Văn Phòng Số 12

Chương 26

Quãng thời gian đầu Hàn Văn Dật đến Mỹ không phải là để học tâm lý mà là để học ngành tài chính, sau này có thể kế thừa sự nghiệp của ba mẹ.

Cho dù anh học ở một trường đại học danh giá, cho dù đó là chuyên ngành có chất lượng đầu ra cao ngất ngưởng nhưng những chương trình dạy học của nhà trường cũng không thể làm khó được anh. Thậm chí mục Tiêu Bátn đầu của anh vốn dĩ là rút ngắn chương trình học, hoàn thành khóa học trong vòng hai đến ba năm, sau đó thì dùng thời gian còn lại để đào tạo chuyên sâu.

Về cơ bản thì mọi thứ đều diễn ra rất trôi chảy, anh đạt được thành tích tốt trong tất cả các môn học và còn xin được cả học bổng của nhà trường. Nhưng đột nhiên lúc ấy có một chuyện không nằm trong dự đoán của tất cả mọi người, và cũng nằm ngoài khả năng dự liệu trước của anh đã xảy ra -- Anh bị người khác tố cáo gian lận trong kì thi cuối học kì. Sau khi trường đại học tiến hành điều tra đã huỷ bỏ thành tích thi của anh vì họ xác nhận rằng nội dung tố cáo của người kia là đúng sự thật.

Bố cục nội dung của khóa học đó có phần giống với khoá học mà Tiền Tiền đã trượt. Chương trình học không khó, kể từ khi trường thành lập nhiều năm trước tới nay cũng không xuất hiện người nào bị trượt. Mà trước khi bị người khác tố cáo, anh cũng lấy được thành tích cao nhất của trường học.

Nguyên nhân anh bị người tố cáo đó chính là ---- môn này ở kỳ thi cuối kỳ có nội dung là nhóm nhỏ ba người hợp sức hoàn thành một bài tập lớn. Tuy nhiên anh lại một mình một người tự làm xong nhiệm vụ đó mà không hợp tác với ai trong số hai người bạn học còn lại.

Bởi vì bị trượt môn nên Hàn Văn Dật bắt buộc phải ở lại một năm thi lại. Học phí thi lại rất cao nhưng anh lại bị huỷ bỏ học bổng của nhà trường. Nguyện vọng tốt nghiệp trước cũng tan thành mây khói. Ảnh hưởng của việc này với anh là vô cùng lớn.

Khi đó bạn học của Hàn Văn Dật nghe xong thì thấy rất bất bình, khuyên anh nên đi khiếu nại với trường học phải trả lại thành tích của anh. Dù gì thì anh cũng một mình hoàn thành bài tập của ba người. Huỷ bỏ thành tích của hai người kia không nói làm gì, nhưng tại sao phải phạt cả anh?

Nhưng Hàn Văn Dật cũng không đi khiếu nại. Trong lòng anh rất rõ ràng, anh không thể nào chối được trách nhiệm của mình.

Giáo sư của môn này tên là Andy Wu, cũng là một người có gốc gác châu Á. Sau khi biết được chuyện xảy ra, ông đã gọi Hàn Văn Dật lại để hỏi chuyện.

Giáo sư Wu hỏi Hàn Văn Dật: "Tôi nghe bạn học với cậu nói rằng không phải là họ giao nhiệm vụ cho cậu, mà là cậu chủ động nhận nhiệm vụ của bọn họ. Chuyện này có thật hay không?"

Hàn Văn Dật trả lời: "Đúng ạ."

Giáo sư Wu: "Cậu chắc chắn cậu không làm gì đắc tội bọn họ chứ?"

Hàn Văn Dật đáp: "Dạ chắc chắn."

Giáo sư Wu lại hỏi: "Thế tại sao cậu phải làm như vậy?"

Hàn Văn Dật nói: "Em nghĩ muốn học thêm một số thứ nên muốn làm nhiều hơn một chút."

Giáo sư Wu nói: "Tôi cảm thấy không phải do nguyên nhân này. Tôi đã xem bài tập của cậu, cậu đã sớm thành thạo môn học này, không cần phải đoạt nhiệm vụ của người khác để học thêm làm gì cả."

Hàn Văn Dật nói: "Em cần."

Giáo sư Wu lại đáp: "Cậu không cần."

Hàn Văn Dật vẫn kiên trì: "Em cần."

