Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt

Chương 158: Hồi Hai Mươi Sáu: Dư âm mùa Giáng Sinh (b)

Xe cháo Tiều chỉ mở bán vào vắt khuya. Khách ăn xếp hàng chờ từ sớm, đủ mọi trạng thái Hỷ - Nộ - Ái - Ố hiện trên gương mặt họ.

- Cường từng ăn cháo Tiều chưa?

- Rồi, quán này hợp nhứt nên tôi mới dẫn Bân đi ăn.

Đứng đợi chừng một tiếng đồng hồ, hai người mới có chỗ ngồi. Bàn còn chưa kịp dọn, họ đã phải ngồi xuống ngay kẻo mất chỗ. Xui xẻo sao khách trước ăn uống không sạch sẽ nên nhìn khá ghê và dơ.

Vừa giúp thằng nhỏ bồi bàn dọn dẹp, Mạnh Cường vừa bình phẩm:

- Có nhiều người mắc một cái tật, là hễ coi clip giới thiệu đồ ăn - thức uống nước ngoài là phải chê cho bằng được, không quên đính kèm câu "Đồ ăn Việt Nam là ngon nhất". Dân xứ nào thì quen khẩu vị xứ đó, đâu ra cái tâm lý hãnh tiến vậy? Chưa kể đến thấy món gì cũng chê đắt, ăn xong không dám đi "xả" vì tiếc của; trong khi không chịu nhìn lại mệnh giá và mức lương hằng tháng của nước người ta ra sao.

Tào Việt Bân ăn thử bánh quẩy, rồi che miệng khen giòn ngon, không bị ngậy dầu.

- Cường có từng được cử đi học tập hay đi công vụ bên nước ngoài như tôi không?

- Có. Vài năm trước có sang Hoa Kỳ một chuyến.

- Đồ ăn Việt bên đó ra sao?

- Đồ ăn Việt Nam bán bên Mỹ không ngon đâu, vì phải nêm nếm cho hợp khẩu vị người bản xứ mà đầu bếp phải gia giảm hương liệu sao cho bớt nặng mùi và dễ ăn.

- Tôi là người Đại Hàn mà còn không nuốt trôi món bạch tuộc sống. Và một số loại kim chi, điển hình như kim chi trộn với con hàu.

- Cho nên thành một cái tật, mỗi bận xem clip giới thiệu đồ ăn, tôi bỏ qua phần bình luận để giữ cho tâm bình khí hòa. Suốt ngày cứ ra rả "hãnh diện" với "tự hào"...

Bài hát đang phát ra từ chiếc radio của ông bán kẹo kéo mang tên "Bức tranh Xuân" do Như Mai trình bày, nhạc phẩm này được nhạc sĩ Anh Bằng đặt lời Việt từ bản "Trung Quốc Cha Cha Cha" của nhạc sĩ Đài Loan Dật Danh. Về sau bị người khác tự ý đổi tựa thành "Con bướm Xuân":

"Con bướm xinh, con bướm xinh, con bướm đa tình

Đùa vui với lũ hoa mai, bó lan đang hòa mình..."

Kế đến là "Tuổi mùa Xuân" cũng do cô Như Mai ca, một sáng tác của nhạc sĩ Song Ngọc:

"Em thích mùa Xuân được ngủ ở bên gốc mai

Trong nắng mùa Xuân mình được một giấc mơ đẹp..."

Ông chủ quán cháo Tiều gặp lại người bạn già, hoan hỉ mời lát ngồi nhậu với ông ta vài ve.

Sau khi nhận lời tri kỷ, ông bán kẹo kéo mới quay sang hỏi người ký giả có bút hiệu Sương Tuyết:

- Cậu tới đây phỏng vấn tôi để tìm tư liệu viết bài à?

- Dạ phải.

Tấm thẻ bài mà bà cụ trao cho Đặng Xương Tuyết, nay anh gửi lại cho người thương-phế binh già. Ông cụ vừa mân mê tấm thẻ bài rách tên vừa tâm sự cho anh hay quãng đời của mình, từ những vui buồn trong quân ngũ, cho đến cuộc sống hiện giờ. Tiếng nói của cụ thật trầm và ấm, lại rõ ràng, mạch lạc. Câu văn súc tích, không đung đưa dài dòng, đúng nết "Lính mà em". Vợ cụ lắng tai nghe chồng nói, trên miệng nở một nụ cười tươi rói như hoa hàm tiếu ngậm sương sớm.

Có lẽ buồn tai, bà cụ bật những tình khúc của Đặng Thế Phong lên nghe. Bài đầu tiên bà nghe là "Con thuyền không bến" do danh ca Thái Thanh trình bày:

"Đêm nay Thu sang cùng heo may

Đêm nay sương lam mờ chân mây

Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng

Như nhớ thương ai chùng tơ lòng..."

Ông cụ thấy vậy thì ngừng thực hiện phỏng vấn mà chuyển sang giới thiệu đôi nét về người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh cho cậu ký giả nghe:

- Nhạc sĩ Đặng Thế Phong chết vì bệnh ho lao khi chưa đầy hai mươi ba tuổi. Trong những năm tháng cuối đời của mình, bên cạnh ông luôn có cô bạn gái tên Tuyết; thời đó ho lao và phong cùi ghê gớm là thế, mà nàng vẫn không rời xa ông một giây, suốt ngày túc trực bên giường bệnh săn sóc và yêu thương ông. Đau đớn phận mình, mà cũng xót xa vì lo sợ bạn gái sẽ bị mình lây bịnh, nên ông đã sáng tác hàng loạt nhạc phẩm sầu thảm như "Giọt mưa Thu - Sầu vạn cổ", "Đêm Thu",... để bày tỏ nỗi uẩn ức của mình. Sau khi ông mất, bà đã để tang và lo đám cho ông như một người vợ. Còn bài hát "Con thuyền không bến" mà cậu vừa nghe được ông sáng tác khi hay tin cô Tuyết ngã bệnh và nhắn ông về thăm mình; lúc này ông vẫn chưa mắc bệnh.

- Như Hàn Mặc Tử vậy. Chỉ khác nhạc sĩ mắc bệnh ho lao, còn thi sĩ mắc bệnh phong cùi.

Ông cụ gật đầu, rồi mỉm miệng cười nói:

- Nếu chịu tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, sẽ thôi có cái nhìn thiếu khách quan về nó. Người bị bịnh nặng và rơi vào hoàn cảnh không biết mình chết lúc nào thì chuyện suốt ngày sáng tác nhạc ủy mị, khóc lóc là lẽ đương nhiên.

- Hiểu biết sẽ giúp ta sống cảm thông hơn...

Con gái của ông bạn già đãi vợ chồng cụ mỗi người một ly bạc xỉu có xịt thêm chút kem tươi beo béo.

Nói lời cảm ơn xong, ông cụ tiếp tục chủ đề:

- Một số ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc Vàng cũng đã từng hát nhạc Đỏ, sau năm 75 không hát thì lấy gì mà kiếm sống, nên họ chấp nhận hát để có tiền trang trải và nuôi lấy gia đình. Họ không chê bai nhạc Đỏ, thành thử ra đâu có gì đáng để lên án. Cái thứ dòng hôm trước chửi, hôm sau hát nó mới mắc cười; nhất là con cháu của mấy ông nhạc sĩ nhạc Đỏ đó.

Bà cụ xen vào:

- Tôi không bận tâm tới đời tư của các ca sĩ nhạc Vàng, bởi ngay trong chính dòng tộc của mình tôi còn không nắm chắc Thực - Hư, thì huống hồ chi là người dưng nước lã.

Người thương - phế binh có lẽ trong người thấm mệt, nên thôi nói, cụ cúi mặt lấy lá dừa đan thành con cào cào cho mấy đứa trẻ đường phố. Vợ ông thì đang kéo từng khối kẹo đặc quẹo và cứng ngắc để phân ra bán; ở nhà chán quá nên hai vợ chồng đòi sống đòi chết mua xe bán kẹo kéo cho bằng được, các con cũng đành phải chiều theo ý đấng sinh thành. Đặng Xương Tuyết ngồi chỉnh sửa bài viết trên một cột mốc gần đó, nghĩ đến khuôn mặt phẫn nộ y như cái biểu tượng cảm xúc Facebook của anh Ba Hói mà anh cười khì.

"Nếu một mai khi hòa bình

Anh sẽ dìu em qua lối xưa

Cho từng ngón tay đan lại ái ân ngọt mềm..."

"Lời cho người yêu nhỏ", là một tác phẩm của ca-nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh.

Mạnh Cường đợi ký giả Sương Tuyết đi khỏi mới ghé mua kẹo kéo. Mỗi người mua ba cây, thêm đậu phộng rang giã nhuyễn.

Hai người lái xe vào con hẻm mà Trần Cảnh Chiêu báo cáo mấy bữa trước. Đó là một con hẻm cụt, khá hẹp. Điểm quái đản đầu tiên họ phát hiện ra là hai căn nhà nằm phía cuối con hẻm đều bỏ hoang, ngay cả một tên nghiện xì-ke cũng không chọn làm nơi hút chích.

Mỗi người chia nhau một căn, Mạnh Cường kiểm tra căn nhà bên phải, còn Tào Việt Bân thì lo bên trái. Diện tích của mỗi căn không giống nhau, căn trái lớn hơn căn phải, nhưng căn phải có lầu và sân thượng còn căn trái thì chỉ là một ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ. Bên trong cả hai căn cỏ mọc um tùm, rác rến đầy rẫy, những cành cây mục ruỗng phủ khắp mặt sân; trên mái, mùi phân mèo, c*t chuột khăng khẳng, chua loét, chưa kể đến những cái lỗ chó đào rải rác mọi nơi.

Ông già đang nằm nghe cải lương trong buồng, nhờ cái cửa sổ trổ ra phía lộ mà cụ trông thấy hai người thanh niên đương thập thò trước nhà hai đứa bạn già. Không bước ra ngoài, cụ đứng bên khung cửa sổ mà lớn tiếng nạt, "Quân ở đâu vậy? Dòm ngó gì nhà người ta đó?"

Tào Việt Bân đứng sát hàng rào nhà cụ mà trả lời rằng, "Dạ, tụi con đi coi nhà. Tại mắc tăng ca nên giờ mới tới."

- Í, nhà này rao bán hồi nào mà tui hổng hay vậy? Mà rao bán một lượt nữa chớ...

Mạnh Cường đọc địa chỉ đã chuẩn bị sẵn.

Nghe xong, ông cụ vuốt chòm râu dài và cười ồ lên:

- Đó, tui nghĩ có sai đâu. Đi lộn nhà rồi. Cái hẻm đó với cái hẻm này khác nhau có mỗi chữ cái; xóm này đánh dấu hẻm A5, còn hẻm kia B5.

Mạnh Cường cũng cười:

- Hèn chi mà tụi con hổng thấy chủ nhà ra tiếp đón như đã nói qua điện thoại.

- Nhưng hai căn này nếu sửa soạn coi cũng được quá chớ, bỏ không con thấy uổng quá, sao người ta hổng cho thuê vậy cụ?

Ông cụ nổi máu nhiều chuyện "khai" hết cho hai người hay:

- Hổng biết mắc cái giống gì mà bức tường có mùi rất tanh. Họ chịu hổng nổi nên đã dọn đi nơi khác rồi.

- Chà, tụi con chịu mùi tanh nổi, chủ nhà mà chịu bớt tiền kha khá là con mướn liền.

- Thiệt hôn? Tui nhắn hai đứa nó liền.

- Dạ thiệt.

Ông cụ biết mình "hố", nhưng nghĩ đã trót thày lay thì thày lay cho trót, nên hỏi số điện thoại của hai người, rồi hẹn sáng mai ghé quán cà-phê "Sóng Nhạc" gặp mình.

Ngồi sau xe của anh bạn đồng nghiệp, Tào Việt Bân cười tủm tỉm:

- Người già công nhận dễ bị "hố" thiệt.

- Sao này hai đứa mình cũng y chang hà.

...

Sáng hôm sau, y hẹn, đôi bên đến quán "Sóng Nhạc" cùng một lúc. Ông cụ đi cùng hai đứa bạn già; ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, thẳng thớm, và trên người sực nức hương dầu gió và cao dán Salonpas - Hai "thần dược" của phần đông người cao tuổi đất Việt xứ Nam Kỳ.

Tất cả uống cà-phê đen đá, ngọt hay đắng thì tùy theo sở thích từng người.

Trong buổi trò chuyện, cụ Nhà Lầu nói rất ít, cũng không chủ động vấn đáp như hai đứa bạn. Đôi mắt phượng hẹp dài và rất sáng của cụ tự nhiên khiến cho hai người điều tra viên cảm thấy e dè.

- Rồi ai sẽ bỏ tiền ra thu dọn "bãi chiến trường" đây? - Cụ Nhà Cấp Bốn sực nhớ ra chuyện quan trọng nhất trong việc này nên vội lên tiếng hỏi.

- Tụi con có thể lo liệu được.

- Mày thấy sao hả Hoàng?

- Thôi để hai cậu này mướn nhà mày đi. Tao tính sửa sang căn nhà cho thằng con tao làm văn phòng.

Hợp đồng được soạn thảo ngay sau đó, cả tiền đặt cọc cũng được chung.

Để ăn mừng việc mướn nhà xuôi chèo thuận mái, ba ông cụ đãi hai cậu trai trẻ một bữa cơm tấm sườn, bì, chả, trứng và một chầu đồ uống.

Bản nhạc "Đẹp giấc mơ hoa" do Duy Trác ca như dang tay đón mọi người vào nhà hàng sân vườn xanh mát nghỉ chân và ăn uống. Đã gần nửa thế kỷ, nhưng vẫn chưa có nam ca sĩ trẻ nào có tiếng hát vừa hay vừa riêng và hết sức trầm ấm như cụ.

- Thi sĩ Kim Tuấn là Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, hậu duệ năm đời Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Bài hát "Anh cho em mùa Xuân" mà năm nào Tết đến cũng nghe xuất phát từ bài thơ của ông, nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc và có chỉnh sửa một số chỗ để ý câu hay và khớp nhạc hơn.

