Hoàng hậu thản nhiên nói: “Bệ hạ, hà tất khó chịu như thế. Các mỹ nhân trong hậu cung mỹ đề khóc lóc om sòm thương nhớ hậu vị của ta, hẳn là cũng không ít khóc lóc la lối sụt sịt muốn ngài phế hậu. Nếu ngài thực sự thương xót mỹ nhân, phế ta đi thì có sao đâu?”
Hoàng đế cười lạnh: “Hoàng hậu không vừa mắt vị phi tử nào của trẫm, không ngại thì cứ nói thẳng.”
Hoàng hậu nhẹ nhàng nở nụ cười, nói: “Yên tâm, không động vào bảo bối của ngài đâu.”
Hậu cung khoảng hơn trăm phi tần quân thị, chỉ mỗi Hoàng hậu biết rốt cuộc Hoàng đế yêu thích ai.
Là Cấp Sự Trung Hình khoa, một chức quan thất phẩm nho nhỏ.
(1) Hình khoa: một trong sáu khoa thời Minh Thanh, phụ trách xử lý án hình sự. Cấp Sự Trung là một chức quan đã có từ thời Tần, nhưng chỉ là một chức kèm thêm của các chức Đại Phu, Bác Sĩ, Nghị Lang v.v… với nhiệm vụ làm cận thần cố vấn cho vua trong những trường hợp đặc biệt. Đến đời Tấn, chức vụ này mới trở thành một chức quan độc lập. Nhiệm vụ của chức quan này là đọc các tấu chương và trình lên vua nội dung tóm tắt, giảo duyệt những chiếu văn được soạn thảo theo lệnh vua, xét xử những đơn từ kêu oan từ các cấp dưới v.v…
Trong đợt thi điện bảy năm trước, một cử tử Vân Châu được Hoàng đế nhìn trúng vì vì dung mạo xuất chúng, thuận miệng nói một câu: “Trông ngươi đẹp đẽ như vậy, nếu vào hậu cung của trẫm thì không cần phải chịu nỗi khổ chìm nổi công văn lao hình chốn quan trường nữa, ngày mai trẫm sẽ cho phụ thân của ngươi thăng ba cấp vào kinh làm quan.”
(2) Cử tử: Chỉ những người đọc sách được đề cử tham gia thi thời khoa cử.
Nhưng cử tử kia lại đáp: “Thảo dân học hành gian khổ là vì thiên hạ muôn dân xã tắc, nếu khuôn mặt này khiến bệ hạ vui vẻ, muốn thảo dân làm chim tước trong l*иg son, kính xin bệ hạ ban thưởng thảo dân một con dao găm, thảo dân tự mình phá hủy khuôn mặt họa quốc này.”
Nghe xem, cương liệt nhường nào, khí khái văn nhân thà chết không cong nhường nào.
Từ đó về sau, hồn của vua một nước bị câu đi.
Đầu tiên là bất đắc dĩ lưu người nọ ở Quốc Tử Giám.
Nhưng cử tử kia lại nói một câu: “Bệ hạ đang chặt cánh chim cứng cỏi của ta đó sao?”
Hoàng đế cực chẳng đã chỉ có thể thả người nọ ra ngoài, đến Nghiệp Châu làm một quan huyện.
Sau ba năm, ăn nói khép nép mềm mỏng nhẹ nhàng, cuối cùng đã dỗ dành người nọ trở về, làm quan ở Hình khoa.
Được gọi là coi như trân bảo, thật sự xa sợ mất, gần sợ chọc.
Thế nhưng với bên ngoài, Hoàng đế vẫn nắm tay Hoàng hậu ngày ngày, ra vẻ rất yêu thê tử cực kỳ sủng ái, khiến lòng đố kị khắp hậu cung ba ngàn đốt về hướng Phượng Nghi cung, nhưng tuyệt đối không dám liên lụy đến bảo bối vẫn ngông nghênh như lúc ban đầu của hắn.