Nhị Triều Hoàng Hậu - Dương Vân Nga

Chương 16: Tương tàn

Sau cuộc nói chuyện với Trinh Minh Hoàng hậu, trở về nhà ta thấy yên tâm hơn phần nào. Nhưng buổi tối hôm ấy, cuộc trò chuyện với Lan Nhi đã làm mọi hi vọng tan thành mây khói.

Tối đó ta trở về Cung Cồ quốc đã thấy Lan Nhi về nhà rồi. Nhưng nàng im như thóc, chẳng nói chẳng rằng câu nào. Cơm canh đã xếp ra mà nàng chẳng thèm động đũa. Ta mới bảo gia nhân đi ra ngoài hết, rồi bảo nàng:

- Người chết cũng đã chết rồi, thương tâm quá cũng đâu có làm cho nàng ta sống dậy, cũng có ích gì nữa đâu. Nên em hãy vì ta mà ăn uống vào cho khỏe. Lăn lộn bên đó hai ngày đêm rồi, giờ em vẫn không chịu ăn uống, em mà ốm đâu ra đó không phải người khổ tâm nhất là ta hay sao? Ta còn ai để dựa dẫm ngoài em nữa chứ?

Nàng vẫn im lặng, cũng chẳng khóc lóc. Mặt nàng ta đanh lại, mãi một lúc mới cất giọng:

- Nàng ta không phải là ốm bệnh mà chết. Nàng ta bị chết oan. Cái chết này đã được tính toán hết cả. Chính là để bịt đầu mối đấy Hoàng hậu.

Ta lạnh toát cả người, nói không ra hơi:

- Sao em lại nói thế, em đã nghe ngóng được gì hay sao?

- Người nghĩ vì sao em lại lăn lộn bên ngô phủ suốt hai ngày qua chứ? Em thừa biết là người chết thì đã chết rồi, chết rồi thì lăn lộn, khóc lóc đâu có ý nghĩa gì nữa. Cái chính là em muốn nhân cớ đó mà nghe ngóng xem thế nào thôi. Buổi tối trước khi đưa tang em có ngủ bên linh cữu nàng. Thực ra cũng chỉ là nằm ra đó vờ ngủ thôi, em đã cố thức để nghe ngóng mọi chuyện. Quả nhiên tối đó, hai thị nữ trong Ngô phủ do phải trực đêm bên quan trông nom đèn nhang, hương khói để đỡ buồn ngủ đã ngồi nói chuyện với nhau. Em nghe thấy hai nàng nói, trước đó Ngọc Nhi vẫn rất khỏe mạnh, tươi tắn, không hề đau ốm gì. Vậy mà, chính là vào ngày chúng ta báo tin là sẽ về tới kinh thành, thì ngàng ta đột nhiên đổ bệnh. Không rõ bệnh gì, không sốt, không mệt, vậy mà nằm liệt giường, cấm khẩu ngay được. Rồi như người thấy, mấy ngày sau dù thầy lang không chuẩn đoán ra được bệnh vì, vậy mà qua một đêm lại đi ngay. Họ Ngô có cho vời Ngự y tới khám một bận, thì thấy bảo cũng không chuẩn đoán ra bệnh gì. Như vậy không phải là lạ hay sao? Hoàng hậu, không phải là có kẻ không muốn chúng ta gặp nàng ấy hay sao?

Ta biết trả lời nàng ấy thế nào đây sau tất cả những điều nàng nghe thấy? Nếu đúng là vì không muốn cho chúng ta gặp lại Ngọc Nhi mà nàng phải chết, chết để chôn dấu vĩnh viễn những bí mật nào đó thì chúng ta ngày sau phải làm sao đây? Nếu thực sự đó là một cái chết đã được tính toán thì những thành quách này, những khung cửa này liệu có bảo vệ được chúng ta không? Mẹ con ta và cả nàng nữa, Lan Nhi? Chao ơi trong phút chốc, ta thấy chúng ta mới mong manh và yếu ớt làm sao giữa cung vàng điện ngọc này. Giàu sang phú quý, sa hoa tráng lệ thật đấy, thế mà ra chúng ta hoàn toàn thân cô, thế cô giữa chốn này. Ai sẽ bảo vệ chúng ta đây khi giông bão đến? Liệu sắp tới có thể xảy ra chuyện gì?

