Hệ Thống Trung Y

Chương 49: Quan Niệm Cực Kỳ Sai Lầm!

Hạ châm Đắc Khí, đây là một phần cốt lõi nhất của châm thứ.

Không làm được điều này cũng tương đương với chưa học được châm thứ, tự nhiên cũng không chữa được bất cứ bệnh tật nào cả.

Từ sau khi Trần Khánh có được kỹ năng bị động Đắc Khí này, khi hắn hạ châm, cũng có thể trăm phần trăm hoàn thành Đắc Khí.

Mà kỳ thật cái gọi là Đắc Khí này, vốn không phải toàn bộ đều dựa vào cảm giác của người bệnh.

Hiện tại, có rất nhiều giảng viên đại học dạy châm cứu, đều sẽ nói với sinh viên của mình như sau, sau khi em hạ châm xuống, người bệnh cảm nhận được căng nhức, đó nghĩa là hạ châm Đắc Khí.

Nhưng bọn họ lại không biết, khi châm sai huyệt vị, người bệnh cũng có cảm giác căng nhức tương tự như vậy.

Bởi vậy, nếu chỉ dựa vào cảm giác của người bệnh để phán đoán xem mình hạ châm có chuẩn xác hay không, cũng đã phạm vào cực sai lầm lớn rồi.

Đây cũng là ý nghĩa chân chính của khái niệm Đắc Khí mà Trần Khánh mới lĩnh ngộ ra, từ sau khi hắn đạt được kỹ năng bị động.

Từ Đắc Khí này xuất phát từ 《 Hoàng Đế Nội Kinh 》, trong đó có một đoạn như vậy, "Hút vào bên trong châm, không cho khí ngang ngược, lấy yên tĩnh kéo dài, không để tà phát tán, hút xong lại chuyển châm, lấy Đắc Khí làm nguyên do" .

Nói trắng ra là, ngay sau khi ngân châm đâm vào huyệt vị, mũi nhọn của ngân châm ở trong cơ thể người bệnh sẽ sinh ra một loại cảm giác đặc thù. Cái này gọi là Đắc Khí.

Cảm giác này cũng sẽ theo ngân châm truyền đến ngón tay của bác sĩ, tựa như người buông cần cảm nhận được con cá đớp câu vậy.

Lại hình tượng hơn một chút, cảm giác này cũng tương tự như ngươi và bạn gái tập thể dục buổi sáng, chẳng qua loại cảm giác rung động cả linh hồn truyền lại sau khi châm thứ không mạnh như thể dục buổi sáng đâu. (Bởi vậy đừng tìm cảm giác từ quá trình đâm châm vào cơ thể nhé các thanh niên)

Cho nên, chỉ dựa vào cảm giác của người bệnh để xác nhận xem mình hạ châm có Đắc Khí hay không, là biện pháp rất không thỏa đáng, cũng rất dễ xuất hiện sự cố chữa trị.

Đương nhiên, châm thứ thủ đoạn trị liệu giá rẻ nhất trong trung y, nhưng nếu một vị bác sĩ học nghệ không tinh, lại mạo muội sử dụng thủ đoạn châm thứ, tới lúc phạm phải sai lầm, sẽ tạo thành thương tổn cực kỳ đáng sợ cho người bệnh.

Haizz… Nói tóm lại, cái nghề bác sĩ trung y này không sợ tân thủ, cũng không sợ lão nhân, chỉ sợ loại người mới học chừng năm, sáu năm, đã tự cho là bản thân có thể chữa khỏi hết thảy các loại bệnh trên đời.

Thường thường, những người tự cảm thấy y thuật của mình siêu quần, lại không có một chút kính sợ nào trong lòng, chính là kẻ dễ gây nên tai nạn chết người nhất!

Trong bài đăng, còn có người gộp chung Đắc Khí và Khí Chí vào làm một.

Đây cũng là một quan niệm cực kỳ sai lầm.

"Đắc Khí" được nhấn mạnh là tuân theo chính khí, khác biệt với "Châm cảm" (cảm giác khi châm).

"Khí Chí" lại cần phải căn cứ vào sự biến hóa của mạch tượng trước và sau khi châm thứ để phán đoán, là điểm mấu chốt để nhận biết xem châm thứ có hữu hiệu hay không. Trong các loại thủ pháp trị liệu bằng châm thứ, đúng là dựa trên cơ sở "Đắc Khí" để "Điều khí", từ đó đạt tới hiệu quả "Khí Chí".

Nói trắng ra, Đắc Khí là dấu hiệu bắt đầu chữa bệnh, mà Khí Chí lại là dấu hiệu chấm dứt chữa bệnh.

Trần Khánh ngồi đọc hồi lâu, thấy không có người trả lời chủ bài post này, hắn cũng đơn giản tự mình ra trận một lần, viết cảm ngộ về Đắc Khí của bản thân ở bên dưới bài post, trả lời cho đối phương.

Nào biết Trần Khánh vừa trả lời xong, giao diện của hắn lập tức nhảy ra một tin tức.

"Ha hả, không hiểu lại giả vờ là hiểu, tài khoản mới hai cấp cũng lên đây giả vờ làm đại lão? Thứ khiến người ta phiền nhất khi học trung y chính là đám gà mờ thích lên mặt dạy đời như các ngươi đó. "Đắc Khí" là dấu hiệu của khí trong huyệt, cũng là triệu chứng Khí Chí sau khi hạ châm, càng là điều kiện tiên quyết của châm thứ bổ tả. Hình thức biểu hiện vừa có "Nhanh mà mạnh" "Nặng rít căng" "Nhẹ trơn chậm" và "Châm hạ nhiệt" "Châm hạ hàn" hiển lộ ra tính Đắc Khí, cũng có "Châm mắc (đi lạc) vào ngõ hẻm" ẩn đi tính Đắc Khí, cùng với "Từ từ mà thong thả" của cốc khí cho thấy trạng thái "Khí Chí" điều động, mang theo ý nghĩa sâu xa biểu hiện ra hai phương diện "Khí Chí sinh ra do hạ châm" cùng với "Khí Chí biểu hiện do bệnh trạng", bởi vậy, về mặt nội hàm, Khí Chí sinh ra do hạ châm cũng tương tự như Đắc Khí."

(Cốc khí: chỉ thứ vật chất tinh vi được tỳ vị tiêu hóa, hấp thu từ đồ ăn thức uống)

Hoắc, có một vị bác sĩ thâm niên của phái Học Viện nhảy ra này!

Phải biết rằng, trong giới Trung Y, ngoại trừ các loại phái hệ dân gian, cũng mơ hồ xuất hiện những phái hệ khác của phía chính phủ.

Nhưng những phái hệ này được phân chia khá đơn giản, một là phái Học Viện, hai là phái Sư Thừa.