Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt

Chương 155: Hồi Hai Mươi Lăm: Dù nắng có mong manh (c)

Ngắm nghía tủ lạnh chán chê, Cấp Trên mới lại bàn ăn mà kéo ghế ngồi xuống. Trên bàn lúc bấy giờ đã bày biện sẵn các khay thức ăn đầy vung và còn âm ấm.

- Tôi thích ăn ở những quán bình dân hoặc trung lưu thôi. Vào nhà hàng sang trọng phải giữ ý giữ tứ, lễ nghi rườm rà, đã thế còn phải biết cách gọi món cho đúng phép... Ôi thôi đủ trò!

Vệ Minh mời Cấp Trên nếm thử huyết vịt nấu nếp. Gã ngần ngại nhai "nhơi nhơi", rồi buột miệng khen:

- Ngon... Quá xá ngon luôn... Không hề tanh xíu nào...

Vệ Minh bèn gắp vào tô cháo của Cấp Trên mấy miếng huyết nếp, rồi rưới thêm một muỗng cháo đặc.

- Còn nhiều không mà cưng gắp cho tôi quá trời vậy?

- Tôi mua ba ký lận đó... Kai, Shito. Hai anh muốn ăn sáng chưa?

Cấp Trên thấy Phùng Bác Văn thì ngừng ăn cháo mà cất giọng bắt chuyện:

- Lại ăn cháo nè cưng.

Phùng Bác Văn và Shito đã ở tư dinh Vệ gia được non nửa năm, với mục đích bảo vệ nhân chứng. Họ sống trong tòa nhà của Vệ Minh; gian phòng nằm trên tầng áp mái, diện tích ước khoảng một trăm mét vuông, có cả bếp nấu và quầy bar, trông không khác chi một căn hộ hạng sang. Từ sau vụ gỡ bom rạp chiếu phim Happy Hour, Vệ Minh đã bị kẻ chủ mưu theo dõi và khủng bố tinh thần. Sẵn Phùng Bác Văn đương cần chỗ lánh mặt, nên Hác Đăng Khánh điều y tới đây ở tạm; y cũng muốn có không gian riêng với người yêu nên đã đồng ý ngay tắp lự, và y tính một thời gian nữa mới thưa chuyện với gia đình.

Shito ra dấu thủ ngữ với người yêu, rằng tại sao người này lại gọi y là "Cưng". Y đáp lại bằng thủ ngữ: "Đừng quan tâm tới thằng cha gàn dở đó."

- Có tiến triển gì không?

Mặt vẫn không ngẩng lên, Vệ Minh vừa nhai sườn vừa trả lời Phùng Bác Văn:

- Không. Số lượng thư rác gửi vào máy tôi và thùng thư nhà vẫn nhiều như cũ.

Bản nhạc "Dòng sông xanh" do cố danh ca Thái Thanh trình bày như đưa mọi người tới một vùng nông thôn đương vào mùa thu hoạch lúa, quang cảnh thanh bình ấy hiện lên trong tâm trí mà cứ như hiện ra trước mắt họ vậy. Nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt cho ca khúc "Blue Danube" của nhạc sĩ Johann Strauss II.

Vệ Minh vừa gọt táo để chiều nay làm kem cho các con, vừa kể cho mọi người nghe một câu chuyện li kỳ về bà Thái Thanh:

- Hồi còn ở tù, hay còn nói văn vẻ là "đi học tập cải tạo", bà Thái Thanh từng bị bọn bắt giam ép phải hát nhạc của chúng, và bà đã khẳng khái từ chối. Bà tuyên bố: "Tao không hát nhạc của chúng bây." Rồi tới một ngày nọ, bỗng nhiên bà đề nghị được lên hát. Chúng tưởng bà đã "giác ngộ cách mạng", nên hí hửng đồng ý. Ai dè đâu hôm biểu diễn, bà cất cao giọng mà hát một bản nhạc rất nổi tiếng thuộc dòng Nhạc Vàng - Nhạc tiền chiến, chứ nhất quyết không đứng trình bày bản nhạc bị giao. Nghe xong mấy câu đầu, bọn chúng tá hỏa tăm tinh lôi bà ấy xuống sân khấu, rồi phạt vạ bà ấy ngay sau đó.

Phùng Bác Văn gật gù bình phẩm:

- Có những thằng luôn miệng chê bôi "Đàn bà đ*i không qua ngọn cỏ thì biết cái gì mà nói", nhưng chưa chắc gì chúng trung nghĩa bằng họ. Có những thằng mới thấy lý tưởng mình theo đuổi bị sụp đổ, liền quay lưng lại mà đấu tố và khinh rẻ; tới chừng thấy thế hệ tiếp nối ủng hộ, lại hùa theo để ăn bám và kiếm chác.

Vệ Minh tiếp lời anh chàng điều tra viên:

- Đấu tố nghĩa là sao? Tức là chuyện không nói có, chuyện bé xé ra to. Tỷ như anh tặng tôi chai rượu quý vì nghĩa tri kỷ, tình anh em giang hồ, qua cái miệng của bọn đấu tố bỗng chốc trở thành của hối lộ, quà biếu xén. Đó mới gọi là đấu tố. Còn vạch trần cái sai, cái chưa đúng, cái lỗi thời thì gọi là phê bình, chỉ trích và tố giác.

Bây giờ thì Cấp Trên mới hiểu tại sao Phan Hoài Việt không ưa nhạc sĩ Văn Cao, bởi sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, cụ đã không còn dám sáng tác những bài hát mà lý tưởng bên mình không ưa, tài năng của mình cụ đã khiến cho nó thui chột trong bóng tối vì sợ án tù và phạt vạ.

- Tôi thấy giọng hát của bà hơi là lạ... Không biết diễn tả ra sao... - Cấp Trên chống cằm mà nói.

- Giọng hát của bà Thái Thanh là một sự kết hợp giữa ca trù, chầu văn, tuồng chèo miền Bắc và opera Tây Phương. - Vệ Minh nói đoạn, nêm lại nồi cháo.

Phùng Bác Văn nhón một miếng huyết vịt. Rồi vừa che miệng nhai vừa nói:

- Rất nhiều người yêu âm nhạc đã nuối tiếc Văn Cao của một thuở "Buồn tàn Thu", "Ngày mùa ", "Thiên thai", "Suối mơ",... Văn Cao viết nhạc tiền chiến mới là Văn Cao thực thụ. Có một số người đã nhận xét, rằng nếu Văn Cao vào Nam, tài hoa của cụ sẽ phát triển tột bực như nhạc sĩ Phạm Duy. Hai người nhạc sĩ miền Bắc đó đã từng viết chung một ca khúc có tên là "Bến Xuân".

Vệ Minh lại tiếp lời anh ta:

- Thời đó chưa có nhạc rap, chứ nếu có, dám chừng Phạm Duy, Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Trầm Tử Thiêng,... đã soạn ra hàng loạt ca khúc rồi.

Shito đặt câu hỏi:

- Dòng nhạc tiền chiến - nhạc Vàng có được thế giới biết đến không?

- Có, nam ca sĩ Hồng Kông Phí Ngọc Thanh từng hát bản "Mưa hồng" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn theo phiên bản Hoa ngữ. Bản nhạc "Không" của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng nước ngoài, tiêu biểu có tiếng Nhật Bản, Quan Thoại, Quảng Đông,... Người trình diễn đặc sắc nhất phải kể đến danh ca Đặng Lệ Quân.

Vệ Thanh nói:

- Bản "Tình yêu biển xanh" do cô Ngọc Lan đơn ca hay lắm. Cô ca sĩ Julie Quang đặt lời Việt từ ca khúc "L'amour a la plage".

Vệ Minh đính chính:

- Bản "Tình yêu biển xanh" không phải cô Ngọc Lan đơn ca đâu. Trong ca khúc này, cổ song ca với cô Kiều Nga; giọng nào khàn khàn mà hơi trầm thì chính là em gái Elvis Phương. Còn muốn biết tiếng hát của cô Ngọc Lan giai đoạn bị bệnh thì nghe cổ hát live bản "Tan tác" là biết. Ban đầu em lầm lẫn đây là một trong những bài hát thuộc giai đoạn cô bị bệnh, sau nghe lại mới hay mình lộn.

- Làm sao cưng biết cách thức gỡ bom vậy?

- Có người gửi câu đố cho tôi thông qua email. Tôi dựa vào lời giải mà phá bom thành công.

- Nói rõ hơn được không? - Cấp Trên cắn ngón tay.

- Email đó là của một người ngoại quốc. Kẻ chủ mưu đã đánh cắp tài khoản thư điện tử của người này và dùng nó làm phương tiện liên lạc với tôi. Thành thử ra không có cách nào để tìm thấy hắn.

- Không tra địa chỉ được sao?

- Địa chỉ là các tiệm Net trên toàn quốc.

Phùng Bác Văn sờ phần gáy cổ. Vết sẹo do kim tiêm gây mê xược trúng đã mờ nhạt hẳn. Không nhờ cận vệ của Hác Đăng Khánh, ắt hẳn y đã tự kết liễu bản thân.

- Anh ăn cháo chưa? Tôi múc cho anh và Shito luôn nghen?

Phùng Bác Văn muốn tìm thêm chứng cớ mới cho vụ án nên đã tiết lộ một chi tiết:

- Kẻ chủ mưu cố tình tạo ra vô số vụ án ngớ ngẩn và lòng vòng nhất có thể để kéo dài thời gian chạy tội và thủ tiêu nhân chứng - vật chứng trong vụ thảm án mà hắn đã gây ra cách đây hơn hai mươi năm trước.

- Liệu hai người theo đạo Thiên Chúa kia có dính dáng gì không vậy?

- Anh Địch.

Phùng Bác Văn lắc đầu mà nói:

- Một người bên Công Giáo, còn người kia bên Tin Lành. Trang phục của hai người đã khiến cho mọi người bị lầm lẫn.

Vệ Lô Địch vươn vai ngáp ngắn ngáp dài, rồi đi gắp đồ bổi bỏ vào trong tô, sau đó lấy muôi múc cháo. Một cho mình, một cho ông già khó chịu.

- Cái gì của Caesar thì trả lại cho Caesar, cái gì của Chúa thì trả lại cho Chúa. - Shito nói đoạn, bước tới nâng cửa sổ tường bếp lên để rước nắng và khí trời vào trong phòng. Một luồng gió lạnh se sẽ kéo vào phòng, mang theo hương hoa và nhựa cây nồng nàn, khiến cho Vệ Lô Địch nhảy mũi liên tục.

- Tôi biểu cậu cai thuốc là quá sáng suốt... Phổi yếu như vầy mà tối ngày cứ phì phà, phì phèo...

- Trước hết thì chú đừng có lén tôi hút thuốc... Thằng nào cũng ghiền như thằng nấy... Chả có thằng nào tốt lành con mẹ gì đâu...

"Coong..."

Vệ Minh gõ cái muôi vào miệng nồi cháo, rồi cười nhạt hỏi:

- Giờ muốn ăn cháo hay muốn đấu võ mồm?

- Rồi, rồi, bọn anh ngồi xuống ăn liền đây...

Mỗi người mới đến được Vệ Minh múc cho một tô cháo cỡ vừa và đưa thêm một dĩa bánh quẩy xắt nhỏ. Cậu còn chu đáo pha chế đồ uống tùy theo khẩu vị của từng người.

- Cậu ăn uống gì chưa mà đứng đó làm hoài vậy? Sao không kêu các chú, các thím xuống làm? - Vệ Thanh bực mình hỏi.

- Em ăn sáng với chồng con em rồi, nên giờ rảnh rang thì làm cho đỡ buồn... Nãy ai kêu sinh tố cam mật ong vậy?

- Cảm ơn.

- Không có chi. - Vệ Minh đưa ly sinh tố cho Shito, rồi đi kiểm tra xem cà-phê đã nhểu được bao nhiêu.

Sau bữa sáng, cả bọn kéo nhau đi đánh golf. Sân golf nằm trong khu nghỉ dưỡng do nhà họ Vệ đầu tư, nơi đây hiếm khi nào đông khách nên việc tìm một chỗ chơi golf vừa ý rất dễ dàng và mau lẹ.

- Không chơi hả cưng?

- Thôi, tôi sợ ảnh hưởng đến vết mổ. Ngồi đây xem các anh thi thố với nhau cũng vui rồi...

Cấp Trên nghe thế thì hay thế, chứ không gạn hỏi nguồn cơn nguyên cớ. Bởi gã thừa biết nếu có mở miệng hỏi đi chăng nữa, cậu ta sẽ chẳng trả lời thật lòng đâu.

Thấy "bầy vịt đực" đã đi mất, Vệ Minh liền mở máy nghe nhạc. Bản nhạc đầu tiên mà cậu nghe là bài "Mùa đông của anh" do đôi song ca Duy Quang - Ngọc Lan trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh:

"... Anh chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái

Em chỉ là người say bên đường anh nhìn thấy..."

Vừa nhai sầu riêng sấy khô, Vệ Minh vừa ngắm nhìn tiết trời sắp dợm bước sang Đông. Ca khúc thứ Hai là "Chờ Đông", lần này Duy Quang hát cùng Kiều Nga.

- Có bản "Tuyết rơi" do Lâm Nhật Tiến ca không?

- Ý Hiên... Anh Trác không có ở đây.

- Tôi biết. Tôi đến để gặp cậu mà, đâu phải là để gặp anh ta.

- Ăn không?

- Thôi, tôi không thích ăn sầu riêng.