Lan Nhi dường như cũng cảm nhận được những suy nghĩ của ta. Một chủ một tớ không nói với nhau câu nào nữa, cứ thế ngồi lặng đi bên nhau, trong lòng ngổn ngang trăm mối.

Thái Bình năm thứ chín.

Tết đến trong tâm trạng sầu thảm của chúng ta. Ta cũng chẳng còn lòng dạ, tâm trí đâu mà quan tâm tới việc dọn dẹp, trang hoàng, đón tết nữa. Chỉ bảo người hầu, kẻ hạ trong Cung cứ tùy cơ mà trang trí. Thế rồi cũng mặc kệ bọn chúng muốn làm sao thì làm. Ta còn cần gì những thứ ấy?

Không biết là do ta tự nghĩ ra, tự tưởng tượng ra vậy, hay sự thực là như thế, mà ta thấy bọn chúng dường như cũng chẳng buồn nghe lời ta nữa, chẳng buồn cố gắng để làm đẹp lòng ta nữa. Ta đã thất sủng rồi thì bọn chúng trông chờ gì ở ta? Ta cứ có cảm giác như bọn chúng cũng đang toan tính những bước đi cho tương lai của mình rồi cũng nên. Có lẽ tại ta bị ám ảnh quá..

Mặc dù Trinh Minh Hoàng hậu đã động viên ta đừng lo lắng và bi quan thái quá như thế, nhưng ta làm sao có thể ngừng lo lắng? Ta đâu phải là nàng. Dù thế nào thì anh nàng đều là những người có quyền lực, chức tước trong Triều. Ấy là còn chưa kể hai người trong số đó đều đang giữ trọng trách trong lãnh đạo Cấm vệ quân triều đình. Dù sao cũng vẫn có thể chống lưng, ứng cứu kịp thời cho nàng. Còn ta, ta chỉ có một mình, thân cô thế cô giữa nơi này!

Điều khủng khϊếp nhất là nỗi sợ của ta lại rất đỗi mơ hồ, nên nó càng tăng lên gấp bội. Nếu trước mặt ta là một con hổ dữ, ta có thể trông chừng nó, luôn để mắt đến nó, để biết là nó không làm gì hại mình. Đằng này điều ta lo sợ không hình không bóng, không manh mối, thực thực ảo ảo. Mà lại như trùm phủ cả bầu trời. Ta thấy mình như nỗi sợ ấy bị bóp nghẹt đến héo hon.

Cái chuyện động trời ấy xảy ra đúng vào sáng ngày mồng Một tết, Thái Bình năm thứ Chín.

Hôm đó cả triều đình, hoàng thân, quốc thích, văn võ bá quan đều tề tựu lại ở Đàn Bái Thiên để họ Đinh tổ chức lễ dâng hương tế trời đất. Đây là lễ tế hàng năm vào ngày Đầu năm mới, nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Sau khi tế xong, họ Đinh bất ngờ xuống chiếu chỉ phong Hoàng tử Đinh Hạng Lang làm Thái tử, chính thức trở thành người sẽ kế vị ngai báu khi họ Đinh qua đời. Liền đó cũng phong Hoàng tử Đinh Toàn và Đinh Tuệ lần lượt làm Vệ Vương và Thân Vương, chính thức hưởng bổng lộc theo quy định của Triều đình.

Nghe chiếu xong, toàn bộ triều đình như dậy sóng. Nam Việt Vương như chết đứng giữa sân Đàn. Có lẽ chàng cũng như những người có mặt chưa bao giờ nghĩ tới việc người khác, chứ không phải là chàng trở thành người nối nghiệp họ Đinh – đấy là còn chưa kể tới việc người khác đó chính là Hoàng tử Hạng Lang, khi đó mới chưa đầy bốn tuổi.

Các đại thần của Triều đình từ Định quốc công Nguyễn Bặc, Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ, cho tới Ngoại giáp Đinh Điền và Vệ úy Phạm Hạp, ai nấy đều ngơ ngác nhìn nhau. Chứng tỏ họ chẳng hề được họ Đinh bàn bạc việc này. Họ chẳng hề biết trước là việc này sẽ xảy ra.

Sau một thoáng bối rối, cả bốn người cùng vội vã quỳ xuống, đồng thanh bảo:

- Xin Hoàng thượng hãy xem xét lại!