Cụ Nhà Lầu thuở xưa cũng mộng ca sĩ lắm, nhưng vì tiếng hát không đủ đặc sắc nên chẳng mấy ai nhớ tới. Hát hay thì dễ, nhưng có giọng ca riêng là chuyện rất khó, có cưỡng cầu mấy cũng không thể có được.

oOo

Vẫn như thường lệ, Trì Thương ôm y bát đi khất thực. Bị mắng nhiếc và chửi bới là chuyện thường tình, nhiều người còn quay phim rồi tải lên mạng xã hội với những lời lẽ dung tục, thiếu hiểu biết và châm chọc rất ác miệng; chú vẫn làm lơ hết.

- Sáng thấy thằng ăn xin là biết nguyên ngày hôm nay không làm ăn gì được rồi.

Trì Thương nở nụ cười hòa ái với người đàn bà vừa buông lời bỉ bôi mình, rồi chắp tay chào bà ta một cái trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Không biết chột dạ sao đó, hay do sự yếu lòng cố hữu của phụ nữa, bà bặm môi quát lớn:

- Ê! Cái chú gì kia! Lại đây tôi cho đồ ăn!

Trì Thương dừng bước, nhưng không quay đầu lại, tay trái của chú bắt ấn thủ cầu bình an cho người đàn bà nặng nợ thế gian đến nỗi thích sinh sự với người dưng để giải tỏa sự uất nghẹn trong tâm hồn.

- Nhà không có đồ chay, ăn cái này được không?

- Như Lai không có ăn chay, ai cúng dường gì thì ăn nấy.

- Thiệt không đó?

- Người đề ra luật ăn chay trường và sống đời khổ hạnh, kèm theo những giới luật khắc nghiệt là Đề-Bà-Đạt-Đa, không phải Phật Tổ. Người ngoại đạo và một số người trong đạo lâu nay toàn hiểu cách tu nhà Phật theo lối Đề-Bà-Đạt-Đa, thành thử đã gây ra những tranh luận và hiểu lầm đáng tiếc.

Bà ta hãy còn hoài nghi, con ngươi của bà vằn lên những tia máu đo đỏ trông thật nanh ác.

- Thí chủ không có thức ăn chay sẵn... - Trì Thương che mắt trái, rồi nhoẻn miệng cười mà nói. - Bữa nay nhà thí chủ không nấu cơm, chẳng lẽ vì giữ giới mà tôi bắt thí chủ phải đi nấu cơm, hoặc chạy ra chợ mua dĩa đồ chay hay mua đồ về nấu cho tôi ăn sao? Đã nói tu thì phải buông bỏ, tu mà còn chấp từ miếng ăn, nước uống, cách ăn mặc, dáng điệu hành xử của người cúng dường, lời nói thế gian nặng hay nhẹ, ngọt hay đắng thì cũng bị coi như làm trái lời dạy của Đấng Thế Tôn. Trong quãng đời hoằng pháp và gieo ruộng Phước Duyên, Phật Tổ đã từng bị sỉ nhục, mắng nhiếc, vu khống, hãm hại, truy sát, hiểu lầm, sanh sự, ghen ghét, đàm tiếu,... đủ mọi hương vị tiêu cực mà một người bình thường nếu vương vào ắt sẽ phát điên hoặc từ tốt hóa xấu; nhưng Ngài vẫn lặng thinh, để mặc những Quả xấu từ khẩu nghiệp ấy hoàn lại kẻ vừa thốt ra, nói cho dễ hiểu thì như thí chủ tặng tôi món quà, tôi không nhận, thì món quà ấy sẽ trở về tay của thí chủ, pháp thoại này thuộc một bài Kinh của Phật Tổ, tôi chỉ nương vô để làm ví dụ cho thí chủ dễ hiểu thôi.

- Vậy sao...

- Nếu bánh mì bơ của thí chủ là chay thuần, tôi sẽ không lấy vịt quay.

Bà ta trề môi, nhưng cũng quày quả đi lấy vịt quay và một ổ bánh mì đặc ruột nướng bơ ra đãi Trì Thương.

- Nè.

Trì Thương chắp tay cảm tạ.

- Sao Thầy không giận tôi?

- Hồi Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, vì một lần cảnh tỉnh bà hoàng hậu nước láng giềng mà Ngài bị bà ta sinh tư thù, hôm đó Ngài cùng tôn giả Ananda vào thành ấy khất thực, đi đến đâu cũng bị dân chúng nước đó chửi mắng. Thấy Ngài bị mọi người xúc xiểm, phỉ nhổ, tôn giả mới nài xin Như Lai đi tới nơi khác khất thực. Ngài hỏi nếu như tới nơi khác mà vẫn bị như thế thì phải làm sao, tôn giả đáp rằng con và Ngài lại đến nơi khác nữa. Ngài tiếp tục hỏi nếu như tới nơi khác nữa mà vẫn bị như thế nữa thì phải làm sao, tôn giả trả lời thì chúng ta đi tìm chỗ khác tiếp. Như Lai cười và thuyết giảng cho ông hiểu... Nếu được, mong thí chủ hãy tìm đọc Kinh Pháp Cú - Phẩm 23: Phẩm Voi, câu chuyện "Phật bị lăng nhục", để hiểu rõ hơn ý của tôi.

Bất chợt bà ta trông thấy một người đang lén lút ghi hình, liền phồng mang trợn má quát:

- Thằng chó đẻ! Quay cái gì mà quay? Ở nhà thì lừa gạt con gái người ta, bất hiếu với ông bà già; bày đặt lên mạng giảng giải đạo đức, đăng clip vạch mặt phường lừa đảo.

Trì Thương vẫn đứng bình thản như mặt nước ngày lặng gió; không hỉ hả khi thấy có người chửi giùm mình hay hốt hoảng can ngăn, sự việc diễn ra trước mắt tưởng chừng như chú xem là vở kịch trên sân khấu. Càng thấy cảnh hỗn loạn, xô bồ cõi Ta Bà, chú càng nhận thức sâu sắc lời Phật dạy; lòng hướng về Tam Bảo và Niết Bàn càng mãnh liệt hơn.

Cảnh sát đã có mặt tại hiện trường, kịp thời ngăn chặn một vụ ẩu đả và rất có thể dẫn đến đâm chém.

Trì Thương ngó thấy khuôn mặt của người thanh niên quay lén mình, chú buồn bã buông xuống một tiếng thở dài. Sát nghiệp quá nặng nề, đã đến giờ trổ quả rồi...

Chú rẽ trái, đi vào một con hẻm ngoằn ngoèo, rồi dừng chân trước một cái lều dã chiến của hai ông cháu.

"Cộc... cộc... cộc..."

- Ơi? Ai đó?

- Sadhu.

Trì Thương trút phần vịt quay vào cái tô sứt mẻ, rồi đặt ổ bánh mì nướng bơ thơm phức lên trên.

- Trời, cảm ơn Thầy nghen. - Ông già tàn tật vừa nói vừa đưa cái đùi vịt béo mẫm cho đứa cháu ốm yếu.

Trì Thương chắp tay, thay cho lời cáo từ.

Bà thím dữ dằn chứng kiến hết mọi việc, một nỗi niềm ân hận như thể sóng trào nơi đáy lòng bà.

- Sao đây?

Ông cụ thấy điệu bộ dữ dằn, tưởng đâu là phường bắt cóc con nít nên vội đẩy đứa cháu ra sau lưng, rồi nói:

- Ba má nó bỏ nhau, giao nó cho tôi nuôi.

- Thôi về nhà con này nuôi cho.

Ông cụ không đồng tình, nhưng vì dáng vẻ như con cọp của bà ta khiến cụ sợ hãi mà phải đi theo.

Đứng trước cửa hàng khang trang, rộng lớn, hai cụ cháu đưa mắt nhìn bà chằn trân trân.

Một đỗi lâu sau, cụ mới dám lên tiếng hỏi:

- Ủa, hóa ra là bà chủ đại lý nước giải khát hả?

- Ờ.

- Cô... cô cho ông cháu tôi về ở thiệt hả?

- Ờ. Tui hổng đẻ được, nên muốn đem thằng này với ông về nuôi cho đỡ buồn.

Ba người dắt díu nhau ra khỏi con hẻm nhếch nhác, bỏ lại quãng đời quá khứ tăm tối sau lưng...

Trở lại với người Tăng sĩ Theravada, Trì Thương hiện đương dừng chân trước cửa hàng thư pháp và văn phòng phẩm. Tiếng danh ca Thái Thanh trình bày bản nhạc "Tình tự tin" của nhạc sĩ Phạm Duy gợi cho chú nhớ lại người anh song sinh đã lâu không gặp:

"... Cuộc đời tin vào quá khứ, chứ mấy vào sớm mai

Ban chiều, chiều, chiều ơi..."

Có một ông đồ chắc nhỉnh hơn chú bảy, tám tuổi đang ngồi viết thư pháp; bên cạnh ông ta là một người "đệ tử" đi theo học nghề, đôi lông mày đẹp như vẽ. Trong nhà có hai người anh em sinh đôi đang nấu cơm dưới bếp, cũng là Mục sư như cậu thanh niên mà huynh trưởng Châu Lợi khen ngợi.

Trì Thương bỏ tay xuống. Rồi thong thả rảo bước về chùa Khánh Hỷ.

- Chú ơi.

- Trúng gió hay sao mà mặt mày xanh hơn tàu lá chuối vậy hả?

- Con... con mới vừa thấy ai giống chú y như khuôn đúc. Chỉ khác có mỗi cái đầu trọc.

Ông chú vỗ đầu thằng cháu mà mắng:

- Tưởng gì... Người giống người là chuyện bình thường. Có khách còn khen tao giống Cổ Thiên Lạc kìa...

Thằng cháu đương nhiên nhớ chớ, vì lời khen đó mà ông cậu đã bớt một mớ tiền cho bà khách dẻo miệng.

- Hả? Giống tao?

- Chú!!!

Ông chú đột nhiên chuyển làn đường mà không bật tín hiệu thông báo, khiến cho chiếc xe hơi chạy sau húc đuôi xe một cái rầm. Chú chạy luôn một lèo, không thèm ngó lại coi chủ xe kia như thế nào.

- Nó trốn mất rồi. Chụp được biển số chưa? - Lê Đức Hoàng vừa xoa trán vừa hỏi mấy đứa bạn.

- Trên xe trang bị sẵn máy thu hình, mày quên rồi hả? - Nguyễn Chí Công nói mà như nạt.

Thường Khán Bình sờ cái túi khí bị bung ra sau cú va chạm mạnh, rồi sờ khuôn mặt sưng như đầu heo của mình mà nghiến răng nghiến lợi nói:

- Tao quyết định rồi. Sửa xong sơn xe màu khác xả xui.

Tống Ngạn là chủ xe, đương nhiên các lùm xùm về vấn đề pháp lý do va quẹt xe sẽ do gã đảm trách, thành thử ra cái mặt quạu đeo.

- "Thôi em đừng khóc. Đừng khóc nữa để làm gì..."

Nghe thằng bạn Bảy Núi ca bài "Thôi" của nhạc sĩ Y Vân và thi sĩ Kim Tuấn, Tống Ngạn quay lại ký đầu nó một cái, rồi mới chịu gọi điện cho anh Dũng đến cẩu xe.

Gửi xe cho chỗ sửa xe xong, cả bọn đặt một chiếc xe taxi năm chỗ thông qua ứng dụng Uber để đến bệnh viện đặng thăm khám cho Thường Khán Bình. Hãy còn ba tiếng nữa thì mới tới giờ hẹn, nên họ sẽ có đủ thời gian để nghỉ ngơi sau cơn va chạm mạnh ban nãy. Người mà họ đi gặp là một bà thầy coi bói nức tiếng thành đô, bà ta sẽ trình bày dự đoán về người đắc cử tổng thống năm nay.

"Xịch."

- Trời, cái "Âm Hồn cốc" nào đây? - Thằng bạn Bảy Núi buột miệng bình phẩm.

Tống Ngạn gõ cửa ba tiếng rồi ngưng. Một chốc sau, cánh cửa làm bằng cây thao lao ấy mở ra, he hé thôi, nhưng cũng đủ để gã ghé mắt nhìn vào bên trong.

- "Nhạn vàng Bình Công" phải không?

- Dạ phải. Con là Tống Ngạn.

Đương thắc mắc tại sao bà cụ ngồi trên bộ ván mà cánh cửa tự mở, thì Tống Ngạn đã nhận được câu trả lời của bà:

- Tôi có cột sợi dây vô tay nắm. Hễ ai gõ cửa thì kéo mạnh dây.

Tống Ngạn ngoắc mấy thằng bạn vào nhà. Mỗi người chia nhau một cái ghế đơn nơi bàn nước, bà cụ vẫn yên vị trên bộ ngựa.

- Cậu này tính tình trái ngược với khuôn mặt. Lí lắc, thích diễn tuồng, hay chọc phá mọi người, lại còn có cái tật thẳng như ruột ngựa nên dễ bị chúng ghét. Sửa xong thành mặt hiền khô, đằm tính.

Lê Đức Hoàng vừa cười hì hì vừa gật đầu lia lịa.

- Thưa bà, cho phép con được chụp hình bà và "mọi người".

Bà thầy bói toán nhả bã trầu vào cái ống nhổ, rồi sửa sang vai áo chút đỉnh trước khi để Nguyễn Chí Công chụp hình.

Lẩn trong những tiếng "Lách tách" là một tràng cười nho nhỏ như đang trêu ngươi.

Kết thúc màn chụp hình rởn tóc gáy, cả bọn ngồi nghe bà thầy giảng giải. Chiếu theo lá số tử vi và bát tự tứ trụ thì tổng thống Khánh sẽ tái đắc cử năm nay, "Tái Ông mất ngựa" là trường hợp của ông chú.