Thẩm Ý Hiên chống cằm nhìn xa xăm một đỗi, mới ngại ngùng thổ lộ tâm sự với Vệ Minh:

- Vô cùng xin lỗi gia đình cậu về cách hành xử của cha tôi. Ông ấy vẫn không thể vượt qua được bóng ma quá khứ, hễ có dịp lại tuôn ra những ngôn từ không đẹp và thiếu đúng đắn.

- Ông ấy đáng thương hơn đáng trách.

Dưới vòm trời cuối Thu đầy mây xám xịt, hai con người hoài cảm ấy ngồi nói cho nhau nghe những chuyện buồn vui trong cuộc sống. Có lẽ bị nhạt miệng, nên Thẩm Ý Hiên đặt trên trang ẩm thực của khu nghỉ dưỡng một phần takoyaki và một ly Mocha lạnh cỡ lớn; nhờ thời đại tân tiến mà khách hàng có thể thoải mái đặt món bất cứ lúc nào mà không cần cậy đến bên trung gian.

- Ê Minh... Ăn gì hông? Tôi bao.

- Thôi, có sầu riêng rồi.

Giọng hát vui tươi của Ngọc Lan qua bản nhạc "Tình đôi ta" làm Vệ Minh nhoẻn miệng cười thật tươi. Thấy nội dung bài hát giống với hoàn cảnh của mình, cậu bèn lấy nó làm nhạc chuông.

- May phước cho hai đứa mình không bị gia đình ép lấy vợ, nếu không lại hại đời con gái nhà người ta rồi... Mà, chuyện của cô Hân với Minh là sao vậy?

- Cổ cần mang thai gấp để có thể thoát án tù nếu bị truy tố. Năm đó công ty gia đình ông Nhẫn bị vướng vào một vụ bê bối tài chính, nên phải cầu cứu cha tôi. Biết tôi "hồn này xác nọ", nên ông ta mới an tâm giao con gái cho tôi. Khi Boo mỡ vừa ăn thôi nôi, công ty nhà ông Nhẫn cũng giải quyết xong chuyện lùm xùm. Không muốn con gái phải làm vợ một người như tôi, ông bèn kiếm cớ bắt lại.

- Còn chuyện kia thì sao?

- Phải. Ông Nhẫn muốn cổ bị sẩy thai nên đã đút lót cho bác sĩ phụ trách ca thụ tinh lựa chọn "hạt giống" nào tệ nhất mà cấy vào "người" cổ. Có lẽ còn chút lương tâm, do đó anh ta đã nới tay trong quá trình thực hiện. Boo mỡ hơi khờ chứ không đến nỗi thiểu năng hay không may mắc bệnh Down.

Hai người cùng chung tính hướng dắt nhau ra bờ hồ nhân tạo ngắm cảnh và nói chuyện chơi cho khuây khỏa trí óc. Mùa này thiên nga không về, mặt hồ thôi còn tiếng của chúng. Hàng dương liễu rũ mình soi bóng dưới mặt hồ trong xanh như ngọc bích.

Trời bỗng lất phất mưa. Tuy không nặng hạt nhưng cũng đủ để khiến hai người bị nhiễm lạnh nếu cứ đứng đây chờ mưa qua. Họ bèn vào nhà mát cách đó không xa đυ.t mưa.

Một nhóm người đã ở đó tự bao giờ, bao gồm bốn nam và một nữ, tất cả đang cười nói rất vui vẻ và thâm tình.

- Thành thật xin lỗi vì đã làm phiền quý vị. - Thẩm Ý Hiên lên tiếng trước.

- Dạ, đâu có làm phiền gì đâu hai anh. - Cô gái tuổi tác ắt hẳn lớn hơn hai người chừng mười mấy tuổi, nở nụ cười rạng rỡ và khiêm nhượng đáp lời người thanh niên con lai.

Vệ Minh và Thẩm Ý Hiên chọn góc bên phải, nhìn hướng ra bờ hồ.

- Lại đây ngồi nói chuyện chơi nghen hai cậu. Hồi nãy nhìn không rõ, tưởng hai cậu trạc hoặc lớn tuổi hơn tôi, nên xưng hô vai vế trật lất.

Vệ Minh để ý thấy người đàn ông đeo kính thuốc ngồi ở bên trái chị ta đang vờ như không chú ý tới hai người, nhưng hễ hai người sắp có hành động gì, anh ta lại đặt tay trên túi quần trái.

- A, thì ra là cậu Út nhà họ Vệ.

- Chị là...

- Suỵt.

Chị ta ra hiệu cho bốn anh bạn không cần phải giám sát chặt chẽ hai vị khách, rồi khơi mào câu chuyện:

- Nhiều kẻ hay nói đồng tính luyến ái hay nữ quyền là tà thuyết do lý tưởng nào đó dựng nên, nhưng họ không bao giờ thử một lần đặt mình vào hai trường hợp trên để cảm nhận nỗi đau và sự bất công của người trong cuộc.

Thẩm Ý Hiên vân vê phần tóc mái. Y nói mà như thể đang tâm sự với chính bản thân mình:

- Không ai nghĩ tới đâu chị. Như tôi chẳng hạn, là người đồng tính và có xu hướng "ái nữ". Nhiều lúc muốn được như các bạn nữ giới đồng trang lứa, tha hồ ăn vận đẹp đẽ, chạy theo xu hướng thời trang mới nhất và có thể sinh con đẻ cái, tạo lập một gia đình như những đôi trai gái khác. Mà mộng ước bình dị đó đành hẹn lại ở các kiếp sau, chứ kiếp này coi như bỏ rồi chị. Họ có bị khổ sở như tôi đâu nên có thể "viễn tưởng" rằng ai mà "mắc bệnh" này là do ảnh hưởng tà thuyết, là bị ma ám, là do phim ảnh tuyên truyền riết nên mới thành ra "nông nỗi" vầy. Nó nằm sẵn ở trong chuỗi gen của tôi, trong huyết quản của tôi; dầu gϊếŧ tôi đi chăng nữa cũng không thể biến thành một con ma "thẳng băng" được đâu.

- Tôi hiểu, bởi tôi đã từng thụ lý vô số vụ án người đồng tính sát hại bạn tình, tự tử do bị ép kết hôn với người khác giới để "chữa bệnh", hành hung người bạn đời trên giấy tờ để bảo vệ mối tình ngoài luồng,... Đã biết các anh không thể yêu và ở cạnh người khác giới, thì tại sao lại không để các anh yên và được quyền sống đúng với con người mình, mà cứ phải ép các anh đi theo lời họ nói, tới chừng xảy ra án mạng hay những chuyện đáng tiếc khác thì...

- Chị là một trong những người đã ký tên trong thỉnh nguyện thư lên tổng thống Hác Đăng Khánh phải không? - Thẩm Ý Hiên sụt sùi hỏi.

- Phải.

- Chúng tôi cảm ơn chị rất nhiều.

- Nói đến nữ quyền lại càng buồn. Tôi thấy có một số con ả, miệng luôn hô hào: "Nữ quyền", nhưng hễ thấy đàn ông bất tài hay đổ đốn lại kêu: "Thằng đàn bà." Tự mình hạ nhục mình rồi lại đi đòi nữ quyền.

Mưa đã tạnh. Thẩm Ý Hiên và Vệ Minh xin phép ngưng ngang cuộc đàm luận để đi lấy đồ ăn. Chị ta không nài giữ, nhoẻn miệng cười và trao cho hai người vài lời chúc thượng lộ bình an.

oOo

Bản nhạc "Áo nhà binh" do Duy Khánh ca phát ra từ cái radio cũ kỹ đặt trên nóc tủ kiếng đựng đồ bổi của quán bún riêu bình dân.

Thường Khán Bình tắp vào ăn một tô lấy sức trước khi tới bệnh viện thăm thằng bạn "cóc ghẻ hóa thiên nga", sẵn tặng chút quà cho người bạn học chung Đại Học.

- Quân ơi, bạn cũ tới kiếm bây nè... Cậu ngồi ăn bún riêu thư thư đi, để cho thằng cháu tui nó vô sửa soạn chút.

Thường Khán Bình đưa cho nội một lốc dầu gió Con Ó, nói rằng đây là quà mừng sinh nhật muộn.

- Mồ tổ cha bây! Hổng để dành tiền sau này cưới vợ, nuôi con. Bày đặt mua cho tao chi tốn kém dữ.

Nói đoạn, nội lại quầy hàng lấy tô múc cho Thường Khán Bình một khoanh giò heo đầy nạc và một cục huyết to tổ chảng.

- Nội, hồi xưa nội "thầu" bốn đứa tụi con tốn kém biết bao nhiêu. Nay con chỉ trả...

- Thôi, thôi, ơn nghĩa gì... Thấy tụi bây lo ăn lo học đàng hoàng là tao vui rồi...

Có một gia đình ghé quán nội ăn bún riêu, nội day qua cáo lỗi với thằng bạn học của cháu trai, rồi lật đật bước tới hỏi khách muốn ăn sao nội gắp.

- Quân! Mày đâu rồi?

- Dạ, con ra liền nè nội.

Lữ Hồng Quân "diện kiến" bạn cũ trong trang phục tươm tất và đơn giản. Không thấy nó đeo cặp kính viễn dày cộm, ắt có lẽ quãng thời gian làm báo đã giúp nó có đủ tiền để đi mổ mắt. Hình như nó vừa mới tắm gội xong, vì mái tóc hãy còn vương mùi dầu gội bạc hà thơm phức.

- Bình.

- Tao nè. - Thường Khán Bình đưa cái thùng carton vuông vức cho thằng bạn thân. - Tao mua ít đồ tặng mày. Không hiếm lạ gì, nhưng đó là tất cả tấm lòng của tao.

- Mày mua tặng tao là tao cảm ơn không ngớt rồi. Còn đòi hỏi cái gì nữa. Sao, tháp tùng tổng thống vui không?

- Có ở chung đâu mà vui với buồn. Phận tao đi theo làm "quan chép Sử" thôi.

- Còn Hoa Kỳ thì sao?

- Tao hồi đó ở trong Nước, xem ba cái hài kịch kêu réo rằng ở bên đây không có đồ ăn Việt Nam, người Mỹ kỳ thị chủng tộc, bắn nhau loạn xạ,... tao tưởng thiệt. Tới chừng tao qua đây, chỗ nào cũng có bán đồ ăn Việt, ngay cả cây sả, cọng rau muống, cái bánh tét, hũ mắm cá lóc còn có, chỉ cần mày có tiền là mày mua được thôi, giá bán cũng không quá cao như lời đồn thổi. Còn chuyện người Mỹ kỳ thị chủng tộc, tao chẳng bị ai khinh ghét hay hắt hủi hết, mà nói đúng hơn là họ không quan tâm tới tao, một phần vì họ không muốn làm phiền tao, một phần vì họ không muốn bị làm phiền bởi những người không thân không thích.

Lữ Hồng Quân gãi bắp chân sột soạt:

- Cứ hễ ai nhắc tới cái xấu của Nước mình là tự khắc một số kẻ sẽ nhảy cẫng lên kêu là lấy một hành động không đẹp đem ra quy chụp tập thể, nhưng họ lại rất khoái quy chụp tập thể nước khác.

- Mày có biết những ưu đãi về mặt an sinh xã hội và giáo dục mà chính phủ Mỹ dành cho người da đỏ và da đen không? Tao tin chắc rằng có rất nhiều người ở Nước mình không biết, nhưng chuyện kỳ thị chủng tộc thì họ lại rành sáo câu vọng cổ...

- Tao da vàng thì kêu da vàng, chả lẽ kêu "da hoàng kim"? - Lữ Hồng Quân nói đoạn, rồi cười phá lên. Một nụ cười đong đầy giễu cợt, đong đầy chua cay.

Thường Khán Bình lắc đầu cười xòa. Rồi cúi xuống húp nước lèo xì xụp. Sợ thằng miệng móm kia thèm nên hắn phải ra đây ăn, chứ không dám mua về.

Vừa cầm giấy ăn lau miệng, gã trai Nội Thành vừa thổ lộ với anh bạn xứ bưởi Biên Hoà:

- Tao muốn viết một bài luận văn về cái nạn "Đông Á bệnh phu"...

- Mày hổng sợ bị tẩy chay sao? Ý là mấy đứa mình mới viết mấy bài phóng sự về vụ ô nhiễm môi trường mà đã bị gán lên đầu cái danh "tự nhục", "chống phá chế độ", "phản động",... Bây giờ đi vô tới tận gốc rễ vấn đề...

- Vậy mày vô ngành Báo Chí để làm chi? Để bưng bô kiếm cơm hả?

Lữ Hồng Quân cười khổ. Anh ta gãi đầu, tựa hồ đang bối rối lắm. Rồi một đỗi lâu sau, anh ta thất thần kể:

- Tao chả hiểu tao đẻ ra làm thân đàn ông, mà tối ngày cứ phải đi theo sau đ*t mấy con đ* ngựa giựt chồng người ta mà viết bài tung hê tụi nó. Nào là "Choáng ngợp trước chiếc nhẫn đính hôn độc nhất vô nhị của cô A", "Nỗi đau hậu ly hôn của diễn viên C",... Mẹ! Miền Trung lũ lụt, miền Tây hạn nặng, miền Bắc không khí ô nhiễm tới mức báo động, miền Nam đường cao tốc trì hoãn.

- Cho nên mày mới vứt thẻ ngành mà về đây bán bún riêu hả?

- Cho tao làm con người đi mày. Tao không muốn làm con chó đi sủa thuê cho chủ thêm một ngày nào nữa đâu.

- Mày trốn đời luôn à?

- Tao đâu đủ sức để thay đổi thời cuộc, thay đổi tâm thức của một đám mù mờ ở xứ mình.