Giáo sư Wu tiếp tục nói: "Cậu không cần."

Hàn Văn Dật cảm thấy rất lạ. Anh đến đây là để nhận lỗi, nhưng vị giáo sư này giống như không cần anh phải nhận lỗi, ngược lại trông giống như muốn cãi nhau với anh nhiều hơn.

Hàn Văn Dật nói: "Em không rõ ý thầy là gì ạ."

Giáo sư Wu hỏi anh: "Ngoại trừ lần thi cuối kỳ này thì lần nào làm bài tập nhóm cậu cũng một mình hoàn thành bài tập của ba người đúng không? Trong hai năm học, tất cả các nhiệm vụ cần hợp tác để làm nhóm đều do một mình cậu hoàn thành đúng không?"

Hàn Văn Dật nghe xong thì do dự một chút, không trả lời. Giáo sư Wu nói rất gần với sự thực, nhưng anh không biết nếu anh thừa nhận thì nhà trường có thu hồi thành tích hai năm liền của anh hay không.

Giáo sư Wu nói: "Kỳ thật môn này của năm nay cũng không khó. Tôi tin rằng tất cả sinh viên trong lớp đều có thể một mình hoàn thành bài tập, kể cả hai thành viên của nhóm cậu chứ không riêng gì cậu. Hơn nữa bọn họ cũng có thể làm được vô cùng xuất sắc. Cậu cảm thấy có đúng hay không?"

Hàn Văn Dật đáp: "Dạ đúng."

Để có thể nhập học ở một ngôi trường danh giá thì không có ai là không có năng lực cả. Hơn nữa môn học của năm nay quả thật cũng không khó.

Giáo sư Wu nói: "Trừ cậu và thành viên của nhóm cậu ra, tất cả mọi người đều làm dựa theo yêu cầu của tôi. Bởi vì bọn họ biết rằng chương trình học của môn này, kiến thức chỉ là một trong những mục đích chính. Trường học mở môn này không chỉ để so xem sinh viên học được bao nhiêu kiến thức, mà quan trọng hơn đó là bồi dưỡng năng lực hợp tác với người khác của các cậu các cô."

Hàn Văn Dật không nói gì. Dựa theo cách nói này, cậu trượt môn này thật không có gì oan uổng.

Giáo sư Wu tiếp tục nói: "Nếu trong nhóm có cậu và thành viên nhóm cậu ai là người chịu trách nhiệm lớn hơn thì tôi nghĩ là cậu. Trước đây xếp nhóm đều là các nhóm tự do, những người khác đều tận lực lựa chọn những người có thành tích tốt, năng lực mạnh để họp thành một đội. Chỉ có một mình cậu là vừa đến nên phải đi tìm hai thành viên kia. Cậu tìm họ không phải vì họ xuất sắc, mà là bởi vì bình thường họ lười nhác hơn với mọi người, do đó sẽ càng thiếu khuyết lòng trách nhiệm hơn."

Có thể đi vào trường đại học danh giá đều là những người thông minh, nhưng trong sự thông minh cũng có sự lười biếng. Có lẽ bọn họ không thích bài tập rườm rà mà muốn dùng thời gian đó để đi tán gái.

Hàn Văn Dật vẫn không nói gì. Bởi vì cậu không có gì để nói.

Lúc trước khi bọn họ hoàn thành bài tập lớn cùng nhau lần đầu tiên, một thành viên trong nhóm đã thuận miệng than trách một câu bài tập như vậy rất phiền toái. Vì thế Hàn Văn Dật cũng rất biết thời biết thế mà nhận thay nhiệm vụ của cậu ta.

Có lần một rồi sẽ có lần hai. Có lần hai rồi sẽ có lần ba. Rất nhanh chóng Hàn Văn Dật đã nhận hết nhiệm vụ trong nhóm. Mỗi một lần có bài tập nhỏ đều là do anh hoàn thành một mình. Rồi sau đó tới bài tập lớn cuối kỳ, anh cũng một mình hoàn thành toàn bộ bài tập đó.

Giáo sư Wu nói: "Hết thảy đều là kế hoạch của cậu. Cậu lựa chọn bọn họ trở thành thành viên của nhóm cậu, đến cuối cùng lại là cậu hoàn thành bài tập một mình. Cậu là một sinh viên thông minh, nhưng cậu không muốn hợp tác làm việc với mọi người."