Rồi Định quốc công Nguyễn Bặc mới lên tiếng thưa:

- Muôn tâu Hoàng thượng, xưa nay lập Thái tử kế vị đều là lấy con trưởng mà lập. Nam Việt Vương Đinh Liễn là một người văn võ toàn tài, lại đã cùng Hoàng thượng lăn lộn xa trường bao năm nay, muôn dân đều yêu mến. Vậy mà giờ đây đương không lại bỏ trưởng lập thứ, e rằng..

Không để Định quốc công nói hết câu, họ Đinh khoát tay một cái, nóng nảy bảo:

- Ý trẫm đã quyết rồi. Nếu các khanh không muốn đầu rơi khỏi cổ, hay hổ xé phanh thây thì đừng nhiều lời nữa. Hồi cung!

Dứt lời không nói thêm câu nào nữa, nhanh chóng lên kiệu rời đi.

Mấy ngày liền sau đó, họ Đinh không thiết triều. Chắc làm vậy để không phải nghe lời can gián của văn võ bá quan.

Vì không gặp được họ Đinh, nên nhiều quan lại cấp cao thay phiên nhau chầu chực ngoài Ngự thư phòng xin gặp họ Đinh nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng đều phải bỏ về.

Bốn ngày sau đó Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lúc bấy giờ đang đi tuần thị ở địa phương cũng vội vã trở về đến quỳ ở chánh điện, xin vào gặp họ Đinh. Nhưng cũng không tránh khỏi kết cục bị từ chối.

Ta nghe người trong cung đồn rằng họ Đinh còn sai người ra chửi mắng Lê Thập đạo tướng quân đừng kết bè, kết phái vào hùa với Nam Việt Vương Đinh Liễn, người vốn trước kia chính là người đã chiêu mộ, thu nạp Lê Hoàn, mà gây loạn ở triều đình.

Mặc dù vậy Lê Thập đạo tướng quân vẫn quỳ trước chánh điện đến tận chập tối. Họ Đinh hết chửi mắng lại cho người năm lần bảy lượt đuổi về không được, bèn ra Thánh chỉ điều Thập đạo Tướng quân đi tuần sát ở vùng biến giới để tránh làm loạn ở Triều đình. Lê Hoàn nhận thánh chỉ nhưng vẫn không chịu rời đi. Chỉ đến khi Nam Việt Vương ra gặp, nói với Lê Thập đạo tướng quân điều gì đó, mới chịu cùng nhau rời đi.

Hai ngày sau Lê Thập đạo tướng quân cứ thế lặng lẽ mà rời Thành.

Biết là không cách nào có thể lay chuyển được chủ ý của họ Đinh, những người vốn tận trung với họ Đinh cũng dần dần đâm ra chán nản, không còn ai có ý định đứng ra khuyên can họ Đinh nữa. Mọi việc dần dần trở lại quỹ đạo của nó, như xuân qua, hè tới, đông về.

Về phần ta mà nói, trong những ngày này bỗng nhiên lại thấy trong lòng phần nào bớt hoảng sợ.

Ván bài đã lật ngửa rồi, Kiểu Quốc hoàng hậu chính là đã đạt được mục đích của nàng. Còn chúng ta thì giờ đã biết đích xác mình cần phải cẩn thận đề phòng với ai, nên không còn thấy khϊếp đảm trước một cái bóng vô hình như trước nữa.

Tuy nhiên một khắp nơi từ hậu cung cho tới Ngự điện, đâu đâu cũng có thể cảm nhận thấy không khí ngột ngạt, bức bối, bất an, giống như cái cảm giác mà người ta thường cảm thấy trước một cơn bão, một cơn giông lớn đang hình thành.

Tháng Hai, một cơn mưa đá lớn bất ngờ ập xuống khắp một vùng rộng lớn ở Đạo Đại Hoàng. Nhiều lúa và hoa màu bị phá hoại, nhiều gia súc bị chết, nhiều nhà cửa bị đổ, thiệt hại không biết bao nhiêu kể xiết. Triều đình phải hạ lệnh mở kho phát chẩn lương thực cứu đói cho những gia đình bị thiệt hại lớn.

Đến tháng Sáu, lại thêm một trận hạn hán kéo dài trên một diện rộng ở Đạo Đại Hoàng. Suốt hai tháng liền nắng như thiêu như đốt, không có lấy một giọt mưa, làm cây cối, gia súc chết hàng loạt. Rất nhiều làng xóm rơi vào cảnh tiêu điều, nhiều người bỏ đi lang thang kiếm ăn biệt xứ, nạn cướp bóc xảy ra khắp nơi khiến quân đội của triều đình rất vất vả mới dẹp yên được.