Thường Khán Bình xắn một miếng huyết lớn, rồi nhúng nó vào chén mắm tôm, sau đó vừa nhai vừa nói:

- Vua Duy Tân đã từng nói một câu để đời: "Tay bẩn thì lấy nước mà rửa, còn Nước bẩn thì phải lấy máu mà rửa."

- Mày vẫn kiên định rằng sẽ rửa oan được cho anh Cảnh sao?

- Phải.

Chợt có một chiếc taxi Uber đậu lại trước cửa quán, một người thanh niên có gương mặt khôi ngô, tuấn tú mở cửa bước xuống. Rồi khoảng độ vài phút sau, có lẽ đã trả tiền xe xong, hai người bạn của anh ta mới xuống xe.

- Ai đây?

- Nó đó, thằng Hoàng. - Thường Khán Bình che miệng phì cười.

- Trời!

Lê Đức Hoàng lườm thằng bạn Nội Thành muốn rớt con mắt. Thường Khán Bình vờ như không thấy vẻ mặt của nó, hắn cắm mặt ăn bún riêu ngon lành.

- Hoàng Ngạc Nương.

- Gì?

- Tiền đâu mà mày...

- Tao cũng hổng rõ nữa. Tự nhiên tao được ghi danh vào một chương trình phẫu thuật chỉnh hình miễn phí.

- Mày không được ăn rau muống phải không? Để tao làm cho mày một tô đặc biệt bự thiệt bự.

- Chèn ơi, ai mà đẹp trai dữ thần vậy bây?

- Dạ, con nè nội, A Hoàn nè nội.

- Giỡn hoài bây.

Bộ tứ cùng Lữ Hồng Quân ngồi quây thành vòng tròn. Nội rót cho mỗi đứa một ly sâm bí đao ngọt mát và nài từng thằng phải ăn chén huyết chưng quán nhà bà.

- Tao sẽ vì tụi bây mà trở lại với cái nghề nhà báo này. Giấc mộng ngày xưa của tao là được dùng con chữ để thắp lên ánh sáng công lý, vực dậy niềm tin vào lương tri và xua đuổi tệ nạn trên Quê Hương mình. Là do thời thế hay là do tao nhu nhược mà những tuồng chữ tao viết ra đã trở thành đống rác rưởi sặc mùi phỉnh nịnh.

- "Không phải tại em cũng không phải tại anh, tại Trời cao xui khiến nên chúng mình xa nhau..."

- Nín. - Lữ Hồng Quân búng trán Lê Đức Hoàng một cái cốc. Bản nhạc "Không phải tại chúng mình" của đôi nhạc sĩ Ngọc Văn - Thương Linh đã bị thằng Bảy Núi làm cho "hoen ố".

- Khuya nay tụi tao sẽ lên Đà Lạt. Mày có muốn đi chung không? - Tống Ngạn đề nghị.

- Đi thì đi.

...

Một giờ sáng, Lữ Hồng Quân đứng chờ nhóm bạn Báo Chí trong sân nhà nội, cũng đồng thời là nơi bán bún riêu.

Sợ nội của thằng bạn giật mình đổ bệnh thì khốn, nên họ không bóp kèn báo hiệu, mà chịu khó xuống xe để thằng bạn "nhận diện".

Nguyễn Chí Công cất tiếng mời bạn:

- Lên xe đi mày. Trừ hai băng sau, còn lại muốn ngồi ở đâu cũng được.

Hai băng sau của chiếc xe Mitsubishi bảy chỗ chật ních những hộp carton đựng đồ nghề "tác chiến" của bộ tứ. Dưới sàn xe, thảm trải đã được hút bụi sạch sẽ. Cả nhóm dự định sang năm sẽ sơn màu khác cho chiếc xe để xả xui.

Chiếc xe chạy trên xa lộ rộng thênh thang và thưa thớt xe cộ. Nhìn từ trên cao, chiếc xe như con cá mập đơn côi đang bơi giữa khe nước chuyển tiếp của hai luồng biển khác nhau. Những ngọn đèn đường giương đôi mắt vàng vọt ngước nhìn dải Ngân Hà đang vặn mình trên tầng không cao vời vợi. Mảnh trăng Hạ Huyền nép mình sau một áng mây u uất.

- Ê, mấy đứa mình hợp ca bản "Xóa hết nợ nần" của nhạc sĩ Thái Thịnh đi. Tao làm Tommy Ngô cho.

- Mày chơi khôn thiệt chứ... Vậy tao làm Trần Thái Hòa. - Nguyễn Chí Công liếc thằng Bảy Núi một cái sắc lẻm.

- Mày có hát tới mơi tao cũng còn nhớ mày nợ tao... Tao làm Thế Sơn cho. - Thường Khán Bình tranh phần.

- Tao hát phần của Don Hồ... Quân, mày hát đoạn của Lương Tùng Quang.

Vì "yêu đồng bào, yêu Tổ Quốc" nên đám trai thời loạn ấy đã kéo cao cửa sổ hòng ngăn âm thanh lọt ra ngoài. Tiếng ca của những con người tràn trề nhiệt huyết và hừng hực tuổi thanh xuân ấy như muốn thắp sáng cõi đêm u uẩn.

Kết thúc màn hợp ca, Lê Đức Hoàng nghêu ngao hát bản "Buồn mà chi" theo giọng ca của Elvis Phương:

"Ta yêu mến những ai cười trong lao tù

Ta yêu mến những ai cười trong khổ đau

Ta thương xót những linh hồn đang lưu đày

Đang lo lắng sớm hôm lợi danh miệt mài..."

- Mày hát dở quá làm sao tao ngủ? - Nguyễn Chí Công càm ràm, rồi quay mặt sang phía cửa sổ cố ru mình vào giấc ngủ bị mất.

Tống Ngạn bèn chọn bài khác cho thằng bạn răng khểnh dễ ngủ.

Giai điệu "Hành trình trên Quê Hương" do cô ca sĩ mang tên loài chim Sơn Ca trình bày như một lời chúc tốt lành cho chuyến đi chông gai sắp tới của họ.

Khoảng bảy giờ sáng, cả nhóm đã đặt chân trên xứ sở ngàn thông. Căn homestay mà họ đặt nằm cách hồ Than Thở gần một cây số; sau gần một tiếng đồng hồ thương lượng với chủ nhà, họ mới đặt được chỗ ở, họ đinh ninh rằng chắc do đặt gấp quá nên chủ nhà không an tâm cho thuê.

Ăn uống, vui chơi thỏa thuê trọn một ngày, tới khi màn đêm buông xuống, cả nhóm mới lên đường "hành quân".

Tống Ngạn vừa chỉnh lại cái khăn quàng cổ vừa hỏi mấy thằng bạn:

- Nghi can trong vụ bắt cóc, cưỡиɠ ɧϊếp và gϊếŧ người thế nào rồi?

- Chạy được cái giấy tâm thần nên giờ tại ngoại rồi. - Lữ Hồng Quân giơ ống nhòm lên quan sát. Ngôi biệt thự mang dáng dấp Pháp quốc đã xuống cấp trầm trọng, rêu phong và dây leo bám đầy các bức vách, mái ngói vỡ nát gần hết, cổng rào đã bị ai đó kéo sập, lối vào mọc khắp mimosa, trạng nguyên, cúc mi và dã quỳ.

- Đây là hiện trường vụ thảm sát vợ của Luật sư Thạch Sang hả? - Lê Đức Hoàng che miệng ho khan.

Nguyễn Chí Công quàng vai thằng bạn Bảy Núi mà tình tứ hát:

- "Đà Lạt lạnh, môi em vừa đủ ấm."

- Tao hổng phải "Góa phụ ngây thơ" của mày hay của ông Trần Thiện Thanh đâu nghen con...

Tống Ngạn vỗ vào đầu mỗi đứa một cái rõ đau, rồi bước tới gõ cửa. Đằng sau lưng anh ta, thằng bạn Bảy Núi đang đứng lải nhải:

"Cốc... cốc... cốc

Ai gọi đó?

Nếu là thỏ

Cho xem tai

- Nếu là xì-ke ma túy, tao đi đây... - Thường Khán Bình chen vào đọc.

Tuy hiện trường đã được lau dọn và quét tước cẩn thận, song mùi tử thi hãy còn nguyên vẹn. Hoặc giả đó chỉ là ảo giác của họ khi đặt chân đến một nơi hoang lạnh, đã từng xảy ra một vụ án mạng thảm khốc. Tiếng thông reo vi vυ't nghe như thể một hồi kèn chiêu hồn.

"Loạt soạt..."

Tống Ngạn đẩy nhẹ cánh cửa hông đã sứt bản lề. Nó liền đổ xuống một cái ầm, cát bụi bay lên tung tóe, một mùi ẩm mốc xộc thẳng tới khứu giác từng người; đứa đứng gần nhất chịu trận trước tiên.

Lê Đức Hoàng kêu ca:

- Thành Cát Tư Hãn xuất hiện hay sao mà cát bụi mù trời vậy cà?

Cỏ dại đã biến căn phòng khách thành địa bàn của mình. Vết máu đã được tẩy ố kỹ càng, những mảng nấm mốc đã che lấp vị trí của chúng, nếu không có ảnh chụp sẽ rất khó để nhận ra. Cái đèn chùm pha lê đã bị hư hao hơn phân nửa, một số hạt chuỗi đã rơi xuống sàn nhà và vỡ tan, những mảnh vụn ấy bị đám cỏ giấu kín. Lớp kính cửa sổ không còn lành lặn, do đủ mọi nguyên nhân mà vết tích trên mặt kiếng có hình thù khác nhau.

Lê Đức Hoàng phát hiện ra những mảnh vụn của chuỗi pha lê trang trí đèn chùm, bèn la lên cảnh báo:

- Cẩn thận nghen tụi bây. Giẫm phải là bị phong đòn gánh đó đa.

- Ờ, nhắc tới phong đòn gánh mới nhớ. Thằng Phong "đòn gánh" độ rày sao rồi? - Lữ Hồng Quân chau mày.

Lê Đức Hoàng vừa rọi đèn pin vào góc tường bên trái, vừa đáp:

- Nó theo ông Dũng nào học sửa xe rồi. Nghe đâu vợ nó sắp bảo lãnh nó qua Mỹ nên nó muốn học sẵn cái nghề để qua bển dễ nuôi thân.

- Chắc nó qua bển phải thi lấy bằng sửa xe há?

- Bên bển thì đa số ngành nghề cần phải có bằng. - Thường Khán Bình gật gù.

Tống Ngạn chợp ngồi thụp xuống. Gã tìm thấy một miếng vụn vải nhỏ xíu xiu trong mớ cỏ và gạch lót sàn.

- Bây ơi.

- Ơi?

- Chuẩn bị tinh thần báo cảnh sát.

- Hả?

- Phụ tao đào lên coi.

- Thôi, không cẩn thận đứt tay rồi bị nhiễm trùng máu thì nguy lắm. Tốt nhất nên gọi mấy cha kia xuống...

- Bình, mày không sợ bọn họ toa rập với hung thủ sao?

- Nó nói phải đó. - Lữ Hồng Quân xen vào. - Ráng làm cẩn thận chút.

Sau hơn nửa tiếng hì hục bới đất, cả nhóm chỉ tìm thấy một cái hố sâu chừng một thước trống trơn. Sờ vào cảm thấy nó khô như lớp đất trong chậu cây lâu ngày chưa thay.

Thường Khán Bình bỗng lên tiếng:

- Để tao gọi cho pháp y Lãng.

Nhận được cuộc gọi của em trai Khán Cảnh, Bạch Lãng bèn kết nối với chồng mình để tướng Vân nắm rõ chi tiết trong đoạn hội thoại.

Trong lúc Thường Khán Bình nói chuyện với vợ chồng Vân Lãng và quay phim cho họ xem, mấy đứa bạn của hắn thi nhau chụp hình xung quanh để làm bằng chứng. Những ánh đèn flash vụt sáng rồi vụt tắt trông như pháo hoa đêm Giao Thừa.

- Tướng Vân biểu rằng lát nữa cảnh sát địa phương sẽ xuống, nên bây giờ tụi mình phải rời khỏi đây càng nhanh càng tốt trước khi bị bọn họ làm khó làm dễ hoặc hung thủ sẽ đổ vấy tội cho tụi mình.

Thường Khán Bình vừa nói dứt câu, Tống Ngạn đã đi xăm xăm ra ngoài.

- Thằng ba bớp, đợi tụi tao với.

Trong lúc đợi đám bạn cài dây an toàn xong, Tống Ngạn cất giọng hỏi tụi nó:

- Ghé Lotteria mua đồ ăn rồi về homestay nghen?

Lê Đức Hoàng ỉu xìu hỏi:

- Tiền đâu mà phung phí hoài?

Tống Ngạn xoè hai bàn tay ra mà nói:

- Đây, tiền đây.

- Tao vả vô mỏ mày bây giờ đó. - Lữ Hồng Quân vỗ vai thằng bạn mấy cái đau điếng.

- Ê, ê, tụi bây. - Lê Đức Hoàng bẻ cổ Nguyễn Chí Công.

Người thanh niên đứng giơ bảng biểu tình nơi ngã tư công viên không tên. Dáng vẻ của cậu sinh viên cô liêu như cây thông mọc trên đồi trống.

- Ê, vô phỏng vấn cậu ta vài câu đi. - Lữ Hồng Quân gõ gõ đầu Tống Ngạn.

Chiếc xe Mitsubishi tắp vào lề đường.

Lữ Hồng Quân xông xáo bước tới xin phép phỏng vấn và ghi hình cậu sinh viên. Cậu ta mím miệng, rồi gật đầu chấp nhận.

