Ái Thượng Nữ Hài 300 Tuổi

Chương 22

Ta ngậm một thìa bạc trong miệng, sau đó ra đời ở kiếp thứ hai.

Nhũ nương đã nói với ta như thế.

“Trong miệng của ta thật sự ngậm một thìa bạc sao?” – Lúc đó ta 5 tuổi, ngơ ngác hỏi nhũ nương. Ta không biết đây chẳng qua chỉ là một phép so sánh.

“Đúng vậy! Bảo bối Phượng Nhi của ta!” – Nhũ nương vừa cười vừa giúp ta chải tóc: “Con là phúc tinh đã tu luyện ba đời, mệnh của con được đánh giá là mệnh tốt nhất toàn thành Bắc Kinh. Con được sinh ra ở Vương gia, Vương gia chính là nhà giàu số một, cha con lại là một đại quan, con lại là nữ nhi duy nhất, mệnh của con như vậy đã quá tốt rồi.”

Nhũ nương đang cười, bỗng nhiên khóe miệng bà cứng lại, ta thấy mặt bà trước gọng kính, đôi mắt híp híp bên trong bỗng nhiên chứa đầy nước mắt.

“Sao nhũ nương khóc?”

“Không có, không có.” – Nhũ nương bối rối lau nướ mắt.

“Nhất định phải nói cho con biết, nếu không con sẽ hỏi mẫu thân, tại sao người lại thương tâm rơi lệ.”

“Tiểu tổ tông của ta ơi, tuyệt đối đừng như vậy mà!”

“Vậy người phải mau nói!”

Trên dưới nhà họ Vương có hơn một trăm người hầu, nhưng không ai dám làm trái lệnh thiên kim tiểu thư như ta.

Bọn hắn càng thương ta, ta càng trở nên bá đạo, ta tự mình cho rằng đến sao trên trời ta cũng sẽ hái được.

“Chỉ là nhũ nương nhớ tới con gái mình! Ta cũng đặt nó tên là Phượng Nhi, con gọi là Vương Kim Phượng, nó gọi là Thôi Ngọc Phượng. Đáng tiếc, mệnh của nó không đáng giá như con.”

Nhũ nương vừa nói, lệ trào ra như suối.

“Không được phép khóc!” – Ta nói: “Ta muốn Thôi Ngọc Phượng đến Vương phủ chơi đùa cùng ta. Ta không có bạn bè, ta cũng chán ghét các ca ca!”

“Con muốn là được, ta sẽ quỳ xuống cầu xin mẫu thân con để nó đến chơi với con!” – Nhũ nương nói: “Ta trăm ngàn lần sẽ đồng ý!”

“Ngọc Phượng đang ở đâu?”

“Đã đi Tô Châu nhặt trứng vịt rồi.”

“Năm tuổi đã có thể đến Tô Châu nhặt trứng vịt sao?” – Lời nhũ nương nói, Thôi Ngọc Phượng cùng ta tựa như sinh cùng một thời gian.

Sau này ta mới biết, Ngọc Phượng đã sớm chết rồi. Nhũ nương vì đem nguồn sữa dồi dào nuôi dưỡng ta đành phải đem Ngọc Phượng đáng thương tặng cho người khác. Mà nhà kia bọn họ chỉ cho Thôi Ngọc Phượng uống sữa gạo, không qua một tuổi, Ngọc Phượng đã chết yểu.

Ta không biết sâu thẳm trong đáy lòng, nhũ nương có vì thế mà hận ta không, ta đã gián tiếp gϊếŧ chết một người. Nhưng nhũ nương đối xử với ta rất tốt. So với mẹ ruột của ta còn tốt hơn một chút.

Trong ký ức của ta, mẹ ruột ta là một nữ nhân nói năng rất cẩn trọng, mỗi ngày nàng ăn mặc rất tinh khiết, bên cạnh lại có vô số thị nữ, thời gian mỗi ngày đến ôm ta cũng không vượt quá một thời uống trà.

Nàng thương đại ca cùng nhị ca ta, nói với ta:

“Nữ nhân cần nhờ nam nhân với có thể đứng thẳng được. Lúc trước ta dựa vào phụ thân ta, hiện tại lại dựa vào cha con, tương lai ta phải dựa vào ca ca con. Con sớm muộn gì cũng xuất giá, tương lai ta lại thay con tìm một hảo trượng phu, mệnh của con sớm đã được định sẵn rất tốt rồi.”

Cha rất bận rộn. Thời gian yêu chiều nói chuyện với ta cũng không có nhiều.

Sau đó cha được phong quan, chuyển đến Giang Nam công tác, chúng ta đành dời nhà đi Giang Nam, sống trong căn đình viện tốt nhất, năm đó ta 12 tuổi.

Nhũ nương không đi cùng, bà còn có người thân ở Bắc Kinh. Cách xa bà một gang tay, ta đã cảm thấy giây phút đó thật cô tịch, tựa như ta là một kẻ cực kỳ cô đơn, lẻ loi.

“Ta sẽ sai người đưa tin cho nhũ nương!” – Ta ngồi trên xe ngựa hô to.

“Không cần! Tiểu tổ tông! Ta không biết chữ, chồng ta cũng không biết chữ!”

Ta biết, chữ cũng có hạn! Mẫu thân nói, nữ tử không có tài chính là cần có đức, ta cùng các ca ca đọc sách thánh hiền cùng lão sư hai năm, đồng thời cũng cùng một bà bà học nữ công.

Ta rất ưa thích vùng Kim Lăng.

Nơi này không nghênh ngang như phương bắt, không có gió thổi cát bay, chỉ có dương liễu dọc hai bên bờ, mấy cây đậu phộng, bầy chim oanh bay loạn, ta đem toàn bộ tâm tình dồn vào việc dệt thêu vải đay, trên vải còn có thanh xuân tịch mịch của ta, những thứ đó đều là phong cảnh ta gửi gắm vào trong vải.

Đêm thượng nguyên, năm ta 14 tuổi, là thời gian mà ta khó quên nhất.

Ta đem bức thêu thêu lên một chiếc áo màu trắng, mặc lên người, sáng sớm đem tóc chia hai bên, thắt thành hai bím dài.

Đó là lần đầu tiên ta được phép đi xem hoa đăng. Vẫn là cha ta đặc cách cho đi.

Cha thuê một chiếc thuyền trên sông, để cả nhà chúng ta lên thuyền, dọc theo hai bờ sông Tần Hoài xem náo nhiệt. Cha nói, trong chợ có quá nhiều người, rất phức tạp, đều là hạng bách tính, trên người đầy mùi thô bỉ, cha là mệnh quan triều đình, trong mắt chỉ có quyền quý.

Chúng ta là người Hán, lúc bấy giờ cũng có chút tài cán, nhưng muốn lấy được một nửa chức quan trong triều cũng không phải dễ dàng. Bởi thế cha ta luôn rất cẩn trọng, rất mực nghiêm túc.