Thiên tai, hạn hán hoành hành, nhiều người kêu ca, oán thán. Nhiều người bảo đó chính là tai họa mà người dân Đại Cồ Việt phải gánh chịu do những việc làm trái nhân tâm, đạo trời của họ Đinh gây nên.

Tuy nhiên mọi hoạt động của triều đình đến lúc đó vẫn diễn ra hết sức bình thường, không có cuộc đấu đá nào cả, không có cuộc tranh giành nào cả, khiến mọi người bắt đầu hoài nghi những ý kiến, những cảm giác của chính mình. Mọi người bắt đầu băn khoăn và dần dần nghĩ rằng có lẽ Nam Việt Vương Đinh Liễn đã chấp nhận để cho em trai cùng cha khác mẹ, mới bốn, năm tuổi của mình kế vị ngai báu.

Một năm kể từ khi Hoàng tử Đinh Hạng Lang được chính thức tấn phong làm Thái tử cũng thấm thoát qua đi.

Khi thấy Nam Việt Vương ngày ngày chỉ siêng năng lên chùa Am Tiên tụng kinh gõ mõ, tối về lại ăn chay niệm phật, còn Thái tử Hạng Lang cùng gia quyết vẫn hết sức tự do tự tại, an nhàn hưởng phú quý, thì bắt đầu để cho mọi việc rơi vào quên lãng.

Nhưng chính khi đó thì mọi việc xảy đến.

Còn khủng khϊếp hơn cả điều mọi người đã tưởng tượng.

Hôm đó, chừng vào cuối giờ thìn ngày mùng Bảy tết, Thái Bình năm thứ mười. Vì trời mưa phùn nhỏ lại hết sức lạnh lẽo, nên chúng ta không ra ngoài. Ta và Lan Nhi ngồi bên lò sưởi giữa nhà, vừa uống trà, ăn bánh, nói chuyện phiếm, vừa trông chừng Toàn Nhi đang ngồi tập viết cạnh đó. Mùa thu vừa rồi Toàn Nhi lên sáu tuổi, đã cùng Tuệ Nhi bắt đầu theo thầy học viết chữ ở trong Cung. Toàn Nhi rất hào hứng với việc học hành, nên dù chưa hết Tết, thầy giáo cũng phải qua Rằm mới dạy lại mà đã bắt đầu luyện tập rất chăm chỉ.

Gian phòng lúc này được ánh lửa cùng với hương trà lan tỏa hết sức ấm cúng.

Khi ấy Lan Nhi vừa nâng ấm trà lên định rót cho ta một chén nữa thì trong chớp mắt, một đoàn chừng bốn, năm mươi cấm vệ quân của triều đình đã rầm rập kéo vào. Một tốp bao vây khắp phòng, một tốp khác trong nháy mắt đã tỏa đi khắp các phòng xung quanh tìm kiếm, lục soát.

Tiếng bước chân thình thịch, rầm rập. Tiếng giáo mác loảng xoảng. Tiếng vó ngựa gõ lộp cộp ngoài sân vọng vào khiến chúng ta hiểu rằng toàn bộ Cung Cồ Quốc cũng đều đã bị bao vây.

Hoảng loạn, ta đứng bật dậy. Tay buông rơi chiếc chén. Vỡ Tan! Lan Nhi giót hết cả trà vào bếp lò. Nước nóng gặp than hồng bốc hơi xèo xèo làm bụi bay mùi mịt. Toàn Nhi mặt cắt không còn giọt máu, vội vã chạy lại ôm chặt lấy chân ta. Trong khoảnh khoắc điên loạn ấy ta chỉ đến một từ: Chết. Chết thật ư? Mẹ con ta phải chết thật ư? Ngay giữa Cung Cồ Quốc này ư? Ai? Bằng cách nào, vin vào cớ gì mà có thể điều Cấm vệ quân đến bao vây xung quanh đây như thế này? Rồi tiếp theo sẽ như thế nào? Ôm chặt Toàn Nhi trong tay, trong đầu ta chỉ có một ý nghĩ: Giá có thể làm gì đó để cho đứa con bé bỏng này được sống thì ta cũng sẵn sàng đổi mạng của mình mà làm. Nhưng biết có thể làm gì đây. Đang nghĩ vậy thì thấy Đinh Cung Linh tướng quân vội vàng nhưng vẫn hết sức cung kính, nghiêm trang tiến vào. Liền hiểu là có vẻ như mình đã lo lắng thái quá. Bèn thở phào một cái! Chưa kịp cất lời hỏi thì Đinh tướng quân đã chắp tay thi lễ rồi bảo:

- Thái tử Hạng Lang vừa bị thích khách gϊếŧ chết, nên bọn hạ thần đang phong tỏa toàn bộ các Cung để truy tìm hung thủ. Xin Cồ Quốc Hoàng hậu không cần quá lo lắng!