Rời khỏi "Âm Hồn cốc" của bà thầy, cả nhóm đến tiệm sửa xe của anh Dũng. Tiện đường, mỗi đứa ghé quán cà-phê gần tiệm anh Dũng mua đồ uống cho đỡ khát. Lát nãy trong nhà bà thầy, ai cũng sợ bị "thư" và dính ngải nên không dám uống một hớp nước.

Không ngờ rằng anh Dũng đã ngồi đợi cả nhóm trong quán cà-phê; ông ngồi uống đá me và hút thuốc lá, cái áo thun ba lỗ dơ hầy vắt trên vai trái.

Thường Khán Bình vỗ vai người anh kết nghĩa đáng tuổi cha mình:

- Anh Dũng...

- Mấy bây đυ.ng sao mà hay vậy? Đèn đuốc bể hết, móp luôn đầu xe. Còn cái mặt mày nữa...

Tống Ngạn xen vào:

- Hư cái gì thì sửa với thay hết cho tụi em. Sẵn sơn màu khác luôn nhe anh?

Mai Tuấn Dũng châm điếu thuốc mới, hỏi:

- Màu gì?

- "Màu tím hoa sim". - Lê Đức Hoàng "ăn cơm hớt".

- Mày dám lái, tao sơn miễn phí.

Có tiếng cô gái hỏi họ muốn ngồi ở đâu để cô ta dọn bàn, Tống Ngạn chỉ vào bàn của anh Dũng thay cho lời đáp. Chưa đầy mười phút, đồ uống của mỗi người đã được đem lên.

Bản nhạc "Chủ Nhật này, trẫm nhớ ái khanh không?" được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Nhất Tuấn, do bộ đôi Ánh Minh và Justin Nguyễn trình bày. Đây là một trong số những tác phẩm hiếm người biết của bác.

- Ê, hổm rày chỗ tao có năm, sáu thằng lạ hoắc lạ huơ, giả bộ dắt xe vô sửa rồi hỏi tùm lum tà la...

Thường Khán Bình ướm hỏi:

- Tính kiếm chuyện vòi tiền bảo kê sao anh?

- Con c*c chớ lấy được tiền của tao. Tao nghi là do bà chị tao trước đây xích mích với ai nên giờ chúng tới phá rối.

Cả nhóm và nghĩa huynh trở về tiệm sửa xe. Chiếc xe Mitsubishi bảy chỗ đang nằm trên bệ đỡ, một người thợ đang đứng ở bên dưới lui cui chỉnh sửa.

- Ủa?

Tiếng kêu ngỡ ngàng của một người đàn ông lạ hoắc lạ huơ làm cả nhóm quay phắt lại nhìn.

Nguyễn Chí Công kêu lên:

- Nó nè...

- Chú chủ tiệm bánh?

Phần đuôi chiếc xe Cadillac của ông chú bị biến dạng khủng khϊếp sau cú húc của chiếc xe bên phía họ. Nhìn tới đâu xót ruột đến đó, vì chiếc xe đẹp và sang quá chừng mà giờ vừa trầy trụa vừa móp méo.

Vì nể mặt Lê Đức Hoàng, hai bên không xảy ra xô xát hay cự cãi. Người nào cũng dằn cái tôi xuống, và đưa bằng lái xe cho đối phương chụp hình để đem đi đăng trình với văn phòng bảo hiểm xe cộ.

- Chú Dũng chịu khó ghi biên lai rõ giùm tụi con, để tụi con dễ ăn dễ nói với chỗ bán bảo hiểm.

- Ráng ghi cho tôi kỹ kỹ nghen anh?

- Rồi, rồi... Tôi nghe rồi... Hai bên bình tĩnh cái coi...

Mai Tuấn Dũng sai hai thằng đệ tử ra "kê toa" cho hai chiếc xe hơi. Coi bộ chuyến này chú kiếm rất bộn. Nội phụ tùng thôi cũng đủ trả lương tháng này cho hai thằng đệ tử.

- Thay cho tôi hàng chính hãng.

- Anh tên gì để tôi ghi lại?

- Tôi tên Thương.

"Trì Thương - Phù hộ độ trì cho anh Thương", đó là pháp danh của em trai chú khi quy y Tam Bảo. Nó đã nguyện rằng nếu như chú tai qua nạn khỏi, nó sẽ xuất gia để cảm tạ Chư Phật và Chư Thiên. Ba má khóc hết nước mắt, nhưng vì sợ mình nuốt lời hứa sẽ khiến tính mạng anh Hai gặp nguy hiểm, em chú đã trốn nhà đi vào lúc nửa đêm. Nghe đâu nó đương tu ở núi Phượng Hoàng, thuộc đất Thánh An Giang. Hai anh em đều xăm chung bài Chú Lăng Nghiêm - Shurangama Mantra trên bắp tay trái.

Xong việc ở tiệm sửa xe, chú Thương đến văn phòng bán bảo hiểm xe cộ để giải quyết vấn đề pháp lý và thảo luận về tiền bồi thường; chú mua bảo hiểm hai chiều loại đặc biệt nên không sợ tốn quá nhiều tiền sửa xe.

- Ông chủ về...

- Ông chủ, tụi con không tìm được địa chỉ giao cái bánh này...

Đọc kỹ tờ hóa đơn xong, chú Thương khỏ đầu anh quản lý, rồi la là có vậy mà tụi bây cũng kiếm hổng được nữa. Tức mình, chú mượn chiếc xe gắn máy của anh quản lý, rồi lên đường tìm vị khách có địa chỉ tuốt tận Tây Thiên.

- Ơi cậu gì đó ơi?

Người thanh niên đứng khoanh tay trước cổng ngôi biệt thự có bộ dáng thật bặm trợn, đã thế còn xăm rồng, xăm phụng trên cơ thể, nên càng trông hung ác tợn. Anh ta nhìn nhìn hình xăm Chú Lăng Nghiêm trên cánh tay trái của chú, rồi hất hàm hỏi đi đâu đây. Chú đáp mình đi giao bánh; vừa nói vừa đưa hóa đơn cho anh ta xem.

- Bà chủ đi chùa rồi...

Nói đoạn, anh ta bấm số gọi cho ai đó.

Chưa đầy mười phút sau, vị khách ấy gửi tiền cho chú kèm theo lời nhắn, "Thành thật xin lỗi vì đã hủy đơn của em. Đây là tiền bồi thường của chị. Mong em thông cảm."

- Nè, cho cậu luôn đó. Nếu thấy ngon, mốt nhớ ghé quán tôi ủng hộ nghen.

Ngôi chùa Khánh Hỷ đã hơn một tuần vắng bóng chủ nhân. Trong sân lá khô rơi đầy, bầy chim sẻ giương đôi mắt buồn mà đứng đợi người tăng sĩ cho ăn. Vào khoảng thời gian này, có một người đàn bà phấn son sực nức hay ghé cho chim ăn vào vắt trưa, thường thì bà mang thóc, cũng có khi là bắp nếp hoặc vụn bánh ngọt.

Hôm nay cũng vậy, sau khi dùng bữa tại một quán cơm bình dân cách chùa chừng một cây số, bà xách theo túi đựng bắp luộc viếng chùa.

Vừa ngồi lể từng hạt bắp, bà vừa ngâm nga theo giai điệu tự nghĩ.

- Ơ, bạch Thầy.

Trì Thương đặt y bát trên thành lan can ở huyền quan, rồi khoan thai đứng tựa lưng vào một cây cột mà hỏi người đàn bà giang hồ già cỗi:

- Con người sở dĩ đau khổ là vì cứ vươn tay níu kéo... Tôn giả Ananda bởi thế mà không thể chứng đắc thành A-La-Hán thật sớm như các bạn đồng đạo; hễ ông thấy ai khổ là rưng rưng nước mắt và nhen nhóm lòng quyết tâm giúp đỡ cho bằng được, luôn dịu dàng và niềm nở với mọi hạng người, không ôm hận hay ghen ghét bất kỳ ai,...

Biết rằng người đàn bà này là cây khô gặp hạn, nên Trì Thương không khuyên giải lâu, chú ngồi xếp bằng trên sàn nhà gạch men bóng loáng thọ thực. Có một người sinh viên đã cúng dường cho chú một phần khổ qua - cà -ớt và một chai nước suối, chay - mặn lẫn lộn.

- Thầy ăn mặn?

- Phải.

Bà thôi ngạc nhiên, miệng thoáng nở nụ cười chóng vánh như bong bóng sau mưa. Rồi cúi mặt lể bắp. Bầy chim sẻ mừng rỡ, nhảy những bước chân vui đến gần bà. Trông thấy chúng, bà chợt nghĩ đến bài hát "Tôi đi tìm lại một mùa Xuân" của nhạc sĩ Đoàn Nguyên, mà bà từng nghe qua giọng hát của cố danh ca Lệ Thu và Ngọc Lan:

"Tôi đi tìm lại một mùa Xuân

Mùa Xuân xưa cũ đã qua mất rồi

Mà Xuân xưa vẫn còn dư hương..."

Bỗng nhiên, từng luồng ký ức ùa về tâm hồn bà, bà bồi hồi nhớ cố nhạc sĩ Lam Phương có một bài Xuân ca rất hay, mang tên "Mùa Xuân không còn nữa", dù rằng nội dung không ăn nhập gì với tâm sự của mình, chỉ là cái tựa nhắc cho bà nhớ mùa Xuân của bà đã không còn nữa.

- Sẻ sắp ăn xong, thí chủ cũng nên về...

Bà ngần ngại đặt câu hỏi trước khi đứng lên ra về:

- Thầy có họ hàng gì với ông chủ quán cà-phê và bánh ngọt mà tôi hay ghé không?

- Có.

Chiếc xe Maserati trắng đậu trước cổng vào nghĩa trang xóm nhỏ. Người đàn em của bà đang ngồi đọc báo giấy, hôm nay cậu ta mặc bộ âu phục màu trắng mà bà mua tặng.

Tiếng ca của cô Ngọc Lan trong bài "Đau đớn riêng em" làm cho người đàn bà phong trần ấy rơi lệ.

- Nè chị.

Vừa nhận tờ khăn giấy của cậu đàn em, bà vừa khẽ nói cảm ơn. Mùi hoa hồng thoảng vương nơi khứu giác bà.

- Lâu rồi em chưa thấy chị buồn như vậy.

- Cậu ăn gì chưa?

- Dẫu ổng không xuống tóc đi tu thì chắc gì ổng chấp nhận chị?

Bà phì cười, mà khóe mi vẫn còn vương lệ:

- Tôi mến cậu vì cậu rất thẳng thắn, tôi ghét cậu cũng vì cậu rất thẳng thắn.

Người đàn em trẻ tuổi cười khoe hai hàm răng trắng. Rồi trước lúc khởi động xe chạy đi, cậu không quên trêu ghẹo bà chị giang hồ bẳng cách bật bản "Giáng Ngọc" do cô Kiều Nga trình bày lên nghe; một trong những bài hát mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa:

"Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa

Vẫn tóc mây bay buông dài nồng thắm..."

Bà quay sang vỗ đầu cậu đàn em, rồi châm thuốc lá và hút phì phèo. Những nếp nhăn đã thấp thoáng sau nụ cười nhếch mép thương thay phận mình của bà.

Những tiếng chuông chùa buồn tênh mất hút sau làn khói độc hại của chiếc xe hạng sang. Cảnh chùa trở về cõi an nhiên, tự tại mọi khi.

oOo

Đặng Xương Tuyết và Phan Hoài Việt cùng nhau trồng cây mai trước ngôi mộ của em gái gã văn sĩ điên. Giống mai tứ quý, bông đỏ thắm, hương thơm nhè nhẹ rất duyên; lại dễ trồng, không cần phụ thuộc quá nhiều vào nước tưới và phân bón.

Uống xong một ngụm trà xanh kem mặn, anh thầy hỏi người bạn thiết:

- Lát bắt xe xuống Bạc Liêu thăm pháp y Chiêu hén?

Đặng Xương Tuyết gật đầu, rồi giục anh thầy đi vào nhà vệ sinh rửa tay, rửa mặt. Khu nhà vệ sinh ấy nằm trong nhà quàn, phục vụ cho những người đi viếng thân nhân và khách hàng của công ty mai táng.

- Tôi đóng tiền quý này...

Người nhân viên kiểm tiền xong, trao biên lai cho khách hàng ký tên. Rồi vừa nhìn anh ký tên, anh ta vừa niềm nở giới thiệu dịch vụ chăm sóc mộ phần mới nhất của công ty mình.

Đặng Xương Tuyết cất giọng cáo lỗi, viện rằng sẽ tính sau.

Chiếc xe đò mà họ sẽ đi đương đậu dưới bóng cây sứ trắng. Chỉ còn mười lăm phút nữa là nó khởi hành. Bác tài xế sốt ruột nên cử anh lơ xe đi "gom" các hành khách còn thiếu; về phần mình, bác chỉnh ghế ngả ra sau lưng, rồi nằm nghe Hùng Cường ca cải lương vở "Tuyệt tình ca - Ông cò quận Chín".

Hai người lững thững bước lên xe. Họ ngồi ở góc trái băng sau cùng của chiếc xe đò, góc phải đã có một đôi nam nữ ngồi; Phan Hoài Việt ngồi kế người nam.

- Tôi thích xem hài kịch "Những người thích đùa" do nhóm hài của chú Thành Lộc thủ diễn.

Phan Hoài Việt đưa cho bạn một gói đậu phộng rang, rồi cười nói:

- Tôi không thích xem thể loại hài kịch hay sử dụng các vẻ mặt phô trương thái quá, hú hét và văng tục để tạo tiếng cười. Nên càng ngày càng ít coi diễu hài. Đọc sách và nghe nhạc là hai thú vui thường ngày của tôi.

- Về vấn nạn làm đ* hạng sang, nhà văn Hồ Biểu Chánh đã từng tiên đoán trong cuốn "Nợ đời".

Sau mấy tiếng đồng hồ đi xe đò, hai người đã tới xứ biển Bạc Liêu.