- Nói vậy cậu sinh viên đó chưa chết?

- Chết não cũng coi như chết rồi. - Người sinh viên buồn rầu nhìn anh.

Rồi có lẽ như tức nước vỡ bờ, cậu ta tức tưởi dốc lên nỗi lòng mà kể cho bọn họ nghe những uẩn uất trong phong trào biểu tình mà các bạn cậu khởi xướng, kể cả việc có kẻ giả vờ là đồng minh nhưng thực chất là đám nằm vùng trà trộn vào nhằm gây chia rẽ nội bộ của nhóm.

Quả đúng như những gì mà cụ Nguyễn Du đã từng viết, "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng." Nghe xong câu chuyện của cậu sinh viên, tâm trạng của từng thằng xuống sắc thấy rõ. Họ chuyền nhau một tiếng thở dài, rồi cáo từ cậu sinh viên mà lên xe đi mua đồ ăn đặng trở về nhà.

Căn homestay đắm trong sắc vàng mỡ gà của vầng trăng khuyết. Hương hoa cỏ dại làm không gian bội phần lãng mạn và trữ tình. Cùng một quang cảnh nhưng ở ngôi biệt thự hoang tàn thì rùng rợn, còn ở đây lại mang đến cảm giác thanh bình.

- "Chú ơi, bộ chú tưởng tụi con là "chị em bạn dì" hả? - Nguyễn Chí Công vừa nhai đùi gà vừa kể lể chuyện thuê nhà cho tụi bạn.

- Má, tao mắc đi tiểu nên hổng có nghe. Tao mà nghe là tao kêu tụi mày đừng có mướn rồi. - Lê Đức Hoàng vỗ đùi thằng bạn răng khểnh một cái đét.

- Chứ đàn ông, đàn ang gì mà hỏi mướn phòng rộng đặng ngủ chung...

Lê Đức Hoàng vỡ lẽ:

- Mày hỏi ngu ngục vậy hèn chi ổng hiểu lầm là đúng phép rồi. Đáng ra mày phải nói là tụi mình có dự án cần thực hiện theo nhóm nên muốn tìm phòng ngủ rộng để dễ bề làm việc. Trời ơi, Trời xuống mà coi bạn con nè, nó học ngành Báo Chí mà ăn nói cụt ngủn cụt nghểu; hồi xưa sao mày thi đậu vô được vậy?

- Để mốt tao về tao hỏi Cửu Huyền Thất Tổ nhà tao coi bữa đó phù hộ sao mà tao thi đậu.

Lữ Hồng Quân chợt cất giọng nhận xét:

- Nhìn mấy đứa mình giống ban nhạc "Phượng Hoàng" quá hen? Đủ năm thành viên luôn.

- Phải ha. - Bộ tứ đồng tình.

Lê Đức Hoàng tính chọc ống hút vào ly sinh tố cà-phê kem sữa rưới si-rô chocolate, mắt vô tình ngó thấy ly nước của thằng bạn răng khểnh thì nhiều chuyện hỏi:

- Mày uống cái gì dạ?

- Trà xanh ya-ua... Sao mày nhìn tao bằng ánh mắt hình viên đạn vậy?

- Mày là ai? Mày hổng phải thằng Công năm xưa mà tao từng quen...

Vì lạ nước lạ cái nên Thường Khán Bình và Tống Ngạn không ngủ được, hai người bèn sóng vai rảo bước trong rừng thông lạnh lẽo. Mảnh trăng treo chơi vơi giữa trời. Đây đó côn trùng vang tiếng hát. Xa xa vẳng đến tiếng còi hụ của xe cảnh sát; không biết cảnh sát có tìm thấy điều chi kỳ lạ ở ngôi biệt thự điêu tàn đó không?

- Tao hy vọng tới đời cháu, chắt, chút, chít của tao và mãi về sau rừng thông vẫn còn. Kiến trúc bê-tông dầu có đẹp cách mấy cũng không thể thay thế được vẻ quyến rũ thuần khiết của thiên nhiên.

- Ê, lại bờ hồ mua bịch sữa đậu nành uống cho ấm bụng đi. - Thường Khán Bình rủ rê.

Bản nhạc "Dáng xưa Đà Lạt" do Elvis Phương ca như níu chân khách ở lại xứ ngàn thông.

"Khi lòng nghe băng giá

Dáng xưa về đây

Hồn xưa ngất ngây

Nhắn ai quên đường

Để trong lũng sương

Gió thông Đà Lạt

Buồn ru câu hát..."

- Hai cậu mua chi?

- Dạ, bán cho tụi con hai bịch sữa đậu nành lá dứa... Mày ăn xôi chiên không? Mua ủng hộ cho thím ngồi đằng đẵng hai gói. - Thường Khán Bình nhìn người đàn bà bán xôi mà nhớ tới mạ mình, bà đã chịu bao nhiêu đả kích và tổn thương từ khi bước trên con đường minh oan cho anh Hai hắn.

Hai người tìm một chỗ ngồi tương đối sáng sủa để ngồi xuống ăn uống và tán gẫu. Đó là một khoảnh đất trống, ước khoảng mấy mươi mét vuông, cách trạm kiểm lâm một trăm mét về phía Đông.

- Ê, sao nhìn tao với mày y hệt đang hẹn hò đêm trăng vậy?

- Mày bị thằng A Hoàn tẩy não rồi.

- Mày nhìn xung quanh coi. Toàn trai gái không hà...

Tống Ngạn bật cười trước ý nghĩ của thằng bạn Cố Đô. Gã muốn đánh trống lảng nên kiếm chuyện kể cho nó nghe:

- Nhạc sĩ Nguyễn Vũ sáng tác ca khúc "Bài Thánh Ca buồn" và "Buồn muôn thuở" để kỷ niệm lần thất tình đầu tiên trong cuộc đời; năm đó ông mới mười bốn tuổi. Nơi mà ông và người thiếu nữ ấy gặp gỡ là nhà thờ Con Gà; vì nàng là một con chiên ngoan đạo nên rất siêng đi Lễ, do đó để được gặp nàng, ông cũng chăm đi Lễ theo. Rồi vào một dịp tình cờ, trên đường về nhà sau buổi Lễ, trời bất thình lình đổ mưa, ông và nàng cùng đứng đυ.t mưa dưới một mái hiên nhà. Khi kể lại cho khán - thính giả, ông hãy còn nhớ rất rõ chi tiết hai người chỉ đứng cách nhau đúng một gang tay và lúc ấy nàng vừa đưa tay đón từng giọt mưa rơi vừa khe khẽ hát theo giai điệu của bài Thánh Ca "Đêm Thánh vô cùng - Silent Night" vẳng ra từ một ngôi nhà gần đó.

Thường Khán Bình giục thằng bạn đẹp trai như tài tử Hồng Kông hát cho mình nghe một đoạn, gã liền vui vẻ nhận lời:

"... Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian, bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu..."

- Mày có từng yêu ai không Ngạn? Tau thấy mi đẹp trai dữ rứa, mà nỏ thấy quen ai hết.

- Tao yêu mày.

Thấy Thường Khán Bình nghệch mặt ra, Tống Ngạn phá lên cười thích thú:

- Vậy mà mày cũng tin. Thằng ngu.

- Tau gϊếŧ mi chết. Dám bày trò chọc tau. - Nói đoạn, Thường Khán Bình quay qua bóp cổ thằng bạn tài tử, rồi vật nó xuống bãi cỏ mà thụi vào mặt nó liên hồi.

oOo

- Tôi vừa có cuộc gặp gỡ với bà Bộ trưởng Nội An. Cô ấy nhờ tôi gửi lời thăm hỏi tới anh.

- Bên mình thì sao?

- Các sếp thất vọng lắm. Cử cậu sang đây gần hai năm rồi mà chẳng có tiến triển chi sất. Đã thế lại còn rước họa vào thân. Mà khoan đã, sao cậu nói rặt giọng miền Tây vậy?

- Vậy hả? Chắc uống nước châu thổ Cửu Long riết thay đổi giọng.

- Ai dạy tiếng Việt cho cậu?

- Anh Cường.

Tào Việt Bân nhỏm người dậy, rồi viết vào lòng bàn tay anh bạn đồng nghiệp kiêm đồng hương mấy chữ tiếng Hàn.

- Có phải là cái người đang đứng dưới sân mà ngó lên đây không?

Tào Việt Bân nhích người sang trái. Một cơn đau quặn bụng bỗng đâu ập đến khiến cậu gập người nôn trớ. Đồng Hương vội vã đỡ cậu nằm xuống và kê lại gối đầu cho cậu.

- Khỉ thật...

- Anh nên lánh mặt thì tốt hơn. Gặp lại sau nghen, Đồng Hương.

- Chắc có lẽ lần sau gặp lại, tôi sẽ được thấy cậu là chàng rể miệt vườn quá.

Đồng Hương vừa rời khỏi được mười phút, thì Mạnh Cường đã tới thăm Tào Việt Bân. Anh ta mang theo mấy túi đựng các loại trái cây miệt vườn.

- Trái nhàu tươi. Ở Hàn quý lắm!

- Nghe mấy cha đồn thổi ăn nó bổ như sâm. Không biết thực hư ra sao nữa...

- Vậy tôi thành con chuột bạch của Cường hả?

- Sao Bân nói ở bên Hàn quý lắm mà?

- Quý thì quý, chớ tôi có ăn lần nào đâu mà biết thực hư?

- Vậy ăn thử hen?

- Ờ...

- Hồi nãy cậu nói chuyện với ai vậy?

- So Yeong Gwa.

- Đọc là "Qua" hả?

- Kêu sao cũng được hết.

- Kêu "Qua" cho dễ. Đánh lưỡi mệt lắm.

...

Cũng trong thời điểm đó, Hác Đăng Khánh đang nấu nướng đặng lát nữa chiêu đãi vợ chồng tướng Vân. Hai người đầu bếp được chú giao công việc làm món tráng miệng và pha chế đồ uống.

- Thưa ngài, thiếu tướng Phạm Đình Vân và pháp y Bạch Lãng đã đến.

Chú vừa tỉa cà chua thành hình hoa hồng để trang trí cho dĩa tôm sú chiên sốt trứng muối, vừa mỉm cười đáp:

- Mời họ vào giùm tôi.

Phạm Đình Vân mặc quân phục, còn Bạch Lãng mặc âu phục. Nom hết sức bảnh bao và bặt thiệp.

Phạm Đình Vân nhấc nón lên chào Hác Đăng Khánh. Chú cúi đầu đáp lễ, rồi day qua bắt tay với Bạch Lãng.

- Tôi có tự tiện hỏi han người quen của hai vị về chuyện hai vị thích ăn món gì, uống thứ chi... Hy vọng không khiến hai vị khó chịu...

Hai vợ chồng Vân Lãng không biết đối đáp ra sao, nên đành cười giả lả cho qua lề.

Hác Đăng Khánh không đãi cơm hai vợ chồng trong phòng ăn, mà dẫn họ ra ngoài hiên dùng bữa. Ngồi đây vừa thoáng mát, vừa được ngắm nhìn khu vườn xanh mát, tai lắng nghe tiếng chim chóc hót véo von trên những cành cây tán lá xanh rờn và tiếng sóc thi nhau chuyền cành.

Đầu bếp đã bày biện xong bàn ăn. Giờ chỉ còn đợi ba người ngồi vào bàn là họ sẽ bưng đồ uống ra.

- Cocktail Fallen Angel. - Bạch Lãng nâng ly cocktail lên ngửi. - Suốt ngày lu bu trong nhà xác nên hiếm khi nào tôi được uống rượu.

- Tôi cũng vậy. Vì công việc mà năm thì mười họa mới dám uống rượu. "Một lời nói, một đọi máu" mà. Rượu vào lời ra nguy hiểm lắm. - Hác Đăng Khánh nói đoạn, đứng dậy gắp cho mỗi người một con tôm sốt trứng muối. Hai người khách quý của chú cất giọng cảm ơn.

Gắp cho vợ già vài đũa gỏi mực xong, Phạm Đình Vân nhìn tổng thống mà hỏi:

- Chúng ta vào đề được chưa tổng thống?

Hác Đăng Khánh nhoẻn miệng cười.

Bạch Lãng hỏi trước:

- Độ rày giới sinh viên Nước mình thấy không an ha tổng thống?

- Thưa phải. Tôi thấu hiểu rõ nỗi căm phẫn của họ bởi vì tôi cũng từng là một sinh viên nghèo rớt mồng tơi, đã từng lâm vào cái cảnh vác đơn xin học bổng và miễn giảm học phí đến muối mặt nhưng kết quả bất thành.

Bạch Lãng bỏ vào chén của bạn đời một con tôm đã bóc sạch vỏ. Ông không rành về Chính trị lẫn Kinh tế vĩ mô nên không muốn góp lời.

Phạm Đình Vân hỏi thêm:

- Có người xung phong đứng ra lập quỹ "donate hộ" cậu thủ lĩnh phong trào đòi sự công bình cho giới sinh viên. Tổng thống có thể nêu ý kiến về chuyện này không?

Hác Đăng Khánh nhìn viên thiếu tướng già đầy buồn bã:

- Ngày xưa cũng có một đám xin tiền làm chuyện đại nghĩa, sau khi công thành danh toại thì "xử đẹp" gia đình các ân nhân. Bài học ngàn xưa để lại còn rành rành đó, sao không chịu coi để tránh bị mắc lõm vào bọn bợm giả danh yêu Nước?

Gió lướt trên mặt hồ nghe lao xao như vọng về từ hư vô. Thố súp Miso thôi nghi ngút khói, cái muôi nằm trong lòng thố kêu lanh canh nhè nhẹ theo nhịp gió thổi.