Mấy chứ "Thái tử Hạng Lang" "bị gϊếŧ chết" giống như một tia sét nổ ra giữa trời quang. Chỉ trong một khoảnh khắc mà gieo biết bao nỗi kinh hoàng.

- Tướng quân bảo sao! Thái tử Hạng Lang ư!

- Vâng, cách đây chừng một canh giờ Thái tử và gia nhân đang chơi đùa, tập cưỡi ngựa ở trong vườn Cung Kiểu Quốc thì bị một thích khách áo đen, bịt kín mặt bắn tên gϊếŧ chết. Thích khách đó đứng trên một cành cây cao ở bên ngoài tường thành bắn vào. Ngay sau đó thích khách đã nhảy xuống và biến mất. Hiện thời toàn bộ Cấm vệ quân đang phong tỏa khắp nơi để tìm tên thích khách này.

Vừa dứt lời thì nhóm Cấm vệ binh lúc nãy đã lục soát xong, trở ra báo cáo. Đều là không có dấu vết gì. Sau khi cắt cử một số nhóm vệ binh ở lại chốt chặn ở khắp nơi trong Cung Cồ Quốc, không quên nhắc nhở họ cần hết sức cẩn trọng không được làm người ở trong Cung khϊếp sợ, Đinh tướng quân khấu đầu xin phép rồi vội vã rời đi, tiếp tục cuộc tìm kiếm.

Ta với lan Nhi ngồi lại bên bếp lửa, tìm cách giỗ dành Toàn Nhi cho bình tĩnh trở lại. Nhưng chính là người lớn lại bị cái tin ấy làm cho khϊếp đảm, hoang mang hơn. Ai nấy cũng nín lặng như tờ, không dám nói với nhau câu nào. Thật may cho mẹ con ta khi xưa đã không tham gia vào cuộc đấu đá tranh quyền đoạt vị này. Bởi nếu khi xưa có tham vọng gì, biết đâu kết cục thảm khốc ngày nay hôm của Thái tử Hạng Lang chẳng đã rơi vào đầu Toàn Nhi?

Tuy vậy việc vui mừng bây giờ có khi còn quá sớm. Bởi chẳng biết rồi mai đây sẽ còn những chuyện gì xảy ra? Họ Đinh vốn tính nóng như lửa, không biết sẽ xử lí việc này ra sao? Kiểu Quốc Hoàng hậu rồi ra tính toán như thế nào? Kiếp nạn ngày hôm nay dù Toàn Nhi tránh được, nhưng bối cảnh hiện tại cũng không hề sáng sủa gì. Chỉ ước chi mẹ con ta có thể cao chạy xa bay khỏi Kinh thành đáng sợ này!

Ba ngày sau tang lễ của Thái tử Đinh Hạng Lang được cử hành trọng thể. Triều đình bạn bố Quốc tang trong ba ngày.

Nhưng ngay đến tận lúc ấy hung thủ vẫn chưa được tìm ra.

Tại tang lễ, Kiểu Quốc hoàng hậu khóc lóc hết sức bi thương, không ngừng rủa xả rằng chính là Nam Việt Vương Liễn đã gϊếŧ Thái tử. Nhưng mọi người cũng cứ mặc kệ nàng. Tại nàng quá đau khổ mà nói thế nên chẳng ai trách nàng làm gì.

Trên thực tế thì không phải là những lời rủa xả của nàng không có lý. Bởi dù thế nào thì người được lời nhất trong việc này, không ai khác chính là Nam Việt Vương Đinh Liễn và những người ủng hộ chàng. Nhưng cái chính là khi sự việc diễn ra Nam Việt Vương lại đang ở trên chùa, có Khuông Việt Đại sư cùng nhiều Cấm vệ quân triều đình làm chứng điều đó. Trong khi thích khách thì đã như chim sa, cá lặn không một dấu vết, nên không thể nào biết được chân tướng sợ việc.

