Chư vị đồng đạo giang hồ, tại hạ Nhϊếp Hoài Tang là nhị công tử của Thanh Hà Nhϊếp thị, đệ đệ của Xích Phong Tôn Nhϊếp Minh Quyết đại đường chủ.
Bởi vì xuất thân của ta thực sự quá nổi bật hơn người nên cũng đồng nghĩa với việc ta phải là một người xuất chúng trong thiên hạ, đó cũng là cái suy nghĩ của đại ca ta. Còn ta thì khác, ta cảm thấy mình không quá cao quý đến vậy, ta chỉ là thứ xuất, không phải là con đích tử, ta và đại ca là cùng cha khác mẹ. Trong số những công tử thế gia cùng thế hệ với ta năm đó, ở Cô Tô có Lam thị song bích nổi danh rực rỡ, ở Giang gia có Vân Mộng song kiệt phóng khoáng tài năng, ở Lan Lăng Kim thị có Kim Tử Hiên anh khí ngạo mạn, ở Kỳ Sơn thì không cần nói đó là hai huynh đệ Ôn Húc Ôn Triều cậy danh Tiên Đốc của phụ thân đi huênh hoang khoe mẽ khắp nơi.
Ta kỳ thật không có hứng thú múa đao ngự kiếm chém chém gϊếŧ gϊếŧ trong giang hồ, ta chỉ thích thi thơ cầm hoạ phong nhã vô biên ngao du sơn thuỷ.
Ta là người vô tư đơn thuần nhưng chưa bao giờ là kẻ ngốc nghếch. Trí thông minh của ta rất cao siêu đó nha, chỉ là không dùng cho việc học mà thôi. Sở thích thiên về nghệ thuật nhiều hơn ví như thích nuôi chim cảnh, thích vẽ tranh, thích chăm chút y phục đẹp đẽ, gu thưởng thức rất tinh tế, chọn quạt cầm tay hay chọn giấy làm đèn cũng đều phải là hàng cực phẩm mới dùng, chuyện phong nhã chốn giang hồ như Thi Hoa Nữ thì lại càng thuộc nằm lòng.
Nhưng mọi thay đổi đều bắt đầu từ ba năm sau khi Huyết tẩy Bất Dạ Thiên, gia tộc Nhϊếp thị gặp phải nguy cơ Đường tế đao, những kẽ trộn mộ đã vào quấy phá làm sai lệch kỳ nôm độn giáp, ta và đại ca phải đi trấn áp đao linh, trước khi đi Kim Quang Dao gặp ta, hắn nói :
“Ta đặc biệt đem cây sáo ngắn này đến giao cho đệ, cây sáo này thổi ra thanh âm có tác dụng ngưng thần, để ta dạy cho đệ, khi nào đại ca thần trí bất ổn đệ cứ thổi một đoạn Thanh Tâm âm sẽ có tác dụng, hai người là huynh đệ cũng là trụ cột của nhà họ Nhϊếp nên đồng tâm hiệp lực mới phải, đệ cũng nên chứng tỏ bản thân.”
Nói về cầm nghệ, tuy không sánh bằng Trạch Vu quân Cô Tô Lam thị nhưng cũng không phải quá kém, khi học khúc nhạc mà Kim Quang Dao dạy, ta đã phát hiện ra rất nhiều điểm đáng ngờ. Từ đầu ta thật không hề biết hắn là kẻ có mưu đồ sát hại đại ca và bày ra bao mưu sâu kế độc để có thể ngồi lên chiếc ghế tông chủ Lân Lan Kim thị.
Tận mắt nhìn thấy đại ca tẩu hỏa nhập ma bạo thể mà chết ngay tại Thanh Đàm thịnh hội ở Kim Lân Đài, ta đã sợ hãi đến mức nào, đau đớn đến mức nào, cả thế giới của ta như sụp đổ ngay trước mặt.
Đại ca chết, ta vì trả thù mà nhẫn nhịn giả khờ giả dại để có thể qua mặt kẻ mưu mô xảo quyệt như Kim Quang Dao.