- Người muốn chiến đấu cho Quốc Gia thực sự sẽ chẳng bao giờ muốn đánh bóng tên tuổi hay kêu gọi quyên tiền ủng hộ. Giống như cây xanh trên rừng, lặng lẽ nuôi dưỡng mầm sống, khi chết đi vẫn góp phần làm ra tài nguyên và trở thành phân bón ươn mầm sống nhỏ nhoi, những con người đó đứng sau bức màn hoạt nháo của thế cuộc mà dốc hết tâm can ra cống hiến cho Tổ quốc, không có lấy một bài báo vinh danh, không có fan club, fandom chi sất, cũng chẳng nài hỏi tài vật cho mình, đời của họ thầm lặng như cây rừng và cũng đáng được kính trọng như cây rừng.

- Song thời buổi bây giờ giả danh thì nhiều, chính danh đếm được bao nhiêu...

- Muốn xây dựng một xã hội dân chủ, thì phải tôn trọng tự do ngôn luận, tranh biện đa chiều và chánh kiến của đối phương. Nếu không có những yếu tố trên, không bao giờ anh có thể phát hiện ra ai là giả danh, ai là thực thụ.

Và muốn đạt được các yếu tố trên, cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng, chứ không phải là đùn đẩy cho một tổ chức hay một cá nhân nào hết. Lấy một ví dụ nhỏ, ở xóm X có một khu ký túc xá xập xệ và đã xuống cấp trầm trọng, anh A sống trong khu đó đưa ra phương án sửa chữa, nhưng đám người ở chung nhà với anh ta lại bắt anh ta phải đứng ra cáng đáng một mình vì cho rằng hễ người nào nói là người đó phải làm. Có hai trường hợp sẽ xảy ra: Nếu anh ta tự làm thành công, đám người đó sẽ được hưởng không công sức của anh ta, còn nếu thất bại, chúng sẽ đổ lỗi cho anh ta và miệt thị rằng chỉ giỏi nói miệng, chưa kể đến còn phạt tù anh ta nữa. Việc xây dựng lại một ngôi nhà đổ nát phải có sự chung tay của một tập thể, chớ không phải là đổ lên đầu một cá nhân.

Muốn thay đổi bầu không khí trầm lắng và ngột ngạt, Hác Đăng Khánh bèn mở bản nhạc "Hoa cài mái tóc" do Elvis Phương ca.

- Tôi thấy có rất nhiều người đã và đang cố gắng lôi kéo cậu sinh viên đó vào đảng phái, phe nhóm của mình. Hành động đó chẳng khác nào tự chặt đứt đôi cánh trên lưng cậu ta, và khiến cậu ta sanh tâm tự phụ, kiêu mạn.

Chú đã mắc nợ đảng Dân Chủ quá nhiều. Có lẽ sau khi hết nhiệm kỳ, chú sẽ thoái đảng và tìm một nơi ở ẩn cho đến ngày lìa đời.

- Có những người không bao giờ chịu lắng nghe hay cầu tiến, nhưng lại thích ép buộc người khác làm điều trên. Cái mẫu câu mà họ hay dùng là "Ở bên bển thì biết gì ở bên đây mà bày đặt bình luận", "Nói có giải quyết được gì đâu mà cũng ham nói. Có ngon thì đứng lên làm đi." Nhưng tới chừng thấy chẳng ai ngó ngàng tới tình hình chính trị Đất Nước hay đời sống bà con quê nhà, thì lại chụp mũ "Mất gốc", "Qua bển rồi quên luôn Quê Hương", "Sống vô cảm",... Người ta khuyên họ nên học thêm ngoại ngữ để dễ dàng hội nhập với thế giới, họ liền chống chế rằng tụi nước ngoài không biết tiếng Việt cũng có sao đâu.

Bạch Lãng đánh bạo hỏi:

- Tổng thống nghĩ sao về thủ tướng Mateo Nhã?

- Mateo Nhã là một học giả đáng kính, nhưng tôi xin phép ở thêm một nhiệm kỳ nữa rồi mới yên lòng đưa chức tổng thống cho anh ta.

- Vì vụ án này sao?

- Phải... Vì vụ án này và người thầy của tôi - Bàng Đông Quân. Những tháng cuối đời, ông ấy đã tính ban lệnh khám xét nhà Bộ trưởng Tư Pháp đương thời để tìm ra chứng cứ tham nhũng, nhưng chưa kịp chỉ thị thì đã bị ám sát bằng thuốc độc.

Che miệng nhai xong miếng thịt bò, Bạch Lãng mới nêu lên quan điểm của mình:

- Hung thủ của chuỗi thảm sát liên hoàn kéo dài hơn hai mươi năm qua phải là một kẻ lắm tiền nhiều của và có thế lực đủ mạnh mới có khả năng trừ khử nhân chứng, giới điều tra và những người muốn tố giác hắn. Không có nhà cự phú nào dư khả năng lo liệu êm xuôi như vậy đâu...

- Chúng tôi đương nhiên có quyền khám xét nhà cựu Bộ trưởng Tư Pháp. - Phạm Đình Vân đưa mắt nhìn vị tổng thống đương nhiệm đang trên bờ vực bị truất phế.

Hác Đăng Khánh búng tay vài cái. Ánh mắt chú dõi nhìn con sóc nhỏ đang gặm hạt thông trên một cành sứ trắng.

- Theo luật Nước mình, ông ta có thể khởi kiện về tội vu khống, gây tổn thất nghiêm trọng đến tâm - sinh lý sau cuộc khám xét, cũng như đòi đích thân thiếu tướng ra tòa xin lỗi vì đã làm tổn hại tới danh dự của cá nhân và gia đình.

Vả chăng, hai mươi năm đã trôi qua, nhân chứng trong vụ án này số thì đã vượt biên, số đã bị điên, lớp thì bị bịt đầu mối, lớp thì đã bị sát hại... Hiện trường chẳng còn lại bao nhiêu vết tích để khám nghiệm, tử thi thì đã bị hỏa thiêu...

Bạch Lãng vừa khuấy súp vừa nói:

- Tổng thống chỉ giỏi bên Luật nên không rành nghiệp vụ bên Nội An. Chúng tôi vẫn còn có cách để bắt người chết phải lên tiếng và đưa hung thủ ra trước ánh sáng.

Phạm Đình Vân nhịp nhịp ngón trỏ trên cái nón kepi mang tước hiệu cấp Tướng Lục Quân. Ông toan cất giọng bình phẩm, chợt thấy trời lất phất mưa rơi nên dời sự chú ý sang nó.

- Hình như... thiếu tướng có chuyện chi muốn nói với tôi?

Phạm Đình Vân nhếch miệng cười, rồi quay qua nhìn chú mà nói:

- Tôi hy vọng lý do khiến tổng thống đột nhiên quan tâm tới sự vụ này sẽ không mang yếu tố "chuyện riêng".

- Có một chút. Nhưng xin thiếu tướng hãy yên tâm, nó không hề gây ảnh hưởng gì đâu.

Phạm Đình Vân ngỏ ý được cho đàn cá chép nuôi trong hồ ăn, chú liền vui vẻ đồng ý, rồi nhường lại không gian cho hai vợ chồng họ.

- Khoan đi đã tổng thống!

- Có chuyện chi vậy thầy Lãng?

Bạch Lãng bước lại gần và nói nhỏ vào tai Hác Đăng Khánh.

- Tôi chẳng hiểu nổi tại sao người ta lại hứng thú với chuyện tình riêng tư của chính khách đến vậy. Một số lại còn nó dùng nó để "Cẩm thượng thiêm hoa" người chính khách mình thích; dù rằng chuyện chung thủy của người đó chẳng hề liên quan tới năng lực làm việc của người đó một xíu nào.

Điện thoại của Hác Đăng Khánh báo có tin nhắn, chú bèn cáo lỗi với hai vợ chồng Vân Lãng rồi mở máy lên đọc. Ước chừng mươi, mười lăm phút sau, chú mới quay lại chuyện trò cùng hai người:

- Tôi đã từng nghe cô Ngọc Lan trình bày tình khúc "Une histoire d'amour" của nhạc sĩ Francis Lai, lời Việt mang tên "Tình sử" do nhạc sĩ Ngọc Chánh chắp bút; sau này người ta lấy phần lời Việt của ông và phần lời Pháp gộp lại thành một bản và đặt tên cho nó là "Chuyện tình". Bài hát này còn có những phiên bản khác cùng tên "Chuyện tình", một của Phạm Duy và một của Lâm Y Vân viết chung với Lâm Nhật Tiến; và một bản có tựa gần tương tự vậy là "Một chuyện tình" của Xuân Vinh.

- Vậy nếu tôi muốn nghe đúng bản do cố ca sĩ Ngọc Lan trình bày thì nên gõ từ khóa như thế nào?

- Thầy nên gõ "Chuyện tình Love story Ngọc Lan". Đấy là lời Việt của nhạc sĩ Ngọc Chánh. Ngoài ra, nếu muốn nghe trọn vẹn cả bài, hãy gõ "Tình sử" do cô Thanh Lan ca.

- Hai vị có muốn nghe tôi hát thử không?

- Ồ... Vợ chồng tôi rất hân hạnh...

Hác Đăng Khánh lược bỏ đoạn hát tiếng Pháp, chú hát một khúc ngắn của phần lời Việt:

"Suốt một đời vẫn nhớ chuyện tình thứ nhất

Ôi rất êm đềm đường về quá khứ

Chuyện tình hiếm có mang đến cho đời ngọt ngào đắm đuối

Nụ cười ánh mắt, ôi những ân tình đời đời kiếp kiếp

Ru giấc mộng vàng..."

- Bài tiếng Pháp có nội dung ra sao vậy tổng thống?

- Đó là lời trối trăn của một cô gái sắp ra đi với người tình, rằng hãy ở bên cạnh cô ấy tới khi cô ấy nhắm mắt xuôi tay rồi sau đó hãy tìm kiếm hạnh phúc khác.

Bạch Lãng quay sang nhìn người bạn đời, bất giác rơi lệ.

- Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã từng viết ca khúc "Yêu" với câu hát bất hủ: "Biết làm sao định nghĩa được Tình Yêu."

Đầu bếp xin phép dọn món tráng miệng và đem dẹp các tô, dĩa trống. Hác Đăng Khánh gật đầu, cười mỉm chấp thuận, rồi quay qua giục hai vị khách quý về lại chỗ ngồi. Còn về phần chú thì ở lại thả thêm vài nắm thức ăn dạng viên cho bầy cá trong hồ.

- Bánh tart nấm truffle, bánh bông lan cuộn kem đào và bánh pudding trà xanh. Nếu thiếu tướng không thích ngọt, xin mời nếm thử bánh plan rau câu cà-phê.

- Thứ cho tôi thất lễ. - Bạch Lãng rụt rè nói.

- Vâng.

- Tổng thống làm phụ bếp ở nước ngoài được mấy năm vậy?

- À, chừng năm năm.

Thả xuống một nắm viên thức ăn cho cá xuống hồ, Hác Đăng Khánh mới thổ lộ tâm tình:

- Hồi đó tôi còn phải đi dọn nhà vệ sinh, rửa chén, lau sàn, chùi rửa tủ - kệ bếp, chưa kể đến còn phải đi đổ rác, hút hầm cầu,... Nói chung ai sai gì thì phải làm nấy, cấm cãi, cấm ý kiến, cấm phàn nàn.

Bạch Lãng xuýt xoa:

- Hèn chi mà bây giờ tổng thống giỏi giang và đảm đang vô cùng.

- Mình có phải con ruột người ta đâu mà người ta thương yêu giao chuyện dễ, lương cao cho hưởng; nghĩ vậy nên tôi chẳng oán than hay hờn trách chi cả, cứ thế vui vẻ vùi đầu vào làm. Cuối tháng lãnh lương, tôi tự thưởng cho mình một bữa ăn hậu hĩ ở một nhà hàng hải sản nổi tiếng nào đó.

Phạm Đình Vân không muốn lãng phí thời gian, nên đành bất lịch sự mà cắt ngang cuộc đối thoại giữa hai người:

- Tôi nghe nói tổng thống có xem lại bản danh sách ân xá tù nhân hai mươi năm về trước. Xin tổng thống có thể giải đáp một số thắc mắc cho tôi được không?

- Tôi sẽ cố gắng trả lời theo phạm vi mà chức vụ mình cho phép.

- Thường Khán Cảnh có tên trong danh sách đó không?

- Tôi chỉ thấy có mỗi tên Cảnh, người miền Trung. Dường như có ai đó cố tình lập lờ đánh lận con đen, không ghi rõ họ tên và quê quán người này.

- Nếu như ông Thường Khán Huyền không đệ đơn phản cung thì chắc Thường Khán Cảnh đã không chết. - Bạch Lãng cảm thán.

- Cũng có thể. Có lẽ do sai lầm nên họ muốn thả người trong sự kín tiếng, nhưng họ không ngờ rằng cha anh ta đã tìm thấy được chứng cứ quan trọng chứng minh con trai mình trong sạch...

Sau câu nói đó, ba người im lặng ăn bánh thưởng trà. Bản nhạc "Một chiều Thu" do danh ca Duy Trác trình bày như thổi một làn gió buồn vào khoảng không đang độ xế tà. Vị ngọt của bánh kết hợp sự thanh tao của nước trà mang đến cho từng người một cảm an bình và êm dịu khôn tả.

- Thứ cho tôi thất lễ. - Hác Đăng Khánh rót trà vào tách của hai vị khách quý.

Phạm Đình Vân ra hiệu mời tổng thống trình bày tâm sự.