Những ngày sau đó Nam Việt Vương vẫn tiếp tục lên chùa ăn chay, tụng kinh niệm phật. Còn sai cả gia nhân, người nhà, vợ con cùng nhau chép kinh Phật để ấn tống, cúng dường khắp nơi. Nghe đâu chàng còn đang cho tìm các thợ đúc đồng giỏi nhất về cung để đúc các cột kinh cúng giàng cho các chùa.

Trong khi đó Kiểu Quốc Hoàng hậu vẫn chẳng thể nguôi ngoai, không ngừng khóc lóc ngày đêm bắt họ Đinh phải tiếp tục điều tra sự việc. Không ít lần nàng mặc kệ tôn ti, trật tự phép tắc của triều đình mà lao thẳng vào Ngự điện, nơi họ Đinh đang bàn chuyện đại sự cùng bá quan văn võ để kêu gào, đòi họ Đinh phải trừng trị Nam Việt Vương.

Ngay cả Phò mã đô úy Ngô Nhật Khánh cũng không giữ được bình tĩnh khi thấy mọi việc cứ thế dần đi vào quên lãng. Rất nhiều lần chàng làm loạn lên ngay giữa triều đình, đòi họ Đinh phải bắt Nam Việt Vương để làm rõ sự việc.

Một tháng trôi qua. Rồi hai, ba tháng. Rồi năm tháng. Mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ, không một manh mối được tìm ra. Ngô phò mã thấy vậy nổi sung lên, đòi giao cho mình quyền điều tra vụ việc. Đến khi họ Đinh bảo đó là nhiệm vụ của Đô hộ Phủ sĩ, mọi việc đã có Đô hộ Phủ sĩ lo liệu, thì Ngô phò mã đã nhảy dựng lên rằng chính là Nam Việt Vương đã gϊếŧ Thái tử, chính là họ Đinh đã bao che cho Nam Việt Vương, chính là cha con nhà họ Đinh đã ức hϊếp mẹ con chàng. Sau sự việc này họ Đinh quyết định cử Ngô phò mã đi Diễn Châu làm An phủ sứ để tránh những lộn xộn trong triều đình. Thế là tháng Tám, toàn bộ gia quyến Phủ Ngô phò mã lục tục chuyển vào Diễn Châu.

Kiểu Quốc hoàng hậu trong phút chốc lại trở thành thân cô thế cô giữa Hoa Lư. Trông nàng gầy xọm đi, tóc bạc trắng và như già đi vài tuổi.

Ngẫm nghĩ lại mới thấy cuộc đời con người đúng thật là phúc họa khôn lường, không nói trước được điều gì cả. Tưởng như đã ở đỉnh cao của danh vọng thì phút chốc lại rơi xuống tận đáy vực sâu. Tưởng như mình đã có thể nắm được mọi thứ trong tay, điều khiển được mọi việc theo ý mình thì rốt cuộc mình cũng chỉ là trò chơi của số phận, để cho con Tạo xoay vần mà thôi.

Vậy nên mới nói thấy phúc cũng không nên vội mừng mà thấy họa cũng chẳng nên quá oán hận. Tái ông thất mã, ai biết cái nào là lợi, hại sau cùng? Chi bằng cứ tự do tự tại thong dong mà tận hưởng cuộc đời thôi.

Cuối tháng Giêng, ta nghe được tin nhà, Nghĩa phụ đã lâm bệnh nặng qua đời. Đến giữa tháng Ba lại nghe tin báo Nghĩa mẫu vì quá thương nhớ Nghĩa phụ mà cũng đã theo người đi rồi. Tin đưa dồn dập khiến ta quá đau xót. Nhưng ở Kinh thành cái chết của Thái tử Hạng Lang đang phủ một bóng đen nặng nền lên khắp chốn, nên ta không dám xin với họ Đinh cho về quê để tang cha mẹ. Đành chỉ biết cùng Toàn Nhi và Lan Nhi tự mặc áo tang, quỳ giữa sân cung Cồ Quốc thắp hương, vái vọng về quê nhà.

Họ Đinh thời gian này chẳng còn quan tâm tới ta, hoặc giả như không biết tin Nghĩa phụ và Nghĩa mẫu qua ta qua đời nên cũng không đả động gì việc ấy. Thế là mọi việc rơi vào quên lãng, không ai còn nhắc nhỏm tới nữa.