Chèo chống một gia tộc đơn giản lắm sao? Phải đi nhờ vả khắp nơi vinh hạnh lắm sao? Đại ca chết không rõ nguyên do, thi thể không tìm thấy, thanh đao Bá Hạ biến mất, đao linh không khống chế được, bản thân bị đè nặng đủ loại trách nhiệm của tông chủ trên vai ta có đêm nào được ngủ yên? Thống khổ, dằn vặt, mệt mỏi, nhưng vẫn cố ép bản thân phải vững vàng. Ôm nỗi oán hận thấu xương tủy hơn mười năm trời, bí mật điều tra nguyên nhân cái chết của đại ca. Đến khi đã biết rõ hung thủ là ai, đã nung nấu ý định trả thù sôi sục, nhưng bề ngoài vẫn diễn tròn vai một kẻ ngu ngơ chẳng biết gì, nói cười vui vẻ với Kim Quang Dao, vẫn gọi hắn một tiếng “tam ca” thầm tình, vẫn làm nũng đòi kẻ thù giúp đỡ bao nhiêu việc. Phải ẩn nhẫn, phải chịu đựng và đè nén đến mức nào.
Ta thường lui tới Kim Lân Đài mục đích là điều tra, ở đây ta gặp Mạc Huyền Vũ là con riêng của Kim Quang Thiện, y suốt ngày không bôi phấn trắng cả mặt thì luôn đeo mặt nạ, nói là con của tông chủ nhưng y bị đối đãi hết sức tệ bạc, ta cố tình tiếp cận với y cho nên biết thêm rất nhiều chuyện ở Kim Lân Đài.
Một ngày nọ Mạc Huyền Vũ bị Kim Quang Dao đánh đuổi khỏi Lân Lăng Kim thị vì nghi ngờ gian díu với phu nhân của hắn, Mạc Huyền Vũ về lại Mạc gia trang, lại bị biểu đệ Mạc Tử Uyên và mẹ của hắn đối xử tệ bạc coi hắn không bằng con chó, đánh chửi nhục mạ đủ đều. Nhưng Mạc Huyền Vũ cũng không phải là kẻ vô dụng, khi ở Kim thị hắn đã lẽn vào mật thất trộn được bí tịch thuật hiến xá của Di Lăng lão tổ. Trên đời chẳng ai muốn hiến tế linh hồn mình cho lệ quỷ, nhưng Mạc Huyền Vũ hắn đã quá uỷ khuất, trong lòng toàn cừu hận, không ai đối tốt với hắn, có nhà không thể về, như con chó hoang hết lần này đến lần khác bị người ta đánh đuổi.
Ta tìm tới hắn, mở ra cho hắn một con đường để hắn có thể trả thù, hắn hiến xá gọi hồn Di Lăng lão tổ hồi sinh giúp báo thù, sao đó ta sẽ là người theo sát để lại manh mối cho Nguỵ Vô Tiện điều tra.
Nhưng tại sao lại là Di Lăng lão tổ mà không phải là một lệ quỷ nào khác? Đó là vì ta biết Nguỵ Vô Tiện hắn bị oan khuất, và cũng gì… Ta và hắn là huynh đệ rất thân. Bọn ta cùng cầu học tại Cô Tô Lam thị, tính cách của hắn cực kỳ hợp với ta.
Nói đến Nguỵ Vô Tiện ta cực kỳ thích hắn nha, hắn tính cách tinh nghịch, hoạt bát, nói nhiều không ai bằng, thích náo nhiệt, thích trêu chọc người khác, lên rừng bắt gà xuống sông mò cá, uống rượu tụ tập, ăn vặt chém gió… Đủ các trò nghịch ngợm không gì không biết. Vì tính cách hắn cởi mở dễ gần, tuổi tác lại ngang bằng ta, nên ta và hắn nhanh chóng trở thành bạn thân của nhau, kéo thêm cả Giang Trừng, thành lập nhóm học sinh cá biệt tại Cô Tô.
Năm đó tại Bất Dạ Thiên, mặc dù ta không đủ khả năng để lên tiếng bảo vệ hắn trước sự phẫn nộ của huyền môn bách gia, nhưng ta chưa từng nói xấu hay nghi ngờ và làm hại gì đến hắn, ta rất đau lòng khi nhìn hắn bị người người đuổi gϊếŧ. Khi Mạc Huyền Vũ đồng ý hiến xá ta thực rất vui mừng, nhưng vì chưa từng có ai vận dụng qua pháp thuật hiến xá này nên ta vẫn thấy lo lắng , ta ở lại quán trọ gần Mạc phủ để chờ đợi, khi nhìn thấy Nguỵ Vô Tiện tay nắm dây cương con lừa, ta thực sự vui mừng vô hạn vì biết thi thuật của Mạc Huyền Vũ đã thành công.