- Phạm Thành Nhân được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh bên cạnh xác chết của một cựu viên chức bị tình nghi tham nhũng, rửa tiền và trốn thuế. Trên tay cậu ta nắm chặt một con dao rất bén và vấy máu, xét nghiệm ADN cho thấy thì đúng là máu của nạn nhân. Tôi đồ rằng, cậu ta không phải là hung thủ thực sự của vụ án này.

- Dựa trên mặt sinh học và mắt thường nhìn thấy thì một người như Phạm Thành Nhân không thể vật nổi người đàn ông vừa to béo vừa cao hơn cậu ta một cái đầu, nhưng, cái gì cũng có chữ "Nhưng"...

Phạm Đình Vân đạp nhẹ lên chân Bạch Lãng để ra hiệu giữ im lặng.

Thấy trời đã xẩm tối, hai vợ chồng Vân Lãng xin phép cáo từ. Hác Đăng Khánh tiễn chân họ đến bãi đậu xe, rồi quay về tư dinh.

- Ông Vân.

- Chi vợ? - Phạm Đình Vân bẹo má vợ già.

- Trần đời tôi mới thấy có một người nói chuyện khách sáo và giữ kẽ nhường thế.

...

Sáng hôm sau, Phạm Đình Vân triệu Phạm Thành Nhân lên phòng thẩm vấn.

Phạm Thành Nhân gầy hơn hồi trước thấy rõ. Dáng vẻ rắn rỏi, nước da ngăm đen, tay chân đầy sẹo, trông không còn nhiều nét của một cậu công tử bột nữa.

- Cậu cùng họ với tôi, nhưng không cùng chung huyết thống...

- Xin lỗi ông, nhưng con mắc cười quá...

Một loạt bài báo mạng biên bài "Có hay không hung thủ tuổi hai mươi là con riêng của tướng Vân?", "Sự thật về người đứng sau thảm án phố Bạch Đằng",...

- Marvel và DC nên tuyển những thành phần này vào đội ngũ viết kịch bản phim. - Phạm Đình Vân chuyển sang tư thế chống cằm. Ông tì cằm trên mu bàn tay trái, mắt nhìn thẳng về phía cậu nghi phạm trẻ tuổi.

- Con có ba có mẹ rõ ràng. Giấy khai sinh, hồ sơ khám thai, bản siêu âm còn đủ hết mà nỡ lòng nào bịa đặt con là con trai của thiếu tướng.

- Chúng là chó sủa thuê mà. Chủ kêu sủa là sủa thôi. Cần gì biết đến lương tri hay đạo đức.

Sau buổi thẩm vấn, Phạm Thành Nhân ra vườn rau làm vườn cùng các bạn tù. Nhờ có anh Hai và anh Cả mà cậu ta đã "xí" được mấy vuông đất mềm dễ cuốc. Những vồng đất cải xanh trông xa như thể sợi bánh lọt. Nắng chiều rải khắp vườn rau rộng lớn, gieo hạt mồ hôi trên thân thể từng người một.

- Tao đề nghị, đứa nào quê ở đâu ở tù chỗ đó. Ngày nào cũng cần thông dịch viên.

Anh chàng giám thị trại C chưa kịp nói dứt câu, chợt từ đằng xa có tiếng người hô hoán. Lại gần thì thấy "Thanh Kim Huệ":

- Bớ giám thị! Có con tru đi lạc. Nó vô giẫm hết mấy luống cải mình trồng.

- Anh nói con gì?

- Thưa, con tru.

- Nè anh, hổng được giỡn bậy nghe chưa? Tự nhiên... c... u...

- Anh ơi, tui noái con tru. Nỏ phải con ni mà anh đang nghĩ mô.

- Thôi, dẫn tôi ra đó xem cái con mà anh nói là con gì?

Anh Huế đấm ngực đầy tức tối, rồi tom góp hết sức lực mà gầm lên:

- Tau nói con trâu... Con trâu mi hiểu chưa?

- Dạ hiểu. Anh mà noái con tru nữa thì em nỏ có hiểu mô. Thôi đừng giận mà, tôi hơi lãng tai chút.

- Mả cha mi... Mần eng mệt a rứa thê...

- Dạ con cũng mệt dữ lắm đó đa... Thôi qua làm ơn phước làm phước qua vô qua nghỉ giùm con...

- Qua nói qua qua mà qua hổng qua.

- Mày còn "Bông" với "Qua" là tao xán cho mày một bạt tai á. Sáng giờ tao nhức đầu với con Sửu này lắm rồi đó. - Viên giám thị trại C nạt thằng bạn chí cốt.

- Rốt cuộc "Con tru" là con gì vậy mấy anh? - Một viên giám thị đứng dậy hỏi.

- Nó là "Con trâu". - Ông chú cười khổ.

Viên giám thị trại C và hai người cảnh sát ba chân bốn cẳng chạy ra xem. Mấy luống cải xanh tốt nằm gần cổng sau nhà giam bị con trâu giẫm nát.

Một gã tù nhân cởi trần huơ tay chỉ chỗ "con tru" cho ba người biết:

- Ai cưỡi trâu tới thăm nuôi người thân mà quên cột nên nó xổng ra phá quá trời quá đất.

- Ai, ai là người đã cho nó vô đây?

Thằng bạn nối khố của viên giám thị trại C bước tới và cười gượng phân trần:

- Tại thấy ổng nghèo quá nên tao tội nghiệp, tao du di cho vô, ai dè đâu...

- Ổng là Đinh Bộ Lĩnh tái thế hay gì? Ổng có cầm theo cờ lau không?

Phạm Thành Nhân cùng các bạn tù phải ở lại quét dọn và sửa sang vườn rau cho tới khi xong việc mới được vào ăn cơm tối. Mặt thằng nào thằng nấy sáng rỡ như nhật thực.

Lương Hảo bật bản nhạc "Cười cho quên" của Thái Hiền để động viên mọi người:

"Cười, cười lên cười cho thật to

Hãy quên đi bao nhiêu buồn lo

Dù đời không chừa ta được vui

Ta đây vẫn cứ vui mà cười

Mai ra sau thì ra

Vui hôm nay cười vang

Hãy cứ vui cười lên..."

- Ê, hổng xuống căn-tin ăn cơm hả mậy?

- Mấy anh xuống ăn cơm đi... Em vô buồng nằm ngủ chút... Hình như em bị rối bị loạn tiền đình rồi...

- Ối giời ơi, có thế mà mày cũng ốm nữa...

- Tôi xuống căn-tin xin cho cậu chén cháo nghen?

- Dạ, làm phiền mấy anh vậy. À, ngoại em có mua bánh trái cho anh Huế, phiền mấy anh đưa cho ảnh giùm em.

- Phiền con c** gì... Ăn nói khách sáo như đám ngụy quân tử...

Còn lại mình ên, Phạm Thành Nhân ngồi dựa lưng vào tường mà ngủ cho đỡ chóng mặt. Nước miếng tứa ra ngoài càng lúc càng nhiều. Đầu cậu lâng lâng, chếnh choáng như bị say á phiện. Mắt, mũi bắt đầu chảy nước. Cơ thể cậu run lên liên hồi như người mắc sốt rét. Cậu vừa cảm thấy nóng lại vừa cảm thấy lạnh; đắp mền vô thì nực kinh hồn, bỏ nó ra thì lạnh cóng hết tay chân. Hai hàm răng cậu va vào nhau lập cà lập cập như máy xay lúa.

- Nó trúng gió rồi... Để tao cõng nó lên trạm xá nhờ người giúp đỡ... - Vừa nói dứt tiếng, anh Hai liền cõng thằng em Út lên lưng rồi chạy một mạch xuống trạm xá.

Vị y sĩ chắc mới ra trường, khuôn mặt hãy còn non choẹt, vóc dáng mảnh khảnh và không cao cho lắm.

- Chắc sốt xuất huyết rồi. Nhìn hai cẳng chân nó kìa, phát ban đỏ hết. Để ở đây nằm theo dõi qua đêm, đem về phòng lỡ đông máu, sưng gan không cứu kịp đâu.

- Trời. - Lương Hảo cau mày nhìn thằng em Út đang mê man.

oOo

"Em còn nhớ không em?

Chúa Nhật của hôm nào

Ngang nhà Thánh Vương Cung

Vô tình biết quen nhau..."

- Anh có biết lý do tại sao tôi lại không "sửa" anh khi anh nói sai về nguồn gốc của bài hát "Nụ hôn biệt ly" không? Bởi vì tôi không muốn phá vỡ cảm xúc hay chặt đứt dòng hồi tưởng của anh. - Với một người yêu âm nhạc như Manuel Ngô, y dĩ nhiên biết ca khúc gốc là "Nụ hôn biệt ly", và Michael Learns To Rock soạn lại lời Anh từ tình khúc Hồng Kông trên.

- Anh không nghĩ rằng tôi đang thử anh sao?

- Matin, anh có biết tại sao vào ngày này tôi lại bật bản nhạc "Xóa tên người tình" do Duy Quang ca không?

- Cái gì đó liên quan tới cha mẹ anh.

- Cha tôi là người ngoại đạo, ông ấy đặt trọn niềm tin vào pháp luật và sự công bằng. Vì yêu mẹ tôi, ông ấy yêu luôn Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria. Cứ hễ Chúa Nhật là lại rước bà đi Lễ, rồi tới những ngày Thánh Lễ khác, ông đến phụ giúp mọi người trang hoàng nhà thờ, cũng như đãi đằng mọi người ăn uống.

"... Vô tình biết tin vui

Em làm lễ tơ hồng

Anh hàng ghế sau lưng

Nghe mặn ướt trên môi

Đưa người bước sang sông

Nghe ngập sóng trong lòng

Con nguyện Chúa thương con

Cho họ sống trăm năm

Con tự thú Ngôi Cao

Yêu nàng mới tin đạo

Nay nàng đã quên con

Con còn thiết tha chi..."

Bản nhạc đã chấm dứt, Manuel Ngô vẫn chắp tay quỳ dưới chân Thánh Giá.

- Anh mang vẻ ngoài của cha và tâm hồn của mẹ. Đa sầu đa cảm, dễ dung thứ đến mức quá trớn, tính cách anh hoàn toàn tách biệt với thế giới xô bồ ngoài kia.

- Ủa?

Micae Nghĩa và Trương Vĩnh Đức đưa mắt ngó Trần Cảnh Chiêu chăm chăm.

- Tôi không phải phóng viên hay nhà báo.

Trần Cảnh Chiêu mời Manuel Ngô tới quán cơm Minh Hương dùng bữa. Y gật đầu thật khẽ, rồi quay sang nhờ hai người anh đồng đạo lo liệu chuyện nhà thờ. Họ sắp tổ chức một buổi ca nhạc nhỏ, Manuel Ngô sẽ dạy các chiên nhỏ hát bài "Mừng Chúa ra đời", bài hát này y đã từng nghe bác Sĩ Phú ca rất hay; ngoài ra, nếu sắp nhỏ không bận chuyện thi cử, y sẽ dạy chúng hát bài "Cao cung lên" và "Jingle Bells" phiên bản Việt.

- Ngộ với ông Lam Phương có cùng chung gốc tích đó nghen.

- Gốc tích sao ông?

- Tổ tiên của ngộ với ổng đều tham gia phong trào "Phản Thanh phục Minh", không may chiến dịch bị đổ bể nên phải dắt díu dòng họ đóng thuyền vượt biển tới xứ này tị nạn. Ông Lam Phương tên họ thật là Lâm Đình Phùng.

Manuel Ngô và Trần Cảnh Chiêu trả lại cuốn thực đơn cho ông chủ Minh Hương.

- Rồi, hai lị dùng chi?

- Dạ, lấy cho tụi con hai dĩa cơm gà xá xíu với hai tô canh sườn trà Bắc. Thêm một dĩa tôm xào hạt điều cỡ lớn. Với lại thêm hai phần bánh hẹ ăn khai vị nữa đi ông.

- Sẵn bật giùm bản nhạc "Tình chết theo mùa Đông" do Thái Châu ca cho con nha ông. - Manuel Ngô chúm chím cười.

- Cha! Bản này Elvis Phương, Duy Quang với ông "Lính chê" ca cũng "đã" lắm nghen...

Đợi cho ông chủ đi khỏi, Manuel Ngô mới cất giọng chuyện trò với Trần Cảnh Chiêu:

- Lam Phương sáng tác bài này để dành tặng bà Bạch Yến. Mười năm đợi chờ người mình thương quay về, ngờ đâu nàng đã sang ngang, đã thế còn lặng lẽ về xứ chồng không lời từ giã từ ông. Đây là một trong những ca khúc mà ông Lam Phương dành tặng người tình trong mộng.

Sau bữa cơm, Trần Cảnh Chiêu ra bến xe đợi Đặng Xương Tuyết; hai người sẽ tới An Giang một chuyến, một người muốn viết ký sự, còn một người muốn nhờ các vị Tăng sĩ ở đó giúp đỡ.

- Anh bỏ thuốc rồi à?

- Bỏ đâu. Tiền không đủ ăn thì lấy gì dư ra mà hút?

- Vậy tôi đãi anh một gói nghen?

- Thôi khỏi. Hút nhiều "đi" sớm chứ cũng chẳng ích lợi gì.

- Tại sao anh lại cho rằng phải đặt Tổ Quốc ở trên vậy?