Ruộng lúa phì nhiêu, các cô, các bác vừa mần ruộng vừa chuyện trò rôm rả. Từng đàn cò dáng mảnh bay thẳng cánh trên vòm trời phớt xanh điểm vài chấm mây trắng ngà. Nhịp sống nông thôn tươi đẹp và thanh bình ấy gợi cho hai người sống giữa phồn hoa, xô bồ nhớ về nhạc phẩm "Trở lại Bạc Liêu" do cô Phi Nhung ca; một sáng tác của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển:

"Về trông sóng lúa mênh mông

Hẹn những mùa vàng bội thu

Bạc Liêu miền đất phương Nam

Sáng ngời tình yêu thủy chung..."

Ngoài ông Vũ Đức Sao Biển ra, còn có nhạc sĩ Thanh Sơn chuyên viết những bài hát dành tặng vùng đất ven biển Đông này, như: "Bạc Liêu hoài cổ", "Bạc Liêu yêu thương", "Yêu cô gái Bạc Liêu", "Công tử Bạc Liêu",...

- Ai... ăn chè đậu đen, đậu xanh, bánh lá, bánh lọt hôn?

Hai người lại mua ủng hộ dì một phần. Anh thầy ăn chè đậu đen, còn gã văn sĩ điên ăn bánh lá; họ mua thêm đá bào để ăn cho đỡ ngán và ngon miệng hơn. Họ vừa ăn vừa cuốc bộ đến nhà Trần Cảnh Chiêu. Bóng mát của cây cối xuyên suốt chặng đường như những cái lọng che mát cho họ.

Băng qua hai cây cầu khỉ xiêu vẹo, rồi lại băng qua mấy cây cầu bê-tông ọp ẹp và khá hẹp, họ đã gần tới ngôi nhà của anh bạn thiết.

- "Sự Thật cũng như mặt trời, anh chẳng thể nào lấy tay che đậy được." Tôi vừa sưu tầm được câu nói này, rất tiếc không biết tác giả là ai để tìm đọc thêm sách hay triết lý của họ.

- Tuyết. Anh có từng nghĩ mình là Phật Tử không?

- Tôi phạm giới tùm lum thì làm sao xứng đáng được gọi là Phật Tử. - Đặng Xương Tuyết châm điếu thuốc thứ hai. - Vả chăng, thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, danh xưng này là "Con của Như Lai".

- Tại sao anh lại theo đạo Phật?

- Tôi còn nhớ năm đó, tôi chỉ mới mười lăm tuổi và là một đứa vô thần, không theo Phật cũng chẳng theo Chúa. Vì một biến cố mà tôi suy sụp tinh thần trầm trọng, trong đầu luôn có ý nghĩ tự sát. Một ngày nọ, tôi ghé nhà sách cũ và mua được ba cuốn "Truyện cổ Phật Giáo", hình như của nhà xuất bản Đồng Nai. Vài câu chuyện đầu tiên tôi không có cảm xúc gì đặc biệt, tới một câu chuyện kia, kể về một người làm nghề dọn phân trong kinh thành thấy Tăng đoàn của Phật Tổ đi gần tới chỗ mình, thì vội vàng nhảy xuống sông trầm mình dưới đó vì sợ làm ô uế Tăng đoàn. Như Lai quán sát tâm tư của anh ta, Ngài cất những bước chân vội vã đến nơi anh ta đương lẩn trốn, và dịu dàng nói, "Con ơi, Như Lai đến với con đây. Con đừng sợ hãi nữa..."

Nói tới đó, cặp mắt Đặng Xương Tuyết ngân ngấn nước. Anh hít vào một hơi thật sâu rồi chầm chậm thở hắt ra:

- A-Lại-Da-Thức của tôi đã thức tỉnh. Tôi lúc đó đã òa khóc nức nở và tự nói một mình rằng, "Phật ơi, con quay trở về với Ngài đây." Rồi kể từ ngày hôm đó, tôi theo chân Như Lai luôn.

Phan Hoài Việt vén cành cây trứng cá.

- Rất nhiều người có cái tật, cứ hễ nghe ai theo đạo Phật thì đều cho rằng vô chùa riết bị rù quến hay bị thầy chùa "thổi lỗ tai" nên mới tin theo. Trước thời điểm theo đạo Phật, năm thì mười họa mới đi đến chùa, chưa từng giao tiếp với thầy tu...

Phan Hoài Việt bỗng nhiên ngoắc Đặng Xương Tuyết tắp vào ven đường, ngay mé mương hoa dại nở rộ. Hai người thi nhau hái trái nổ ném xuống mương, nghe những tiếng "Bụp", "Bụp" vui tai vang lên sau mỗi lần ném.

- Tôi mới tìm được cuốn "Chuyện đời xưa" do cụ Petrus Trương Vĩnh Ký viết. Rất nhiều chữ xưa của miền Nam Việt Nam được quy tụ trong sách. Thời nay thấy tiếng Việt bị bóp méo và chữ nghĩa Nam Kỳ bị lãng quên tự nhiên tôi buồn quá.

- Tôi đã gặp rất nhiều người trên mạng xã hội, miệng thì bô bô chửi bới những người đi đấu tố, nhưng hễ ai đăng bài trái ý là họ lại chụp bài viết rồi biên bài phê bình nặng lời.

Biết Đặng Xương Tuyết đương bị Hội Nhà Văn đấu tố, Phan Hoài Việt đổi chủ đề:

- Đám giỗ nhỏ em anh tính nấu món gì?

- Cháo gỏi gà và dĩa tôm chiên sốt trứng muối.

- Anh hết tiền hả?

Đặng Xương Tuyết im lặng. Anh không tránh né ánh mắt của người bạn thiết.

- Tôi hùn thêm phần bánh xèo nghen?

Gã văn sĩ điên không trả lời. Điếu thuốc thứ hai được mồi trong một sự im lặng đặc hữu của không gian đường quê nắng gắt.

- Tôi cũng hùn nữa... Một nồi bò kho chánh hiệu Bạc Liêu.

Trần Cảnh Chiêu ngồi trên chiếc xe Air Blake, trên tay cầm máng một cái bịch đựng thức ăn cho chó, chiếc áo blouse trắng thoảng mùi hôi bệnh viện.

- Cảm ơn hai người. Không phải là do tôi không có tiền, mà là... chưa đầy mười người mà nấu đủ thứ món thì uổng lắm. Cúng kiếng đơn giản thôi.

- Ăn không hết thì chia cho bà con xóm lao động nghèo. Xem như hồi hướng công đức cho em gái anh.

- Anh theo Chúa mà cũng biết à?

- Tôi không biết đâu. Tỳ-Kheo Trì Thương và Châu Lợi đã nói cho tôi biết.

Rồi thì Trần Cảnh Chiêu chạy xe rà rà theo hai người bạn kết nghĩa, vừa đi vừa chuyện trò xôm tụ. Có tiếng chó sủa vọng ra từ ngôi nhà nào đó, âm thanh nghe sao sầu não ruột.

Đi được nửa đường, điện thoại của chàng pháp y đổ chuông. Xem số xong, Trần Cảnh Chiêu chạm phím "Kết thúc cuộc gọi".

Phan Hoài Việt tò mò hỏi:

- Lại đổi nhạc chuông à? Bài gì thế?

- "Tim buồn lên tiếng gọi" do Lê Anh Dũng ca, một sáng tác của nhạc sĩ lãng mạn Lê Tín Hương.

Đặng Xương Tuyết nhận xét:

- Tên của người ca sĩ này trùng với tên nam ca sĩ hải ngoại Anh Dũng, tiếng hát cũng từa tựa nhau, chỉ khác mỗi ngoại hình và dòng nhạc trình bày. Lê Anh Dũng hát đủ thể loại nhạc, từ nhạc Vàng cho đến nhạc Đỏ và một số bài nhạc tân thời; còn Anh Dũng hải ngoại chỉ hát mỗi nhạc Vàng và nhạc Trẻ.

Phan Hoài Việt chép miệng:

- Bác Anh Dũng ca hay mà chìm nghỉm.

Đặng Xương Tuyết tính châm điếu thuốc thứ ba, nhưng ngại làm phiền hai người bạn nên đành dập tắt. Anh quay sang nói tiếp chủ đề dang dở:

- Nếu lắng tai nghe kỹ, sẽ thấy âm vực của bác Anh Dũng cao và vang hơn. Điều đó được thể hiện rất rõ nét trong bài "Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau" - Thơ Du Tử Lê, Phạm Duy phổ nhạc.

- Còn tôi thích nghe bác Anh Dũng ca bài "Còn chút gì để nhớ", thơ Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc. - Phan Hoài Việt góp lời.

Ngang qua giáo xứ Đắc Lộ, Trần Cảnh Chiêu xin hai người bạn ngừng bước. Anh vào thăm vị Cha xứ được đám con nít gọi vui là Cha Rùa, đưa cho ông chút tiền ủng hộ cô nhi viện, rồi trở ra tiếp tục cuộc hành trình với hai người bạn.

Trần Cảnh Chiêu hát đôi câu trong bài "Hoài cảm" của nhạc sĩ Cung Tiến:

"Chiều buồn len lén tâm tư

Mơ hồ nghe lá Thu mưa

Dạt dào tựa những âm xưa

Thiết tha ngân lên lời xưa..."

Phan Hoài Việt góp lời:

- Nhạc phẩm "Hoài cảm" của nhạc sĩ Cung Tiến có rất nhiều ca sĩ trình bày thành công như Duy Trác, Sĩ Phú, Nhật Trường, Tuấn Ngọc, Thái Thanh, Lệ Thu,...

- Sao anh cười vậy Tuyết?

- "Viết tiểu thuyết chứ có phải đi ăn cướp đâu mà đòi nhanh". Câu này của Trần Dần trả lời cho câu hỏi của Phùng Quán.

"Làm thơ chứ có phải bửa củi đâu mà đòi một buổi là xong." Câu này của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trả lời cho câu hỏi của người đến lấy thơ.

Tự nhiên tôi cảm tưởng hai câu này nên dán ở Hội Nhà Văn.

Trần Cảnh Chiêu chép miệng:

- Mấy ông nhà văn, nhà báo, nhà luật mà nói ngang ba đàng cãi cũng hổng lại.

- Có một đứa cãi lại đó.

Phan Hoài Việt cười ồ:

- Tôi biết đứa nào rồi.

Vẫn cảnh cũ, vẫn người xưa, ngôi nhà mang dáng vẻ cổ kính nằm giữa bốn bề vườn cây xanh mát. Cha con cậu Ba đang trồng cây, chỉ có mấy tháng mà con trai lớn của cậu đã cao lên rất nhiều.

Chưa kịp mở cổng, một cuộc điện thoại gọi từ nhà thương đã khiến chàng pháp y giao lại chìa khóa cho hai người, rồi nhảy lên xe, phóng tới bệnh viện.

Con Phidel nhảy cẫng lên mừng rỡ, rồi ngoái vào trong nhà sủa om sòm. Hai chi trước của nó gác trên khung ngang của cánh cổng, cái đuôi quẫy quẫy liên tục.

- Gì mà mày sủa dữ vậy Phi?

Trông thấy hai người, nội vui mừng reo lên:

- Mèn đét ơi, bây hổng nói trước để nội dọn phòng.

Hai người cười xòa, biểu, "Không sao đâu nội."

Đặng Xương Tuyết và Phan Hoài Việt chia nhau lau dọn khách phòng. Để đỡ nhàm tai, hai người bật bản nhạc "Tình nhạt phai" do nam ca sĩ hải ngoại Sỹ Đan ca; nhạc phẩm ấy thuộc album "Tình nhạt phai" do đôi ca sĩ Sỹ Đan và Ngọc Huệ hát.

Trước khi lên bộ ngựa nằm ngủ, hai người đi tắm rửa và đánh răng. Nội biểu chừng nào nấu xong lẩu sẽ lên kêu họ dậy, giờ thì cứ ngủ một giấc cho khỏe khoắn.

...

Trần Cảnh Chiêu bị gọi đến giải trình với giám đốc bệnh viện một cách bất ngờ. Ban đầu anh cho rằng vì mình xin nghỉ phép nhiều quá khiến ông ta không hài lòng, nhưng ngờ đâu lý do lại là vì anh làm phật lòng một ai đó.

Hai bên lời qua đáp lại một hồi, ông ta thả cho đi. Anh không về nhà ngay, mà đến nhà xác xem lại các thi thể đã và chưa qua khám nghiệm.

Đi tới đi lui một đỗi, anh chợt phát hiện ra một manh mối trên cái xác nữ tắp vào sau hè hai cha con họ Thạch. Vừa chăm chú kiểm tra, anh vừa cố gắng nhớ lại gia phả nhà họ Thạch; ông Thạch Cầm cha Cam mẹ Việt, từng có thời gian sống ở Campuchia trước khi dọn về An Giang và sinh ra Thạch Sang.

Sau khi thay thường phục, đem bộ đồ bảo hộ bỏ vào giỏ đồ, rồi vứt đôi găng tay và khẩu trang vào sọt rác, kế đó rửa tay và rửa mặt thật sạch sẽ, Trần Cảnh Chiêu rảo bước xuống căn-tin kiếm gì lót bụng.

Bên tai anh bỗng nghe một giai điệu vô cùng quen tai. Bài hát đó mang tựa đề "Hải âu phi xứ" do "Cánh hồng bạc mệnh" Ngọc Lan trình bày, lời Việt do nhạc sĩ Vinh Sử viết, còn bản gốc là "Hải âu phi xứ". Còn một bản Việt khác có tên "Hải âu trên sóng (Hải âu phi xứ) do nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân viết lời; một nửa là lời Hoa và một nửa là lời Việt, do nam ca sĩ hải ngoại Tuấn Đạt ca.

"... Hải âu sao còn tung cánh

Chim kêu vang lời Kinh Thánh...

Nhạc phẩm ấy phát ra từ điện thoại của một chị gái khoác áo blouse trắng đang đứng ngắm cảnh nơi hành lang của căn-tin. Dáng chị thấp, gầy. Tuổi tác áng chừng dưới bốn mươi. Có vẻ như chị là người hay cười tươi và ưa tán chuyện.