Đại khái là sau khi chết an phận mười ba năm, được gặp lại cố nhân đúng là quá kinh hỉ thật lợi hại a, hóng gió một chút nhất thời đắc ý quên mình.
Đây đúng là Nguỵ huynh của ta chân thực không sai a. Có một điều nằm ngoài dự đoán đó là Lam nhị công tử của Cô Tô Lam thị, ta cảm thấy y rất khác lạ từ khi Nguỵ huynh trở về. Năm đó bách gia vây quét y cũng có ở đó, ta thấy y mang Nguỵ huynh đi, nhưng không thể nghĩ y lại có loại tâm tư tình cảm khác. Sau đó y bế quan ba năm, còn chưa từng có mặt tại Kim Lân đài dự Thanh Đàm hội.
Mười ba năm, trên núi Đại Phạn y lại cùng Giang Vãn Ngâm đánh một trận để bảo vệ Nguỵ huynh, người này đúng là tình sâu nghĩa nặng. Ánh mắt y lúc đó nhìn Nguỵ huynh cứ như hoa nở xuân về, hồ thu lai láng, phong quang nguyệt đại làm ta lạnh cả sống lưng.
Khi ta bị Lam Vong Cơ bắt được ở lăng mộ Nhϊếp gia và nhốt ở quán trọ, một hồi lâu sau y ôm Di Lăng lão tổ dường như đang bị thương ở chân trở về, ta biết Nguỵ huynh mỹ mạo xuất chúng phong lưu đào hoa, nhưng... Nhìn thấy hắn bị mỹ nam tử kia ôm vào ngực cũng cảm thấy hơi ngứa mắt, tỷ như tân lang ôm tân nương tử trong ngày đại hôn. Trong đầu ta lại nghĩ thầm, chẳng lẻ Nguỵ huynh bị truyền nhiễm đồng tính từ Mạc Huyền Vũ thông qua hiến xá hay sao ?
Cuối cùng ta cũng nhận ra là Lam Nhị công tử có tình ý với Nguỵ huynh lâu lắm rồi. Cứu hắn ở Bất Dạ Thiên cũng là y, bị đánh, bị cắm túc cũng tự chịu, mười ba năm vấn linh chờ người kia trở về.
Nhưng người tốn bao công sức lôi được Ngụy huynh từ địa ngục trở về là ta, giúp bọn hắn đoàn tựu cũng là ta, vậy mà một lời cảm ơn chân thành cũng không có vậy là ý gì?. Bọn hắn bây giờ êm ấm ở Cô Tô Lam thị, ta ở đây buồn chán muốn chết. Hôm nào đến Cô Tô tìm Nguỵ huynh nguyên náo một trận mới được.
Tiểu Kịch Trường
Nhϊếp Hoài Tang: Nguỵ huynh, cho ta hỏi, vậy huynh là công hay là thụ ?
Nguỵ Vô Tiện: Ta cong, hắn cũng cong.
Nhϊếp Hoài Tang: không phải, ý ta là “công” chứ không phải là “cong.”
Nguỵ Vô Tiện: Ta … Ta tất nhiên là công rồi.
Nhϊếp Hoài Tang: Ta thấy huynh vừa gặp Lam Nhị chân tay đã nhũn ra hết rồi, còn nói là công sao? Khí phách đâu mạnh mẽ đâu? Đừng nói với ta huynh bị phong thấp khớp đi.
Nguỵ Vô Tiện: Ta sống hai kiếp tất nhiên không bằng hắn, huống chi đây là thân thể Mạc Huyền Vũ, nếu là ta của ngày trước thì….
(Lam Nhị đi tới )
Lam Vong Cơ: Nguỵ Anh
Nguỵ Vô Tiện: A, Lam Trạm, Hoài Tang huynh ta đi trước nhé, Lam Trạm đi thôi.
Nhϊếp Hoài Tang: Này chưa nói song mà.