Giáo sư Wu tiếp tục: "Những người như cậu tôi đã gặp rất nhiều, hơn nữa cũng có không ít người Trung Quốc. Tuy rằng bọn họ không làm việc cực đoan như cậu làm. Không phải tôi muốn nói người Trung Quốc thế này thế nọ, nhưng có thể là bởi vì liên quan đến thời kỳ sống, hoặc có thể là bởi vì liên quan đến hoàn cảnh sống. Một số người không có anh chị em và lớn lên trong một môi trường căng thẳng, biết cách cạnh tranh nhưng lại không biết cách hợp tác."

Hàn Văn Dật nghe xong thì ngẩn người.

Sau đó anh nói: "Đúng vậy, thầy nói rất đúng."

Giáo sư Wu nói: "Tôi nói đúng, nhưng cậu cũng không có ý định sửa."

Hàn Văn Dật nói: "Vì để tốt nghiệp thuận lợi, để lấy được học phần, em nhất định sẽ sửa."

Quả thực từ đầu đến cuối tất cả đều là kế hoạch của Hàn Văn Dật. Anh biết cần phải có nhóm hợp lực hoàn thành bài tập nên ngay từ đầu anh đã quan sát để phát hiện ra ai là sinh viên lười nhất trong lớp. Sau đó anh chủ động tìm họ để lập nhóm, chủ động nuông chiều họ, chủ động nhận tất cả nhiệm vụ.

Không phải vì anh muốn học được nhiều kiến thức hơn, cũng không phải vì anh muốn lấy lòng bạn học. Anh chỉ đơn giản là không muốn hợp tác với người khác mà thôi.

Tính cách của Hàn Văn Dật khi trẻ với tính cách của Hàn Văn Dật sau này không giống nhau nhiều. Tuy rằng bên ngoài anh vẫn là người nho nhã lễ độ, nhưng phép sự của anh chính là một loại thói quen. Thời còn trẻ, nội tâm của anh càng lạnh nhạt, cũng càng cao ngạo hơn.

Trong cảm nhận của anh, hợp tác cùng những người khác là một chuyện vô cùng phiền toái và lãng phí thời gian. Một mình anh trong thời gian ba ngày cũng có thể hoàn thành xong nhiệm vụ. Nhưng nếu để hai người hợp tác cùng nhau, thời gian có thể tăng lên thành năm ngày; nếu ba người hoặc thậm chí nhiều người hơn làm cùng nhau, riêng việc không thống nhất được ý kiến sau đó cãi cọ nhau đã tốn thời gian hơn năm ngày.

Cho nên chuyện gì anh cũng thích tự mình hoàn thành.

Anh sẽ tham gia thi chạy, nhưng chưa bao giờ anh tham gia thi đấu chạy tiếp sức; anh sẽ tham gia thi đua, nhưng anh cũng không tham gia thi đấu đoàn thể. Anh không thích cảm giác không thể tự nắm vận mệnh của mình trong tay bản thâm.

Giáo sư Wu nói: "Cậu nói cậu sẽ sửa, nhưng nhìn cậu không giống cam tâm tình nguyện sửa."

Hàn Văn Dật cười với giáo sư Wu. Anh thầm nghĩ chỉ cần lấy được học phần là được rồi, cũng không muốn tranh cãi với giáo sư nữa.

Giáo sư Wu nói: "Cậu có thể kiên trì với quyết định của bản thân cậu, cũng rất tốt. Tôi không có quyền bắt cậu phải thay đổi. Nhưng tôi chỉ muốn hỏi cậu một vấn đề. Cậu có cảm thấy vui vẻ không? Hoặc là, cậu có cảm thấy hạnh phúc không?"

Vài năm về sau, sau khi Hàn Văn Dật đã đạt được một số thành tựu nhất định trong ngày tâm lý học, anh nhớ lại một câu hỏi lúc ấy giáo sư Wu hỏi anh, hay phải nói là hai câu hỏi đó. Anh đã hiểu được đó là một cái bẫy thật lớn. Nhưng khi đó anh thật sự bị cái bẫy này vây khốn.

Anh sững sờ nửa ngày không trả lời được. Tuy nhiên không trả lời cũng là một câu trả lời --- Anh không vui. Anh cũng không hạnh phúc.