- Tôi là Nguyễn Hải Âu, mới chuyển tới đây làm được mấy ngày...

Trần Cảnh Chiêu đưa tay ra bắt:

- Rất hân hạnh được làm quen với chị...

- Khỏi cần giới thiệu tôi cũng biết cậu là Trần Cảnh Chiêu - Pháp y duy nhất của nhà thương này.

Nói ra mất lòng, nhưng cái mùi "nhà xác" đặc thù ấy đã giúp chị nhận ra chàng ta dễ dàng.

- Tôi mời chị một món gì để thay lời chào mời nghen?

- Rất sẵn lòng.

Vừa hay căn-tin có mở một quầy kem, nên mỗi người mua một cây rồi ra ngoài sân ngồi ăn và trò chuyện.

- Tôi rất thích đĩa nhạc "Cassette 19: Hải âu phi xứ (Quỳnh Dao nhạc truyện)".

- Chị thích tiểu thuyết Quỳnh Dao?

Nguyễn Hải Âu lắc đầu:

- Tôi thích nhạc phim, không thích phim lẫn tiểu thuyết.

Chủ đề của hai người bắt đầu xoay quanh phim ảnh, đời tư của các văn sĩ, thể loại tiểu thuyết trinh thám - phá án, cho đến ngành nghề mà họ đương làm.

Chuyện trò được khoảng nửa tiếng, chị Âu bỗng nhiên đứng phắt dậy xem đồng hồ rồi hấp tấp cáo lỗi với anh và chạy ù tới chỗ làm.

Tối đó đại gia đình chàng pháp y và hai người bạn thiết của anh ta quây quần bên nồi lẩu và vỉ nướng.

Có lẽ ngủ trưa no mắt, Đặng Xương Tuyết không ngủ được mà bỏ ra ngoài vườn ngắm sao trời và đom đóm. Anh không hút thuốc lá, mà ngồi lặng thinh trên băng ghế đá nghe hồn mình lắng lại sau mỗi nhịp thời gian trôi. Con Phidel nằm ngủ trong nhà mát, cái đuôi vẫy vẫy để đuổi ruồi, muỗi.

Năm anh tám tuổi đã từng trình lên cho thầy giáo dạy lớp Hai xem tập thơ đầu tay, và thầy đã ngợi khen anh hết lời, còn nói rằng sau này anh sẽ trở thành nhà văn nổi tiếng.

"Giọt sương rơi long lanh

Như màu của biển cả

Giọt sương đọng sau lá

"Lộp bộp..." Tiếng sương rơi

*

Mới vừa mặt trời mọc

Em chẳng thấy sương đâu

A! Chắc sương tan biến

Đêm đêm sương hiện ra."

Và bây giờ anh gần như mất khả năng làm thơ, chỉ còn có thể viết mỗi văn. Thơ của anh đã nằm lại trong quãng đời ấu thơ tươi đẹp, vô âu vô lo. Để giờ đây hiện thực xoáy vào đời anh như những cơn lốc cuốn phăng đi sự lãng mạn hiếm hoi trong anh.

Anh bỗng nhớ đến cụ Nguyễn Đình Toàn, một người tài hoa nặng nợ với nước non, vừa là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, xướng ngôn viên, biên kịch,... Dù lao tù khốn cùng thế nào, cụ cũng vẫn trao cho đời những áng văn hay, những bài thơ đẹp và những nhạc phẩm mang nặng tình yêu Quê Hương - Dân Tộc.

Tự nhiên anh nhớ tới bài hát "Hạnh phúc nơi nào?" được nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân đặt lời Việt từ nhạc phẩm Đức "So viele Lieder sind in mir" của đôi nhạc sĩ Ralph Siegel - Robert Jung. Khi cô Ngọc Lan trình diễn, bài hát này càng thêm phần não nuột hơn, vì nội dung của bài hát và người hát tương đồng một cách kỳ lạ.

Từ chuyện này lại nhớ sang chuyện khác, có một bài hát nhạc ngoại lời Việt của nhạc sĩ Khúc Lan mang tên "Hư ảo", cô Ngọc Lan đã nhờ nhạc phẩm ấy mà nói lên tâm sự của mình.

- Không ngủ được hả Tuyết?

- Dạ.

- Nội ru con ngủ hén?

Đặng Xương Tuyết bật cười:

- Dạ khỏi, thưa nội.

- Nội giỡn chơi thôi chớ biết bây dễ gì chịu... Ngủ hổng được thì theo nội xuống bếp gói bánh tét.

- Tay con...

Nội cười nói không cần gói đẹp, miễn cái bánh nằm gọn trong lớp lá chuối là được rồi.

Rồi hai bà cháu không cùng máu mủ, ruột rà cứ thế ngồi gói bánh tét. Vừa làm nội vừa hỏi han đời sống của người khách có đôi mắt huyền.

- Cô Tư Rằn mở quán lại rồi. Sáng mai con nhớ nhắc thằng Chiêu dẫn con với cậu Việt ăn nghen?

- Dạ...

Giọng của bác Duy Khánh trong bài "Ngày xưa lên Năm lên Ba" vọng từ cái radio nhỏ xíu của một người đi soi ếch. Sau hè nhà nội không có rào, nên nhiều người hay tới bắt cóc, nhái, ếch, chuột, tôm, cá và rắn mối; có khi họ biếu nhà nội một ít để làm quà cảm ơn, nhưng thường thì nội thả hết, còn nếu người nhận là con cháu trong nhà thì họ lấy về chế biến.

Đã từng đi nấu và canh nồi bánh cho người ta, nên chuyện nhóm củi và mồi lửa là chuyện nhỏ đối với anh. Thỉnh thoảng, anh chụm thêm củi hoặc cời bớt than. Giữa màn đêm sương giăng, trông anh cô độc lạ kỳ.

- Tuyết con.

- Dạ?

- Lát ông Bảy ghé vô xin nước rửa chưn, con nhớ cho ổng hai đòn nhe?

- Dạ, con nhớ rồi.

Chừng khoảng một tiếng sau, một ông cụ tuổi tác trên sáu mươi tuổi xách cái rọ đầy nhóc ếch, nhái tới hỏi xin nước rửa chân và nước uống. Đặng Xương Tuyết y theo lời dặn mà đưa cho cụ hai đòn bánh tét nóng phỏng tay.

- Tôi thích nghe bản "Lời đầu năm cho con" do anh Duy Khánh trình bày mỗi dịp Tết đến. Còn cậu?

- Mỗi độ Xuân về, con thích nghe bài "Đầu Xuân lính chúc" do bác Nhật Trường ca.

Nội đứng trên ngạch cửa ngó ra. Dưới bóng trăng bàng bạc, hai hình hài ấy như hòa lẫn vào khung cảnh thôn quê yên bình. "Em chết theo ngày Vu Quy", đó là nhạc phẩm mà người yêu thầm nội hát tặng nội trước Lễ Vu Quy. Nội hãy còn nhớ người sáng tác là nhạc sĩ Bảo Tố.

"Chờ tôi chi nữa hỡi ông?

Thời thanh xuân ấy trôi qua mất rồi

Gặp nhau chỉ để uổng công

Đôi đàng sợ hãi, đôi đàng tiếc thương..."

oOo

Sau lệnh tổng thanh tra toàn quốc, các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng như người sắp chết đuối vớ được cái phao, còn những chỗ làm ăn mờ ám sống dở chết dở như người thực vật. Nhân dân hoan hô, giới công nhân bị bóc lột hoan hô, hầu như ai cũng hoan hô, chỉ có một nhóm không hoan hô mà còn tỏ ra căm phẫn tột độ là phe cánh của Mã Kiến Lập.

Vệ Thanh mua mấy con vịt quay về ăn mừng chuyện công ty thoát nạn. Hắn có rủ Cấp Trên đến nhậu. Hy vọng tên điên ấy không "nài" theo ai, để tai hắn yên và tâm hắn khỏe.

Em trai hắn đang tiếp chuyện với cô vợ hờ ngoài hành lang nhà bếp. Còn hắn thì mở Laptop lên làm việc tiếp, sẵn tiện kiểm tra hộp thư điện tử.

- Tôi thấy anh đang tập cho Boo mỡ rửa chén nên làm một hũ nước rửa chén thiên nhiên tặng hai cha con. Nó còn nhỏ, hít hóa chất riết dễ sinh bệnh bậy.

- Cảm ơn cô. Vô đây ăn uống chơi nghen?

- Cảm ơn nhã ý của anh, nhưng tôi còn phải về lo cho anh Giả.

- Ảnh đỡ chưa cô?

- Khỏe rồi anh. Không còn nghĩ quẩn hay lén đi tự tử nữa.

Vệ Minh giục Boo mỡ lại "thơm" mẹ nó. Bé con vui mừng quàng tay ôm ghì lấy cổ Tô Gia Hân, miệng thốt ra những lời chúc cô đi đường bình an.

- Ba Minh.

- Chi con?

- Boo sướиɠ quá trời quá đất luôn. Boo vừa có ba Minh, vừa có chú Kỳ, giờ có thêm mẹ Hân nữa... Quá trời người thương Boo luôn.

Vệ Minh nghe con trai ú na ú nần nói thế, chỉ biết tủm tỉm cười, rồi nắm tay dắt nó vào nhà bếp để lấy kem cho nó và hai anh em nhà họ An.

Phùng Bác Văn đang chơi đánh cầu lông với Shito bên hông nhà bếp. Vừa chơi vừa lắng tai nghe những bản nhạc trữ tình du dương, đằm ấm. Trong số những bài hát ấy, gã trai xứ Phù Tang thích nhất nhạc phẩm "Và tôi cũng yêu em" do ca-nhạc sĩ Đức Huy sáng tác và trình bày.

Quả nhiên không nằm ngoài dự đoán của Vệ Thanh, Cấp Trên mang theo Judas và một người thanh niên khôi ngô, tuấn tú. Gã mua thêm mỳ xào cua lột và tôm hùm sốt bơ tỏi; hai người kia đi tay không, chắc bị "triệu tập" bất thình lình nên không chuẩn bị kịp.

- Ủa, Mục sư?

Manuel Ngô bẽn lẽn cười. Rồi vẫy tay chào người Cơ Đốc Nhân thân quen của nhà thờ mình.

Thấy mọi người đều đã tề tựu, hai anh em họ Vệ bèn mời nhập tiệc.

Gian phòng rộng lớn đầy ních người, tự nhiên hai anh em họ Vệ đều cảm thấy vui vui và ấm áp. Vệ Minh nổi hứng đi pha cocktail khoản đãi mọi người. Rồi như sợ mọi người ăn không đủ, cậu nhờ đầu bếp ra chợ mua hải sản tươi sống về chế biến. Trong lúc đó, cả bọn thi nhau hát karaoke; Shito, Judas, An Kỳ và Phương Vũ từ chối tham gia, không ai bảo ai, mỗi người im lặng thưởng thức món nước và nghe đám tài tử hát. Dưới bếp, tiếng các đầu bếp trổ tài nấu nướng ì xèo thật vui tai,

Đến một giờ trưa, buổi tiệc chấm dứt.

Cấp Trên ở lại hát karaoke. Judas và Manuel Ngô thì đi xuống Vũng Tàu ngắm cảnh biển.

Có lẽ ăn no nên mới ngồi xe được một lát, Manuel Ngô đã ngủ thϊếp đi mất.

Judas thấy vậy, bèn mở điện thoại lên để gọi cho người bạn giang hồ.

Có một vụ quấy rối tìиɧ ɖu͙© trong nhà tù ở Los cần gã sang giúp đỡ. Người này khá đáng thương, dựa theo lời kể không mấy đáng tin của bạn gã thì thế. Đương nhiên vụ này cũng không có thù lao chi sất, gã vốn đã quen với việc làm luật sư không công cho thiên hạ.

Gã xem lịch trên màn hình cảm ứng của chiếc xe. Rồi dự tính thứ Bảy tuần này sẽ về Hoa Kỳ để thu thập dữ kiện nhằm chuẩn bị cho vụ kiện sắp tới. Đoạn ngó mắt sang nhìn vị Mục sư mà mình quý mến, miệng nở nụ cười thật ấm áp. Sắp tới những kẻ dính líu với vụ thảm án "Hai Mươi Năm" sẽ quay lại đây thanh toán hết những nhân chứng sống sót và những người không may biết được sự thật; một trong số đó có Mục sư Anh.

Xa lộ chật như nêm. Chiếc xe của hai người lết về phía trước từng bước. Rồi thì cũng xong. Sau vài tiếng chật vật trên xa lộ, hai người cũng tới được Vũng Tàu.

Điều đầu tiên phải làm là đi vệ sinh. Khu nhà vệ sinh công cộng nằm sau lưng bãi gửi xe, có chia khu vực cho nam và nữ. Chưa bước vào mà một mùi hôi đặc trưng của nhà vệ sinh quá tải đã ập tới mũi họ.

- Suýt chết ngợp.

- Hôi quá hả? - Manuel Ngô cười khúc khích.

Judas cũng bật cười theo.

Hai người thi nhau hít lấy hít để khí trời của miền biển để thanh lọc hai lá phổi và xoang mũi. Vị mặn mòi của muối biển thoảng vương theo mỗi nhịp thở của họ.

Bỗng đâu trời kéo mây về. Không gian mất nắng lập tức chuyển sang màu xám lông chuột ảm đạm. Đâu đó có người than Trời nay đi xui không coi ngày.

Ghé vào cửa hàng bách hóa mua cho mỗi người một cây dù màu vàng, hai người sóng vai nhau mà đi dưới màn trời ngày mà như đêm. Những con chim biển hớt hải kêu váng trên thinh không đầy mây mù và gió lộng, sắc trắng của chúng trông hệt như những vệt boomerang ai đó để lại vậy.

- Mua chi mầu nổi dữ rứa Mục sư?