- Có người bảo tại sao phải đặt Tổ Quốc ở trên mà không phải cá nhân mình, tôi xin trả lời rằng vì nó sẽ giúp anh trở nên tốt hơn. Ví dụ: Anh tính trộm cắp trong một siêu thị ở nước ngoài, anh chợt nhớ đến thể diện Quốc gia và hậu quả anh để lại trên đầu đồng bào mình, tự khắc anh sẽ bỏ ngay ý định đó. Còn nếu anh quá đề cao cái tôi và cá nhân, anh sẽ chỉ nghĩ tới lợi ích mà mình có nếu ăn cắp thành công món hàng này, và tự chống chế rằng đứa nào cũng ăn cắp, thêm mình cho sao đâu, món đồ nhỏ xíu hà, đáng bao nhiêu tiền đâu mà mấy cha cảnh sát phải bắt hay truy nã.

- Facebook anh cho tôi có phải là thật không?

- Tôi không thích "Theo dõi" hay "Bình luận" trên trang cá nhân của bất kỳ ai. Vào đọc chơi rồi đi ra thôi, không ai đủ duyên và "hợp cạ" để buộc tôi phải kết bạn. Nhiều người thấy Facebook tôi trống trơn, tưởng tài khoản "ảo", chứ đâu hay cá tánh tôi dị biệt nên không thích đăng gì trên trang nhà.

Chiếc xe đò hãy còn quá nhiều ghế trống, tài xế và lơ xe tiếc xăng nên không khởi hành, cứ thế ngả lưng trên ghế mà nghe nhạc và chuyện gẫu với nhau.

"Lách cách... Phựt."

Đặng Xương Tuyết mở hộp cơm ra ăn. Vài cọng sườn xào chua cay, ít miếng cải ngọt luộc, hai trái ớt hiểm đỏ rực và một quả trứng kho tàu sậm màu nằm trên lớp cơm gạo loại Hai đã nguội.

- Sao hồi nãy tôi mời anh đi ăn mà anh không chịu đi ăn chung cho vui?

- Thôi, tôi có quen với khách của anh đâu mà ngồi ăn chung mâm. - Đặng Xương Tuyết nói dứt câu, liền xắn quả trứng làm đôi, rồi dằm nửa quả trứng với một ít cơm nguội và đưa lên miệng nhai ngon lành.

Đợi thêm chừng một tiếng nữa, chiếc xe đò mới chịu lăn bánh. Lúc này trên xe chỉ còn trống bảy chỗ.

- May mà xe ngừng được một tiếng, tôi kịp ăn uống và vô nhà vệ sinh rửa tay, rửa mặt.

- Độ rày an ninh Nước Nhà không được ổn định nên người dân ngại đi xa. - Trần Cảnh Chiêu chống tay trên tay ghế, rồi tì cằm lên mu bàn tay ấy.

Bản nhạc "Chết non" do Khánh Ly ca như cái giẻ lau lau sạch tấm bảng Sử ký đã bị tô vẽ sai Sự Thật thành một tấm bảng trắng tinh khôi.

- Con có biết hồi trước Khmer Đỏ lấy lá cọ làm việc gì không?

Đặng Xương Tuyết biết mà không đáp.

- Dùng để cắt cổ tù nhân tới chết đó. Lá cọ Campuchia bén như lưỡi cưa, không may đυ.ng trúng đứt tay chảy máu ròng ròng, nên...

Rồi như rơi vào bể hồi tưởng, ông bác ghế trên run giọng tường thuật:

- Hồi đó cuộc đời mấy chú hệt như bản nhạc "Hai mươi năm làm tuổi trẻ", "Hãy ngồi lại gần nhau" và "Đó! Quê Hương tôi" do Elvis Phương ca.

- Cái thời của chú toàn anh hùng không hả chú? - Trần Cảnh Chiêu ướm hỏi.

- Mày có phải người trong cuộc đâu mà biết. Đám trốn đi lính nhiều như ri, có đứa trốn riết họ bắt luôn bà già nên phải vác mặt về nhập ngũ; năm đó nó đã gần bốn mươi, chưa vợ không con.

Hình như biết mình lỡ lời, người lính già từng tham gia đánh Khmer Đỏ ngậm ngùi bày tỏ:

- Chú hổng hiểu tại sao nhiều ông viết văn cứ phải tô vẽ hình tượng người lính là anh hùng hay yêu Nước. Có những chuyện mà mấy ổng phịa ra trắng trợn tới mức độ mấy người trong cuộc như chú nghe qua ôm bụng cười bò. Nào là bị lòi ruột vẫn đứng dậy ôm súng chiến đấu, nào là vác hàng trăm ký hàng trên vai vượt qua hàng chục dặm đường,... Sao không biết về tụi chú, những thằng lính không đẹp trai, chẳng tài ba bản lĩnh, nhưng rất đời rất người. Các nhạc sĩ nhạc Vàng đã khắc họa được hình ảnh người lính vừa đẹp mộc mạc vừa rất mực oai hùng. Họ không lạm dụng hai chữ "anh hùng" một cách tùy tiện, mà nhấn nhá bằng những câu chữ minh họa rất hay và đặc sắc.

Đặng Xương Tuyết bây giờ mới góp lời:

- Nghe nhạc Vàng riết rồi, con thuộc luôn cách dùng chữ của mỗi nhạc sĩ. Như Trầm Tử Thiêng có "đơm bông", Lê Thương có "hãy còn", Trần Thiện Thanh có "mưa lũ", Anh Bằng có "tay tiên",...

- Con cũng thích văn chương hả? Con lên đây ngồi chung mà nói cho chú nghe tư tưởng của con.

Trần Cảnh Chiêu lờ mờ đoán được điều chi đó, nên giục Đặng Xương Tuyết lên ngồi chung với người lính già để giúp trấn an tinh thần ông ta.

Đặng Xương Tuyết nói chuyện với người lính già mà như đang tự ghi âm:

- Trong bộ phim hoạt hình Nhật Bản "The wind rises", người Nhật đã ngầm thừa nhận họ đã sao chép một vài chi tiết trong bản vẽ chế tạo phi cơ chiến đấu của Đức Quốc Xã. Trong một bộ phim khác của Ghibli mang tên "Porco Rosso", nhân vật chính đã tuyên bố "Thà bị biến thành heo còn hơn mang thân người mà phải làm phát-xít."

Haruki Murakami đã viết về những người lính đào ngũ, những người lính chỉ trích Thiên Hoàng vì khiến họ phải học cách gϊếŧ người,... Đối với con, ông ấy là một tác gia lớn; dù rằng cách hành văn của ông không đủ sức để thuyết phục tất cả mọi người công nhận danh hiệu đó, song tư tưởng của ông đã góp phần thuyết phục con trao cho ông danh hiệu đó.

Nếu muốn văn chương Nước Nhà phát triển, người dân xứ mình phải bỏ đi hai chữ "tự nhục", "phản động", "lai căng",... Vì còn mang tư tưởng "tô hồng" và "đánh bóng" Đất Nước, văn chương viết ra sẽ chẳng khác gì một ổ bánh mì công nghiệp, rập khuôn, rẻ tiền và không có một chút gì đáng để bảo tồn. Văn chương vốn không phải sinh ra để làm cho người đọc vui mắt, mà là để thổn thức, suy gẫm và hằn vào tâm trí như một vết dao khắc không gây đau.

Mẫu hình chung mà các nhà văn miền Bắc thường chọn là các cô gái yêu Nước, "giác ngộ cách mạng", liều chết chống giặc ngoại xâm. Việc Trần Dần chọn hình tượng một ả gái lẳиɠ ɭơ, đong đưa với đàn ông ả thích hằng đêm trong tác phẩm "Đêm núm sen" đã làm kinh động tới hầu hết giới viết văn ngoài ngoải; và cụ đã bị một con Tu Hú chửi rủa bằng những ngôn từ cay nghiệt, cạnh khóe chỉ vì dám thoát khỏi cái khuôn khổ mà lý tưởng đó mặc định.

"Tôi có thể mặc thây ngàn tiếng chửi tục tằn/ Trừ tiếng chửi sống không sáng tạo." Đó là "tuyên ngôn" của Trần Dần khi cụ bị "đánh" trong vụ án "Nhân Văn - Giai Phẩm.

Ông chú đã ngủ khò. Mặt hướng thẳng lên trần xe. Trông chú như đứa trẻ đang ngủ ngoan trong vòng tay mẹ hiền.

"Xịch."

Chiếc xe đò dừng lại trước cửa một quán bán tạp hóa. Một người đàn bà đương đút cơm cho đứa nhỏ trên đi-văng kê trong sân trước, thấy chiếc xe đò ghé tiệm nhà mình thì vội quay mặt vào trong phòng khách mà kêu má chồng ra bán đồ.

Trần Cảnh Chiêu ghé mua hai lon Bò Cụng ướp lạnh, anh toan mua tặng Đặng Xương Tuyết gói thuốc lá nhưng nhớ lời anh ta nói ban nãy nên đành thôi.

- Nè, uống cho có sức leo núi.

- Cảm ơn anh.

Chừng bốn giờ chiều, hai người mới đến vùng Bảy Núi - An Giang. Ông chú ban nãy đã xuống xe trước hai người, địa điểm dừng chân là nghĩa trang gần kinh Vĩnh Tế.

- Anh cài bản gì mà nghe có chữ "Quan tài" vậy?

- À, là bài "Phiên khúc Mùa Đông" của nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Người trình bày là ca sĩ Elvis Phương.

Trần Cảnh Chiêu ngước mắt nhìn dãy núi mây giăng phía xa mà hát:

"... Trong quan tài buồn, hồn nghe thêm trống vắng

Tóc chưa xanh một lần nhưng tim nghe đã thương thân..."

Châu Lợi đã đứng dưới chân núi đợi họ từ trưa. Ông dùng cơm tại nhà một cư sĩ Cao Đài. Người này đã tặng ông một buồng chuối ăn lấy thảo.

Hai người chưa kịp cất tiếng gọi ông, chợt một chiếc xe hạng sang đã đậu sát lề đường bên phía Châu Lợi.

Cha con họ Thạch khẩn khoản mời hai vị khách của Châu Lợi lên xe. Chiếc xe vừa vặn năm chỗ, đủ ghế và đủ rộng để mọi người không bị ngồi sát vào nhau.

Trưởng lão đang ngồi dựa lưng vào gốc cây sanh sum sê và tươi tốt. Cây gậy baton đặt ngang trên đùi cụ.

Nhờ có sự chỉ dẫn của hai cha con họ Thạch, Trần Cảnh Chiêu đã biết cách hành lễ với Trưởng lão.

- Xin ông hãy giúp con nhận diện hung thủ.

Trưởng lão làm ấn thủ Surya Mudra, rồi nhoẻn miệng cười và nói với chàng pháp y Bạc Liêu:

- Tích truyện Pháp Cú số 35, phần Hai: Người đọc được Tâm trong "Phẩm Ba: Phẩm Tâm". Xin con hãy nhín chút thì giờ quý báu mà đọc hết đoạn này để biết được câu trả lời của ta.

Mất khoảng nửa tiếng thì Trần Cảnh Chiêu mới đọc và chiêm nghiệm xong đoạn kinh văn ấy, anh dõi đôi mắt hờn trách nhìn vị Trưởng lão đã hơn trăm tuổi mà bặm môi hỏi:

- Ý của Trưởng lão là cụ không thể giúp con ư?

Trưởng lão mỉm miệng cười.

- Con tin Pháp Luật và Công Lý, con...

Chưa nói hết câu, Thạch Sang đã bịt miệng Trần Cảnh Chiêu.

- Đừng để Tâm Ma khiến anh sanh tâm phỉ báng Tam Bảo.

- Ta biết con đang nghĩ gì. Nếu có thể, xin con tìm đọc tích truyện Pháp Cú số 363 để hiểu rõ lời ta muốn truyền đạt tới con.

Trần Cảnh Chiêu buồn bực bỏ đi một hơi vô rừng. Không một ai lên tiếng ngăn anh lại.

Đột nhiên Trưởng lão gọi Đặng Xương Tuyết tới ngồi cạnh cụ.

- Giấc mơ mà con đang hồi tưởng trong lòng thật thú vị, con có thể kể ra không?

- Dạ được.

Đặng Xương Tuyết chỉnh trang lại quần áo, rồi quỳ gối trước mặt Trưởng lão và chắp tay xá trước khi lên tiếng:

- Số là vầy: Con nằm mơ thấy mình bị trói vào một cây cột, hình như là để hiến tế cho quỷ dữ thì phải, con cũng không rõ nữa, Bỗng đâu một vị thầy tu của tôn giáo khác xuất hiện, người đó kêu con gọi tên vị Thánh trong đạo họ ra cứu thì sẽ thoát nạn. Con gọi đúng một lần, qua lần thứ hai, con niệm: "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật", "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn", "Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát", "Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát", "Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát",... Con biết danh hiệu của Chư Phật và Bồ Tát nào, con thốt lên hết.

- Lành thay... Lành thay... "Thấy Chánh Pháp tức là thấy Ta"... Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật...

Trong lúc ấy, Trần Cảnh Chiêu đang bị lạc đường. Sau một hồi loanh quanh nơi rừng sâu núi lạ, anh đành ngồi bệt dưới gốc một cây cổ thụ già nghỉ mệt.

- À, thì ra thí chủ ở đây. - Châu Lợi đưa chai nước suối cho Trần Cảnh Chiêu.

Uống cạn chai nước suối xong, Trần Cảnh Chiêu mới có đủ sức để cất giọng nói lời cảm ơn vị Tỳ-Kheo "trẻ mãi không già".

- Để tôi kể cho thí chủ Kito một tích cổ, về việc những người theo Đạo Phật rồi bỏ đạo.

Đã hơn nửa tiếng trôi qua mà người Tăng sĩ ấy vẫn không nói năng chi sất, Trần Cảnh Chiêu tò mò hỏi han:

- Tại sao ông lại im lặng vậy? Bộ khó nói lắm sao?