Từ nhỏ đến lớn, ai ai cũng nghĩ anh rất hoàn hảo. Gia cảnh của anh tốt, thành tích tốt, diện mạo tốt, tính cách cũng tốt. Anh thừa nhận vẻ ngoài đẹp của mình, thành tích tốt anh cũng không có cách nào phủ nhận, nhưng gia đình cùng tính cách của anh, anh không cảm thấy tốt một chút nào.

Giáo sư Wu nói: "Nếu cậu có thừa sức học như cậu nói, chẳng thà thử học thêm một môn chuyên ngành hoặc kỹ năng. Còn hơn là cậu đi cướp bài tập của thành viên khác. Như cũng có ý nghĩa mà phải không?"

Hàn Văn Dật đã suy nghĩ suốt mấy tuần sau khi trở về nhà. Học kỳ mới đã khai giảng, anh chọn thêm một môn chuyên ngành nữa - Tâm lý học tích cực. Đây là một môn học mà chỉ cần qua tên môn thôi cũng biết đó là một chương trình học rất vui vẻ.

Kết quả là trong buổi học đầu tiên, giáo sư đã hỏi tất cả sinh viên, ai trong số các bạn cảm thấy mình có triệu chứng của bệnh trầm cảm? Hãy giơ tay lên cho tôi xem.

Trong lớp thưa thớt vài cánh tay giơ lên, một lúc sau lại có thêm vài cánh tay giơ lên, một lúc sau lại có nhiều cánh tay giơ lên

hơn.

Hàn Văn Dật quay đầu lại thì thấy rằng một nửa số người trong khán phòng của Nặc Đại đã giơ tay. Tuy anh không có gánh nặng tâm lý nhưng cũng giơ tay theo họ.

Tên của môn học này là tâm lý học tích cực, hoá ra lại là môn học trầm cảm nhiều nhất. Nhưng khi ngẫm lại thì đúng là, các sinh viên đến đây học không phải là để vui vẻ mà là để biết tại sao bản thân mình lại không vui vẻ. Điều bọn họ muốn biết là, cuối cùng phải làm như thế nào thì mình mới có thể vui vẻ lên.

Sau khi tan học, Hàn Văn Dật đang muốn trở về thì bị giáo sư gọi lại.

Giáo sư dạy tâm lý học tích cực là một giáo sư người Ý, tên là A Mạc Nhĩ. Ông quen biết với giáo sư Wu, cũng đã nghe qua về tình huống của Hàn Văn Dật.

A Mạc Nhĩ nói: "Hàn này, tôi bố trí cho cậu một bài tập làm một mình. Sau khi cậu trở về hãy tìm một tờ giấy và viết tên của những người cậu sẵn sàng hợp tác cùng; hãy viết ra những điều khiến cậu sẵn sàng hợp tác với họ. Nhưng sau đó cậu hãy chọn ra người mà cậu muốn hợp tác nhất trong đó và việc cậu muốn cùng người đó hoàn thành nhất rồi đi hoàn thành nó. Ít nhất phải hoàn thành cùng với một người, nếu nhiều người hoàn thành thì càng tốt. Sau khi cậu viết xong thì đưa cho tôi xem qua một chút."

Sau khi Hàn Văn Dật nghe xong trở về tâm tình rất phức tạp.

A Mạc Nhĩ nói: "Tôi cũng không muốn bắt cậu phải thay đổi. Nhưng nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người giỏi hợp tác sẽ dễ dàng cảm thấy vui vẻ hơn người giỏi cạnh tranh, hơn nữa cũng khoẻ mạnh hơn. Bọn họ không dễ lo sợ các bệnh về máu và mạch máu. Nếu cậu cảm thấy có hứng thú thì thử một chút xem."

Sau đó Hàn Văn Dật trở về chỗ ngồi của mình, lấy giấy bút ra.

Sau đó..... Sau đó anh ngồi cạnh bàn làm việc nửa giờ vẫn chưa viết được một chữ.

Anh đã đến nước Mỹ được hai năm, trong hai năm đó anh vẫn dốc lòng vào bài vở và bài tập --- mười tám năm trước của anh cũng là như thế --- trừ phi rất khó từ chối lời mời, nếu không anh rất ít khi tham gia các cuộc tụ họp hay các bữa tiệc của người khác. Nhân duyên của anh cũng không phải là kém. Nếu có người chủ động tìm anh hỗ trợ thì chỉ cần là việc trong phạm vi của anh anh vẫn có thể giúp đỡ; nếu có người muốn làm bạn với anh, anh cũng sẽ kết nghĩa huynh đệ với người đó; còn nếu có người muốn tuyệt giao với anh, anh mỉm cười vẫy tay, đến được đi được.

