thuần khiết không chút dơ bẩn!
-------- TOÀN VĂN HOÀN --------