Manuel Ngô vừa cười vừa đáp:

- Anh ở gần anh Năm Tường riết biết nói tiếng Huế luôn... Tôi thích hoa hướng dương và mẹ tôi thương màu vàng. Giữa quãng trời tăm tối này, hãy thắp lên một chấm màu thật rực rỡ để xua tan đi bóng tối và đêm đen.

- Màu vàng chanh cũng không nổi lắm... - Judas nói mà như tự trấn an.

Trời bắt đầu đổ mưa. Mưa lất phất rơi, rơi nhè nhẹ, nhè nhẹ, vừa đủ để đôi vai ai nép vào lòng ai.

Mùi thơm của nồi nước lèo hủ tíu lôi kéo hai người khách đang lạnh căm vì mưa giăng khắp lối vào quán nhỏ đìu hiu. Bài hát "Ngày đó chúng mình" do Duy Trác ca tự nhiên làm khóe mắt Manuel Ngô cay cay; nhạc phẩm này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của người tình Lệ Lan:

"Ngày đó có em đi nhẹ vào đời

Và mang theo trăng sao - đến với lời thơ cuối

Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời

Và se tơ kết tóc - ôm em vào lòng thôi..."

- Nhạc sĩ Phạm Duy có nhiều mối tình cấm kỵ và ngang trái trong đời, một trong số đó là mối tình với con gái của người bạn gái cũ, tên cô bé ấy là Lệ Lan. Cụ đã viết hàng loạt bản nhạc dành tặng người tình bé nhỏ của mình, một vài bài trong số đó phổ nhạc từ thơ do Lệ Lan sáng tác, có thể kể đến như "Nụ tầm Xuân", "Thương tình ca", "Tôi đang mơ giấc mộng dài", "Tìm nhau", "Cho nhau", "Nếu một mai em bước qua thềm", "Đừng xa nhau", "Ngày đó chúng mình",...

Chủ quán thấy hai người đứng xớ rớ đã lâu mà không gọi món cũng chẳng vào quán, mới bước tới ướm lời hỏi thăm. Lúc này hai người mới kêu hủ tíu gà và cà-phê đá. Thấy pa-tê ngon quá nên mỗi người kêu thêm vài miếng.

Judas nói rằng sẽ về Mỹ khoảng vài tháng để sắp xếp công việc. Manuel Ngô nghe thế, không biết nói gì, chỉ biết mỉm cười một cái, rồi cúi mặt ăn hủ tíu.

Ăn xong hủ tíu, hai người cuốc bộ ra ngoài bến tàu ngồi xem "Mưa trên biển vắng".

"Phật."

Mỗi người xếp gọn cây dù, rồi giữ nó bằng cách cặp giữa hai đùi. Manuel Ngô ngồi theo tư thế chống hai tay ngược ra phía sau; còn Judas thì ngồi vắt tréo chân, chân phải chồng lên chân trái, đôi bàn tay ôm lấy đầu gối phải.

- Tiếc rằng anh không thể đón Thánh Lễ Phục Sinh cùng chúng tôi.

- Sang năm ha?

Manuel Ngô cười buồn. Ừ thì sang năm vậy. Rồi bỗng nhiên, y mở bài hát "Con đường Chúa đi" do nam ca sĩ hải ngoại Anh Dũng ca:

"Đường xưa Chúa đi, gian nguy sá lo gì, đau thương có ngại chi

Đường nay Chúa đi, con vui bước theo Ngài, hiên ngang bước tình hồng

Đường xưa Chúa đi, vu oan Chúa cúi đầu, khinh chê Chúa lặng thinh

Đường nay Chúa đi, con gieo rắc công bình, xua đi những cực hình..."

- Tôi để ý nghen, mỗi bận Manuel buồn là lại bật Thánh Ca lên nghe.

Manuel Ngô vẫn mê mải hát Thánh Ca. Nhà của y là nhà thờ, người thân của y là các anh, chị, em trong Hội Thánh, con cháu của y là bầy chiên nhỏ, bạn bè của y là các Cơ Đốc Nhân; ngoài họ ra, y chẳng còn ai là ruột thịt cả. Đàn chim biển kia còn có gia đình...

- Ngồi đây đợi tôi xíu nghen?

Judas nói đoạn, bung dù rồi chạy vụt đi.

Chừng mươi, mười lăm phút sau, gã trai Nam Mỹ quay trở lại với mấy hộp đồ chiên nóng hôi hổi, thơm nức mũi. Trên tay trái còn xách theo hai ly trà sữa mát lạnh cỡ lớn, nhiều topping.

- Ăn cho đỡ buồn... Uống cho đỡ sầu...

Tiếng hát của cụ Duy Trác trong bài "Hương cố nhân" của nhạc sĩ Dzoãn Mẫn phát ra từ khoang thuyền neo đậu gần đấy, tự nhiên làm cho hai con người đơn côi giữa dòng đời bỗng cảm thấy ấm áp.

- Tôi hứa với Manuel, hè này sẽ về...

- Tôi và Hội Thánh đợi anh về... - Nói đoạn, Manuel Ngô cầm ly trà sữa lắc đều, rồi cắm ống hút xuống cái ly thật mạnh.

oOo

- Nam, tau muốn biết tên thiệt của mi.

- Biết để làm chi?

Anh Huế làm thinh, bộ dạng như đang giận dỗi.

- Tao tên Sinh, Nguyễn Huy Sinh.

- Tên mi nghe giống tên ông chú ca sĩ hải ngoại cùng thời với cô Ngọc Lan, chú Bảo Tuấn,...

Anh Bắc trở vô với khay đựng thức ăn làm bằng giấy bạc. Vừa dọn mâm cỗ, gã vừa kêu anh Hai đi lấy đồ uống. Không biết hôm nay là ngày gì mà trại giam được đãi ăn linh đình.

Lương Hảo và Trần Trí An về sau; mỗi người bưng hai lon nước ngọt và hai ly đá viên. Anh Nam thấy thế nên trở về chỗ ngồi.

- Nay là ngày "Ân xá - Mười một tháng Giêng". - Lương Hảo nhắc cho mọi người nhớ.

Đám tù nhân "Ồ", "À" lên mấy tiếng, rồi mỗi thằng cầm đũa, bưng chén lên mà bắt đầu nhập tiệc. Mâm cỗ có gỏi gà rau răm, bánh phồng tôm, súp cua tóc tiên và một con cá nướng ăn với bánh tráng và rau sống.

Anh Bắc nghe đám tù nhân đồn thổi nhà anh Nam giàu ghê lắm, nên không nén được lòng hiếu kỳ mà hỏi anh xem việc đó thực hay hư.

- Ờ, tụi nó nói thiệt đó.

- Sao mày chả ở đó làm con nhà giàu, đi bụi đời chi cho khổ gớm thế?

- Tao không hợp tánh với thằng anh tao. Nói qua nói lại mãi mà đách giải quyết được gì nên làm tráng sĩ Kinh Kha, một đi không trở lại.

Anh Bắc trợn tròn mắt nhìn anh Nam, điệu bộ như không đồng tình với cách suy nghĩ của anh ta.

Hiểu thấu được, anh Nam dằn cái chén xuống đất một cái "Bốp". Thời may cái chén không bể. Rồi hằn học nói:

- Nếu không hợp tánh thì chia hai, mắc cái giống đách gì phải than khóc, kêu réo chiêu bài "Anh em một nhà".

Lương Hảo đặt mảnh xương gà xuống mâm, rồi cất giọng hỏi anh Nam:

- Có phải vì vậy mà anh đã phiêu bạt xứ người để cho đầu óc thanh thản hơn không?

- Phải... - Anh Nam búng tay cái chóc. Ánh mắt gã hướng về phía khung cửa sổ bé xíu trên cao. Vài tia nắng rơi xuống sàn nhà, rồi loang ra thành vũng sáng.

- Mày dốt bỏ bu. Có như thế mà cũng bỏ nhà ra đi. Giờ nó hưởng hết gia tài của mày rồi đấy.

- Danh dự của tao cao hơn gia sản. - Anh Nam liếc anh Bắc một cái sắc lẻm. - Tao hổng phải Hàn Tín luồn trôn giữa chợ.

Anh Huế thấy hai bên sắp sửa lao vào đánh nhau, liền kiếm chuyện khác để nói hòng làm họ phân tâm:

- Cứ hễ tới Tết là tao lại nhớ đến bài "Trên hoang tàn đổ nát" của nhạc sĩ Trần Đình Quân, "Viết cho Huế năm Mậu Thân 68".

- Nhạc sĩ Trường Sa cũng đã từng sáng tác nhạc phẩm "Sầu biển" để kỷ niệm hải Chiến Hoàng Sa năm 74. - Trần Trí An bấm đốt tay nhẩm tính.

- Có hơn phân nửa nhạc phẩm trong kho tàng nhạc Vàng là những câu chuyện Lịch Sử được thể hiện bằng lời ca, tiếng đàn. - Lương Hảo nhớ đến nhạc phẩm "Đò dọc" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tựa đề và nội dung bài hát xuất phát từ tiểu thuyết "Đò dọc" của nhà văn Bình Nguyên Lộc.

Anh Bắc nói:

- Đôi nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh có một bài hát khá hay nhưng kém nổi tiếng, mang tên "Gửi người em gái miền Nam ", tài tử Ngọc Bảo ca rất tuyệt vời và hát đúng lời gốc. Nhạc phẩm này được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết để dành tặng cho cô ca sĩ nức tiếng một thời tên Mộc Lan, khi hay tin nàng đã có chồng; bà cũng là nhân vật chính trong tình khúc "Gửi gió cho mây ngàn bay" của ông. Vì rất nhiều nguyên nhân mà bài hát này đã bị sửa lời, và hầu như hiếm có ai biết đến lời gốc.

Anh Nam cũng ráng góp vài lời:

- Bài hát "Vợ chồng quê" của nhạc sĩ Phạm Duy có ba cặp trình bày theo tiếng từng miền rất hay: Nam Kỳ có Nhật Trường - Thanh Lan, Trung Kỳ có Duy Khánh - Hà Thanh, Bắc Kỳ có Anh Ngọc - Minh Trang.

- Bây giờ hiếm ai hát lại được như các danh ca ngày xưa... - Trần Trí An bình phẩm.

Lương Hảo và Trần Trí An dẫu sao cũng thuộc thành phần cổ cồn trắng, nên nghe những lời nói tục tĩu xen lẫn mắng nhiếc của bộ ba "Nam - Trung - Bắc" kia thì sắc mặt không mấy tốt. Hai người rủ nhau đi vệ sinh và rửa mặt, rồi leo lên giường ngủ sớm cho khỏe.

...

Phạm Thành Nhân đã nhập viện gần một tháng, sức khỏe đã tốt lên rất nhiều, nhưng các bác sĩ vẫn e ngại di chứng do thuốc độc gây ra.

Bài Thánh Ca "Cho con biết ăn năn" do nam ca sĩ hải ngoại Anh Dũng hát, một sáng tác của Linh mục Nguyễn Văn Tuyên, nằm trong đĩa nhạc "Thánh Ca vào đời - Dâng Chúa tình con 2":

"Cho con biết ăn năn

Cho con đến nương thân

Nơi Thiên Chúa từ nhân

Con tin tình yêu Chúa, quyết tâm trừ lỗi xưa

Ôi tình Chúa vô bờ

Cho dù người vô ơn

Cho dù đời cô đơn

Cho dù con yếu đuối..."

Kể từ lúc vào đây, ngày nào cũng như ngày nấy, Phạm Thành Nhân thường dậy thật sớm để đọc Kinh trước khi ăn sáng; dù hôm đó mệt nhọc đến mức nào, cậu vẫn cố gắng quỳ dưới tượng Chúa mà cầm quyển Thánh Kinh lên đọc. Cậu xem quãng thời gian đau đớn này là một sự thử thách để cậu đến gần Thiên Chúa hơn.

Bỗng có một vị Cha xứ ở Giáo xứ của Phạm Thành Nhân đến thăm cậu. Ông mang theo một giỏ trái cây tươi có kết nơ rất đẹp và một lẵng hoa hướng dương rực rỡ.

Tuy rằng trong người rất mệt, Phạm Thành Nhân vẫn gượng ngồi dậy để đón tiếp Cha.

- Con có nhớ Đức Chúa Ngôi Hai đã nói gì khi bị đóng đinh trên cây thập tự không?

- "Cha ơi, hãy tha thứ cho họ..." Xin Cha thứ lỗi nếu như vì bệnh tật đang mang đã khiến con lầm lạc.

Cha đặt tay trên trán Phạm Thành Nhân, cảm nhận cơn sốt đang ngự trong người con chiên trẻ. Ông lầm rầm đọc Kinh cầu nguyện, thanh âm trầm ấm như tiếng củi cháy trong lò sưởi ngày Đông băng giá.

- Nếu, nếu con không thể trị dứt căn bệnh đang mang trong người, con có trách hay thôi tin tưởng vào Thiên Chúa không?

- Dạ không, thưa Cha. Không bao giờ con quay lưng lại với Thiên Chúa, các Thánh Thần và Đức Mẹ Maria.

"Cạch."

Hai người đồng loạt quay qua nhìn về phía cánh cửa. Một toán bác sĩ theo hẹn tới lấy tủy của Phạm Thành Nhân đi xét nghiệm; họ thấy vị Linh mục ngồi đó thì thay phiên nhau cất giọng chào đầy kính cẩn.

Một người trong đoàn bác sĩ, có lẽ là bác sĩ trưởng, rụt rè hỏi Cha:

- Xong chưa Cha? Tụi con phải lấy tủy của cẩu để xét nghiệm.

Dặn dò vài câu xong, Cha tiến về phía cánh cửa. Đang tính xoay tay nắm cửa để đi ra, ông bỗng nhiên khựng lại và quay mặt về phía Anton, giơ cây Thánh giá lên và làm dấu Thánh. Làm xong hết thảy, ông mới an tâm từ biệt con chiên nhỏ mà bước ra ngoài.