Nhưng anh không chủ động cũng không nhiệt tình. Cho nên thoạt trông qua thì anh có một số bạn bè, nhưng trên thực tế lại không có lấy một mối quan hệ sâu sắc nào.

Cuối cùng anh cũng cố viết vào giấy mấy cái tên.

Một tuần sau anh đi học, đưa tờ giấy đã viết xong cho giáo sư A Mạc Nhĩ.

A Mạc Nhĩ nhận tờ giấy của anh, thấy đối tượng muốn hợp tác là mấy người bạn học được Hàn Văn Dật viết tên vào. Chuyện muốn hợp tác.... giáo sư A Mạc Nhĩ bị anh chọc nở nụ cười.

Ông phẩy phẩy tờ giấy, hỏi Hàn Văn Dật: "Ăn cơm cùng nhau? Lên lớp cùng nhau? Bơi lội cùng nhau? Cái này gọi là hợp tác hả? Hợp tác ăn cơm là các cậu mỗi người đút nhau một miếng cơm? Hợp tác bơi lội là các cậu phải cùng nhau khiêu vũ rồi hai người ôm nhau nhảy từ trên cầu nhảy xuống nước? Sao cậu không viết bóng bầu dục vào luôn cho rồi!"

Hàn Văn Dật tưởng tượng anh cùng với những đại huynh đệ người da đen anh viết trong danh sách mỗi người đút cơm cho nhau ăn, cùng nhau đứng trên cầu nhảy xuống nước mà toàn thân nổi da gà.

A Mạc Nhĩ trả lại tờ giấy cho anh: "Viết lại đi!"

Vì thế sau khi tan học về, Hàn Văn Dật lại ngồi bên cạnh bàn làm việc, lấy một tờ giấy mới ra tiếp tục nghĩ.

Người nước ngoài không tìm được ai nên anh chỉ có thể nghĩ về trong nước.

Trước đó anh thử suy nghĩ một chút, nghĩ mãi vẫn không nghĩ ra. Xuất ngoại hai năm anh vẫn chưa từng trở về một lần. Không phải bởi vì anh quá bận rộn với công việc học tập, cũng không phải vì anh cần thời gian để hòa nhập với những người bạn mới, mà bởi vì anh cảm thấy rằng dù ở đâu cũng vậy, và không có lý do đặc biệt nào để quay về cả.

Khi còn học cấp trung học, anh là một người xuất sắc và lãnh đạm. Khi anh học đại học, những người xung quanh anh đều rất ngang tài ngang sức, nhưng lúc còn học trung học, quanh anh toàn là nhạc cao ít người hoạ, mối quan hệ của anh với người khác cũng chỉ là anh giúp đỡ những người khác, chứ không phải là hợp tác cùng người khác. Về phần người nhà, bọn họ hợp tác đã lâu, đó là ở trước mặt người ngoài giả vờ là một gia đình hoàn mỹ đáng ghen tị. Ngoại trừ chuyện đó ra thì cũng chẳng có gì để hợp tác nữa.

Vì vậy, anh nghĩ rằng chuyện này là rất khó khăn.

Tuy nhiên, trên đời này có rất nhiều việc người ta cho là khó, nhưng khó khăn thực sự thì chỉ có một - đó là trước khi làm việc này, người ta luôn viện ra vô số lý do để từ chối là. Nếu có thể tạm thời quên đi những lý do đó thì mọi thứ lại trở nên thật dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên.

Không phải anh không có người muốn hợp tác, mà là anh không muốn cùng người khác thử hợp tác. Cho nên anh mới từ chối không nghĩ tới những người kia.

Nhưng một khi một ý nghĩ đã bén rễ trong tâm trí thì sự kìm nén không thể gϊếŧ chết nó được nữa, anh càng cố gắng kìm nén nó thì ý nghĩ đó sẽ càng mạnh mẽ hơn.

Vì vậy, trong tuần tiếp theo, Hàn Văn Dật thường mơ thấy một khuôn mặt tươi cười trẻ trung và tràn đầy sức sống.

Anh chưa bao giờ nghĩ về khuôn mặt đó trong hai năm qua, nhưng anh cũng chưa bao giờ quên nó.

