Có thể lấy ví dụ một cách đơn giản để hiểu chuyện này.
Nếu trình độ châm cứu của Trần Khánh có thể bằng một nửa của lão tiên sinh Quách Bạch Gia, thì cho hắn đến bất cứ một nhà trung y viện nào trong phủ Giang Hạ này, hắn cũng có tư cách đảm nhiệm vị trí bác sĩ điều trị chính (bác sĩ chủ trị).
"Hôm nay chúng ta sẽ nghe giảng về, 【 Linh Xu · Quan Châm Thiên 】trong《 Hoàng Đế Nội Kinh 》, bài này và bài【 Tố Vấn · Châm Giải Thiên 】 kết hợp với nhau chính là nguồn gốc của châm cứu từ thời cổ đại. Có thể nói tất cả các kỹ thuật châm cứu sau này đều xuất phát từ lý luận cuốn sách ấy. Ví dụ như chúng ta thường nói châm pháp bổ tả đỉnh cấp, thiêu sơn hỏa và thấu thiên lương."
(Bổ tả: là hai nguyên tắc quan trọng trong trị liệu sử dụng. Bổ chủ yếu dùng cho trị liệu hư chứng, còn tả chủ yếu dùng cho trị liệu thực chứng. Trong châm pháp, bổ tả được vận dụng chủ yếu thông qua ứng dụng các thủ pháp khác biệt, từ đó sinh ra cường độ kí©ɧ ŧɧí©ɧ và đặc điểm khác biệt. Có rất nhiều chủng loại châm pháp bổ tả: Nghênh Tùy Bổ Tả, Đề Sáp Bổ Tả, Tật Từ Bổ Tả, Niệp Chuyển Bổ Tả…
Thiêu Sơn Hỏa là tên một thủ pháp châm thứ, thủ pháp này chia ra làm ba tầng dựa theo chiều sâu mũi châm, gồm: nông (thiên bộ), trung (nhân bộ), sâu (địa bộ), khi thao tác, từ nông đến sâu, mỗi lần ấn nhanh rút chậm chín lần, lặp đi lặp lại như thế vài lần, tới khi làm cho người bệnh cảm thấy ấm áp toàn thân hoặc ấm áp cục bộ, thì rút châm, và ma sát để lỗ kim khép lại, có tác dụng dẫn kinh thông khí, ích dương bổ hư, chủ trị hết thảy các bệnh chứng phong- tê- thấp, hư hàn, cảm mạo
Thấu Thiên Lương là tên một thủ pháp châm cứu, chia độ sâu làm ba tầng, nông (thiên bộ), trung (nhân bộ), sâu (địa bộ), khi thao tác từ sâu đến nông, mỗi lần rút nhanh ấn chậm sáu lần, cứ thế lặp đi lặp lại vài lần, tới khi người bệnh có cảm giác mát lạnh toàn thân hoặc cục bộ thì rút châm, không ma sát làm đóng lỗ châm, có tác dụng tản dương lui nhiệt)
"Trong đó thiêu sơn hỏa xuất phát từ【 Tố Vấn · Châm Giải Thiên 】nói rằng: "Khí hư thì bổ cho thực, đợi cho tới lúc khí đến dưới châm đã nóng mới thôi, vì khí thực thì nhiệt", sau được Từ Phượng đời nhà Minh ghi trong 《 Châm Cứu Đại Toàn 》 là 《 Kim Châm Phú 》 gọi tên là thiêu sơn hỏa, cũng trình bày kỹ càng tỉ mỉ phương pháp thao tác và phạm vi chủ trị.”
"Trung y có bản chất không giống những ngành khác. Nó vốn không phát triển theo thời đại, chỉ là đang không ngừng tiến bộ. Căn cứ theo lịch sử trung y được ghi chép lại, từ lúc nó xuất hiện, đã có sẵn một hệ thống lý luận cực kỳ hoàn chỉnh rồi. Ví dụ như《 Hoàng Đế Nội Kinh 》, một bộ lý luận đã ra đời từ hàng ngàn năm về trước, nhưng đến hiện giờ, khi chúng ta học tập trung y vẫn cần phải lấy nó làm tiêu chuẩn. Các tác phẩm sáng tạo mới của hậu thế, chỉ tới 《 Thương Hàn Tạp Bệnh Luận 》 là đỉnh điểm, từ đó về sau, không còn một bộ sách thuốc nào có thể vượt qua tiền nhân nữa."
"Cho nên, khi chúng ta ở học tập châm cứu, nhất định phải bắt đầu từ nội dung cốt lõi nhất. Những thứ mà đời sau sáng tạo nên, gần như chỉ là đột phá về mặt kỹ xảo, nhưng trăm sông vẫn đổ vào một biển, thứ căn bản nhất vẫn nằm trong《 Hoàng Đế Nội Kinh 》 ..."
Trong video, Quách Bạch Gia lão tiên sinh nhẹ giọng nói ra, còn Trần Khánh vô cùng nghiêm túc lắng nghe.
Các giáo viên trong trường học cũng từng giảng qua《 Hoàng Đế Nội Kinh 》, nhưng phần lớn đều là sơ lược, không hề khai thác sâu về nội dung trong đó.
Đương nhiên, việc này cũng không có thể trách các giáo viên trong trường học được, bởi vì chính bản thân họ cũng không hiểu. Hơn nữa số tín chỉ mà sách cổ trung y chiếm cũng kém học thuyết tây y, bởi vậy, điểm bọn họ cần chú trọng chắc chắn sẽ khác.
"Châm những thứ bình thường đã đòi hỏi sự khéo léo, châm vào cơ thể con người càng phải chú ý hơn. Chín châm thích hợp, mỗi loại đều có tác dụng riêng, dài, ngắn, lớn, nhỏ, đều có cách dùng riêng. Nếu không dùng đúng mục đích, chẳng những bệnh tật không tiêu trừ, còn có thể di chuyển..."
"Chín loại châm pháp này ứng với chín loại biến hóa khác nhau. Học một ngày chỉ gọi là biết cách du thứ, còn người chân chính am hiểu du thứ, phải châm thật nhiều trải qua huỳnh du, mông du cũng...Tiếp theo, tôi sẽ biểu thị cho mọi người xem một chút, cái gì được gọi là du thứ."
(Du thứ: chỉ châm vào huyện Ngũ Thâu. Huyệt Ngũ Thâu là năm huyệt vị phân bố tại mười hai kinh mạch ở bả vai, khuỷu tay, đầu gối dưới: tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp)
Trần Khánh từng đọc qua bài viết này, hắn cũng hiểu được ý nghĩa ở trong đó.
Giảng giải về【 Linh Xu · Quan Châm Thiên 】đơn giản chính là, có chín loại châm pháp thích ứng với các loại bệnh khác nhau. Tiếp theo, có mười hai loại châm pháp thích ứng với mười hai loại kinh mạch bất đồng, trong đó có năm loại châm pháp dùng để trị liệu các chứng bệnh có liên quan đến ngũ tạng, tổng hợp lại chính là hai mươi sáu loại thủ pháp châm cứu.
Cho nên đời sau gọi chung là quan châm hai mươi sáu thứ.