Vừa nhìn bác sĩ đang gắn ống kim vào bàn tay mình, Anton Phạm Thành Nhân vừa niệm:

- Jesus, Maria, Giuse... Jesus, Maria, Giuse... Jesus, Maria, Giuse...

Rồi cứ thế, Phạm Thành Nhân chìm vào cơn mê dài. Các bác sĩ thấy vậy, bèn tiến hành lấy tủy.

oOo

Sau hơn hai tuần dọn dẹp và tẩy mùi xú uế của ngôi nhà và khoảng sân bao quanh nó, hai người điều tra viên dọn tới ở. Để tạo thêm sinh khí cho ngôi nhà, cũng như để tránh bị hai ông cụ sinh nghi, hai người sắm sửa một chậu mai kiểng đón Tết và trang trí không gian sống bằng những tấm giấy dán mang họa tiết mừng Xuân. Từ dạo có hai người vào ở, ngôi nhà trông ấm áp và rộn ràng hẳn; dù rằng hai người đi làm đến tối mịt mới về nhà.

Tối nay Tào Việt Bân đãi tri kỷ món gà chiên kiểu Hàn, bánh gạo xào và lẩu hải sản chua cay. Nhờ có chiếc nồi đa dụng mà việc nấu nướng trở nên đơn giản và tiết kiệm thời giờ.

Trong gian bếp có tầm nhìn hướng ra khu vườn khoảng khoát, liên khúc "Thì thầm mùa Xuân - Bên em mùa Xuân" do bộ đôi Đoàn Phi - Cát Lynh trình bày như thể góp phần sưởi ấm căn phòng rộng rãi.

- Tôi về rồi đây. Bân nấu món chi đó?

- Vô ngồi đi rồi biết... Đã biểu đừng có mua gì mà...

- Thú linh phá-lấu nướng ngon lắm.

- Là sao?

- Tức là phá-lấu xong rồi đem nướng trên lửa than. Thú linh là ruột già của con heo.

"King coong..."

Kha Ngạn khệ nệ đẩy hai két bia xuống bếp. Mạnh Cường ở lại khóa cửa nhà.

- Tôi có mua hai két bia Corona loại Extra. Anh có nước đá chưa?

- Có. Anh Cường biểu tôi mua sáu bịch đá viên từ hồi trưa rồi.

Trần Cảnh Chiêu và Viên Thùy đến cùng một lượt. Khoảng độ nửa tiếng sau, Đoàn Cảnh Trú và Kha Thế Dũ có mặt.

- Xin phép tự giới thiệu, tôi tên là Đoàn Cảnh Trú, từng công tác tại đồn cảnh sát Hào Tu, Khánh Hòa. Bữa nay được mời ăn đột ngột, nên tôi không kịp chuẩn bị quà bánh gì sất, rất xin lỗi các vị nghen.

Mọi người cười xòa, bảo không sao.

Tào Việt Bân lấy ra thêm một vỉ nướng để tránh có ai đó bị bỏng vì với tay gắp ăn. Cái bàn tròn đủ rộng để đặt hai cái vỉ nướng và một cái nồi lẩu điện cỡ lớn. Gia đình cụ Nhà Cấp Bốn có cả thảy mười bốn người nên lựa mua cái bàn tròn thật lớn để đủ chỗ cho tất cả các thành viên trong nhà.

Viên Thùy vừa trụng mỳ vừa nhắc về vụ án "Xác nữ tắp vào nhà cựu đảng trưởng Thái Bình Thạnh Trị Thạch Cầm":

- Cái xác nữ ấy không có dấu hiệu bị đuối nước hay tra tấn, có lẽ là bị bóp cổ hoặc lấy bao trùm đầu ép ngạt thở đến chết rồi thả trôi sông.

Trần Cảnh Chiêu nêu ra manh mối mà mình vừa tìm thấy:

- Hung thủ không phải là người dân địa phương mà lại rành con nước Bạc Liêu sáo câu vọng cổ. Đặc biệt, hung thủ có tật ở ngón út bên phía bàn tay trái.

Kha Thế Dũ vừa trở thịt vừa hỏi:

- Anh tìm thấy ở điểm nào trên cái xác và hiện trường vậy?

- Sau ót, một vết bầm do tụ máu rất mờ, ở những chỗ khác lại sậm màu. Như thể... - Trần Cảnh Chiêu cầm ly nước lên bằng bốn ngón tay, ngón út anh gập lại.

- Tôi hiểu rồi. Bóp cổ bằng bốn ngón chính.

- Ban đầu là bóp cổ đe dọa. Sau, có thể, không kiềm được cơn xúc động nên đã...

Viên Thùy cướp lời:

- Anh không chắc nên dùng chữ nào cho đúng phải không?

- "Lỡ tay" hay "Cố ý" đây? - Kha Ngạn nhịp ngón trỏ trên mặt bàn lát đá mát lạnh.

Trần Cảnh Chiêu gắp miếng thịt bò nướng vào chén mình, rồi thủng thẳng trình bày:

- Ban đầu có thể là do tức quá nên bóp cổ, rồi như sợ bị lộ bí mật hoặc vì một nguyên nhân nào đó đã khiến hung thủ sôi máu mà phải xuống tay gϊếŧ cho bằng được. Cô gái này thuở còn sống tham gia mạng xã hội rất chăm chỉ, hầu như ngày nào cũng phải đăng ít nhất sáu, bảy dòng bình luận và soạn đăng một bài viết hay ảnh chụp. Rất có thể hung thủ là người đã bị nhận bình luận xấu từ cô ta...

"King coong..."

- Ai nữa vậy?

Mạnh Cường hỏi xong, tính đứng dậy để ra mở cửa nhưng Trần Cảnh Chiêu nắm tay cản lại nên thôi. Hắn chống cằm ngồi nhìn theo bóng dáng chàng pháp y trẻ tuổi, lòng thầm suy đoán xem người tới là ai mà anh ta phải đích thân ra đón.

- Xin giới thiệu với quý vị, người suýt nữa trở thành luật sư hùng biện...

Đặng Xương Tuyết vẫy tay chào, rồi chọn đại một chỗ trong bàn và ngồi xuống.

Tào Việt Bân đi soạn chén, dĩa, đũa, muỗng cho người khách xa lạ. Còn tri kỷ của cậu thì đi xúc đá viên bỏ vào ly.

Trần Cảnh Chiêu hỏi người bạn thiết suy nghĩ ra sao về vấn đề tai bay vạ gió và ách giữa đàng mang vào cổ, anh ta liền đáp:

- Thí dụ như vầy: Anh tình cờ đi ngang hiện trường cướp giựt, thấy người bị mất đồ khổ sở quá nên bực mình buông vài câu chửi rủa thẳng ăn cắp. Trong số những người đứng xem, có một đứa cũng kiếm sống bằng nghề ăn cắp, nghe anh chửi thằng đó mà trong bụng chột dạ, thành thử ra nảy sinh cảm giác căm tức và hận thù anh, dù anh không hề chủ đích chửi nó. Thì cũng vậy thôi, anh phê phán người này, nhưng người kia cũng cùng một giuộc, nên phải binh lấy binh để kẻ giống mình, dù biết nó sai mười mươi. Không làm gì được anh thì bọn tiểu nhân đó chuyển sang tấn công thứ mà chúng nghĩ anh thích và quan tâm.

Thí dụ của Đặng Xương Tuyết đã gợi cho nhóm người điều tra và pháp y một hướng đi mới.

- Chúng tôi cần anh đến ở chung để chăm sóc nhà cửa cho hai người này... - Viên Thùy bỗng dưng mở lời đề nghị với gã văn sĩ điên.

Đặng Xương Tuyết che miệng nhai thức ăn. Anh tính ăn xong miếng đậu phụ chiên bột mới đưa ra câu trả lời.

- Nội trong tuần này, anh phải có mặt ở đây. Còn không thì chúng tôi sẽ đi kiếm người khác...

Đặng Xương Tuyết hơi nhếch miệng cười:

- Sáng mai tới nhà tôi chuyển sách.

- Thành giao.

...

Cụ Nhà Cấp Bốn gặp mặt Đặng Xương Tuyết thì mừng rỡ như đón con cháu từ phương xa về lại cố hương. Hóa ra họ đã điều tra được ông cụ rất ghiền đọc những mẩu chuyện châm biếm mà anh đăng trên báo và tạp chí, nên họ mới mời anh cộng tác với mình.

Giọng hát của Duy Quang trong bài "Hỏi nàng Xuân - Đi Lễ Lăng Ông" của tác giả Cô Phượng (tức nhạc sĩ Vinh Sử) đón khách vào quán nghèo. Cả nhà chủ quán sống nhờ vào gánh bún và bánh ướt, năm nay còn bỏ mối bánh tôm để kiếm tiền lo cho đứa cháu đương đi du học bên Giã Nã Đại.

Vừa lấy chanh sát trùng đôi đũa cho ông cụ, Đặng Xương Tuyết vừa ngỏ lời mời cụ đến dự đám giỗ nhỏ em mình.

Ông cụ vuốt râu cảm khái, rồi đứng dậy vỗ vai an ủi người bạn trẻ. Một đỗi lâu sau mới cất lên vài tiếng phân ưu thương cảm.

Hai cụ cháu người nhỏ thì ăn bánh ướt, người lớn thì ăn bún gỏi và, cứ thế hàn huyên tâm sự trong cái giá lạnh của màn mưa lâm thâm vọng từ ngoài sân vào. Sắp nhỏ sống trong khu vực ấy thấy mưa như được mùa, chúng xúm nhau chạy ra tắm mưa và chơi đuổi bắt, mặc cho đôi lúc Ông Trời giáng xuống vài tia sét gầy và sấm rền đinh tai nhức óc.

- Con cho phép ông vô nhà thằng Tư chút xíu nghen?

Vì đã có sự dặn trước của hai cảnh sát viên, Đặng Xương Tuyết gật đầu ngay tắp lự. Anh chỉ hơi e ngại hai ông cụ sẽ bị cảm lạnh do đội mưa mà đi.

Cụ Nhà Lầu rủ cụ Nhà Cấp Bốn về thăm nhà cũ. Cụ Nhà Cấp Bốn vui vẻ đi theo.

- Oa, bây sửa soạn coi tươm tất và đẹp đẽ quá chèn!

Đặng Xương Tuyết nghe thế chỉ mỉm cười, rồi xin phép đi xuống nhà sau pha trà.

- Cái vách tường hết mùi hôi tanh rồi mày...

Cụ Nhà Lầu chợt rỉ tai bạn:

- Sao tao nghi có điều chi khúc mắc ở đây quá mậy?

- Dạ, con mời hai ông uống trà.

Bên nhà thằng bạn già vọng sang bài hát "Đón Xuân" do Như Quỳnh ca. Giờ này nó chắc đã ra ngoài chợ phụ vợ coi sóc sạp hàng. Vậy ai ở nhà nó vậy cà?

oOo

- Chưa ngủ hả chú?

- Chưa.

- Tôi nghe phong thanh rằng hổm rày Jack thường xuyên ghé trường bắn...

- Có bắn, cũng sẽ không bắn chú...

- Rất nhiều tổng thống đã từng bị cận vệ ám sát.

- Có hai dạng độc tài: Một vì nước vì dân, và một vì gia phả nhà mình. Chú thuộc dạng thứ nhứt, không phải dạng thứ hai. Kẻ nào ám sát chú, kẻ đó thiên thu mang tội với Tổ Quốc.

Hác Đăng Khánh bỗng nhiên chuyển đề tài:

- Jack sáng chế ra kiểu váy đuôi cá rất đặc sắc. Tổ trưởng hợp tác xã thấy thế bèn kêu Jack giao bản vẽ cho ông ta để ông ta đưa cho mọi người trong xưởng may làm. Nếu Jack không hợp tác, sẽ bị chụp mũ đủ thứ tội trạng. Tự nhiên bao nhiêu công sức bị người dưng ăn sẵn, đã thế còn bị đánh cắp "sản phẩm trí tuệ" một cách trắng trợn...

Những người trong cái hợp tác xã đó từ tài hoa cho đến tạm được đều chỉ lãnh một phần tiền và nhu yếu phẩm như nhau, thế thì sao có thể thúc đẩy xã hội tiến lên, vì họ cho rằng có giỏi cách mấy cũng chỉ nhận được bằng ngang người yếu hơn mình.

Vậy công bằng và dân chủ ở đâu?

Jacqueline kéo ghế ngồi xuống đối diện chú.

- Còn ở xã hội tư bản, nếu anh có trí khôn thì dù anh yếu ớt và bệnh tật cách mấy cũng có thể thành công, như trường hợp của khoa học gia Stephen Hawking. Và ngược lại, nếu anh không thông minh hoặc vì lý do nào đó mà không thể tốt nghiệp hay đi học hết chương trình phổ thông, nhưng lại chịu thương chịu khó và chăm chỉ làm việc, anh vẫn sẽ có một cuộc sống giàu sang, nhung lụa; điển hình như trường hợp của các chủ tiệm làm móng bên Mỹ, ông bà chủ Lee's Sandwiches,...

Xã hội tư bản bắt buộc chúng ta phải tham gia lao động, bằng trí óc hoặc chân tay. Ai càng siêng, càng giỏi thì càng giàu. Còn ai làm biếng thì sẽ trở thành người vô gia cư, khốn khổ.

Jacqueline gật đầu:

- Xã hội tư bản không hoàn hảo. Nó cũng có nhiều mặt trái và khuyết điểm. Học cái hay của nó và ngăn ngừa cái xấu của nó. Còn chỉ vì lòng hẹp hòi cá nhân mà nhất quyết phủ nhận cái hay của nó sẽ tự biến mình thành một đứa thủ cựu ngu xuẩn.

- Cái tôi muốn xây dựng là một xã hội biết nhận lỗi, biết sửa sai, biết học hỏi những ưu điểm của nước khác,... chứ không phải là một xứ sở thích "tự hào", "hãnh diện" những thứ vụn vặt và cãi cùn mỗi khi bị góp ý, hay mù quáng tôn sùng cá nhân và cuồng tín một cách bất chấp.