Một tuần sau, anh nộp cho A Mạc Nhĩ một tờ giấy khác. Sau khi A Mạc Nhĩ xem xong, vẻ mặt bỡn cợt của ông huýt sáo một cái rồi mới sảng khoái thông qua.

A Mạc Nghĩ hỏi anh: "Hàn này, sắc mặt của anh không được tốt lắm, quầng thâm còn rất sâu. Có phải gần đây anh suy nghĩ quá nhiều về những chuyện này đến nỗi cả đêm không ngủ được không? Tôi hy vọng nội dung của tờ giấy này sẽ là một nốt nhạc có thể mở ô cửa sổ của trái tim cậu ra.”

Hàn Văn Dật nói một cách trống rỗng: "Em hy vọng rằng thứ thầy mở không phải là nắp của Hộp Pandora."

A Mạc Nhĩ cười ha ha.

Vài ngày sau, Hàn Văn Dật mua vé và quay về nước.

Mặc dù anh phải làm việc để kiếm tiền thi lại, nhưng không phải vì bố mẹ anh không cho anh đủ tiền. Mà bởi vì tuy rằng Lâm Bội Dung đã đưa cho anh một thẻ có hạn mức rất cao, nhưng Lâm Bội Dung có thể sử dụng thẻ đó để kiểm tra chi phí tiêu thụ của anh. Anh không muốn bố mẹ biết chuyện nên không thể rút tiền từ thẻ đó, nhưng mua vé máy bay thì không sao.

Anh từ Mỹ bay về Thượng Hải hơn mười tiếng. Anh xuống máy bay bắt taxi, điểm đến là trường đại học T.

Sau khi rời khỏi đất nước, Hàn Ái Quốc và Lâm Bội Dung không sống trong tòa nhà T. Dù sao thì điều kiện ở đó cũng không tốt lắm, họ còn có một biệt thự lớn hơn. Nhưng Hàn Văn Dật vẫn quay lại trường đại học T, bởi vì anh không đi tìm cha mẹ mình.

Khi anh đến cổng trường T, Tiền Tiền đã đứng đó để đón anh.

Ngay khi hai người gặp nhau, Tiền Tiền đã đấm vào vai anh và phàn nàn: "Anh vẫn biết đường quay lại cơ à? Chẳng lẽ chìm trong đồng tiền xa hoa của đế quốc Mỹ đã làm tha hóa trái tim không đủ kiên cường và ý chí Cách mạng của anh rồi à?"

Hàn Văn Dật xoa chỗ bị cô gái đánh, khóe miệng không ngừng nhếch lên.

Tiền Tiền bị anh dọa sợ: "Chết tiệt, sao anh đi Mỹ rồi trở về lại trở nên buồn cười như vậy?"

Hàn Văn Dật không biết tại sao mình lại vui như vậy. . . . Tất cả là lỗi của A Mạc Nhĩ.

Anh suy nghĩ một chút rồi hỏi Tiền Tiền: "Trước đây anh không thích cười à?”

Tiền Tiền: ". . . . . ."

Hàn Văn Dật hỏi: "Sao?”

Tiền Tiền trả lời: "Trước đây anh không thích cười."

Tiền Tiền lại nói: "Mà trước đây anh cũng không biết hỏi là trước đây anh có thích cười không?"

Hàn Văn Dật: ". . . . . . . . ."

Anh cũng không cảm thấy như trước đây. . . . . . Được rồi, anh không cười, nhưng anh cũng không phải là người thích cười.

Tất cả là lỗi của A Mạc Nhĩ.

Khi Hàn Văn Dật hoàn thành tất cả các khóa tâm lý học tích cực, anh nhận ra một sự thật. Cái gọi là tích cực, điều quan trọng nhất không phải là bạn làm bao nhiêu việc để bản thân năng động và khỏe mạnh hơn mà điều quan trọng nhất và không thể thay thế được là một người cuối cùng cũng nhận ra sự bất hạnh của mình. Vì vậy khi anh bước vào lớp học tâm lý học tích cực, mở sách giáo khoa và thành tâm sẵn sàng thay đổi. Khoảnh khắc anh thay đổi suy nghĩ và sẵn sàng thay đổi, ngay cả khi anh ấy chưa học được gì, thế giới đã trở thành một thế giới hoàn toàn mới trong mắt anh.

Sau này, khi bắt đầu công việc tư vấn tâm lý cho mọi người, anh mới hiểu rằng điều quan trọng nhất và không thể thay thế trong công tác tư vấn tâm lý không phải là phương pháp điều trị cao siêu, mà chính là người khách chân thành tìm kiếm sự giúp đỡ và sẵn sàng mở lòng với người tư vấn tâm lý. Khi họ có thể nói “xin hãy giúp tôi”, khi họ tin rằng mình có thể được cứu, thì họ đã được tự cứu được chính bản thân mình hơn một nửa chặng đường.

Đương nhiên, đây là chuyện để sau, khi đó Hàn Văn Dật không hiểu những chuyện này. Anh chỉ cảm thấy bầu trời quê hương xanh thẳm lạ thường, mây quê hương trắng xóa lạ thường, cô gái trước mặt anh cực kỳ xinh đẹp, và tâm trạng của anh cũng cực kỳ tốt.

Tiền Tiền hỏi Hàn Văn Dật: "Anh ơi, anh định ở lại bao lâu?"

"Hai ngày," Hàn Văn Dật trả lời, "Anh sẽ trở lại Mỹ sau cuối tuần."

Tiền Tiền chặc lưỡi, không vui lắm: "Anh từ Mỹ đi tới đi lui cũng phải 30 đến 40 tiếng đúng không? Anh chỉ ở hai ngày thôi sao? Vậy sao anh lại quay về?"

Hàn Văn Dật nhún vai: "Để hoàn thành bài tập giáo sư giao cho."

Khi đó Tiền Tiền đã học năm thứ ba trung học, và cô ấy chuẩn bị vào đại học, cô ấy đã bị sốc bởi câu trả lời: "Các trường đại học ở Mỹ cao cấp như vậy ạ? Gửi sinh viên ra nước ngoài chỉ để làm bài tập? ! Cha em cả đời đều là giáo sư, mà còn chưa bao giờ được nhà trường cử ra nước ngoài!”

Sau đó cô quay đầu lại cười: "Ha ha, năm sau em cũng thi đại học, hay là em đi nước Mỹ tìm anh nhé? Em muốn tới đại học A. Sau một thời gian em làm bài kiểm tra của bọn họ thì em đã vượt qua được kỳ thi đầu tiên rồi!"

Hàn Văn Dật có chút ngạc nhiên, đại học A là một trường nghệ thuật nổi tiếng trên toàn thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ đã bước ra từ trường đó. Những sinh viên có thể được nhận vào đều là những người có tài năng bẩm sinh. Mặc dù Tiền Tiền có vẫn chưa được nhận, nhưng cô ấy có thể vượt qua bài kiểm tra ban đầu, điều đó cho thấy trình độ của cô ấy đã rất cao.

Hai người đi xuyên qua khuôn viên trường đại học T, đi về phía tòa nhà gia đình.

Trên đường đi, Tiền Tiền phàn nàn rằng Hàn Văn Dật quá thờ ơ.

Hàn Văn Dật đã ở nước ngoài hơn hai năm và anh ấy chưa bao giờ quay về nước. Hai người đã liên lạc qua mạng, nhưng dù sao cũng có sự chênh lệch múi giờ tận mười ba tiếng, ngày và đêm của hai người hoàn toàn đảo ngược. Phải có kỷ luật, mà bản thân Hàn Văn Dật cũng là người có kỷ luật, cho nên hai người gặp nhau hàn huyên vài câu thực sự rất khó, thường thì một chủ đề mấy ngày cũng không xong. Thời gian dần trôi đi, việc liên lạc cũng trở nên hiếm hoi.

Cô cũng làm nũng với Hàn Văn Dật: "Anh không nhớ em chút nào. Anh cũng không biết gửi cho em một tấm bưu thϊếp như một món quà nhỏ. Anh đã quên tình bạn cách mạng của chúng ta ngay khi ra nước ngoài sao?"

Hàn Văn Dật chưa kịp giải thích, cô đã vui vẻ trở lại: "Không sao, khi em sang Mỹ thì chúng ta lại có thể ở bên nhau. Sau đó, em sẽ giúp bạn khai phá toàn bộ các món ăn ngon ở đó!”

Khi hai người đến tòa nhà gia đình của Đại học T, Hàn Văn Dật đến ngồi ở nhà Tiền Tiền trước.