- Tâm tư của chú làm cho tôi nhớ đến bài hát "Hãy thắp cho nhau một ngọn đèn" của người con thành Thăng Long Nguyễn Đình Toàn.

Hác Đăng Khánh mở văn kiện ra đọc. Những xấp giấy tờ đã đọc xong được chú cất gọn trong một chiếc hộp xanh dương rất đẹp; còn cái nào có điều chi khúc mắc hay chưa rõ, chú để chúng trong chiếc hộp màu đỏ boọc-đô.

- Bây giờ trên mạng lại lan truyền câu "Có tư bản chống lưng nên mới vậy", tôi không hiểu người phát biểu đầu tiên và những người học theo có hiểu gì về tư bản không mà có thể can đảm thốt lên một câu ngu xuẩn như thế. Ghét cái gì thì cũng nên đặt một câu nghe có trí tuệ xíu, ghét mà đặt một câu khiến người nghe cảm thấy một trời ngu ngục thì đặt làm gì...

Jacqueline thở dài ngao ngán. Càng ngày tiếng Việt càng bị biến tấu theo chiều hướng chẳng mấy tốt đẹp.

- Jack biết gì không? Không phải lúc nào Chánh cũng thắng Tà, nhưng một khi Chánh quay trở lại...

Hác Đăng Khánh ngừng nói. Chú nhìn mảnh trăng neo trên ngọn cây thông, rồi đứng lặng đó mà nhìn gió hát, mà nhìn trăng vỡ, mà nhìn dòng đời của mình cuốn trôi theo nhịp lá Xuân rơi.

- Ngay cả Đức Phật cũng không thể cảm hóa hết mọi chúng sanh trong cõi Ta Bà.

Câu nói của Jacqueline đưa vị tổng thống thâm trầm trở về thực tại. Chú ngồi lại ghế, đôi tay chắp thành hình ngọn tháp. Tiếng nói của chú vang lên đều đều như một hồi kinh cầu:

- Lúc đó Như Lai tọa thiền dưới một gốc cây trong một cánh rừng thâm u, Ngài quán sát ba ngàn cõi thế gian, thấy cảnh binh đao loạn lạc, vua quan ăn chơi chè chén để mặc muôn dân lầm than, đói khổ, những nhà lãnh đạo quốc gia không phải là bậc hiền lương, ái quốc mà là những kẻ xảo trá, điêu ngoa, dối gạt hòng vun vén gia đình riêng của mình. Ngài xem lại tiền kiếp của từng kiểu người trên, và thấy rất nhiều người trong số những kẻ bạc ác ấy đã từng trải qua vô vàn kiếp hành thiện tích đức, ăn ở hiền lành và tạo được công đức vô lượng nên đời này mới được thác sanh vào thân sang quý hay có cơ hội thăng quan tiến chức; nhưng đời này không một ai trong số họ giữ được lòng thiện tâm, nhân đức các kiếp trước, trái ngược lại còn đốt hết Phước - Đức đã dày công gom góp từ muôn vạn kiếp vì sự gian trá và tham ác của bản thân và thân bằng quyến thuộc. Như Lai thương xót họ vô hạn, Ngài cảm khái rằng nếu như Ngài nắm quyền bính trong tay sẽ không để lê dân bá tánh lâm vào khổ nạn hay đẩy họ vào con đường độc ác vì cái đói. Đang lúc Ngài ngẫm nghĩ như thế, Ma Vương nghe thấy hết. Ma Vương tưởng đâu Như Lai nảy sanh tâm tham ái với quyền lực, nên cất giọng dụ dỗ Ngài hãy từ bỏ đi tu và phổ độ chúng sanh, ông ta sẽ giúp cho Ngài cai trị theo ý muốn. Như Lai nghe xong, Ngài nở nụ cười hòa ái và đầy lòng thương xót với Ma Vương mà nói, "Ta đã không còn dính líu gì với thế gian này nữa. Ông không dụ dỗ Ta được đâu..."

- Những kẻ đó thời nay còn tạo ra thêm một bầy bút nô, dùng ngòi viết và bàn phím để bảo vệ mình, tội càng chồng thêm tội, không biết kiếp nào mới có thể gột rửa hết tội lỗi đã gây ra trong kiếp này.

- Nếu như Jack vì hiểu lầm mà bênh vực tôi, tỷ dụ như tôi ăn vụng cái bánh nhưng Jack không biết, cho rằng có người đổ oan tôi nên cãi tới bến, dù đó là khẩu nghiệp nhưng không vướng vào tội nói láo do Jack không biết cặn kẽ Thực - Hư.

- Còn nếu như tôi biết chú ăn vụng mà vẫn cố cãi chày cãi chối, khoa môi múa mép để bênh vực cho bằng được, tôi đã phạm khẩu nghiệp nặng hơn ban nãy.

- Thì những người hành nghề chửi thuê, viết mướn cũng vậy thôi. Chỉ vì tiền bạc mà hất thẳng bao nhiêu kiếp Phước - Đức của mình xuống biển Tham - Sân - Si. Mỗi bận tôi đọc những dòng bình luận đầy rẫy chữ tục tĩu và sự đổi trắng thay đen của họ, tôi bỗng cảm thấy thương hại họ như đã từng thương hại Đề-Bà-Đạt-Đa.

Hác Đăng Khánh nói đoạn, kêu cô phụ tá xuống bếp ăn bún riêu với chú.

Nồi bún riêu nghi ngút khói, nước lèo có thêm riêu cua và màu điều nên trông thật bắt mắt. Biết Jack là gái Bắc nên chú còn chuẩn bị sẵn một tô ốc luộc dai giòn sần sật.

- Hì, cảm ơn chú nhé?

- Ơn nghĩa gì cô...

Hai chú cháu xì xụp ăn bún trong gian bếp thoảng hương ngọc lan và không khí xuân thì.

- Nếu như tôi rớt chức, một số người từng ủng hộ và tín nhiệm tôi sẽ quay lưng lại ngay tức khắc.

- Họ là thứ "ăn ở theo thời", chứ không phải thật lòng đi theo chú.

Hác Đăng Khánh hớp một ngụm sâm bí đao, rồi trỏ tay vào bàn cờ tướng đã sắp sẵn mà nói:

- Con Pháo chuyên môn đâm sau lưng người khác, con Ngựa chuyên đi xiêu vẹo, con Xe ngay thẳng một đường, hai con Tượng và Sĩ dù chẳng được cái cóc khô gì nhưng phải nai lưng bảo vệ con Vua. Thảm nhất là con Vua và con Tốt, con Tốt bị đem ra làm vật thí thân, còn con Vua bị giữ rịt trong mấy ô vuông để giữ vững thế cục.

- Con Vua hóa ra là bù nhìn...

- Một tổng thống bù nhìn. Jack có nghĩ tôi là tổng thống bù nhìn không?

Câu hỏi của chú khiến chị nghẹn lời. Chị lúng búng ậm ừ mấy tiếng, rồi im bặt.

Để gỡ rối cho chị, Hác Đăng Khánh mời cô phụ tá nghe nhạc phẩm "Bản tình cuối" của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên do Tuấn Ngọc ca:

"... Mưa đã rơi và nắng đã phai

Trên cuộc tình yêu em ngày nào

Ta vẫn yêu, hồn ta vẫn say

Qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ..."

- Cô Ngọc Lan hát bài này nghe nức nở lắm. - Jacqueline trầm trồ trong lúc nhận mớ rau sống xuống đáy tô bún riêu.

Bốn cậu mật vụ hết giờ làm, bước đến trình diện Hác Đăng Khánh trước khi ra về. Chú mời họ ở lại ăn bún riêu với mình và cô phụ tá. Sau một lúc khước từ, rốt cuộc họ cũng chịu ở lại ăn khuya.

- Cũng giống như Jack không thích ăn phở nhưng vẫn nằng nặc kêu phở, thì những người quởn đãi ấy cũng vậy, thay vì dành thời giờ cho những thứ mình thích, lại bỏ công bỏ sức đi bình luận cho những thứ mình không ưa.

Hác Đăng Khánh hỏi ai có muốn ăn bún riêu nữa không, để chú làm luôn một lần. Có năm cánh tay giơ lên, chú mỉm miệng cười và gật đầu, rồi đứng dậy đi làm bún cho mình và mọi người.

Ngày mai chú lại tiếp tục ra trận chiến đấu...

oOo

- Anh ta vẫn chưa nói chuyện được sao?

- Phải.

Nạn nhân trong vụ thảm án "Hai mươi năm" đã tìm thấy được mười người, vài người còn sống, vài người đã chết. Số còn sống bị giam lỏng trong Quân Y Viện hoặc nhà thương quân đội, lúc nào cũng có lính hoặc cảnh sát đứng canh gác bên ngoài phòng bệnh. Không một ai được phép liên lạc với thân nhân hoặc tự ý đi ra khỏi phòng bệnh một mình.

Cổ Tây Tuyết mua cho mỗi người một hộp cơm gà xá xíu và một phần canh chua chay. Hai người đều cảm mến cô, xem như thân nhân ruột thịt.

- Ăn cơm xong rồi ăn cam nghen? Nhà anh Cường có nguyên một vườn cam sành rất ngon, ăn chua chua ngọt ngọt rất đã miệng.

Dị Dạng ú ớ mấy tiếng thay cho lời cảm ơn.

- Anh muốn nghe nhạc hả?

Bị Câm gật gật đầu, rồi trỏ tay chỉ đàn én đang chao nghiêng trên bầu trời thanh xuân thơm nồng hương mai.

Cổ Tây Tuyết bèn bật bản "Tình khúc mùa Xuân" của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, người trình bày là danh ca Sĩ Phú.

- Tôi ra ngoài một lát, hai anh cần gì thì bấm số gọi tôi hoặc ấn chuông nghen?

Hai người vui vẻ đồng ý.

Đi vệ sinh xong, Cổ Tây Tuyết xuống căn-tin mua một ly sinh tố dưa hấu uống giải khát. Thấy trên bảng có giới thiệu món sandwich kẹp gà chiên nên mua một ổ.

- Anh Bình...

- Cô... Cô Tuyết...

- Trời, sao mặt anh y như cái đầu heo vậy?

- Bị đυ.ng xe cô ơi. Cái mặt bị đập vô túi khí nên mới thành ra như vầy...

- Uống thuốc thấy đỡ hôn anh?

- Cảm ơn cô. Nhờ thầy thuốc mát tay nên cũng ̣đỡ nhiều rồi...

Thường Khán Bình mời Cổ Tây Tuyết lại bàn ngồi nói chuyện chơi. Nhưng cô từ chối vì còn phải trở về phòng làm việc. Không được như ý, hắn đành tiu nghỉu ra về.

"Cạch."

- Sao mặt mày mày bí xị vậy con?

Thường Khán Bình vừa cởi giày vừa trả lời thằng bạn Bảy Núi:

- Kệ tao.

Nguyễn Chí Công vỗ vai thằng bạn Thần Kinh một cái rõ đau, rồi tươi cười thông báo:

- Thằng Hoàng vừa kiếm được công việc bán thời gian ngon lắm... Chỉ cần đứng dưới sân khấu quơ gậy qua lại là có bộn tiền.

- Tưởng gì. Nghề này tao cũng từng làm hồi còn là sinh viên mỳ gói.

- Nhưng mà phải đẹp trai. Xấu xấu hay mặt mũi bình thường không được trúng tuyển.

- Gì kỳ vậy?

- Tại nhỏ này lỡ "nổ" là bản thân được ái mộ là nhờ tài đức chứ hổng phải do nhan sắc, nên giờ phải mướn mấy thằng mặt mày coi được giả làm người ái mộ để đỡ bị quê. Trong số đó có tao...

Tống Ngạn bỗng ngoắc ba đứa bạn lại gần gã. Đợi tụi nó đứng trước mặt mình, gã kêu tất cả ngồi xuống bàn ăn. Xong đâu vào đấy, gã húng hắng vài tiếng, rồi nói:

- Trước lúc bị đổ oan, Thường Khán Cảnh có ghé nhà bạn mượn tiền để có tiền trả cho bà chủ nhà trọ, nhưng không thành. Thấy vậy anh Cảnh mới trở về xóm trọ, rồi đi vòng quanh khắp xóm hỏi coi có ai đương cần người làm công không. Sáng hôm sau, một cuộc điện thoại bí ẩn gọi anh Cảnh đến biệt thự kia thử việc; người đầu dây nói rằng ở đây đang tuyển bảo vệ và người làm vườn giá rẻ nên mới gọi cho anh. Anh Cảnh không tin, vì anh biết một kẻ nghiện ngập như mình thì dễ dầu gì có ai thu nhận; huống hồ chi đây là ai mà lại biết tính danh anh? Nhưng anh vẫn không thể thoát được, không biết bằng cách nào mà chúng đã chụp thuốc mê rồi bỏ anh vào biệt thự và để anh nằm cạnh bên hai cái xác nữ tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ chết thảm.

- Bác Nhạn đã nói cho mày biết à?

- Phải... Ban đầu tao bán tín bán nghi vì nghĩ đây là lời khai của anh Cảnh, không dựa trên cơ sở khách quan nào hết.

- Mày sợ tao thất vọng nếu những gì anh Cảnh khai là nói láo hả? Thằng quỷ này thiệt tình...

Lê Đức Hoàng thấy thằng bạn điển trai nhìn mình đăm đăm, lòng linh tính có chuyện không lành.

- Mày rất giống với ông thầy dạy cô con gái bà chủ nhà... Sau cái chết của mẹ và chị gái, bà ấy trở nên khùng khùng điên điên, suốt ngày lảm nha lảm nhảm những chuyện xưa cũ.

- Mày muốn tao gặp bả???

- Làm ơn giúp tao đi Hoàng.

Nhìn thằng Bình thiệt là tội, làm người con trai Thất Sơn cầm lòng không đậu mà đành mím môi, gật đầu chấp thuận.