Tòa nhà gia đình là tư gia kiểu cũ, được xây từ sớm, tường cách âm không tốt lắm. Hai người vừa tới cửa đã nghe thấy tiếng vợ chồng nhà họ Tiền cãi vã bên trong.

"Lại mua sách, lại mua sách! Trong nhà chỉ từng ấy chỗ trống, sách hỏng của ông cũng không biết đường mà chuyển đi!" Tiền Mỹ Văn rống lên đầy tức giận, "Mua nhiều sách như vậy thật lãng phí tiền, sao ông không đến thư viện mượn?”

Tiền Vi Dân đau khổ kêu lên: "Vợ ơi, nhẹ tay, đừng làm nhăn bìa sách."

Tiếng rống của Tiền Mỹ Văn đột nhiên trở nên thâm thúy hơn: "Bìa sách bị nhăn rồi hả? Mở to mắt nhìn xem khuôn mặt và bàn tay của vợ ông nhăn nheo đến mức nào?! Đều là vì ông làm tức giận mà nhăn lại! Nếu ông đau lòng Phùng Hữu Lan, đau lòng Tiễn Mục thì ông đi mà sống với bọn họ đi!”

"Được rồi, được rồi, bà tức giận cứ việc nói cho tôi biết." Tiền Vi Dân bất đắc dĩ dỗ dành, "Chúng ta đặt sách xuống trước đi, anh Phùng và anh Tiễn không có tội tình gì với bà.”

Hai vợ chồng cãi cọ. Cãi cọ là chuyện thường ngày trong nhà họ Tiền. Tiền Tiền đã quen nghe từ lâu, và hầu hết những lời mỉa mai của cô đều được học từ cha, tất cả đều lọt vào tai Hàn Văn Dật khiến cô khuôn mặt nhỏ của cô nhăn nhó.

Cô ra sức ho hai lần ở cửa.

Căn phòng lập tức im lặng.

Một lúc sau, Tiền Mỹ Văn đi ra mở cửa, trên mặt kèm theo cả một nụ cười nhiệt tình. Bà ra hiệu cho Hàn Văn Dật vào và nhanh chóng ngồi xuống. Người ta nói phụ nữ thay đổi sắc mặt thì sẽ trở thành một người khác. Anh không thể tin được rằng đây người vừa rống lên như sư tử trong phòng lại là người dì xinh đẹp này.

Hàn Văn Dật vừa bước vào phòng đã nhìn thấy mấy chồng sách chồng chất bên tường.

Diện tích nhà của gia đình họ Tiền không nhỏ. Một hộ hai phòng ngủ rộng khoảng sáu mươi mét vuông. Hai vợ chồng giáo sư Tiền ở một phòng, Tiền Tiền ở một mình một phòng. Cái giá sách đã chiếm một nửa phòng ngủ của hai vợ chồng. Phòng khách chỉ lớn như vậy, còn có một tủ sách chen vào. Thế nhưng vẫn không chứa nổi bộ sưu tập sách của giáo sư Tiền, có quá nhiều sách phải đặt dưới sàn. Khó trách mà Tiền Mỹ Văn phát điên lên mỗi khi bà dọn dẹp nhà cửa.

Hàn Văn Dật và Tiền Tiền bước vào phòng của cô, căn phòng bỗng trở nên chật chội chen chúc. Chiếc giường đơn kê trong góc một cách đáng thương, trên tường treo đầy tranh sơn dầu, màu nước, tranh cắt giấy, tranh xếp hình. Cạnh cửa sổ có một chiếc bàn làm việc. Trên bàn còn bày đầy đủ loại mô hình và đồ thủ công mỹ nghệ, chỉ còn sót lại một góc nhỏ tội nghiệp. Đó là nơi để cô làm bài tập kiếm tiền. Nó không giống như căn phòng của một cô gái, nó giống một cửa hàng bách hóa hơn. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, căn phòng này là chật chội nhưng không xô bồ, nhìn lâu cũng cảm thấy thú vị.

Hàn Văn Dật đứng bên tường nhìn hết bức tranh này đến bức tranh khác, anh hỏi Tiền Tiền: "Đây đều là tác phẩm của em à?"

Tiền Tiền vô cùng đắc ý, cằm nhỏ vểnh lên cao: "Sao nào? Anh có thấy em lợi hại không?"

Khi đó, Tiền Tiền vẫn là một cô gái trong sáng, tràn đầy tự tin.