- Bởi vì không có câu chuyện nào kể về những người theo Như Lai rồi rời xa Ngài ấy hết; sách sử Phật Giáo có ghi chép lại những sự kiện đó, nhưng chỉ dưới hình thức những chi tiết và số liệu lịch sử đơn thuần, không có tích truyện riêng biệt. Ngài ấy không quan tâm, cũng chẳng van nài kêu gào quay lại, và càng không bực tức, chửi bới hay đe dọa, nguyền rủa. Khi Ngài ấy hay tin, chỉ mỉm miệng cười buồn, rồi thôi. Phật chưa từng dụ dỗ, ép buộc và bắt người khác phải tin vào mình. Chúng sanh đời sau không hiểu, diễn giải sai lệch kinh điển, rồi những người trong đạo lẫn ngoại đạo cố chứng tỏ mình tân tiến bằng cách bắt bẻ từng câu từng chữ trong kinh điển của Như Lai. Nhất là họ chẳng hiểu về chữ "Độ", "Nhân Quả",... nhưng lại sử dụng rất lung tung và bừa bãi.

Châu Lợi đổ chút nước suối trong chai của mình xuống một thân cây khô héo, đoạn hỏi Trần Cảnh Chiêu:

- Thí chủ là pháp y, cũng đồng thời là một điều tra viên, bình thường rất hay đa nghi và thích thử lòng người khác, nhưng sao nay lại dễ cả tin quá vậy?

- Hình như... ông đã mắc tội khẩu nghiệp?

- Tôi đã từng nói rằng, đôi lúc cũng phải phạm giới để giúp mọi người hiểu rõ Phật Pháp. Tội tôi chịu, Phước Duyên thuộc về người.

Châu Lợi đưa Trần Cảnh Chiêu tới một khoảnh đất có thể ngắm mặt trời mỗi độ bình minh và hoàng hôn. Vừa đi, ông vừa ôn tồn kể:

- Có một số người đã nói với tôi rằng hồi trước theo đạo Phật nhưng vì bất mãn nên bỏ sang đạo khác. Tới chừng tôi hỏi họ về gia phả nhà Phật Tổ, Lễ dâng y Kathina, nguồn gốc và ý nghĩa danh hiệu của Như Lai,... đa số không ai trả lời đúng nhưng vẫn khăng khăng tự nhận đã từng là Phật Tử. Tôi hỏi dựa vào đâu mà thí chủ nói như vậy, thì họ biểu rằng lúc trước có đi chùa và cúng dường... Nếu ai cũng cho rằng chỉ cần đi chùa và cúng dường là trở thành Phật Tử thì chắc hơn phân nửa dân số trên Trái Đất này là Phật Tử rồi. Họ hoàn toàn không hiểu hay biết gì về Phật Giáo, thay vào đó, họ hiểu và biết rõ những chuyện phạm giới của bọn Ma Tăng, rồi dựa vào những hành động bất thiện đó mà đánh giá và quyết định bỏ Tam Bảo.

- Tam Bảo là gì hả ông?

- "Phật - Pháp - Tăng". Bất cứ một người theo đạo Phật nào cũng phải biết đến nhóm chữ đó.

- Còn "Độ" có nghĩa là gì hả ông?

- Chữ Độ ở đây mang hàm nghĩa "Dẫn dắt nhập đạo", chớ không phải mang hàm nghĩa "Phù hộ", "Ban phước" hoặc nực cười hơn là "Trao tặng thần thông" chi sất. Có một số chúng sanh trẻ tuổi không hiểu, đem chữ Độ biến thành câu châm biếm. Tôi nói thẳng rằng họ đang phỉ báng Tam Bảo cũng chẳng có chi là quá đáng hay nặng lời hết.

Khoảnh đất đó cỏ khô xác xơ, vài con bò đang nằm ngắm cảnh chiều tà. Bầu trời phủ trong sắc ráng cam tuyệt đẹp, vầng dương đỏ ối nằm vắt mình ngang một sợi dây cam đỏ. Xa xa, đàn nhạn núi đang tung bay về tổ. Chuông chùa khoan thai gởi tiếng vào không gian minh mông, êm ả.

- Trong một tích truyện Pháp Cú, tôn giả Mục Kiền Liên đã từng tính không kể những chuyện Nhân quả - Báo ứng mà bản thân đã mục sở thị cho mọi người nghe, vì sợ có thể khiến họ buông lời phỉ báng Tam Bảo do không tin mà sanh tâm xúc xiểm, giễu cợt. Vì muốn được nghe câu chuyện của ông, chúng tăng bèn đi bạch Phật, rằng xin Ngài hãy mở lời giúp họ. Tôn giả thấy họ thành tâm, cũng như nghe Phật Tổ yêu cầu, ông mới đồng ý kể lại.

Hốt nhiên, Châu Lợi quay sang nhìn thẳng vào mắt Trần Cảnh Chiêu:

- Nếu như tôi nói tên thật của người đó ra, thí chủ có tin không hay lại sanh tâm nghĩ tôi đang lợi dụng một sự trùng hợp ngẫu nhiên để lôi kéo thí chủ theo Đạo Phật?

- Đương nhiên là tôi không tin.

- Cho nên tôi mới nói rằng, Luân Hồi, Nhân - Quả, Báo Ứng không phải là những chủ đề có thể đem ra tùy tiện nói với người khác. Kể cả nói với người trong đạo.

- Nhưng, tôi muốn nghe ông kể một chuyện được không?

Châu Lợi mỉm miệng cười thay cho lời xác nhận:

- Về chuyện tôn giả Mục Kiền Liên muốn cứu những người tài đức của dòng họ Thích Ca, và đã bất thành. Trước khi vua Tỳ-Lưu-ly đem quân đánh phá tiểu quốc Thích Ca vài ngày, ông đã đặt năm mươi người vào trong chiếc y bát của mình rồi bay đến nơi an toàn. Tới nơi, lúc giở ra, ông kinh hoàng nhận ra trong y bát toàn là máu tươi tanh tưởi. Phước Thiện của một vị A-La-Hán không thể hóa giải nghiệp Ác mà chúng sanh đã mắc phải trong tiền kiếp, đến lúc nó trổ quả thì họ sẽ phải nhận lãnh thôi, ít hay nhiều thì còn tùy thuộc vào cách sống ở kiếp này.

- Huynh trưởng!

- Đây là Thủy Diệu. Kia là Hoàng Kỳ.

Hai vị Tỳ-Kheo ngoại quốc chắp tay xá hai người.

- Cậu ấy là người Bắc Âu. Phương Bắc tượng trưng cho quẻ Khảm, tức hành Thủy, nên Thầy bèn chọn cho cho cẩu cái tên này. Sao Thủy Diệu là một ngôi sao luôn mang tới cát tường. Còn Hoàng Kỳ... Sắc vàng trong lá cờ phướn nhà Phật.

Có một bác nông dân lái xe lôi chạy ngang qua chỗ họ, tưởng họ đang đón xe nên ngỏ lời mời lên xe, khỏi mất công chờ.

Các vị Tăng sĩ chắp tay cảm tạ bác, Trần Cảnh Chiêu thấy vậy cũng gật đầu cảm ơn theo.

Đường núi chông chênh, chỗ ngồi trên xe lôi không được êm ái, nhưng không một ai bày vẻ mặt nhăn nhó hay ca cẩm.

- Ngày xưa, nếu muốn xuất gia phải được sự cho phép của cha mẹ, đây là một trong những giới luật mà Như Lai đã đặt ra. Đại Đức và Thánh Tăng là hai danh xưng rất mực cao quý, phải xét qua rất nhiều thứ mới được công nhận, số Tỳ-Kheo được công nhận vào thời ấy rất ít. Còn bây giờ, bạ đâu cũng gặp Đại Đức với Thánh Tăng, mà hành động hoàn toàn ngược lại với danh xưng.

- Vậy là những người tự xưng đó đã mắc phải tội vọng ngữ phải không ông?

- Phải. Rất nặng.

Hoàng Kỳ góp lời:

- Thuở xưa, có một vị cư sĩ tên là Cấp Cô Độc đã bỏ tiền mua đất và xây dựng tu viện Phật Giáo đầu tiên trên thế giới này, chưa kể đến trong suốt kiếp sống của mình ông ấy đã phụng sự và cúng dường Phật Giáo nhiều vô số kể, công đức không thể nào đếm xuể hay nói hết. Ấy vậy mà ông chưa bao giờ tự xưng "Bồ-Tát" hay "Đại Đức". Bây giờ hở ra là "Bồ-Tát sống", "Thánh nữ",...

- Đạo Phật đã bị biến tướng trầm trọng, các ông có buồn hay không?

- Không, "Thành - Trụ - Hoại - Diệt" là lẽ đương nhiên. Đấng Thế Tôn đã từng dự ngôn trước khi nhập diệt Niết Bàn. - Châu Lợi trả lời thay hai người hiền đệ.

Hoàng Kỳ chợt nói:

- Có người nói tôi theo đạo này vì được ban ơn, ban phước. Vậy nếu như Ma Vương bên Phật và quỷ Satan bên Chúa ban ơn, ban phước cho người đó, thì liệu người đó có bỏ Chúa bỏ Phật mà đi theo bọn họ không?

Thủy Diệu bật cười:

- Đức tin mà dựa trên sự lợi dụng và cầu cạnh thì làm sao mà bền được?

Còn cách đó chừng mười mấy mét, họ trông thấy Phá Vân đang rải vụn thức ăn cho chim chóc ở ngoài sân. Hàng trăm giống chim miền núi thi nhau sà xuống khoảnh sân vuông vắn. Phút chốc không gian tràn ngập thanh âm rộn ràng và đầy trong trẻo của chúng.

- Sắp Lập Đông rồi... - Bác nông dân trầm tư.

oOo

- Ông ấy nói đúng đấy. Hung thủ cố tình sắp đặt hiện trường như vậy để gây thương tích cho nạn nhân. - Kha Ngạn xác minh với anh bạn đồng nghiệp Viên Thùy.

- Tôi muốn nghe luận điểm của anh.

- Cục xà bông được đặt ngay ngưỡng cửa nhà tắm. Vị trí này không dễ gây ra thương tích tới nỗi dẫn đến cái chết. Có lẽ hung thủ đã tập dượt rất nhiều lần trước khi "bắt tay" thực hiện án mạng.

- Nếu như anh ta tập dượt không thành công thì anh ta khỏi cần phải gây phương hại đến người khác đúng không?

- Phải.

- Anh đoán hung thủ là kiểu người như thế nào? Biếи ŧɦái hay Ngờ nghệch? Hể? Sao anh lại cười?

- Ai mà nghe cuộc đối thoại giữa hai đứa mình ắt sẽ tưởng chúng ta là mấy thằng Mác-Tăng-Xít.

- Dấn thân vào ngành Pháp y - Pháp chứng thì sẽ được "diện kiến" muôn vàn kiểu chết và gϊếŧ người ngớ ngẩn nhất. Nói ra chắc chẳng ai tin đâu.

- Nếu như không tìm được chứng cứ mới, chúng ta buộc phải tạm thời kết luận đây không phải là vụ án gϊếŧ người hay ngộ sát, mà chỉ là một vụ không may trợt chân té ngã dẫn đến cái chết thông thường.

- Anh không nghĩ đến trường hợp hung thủ cố tình xô nạn nhân xuống đất, rồi sau đó đặt cục xà bông nơi ngưỡng cửa để tạo hiện trường giả à?

- Có...

Cùng lúc đó, tại đồn cảnh sát Diệp Trầm, Mạnh Cường đang thẩm vấn một cô gái trẻ măng.

- Tôi... tôi đến để... để...

- Xin cô hãy bình tĩnh.

- Tôi và con nhỏ đó là đồng nghiệp, mướn chung cái phòng trọ hẹp té đó để dành dụm tiền gởi về quê. Bữa xảy ra vụ việc trên... Tôi sợ tôi có liên quan...

- Cô sợ rằng mình tắm xong quên dẹp cục xà bông nên nhỏ bạn cô mới trượt chân té chết phải không?

- Dạ phải...

- Cô bình tĩnh lại giùm tôi cái. Cô ráng hết sức nhớ lại coi, có ai đã từng bới thùng rác nhà hai cô chưa?

- Ngoài mấy người lụm ve chai ra, còn mấy ông say rượu với mấy thằng khùng ba trợn nữa. Đ* đ* mẹ tụi nó! Đã không có tiền mà bày đặt dê gái. Dạ... Dạ... cho tôi xin lỗi...

- Tôi hổng phải mấy thằng khùng ba trợn đã chọc ghẹo cô đâu nên xin cô đừng phồng mang trợn má với tôi nữa...

Ở ngoài này, Bạch Lãng đang chuyện trò với Quý Tâm - Người bạn cũ, cũng đồng thời là đàn anh của ông trong lĩnh vực Pháp Y - Pháp Chứng.

- Sao? Kẻ chủ mưu khống chế con tin để họ tạo ra những vụ án ngớ ngẩn như vầy nhằm kéo dài thời gian chạy tội khác à?

- Đây là một kẻ biếи ŧɦái. Rất thích thử phản ứng của giới điều tra, nên thường xuyên tạo ra những vụ án ngớ ngẩn nhất để trông thấy sự hỗn loạn nơi họ. Ai mà đi tin những vụ án như thế này là cố sát chứ?

- Nếu không có tài liệu mà Tâm cung cấp, chắc có lẽ mình cũng không tin trên đời lại có một kẻ biếи ŧɦái như vầy.

Trở về chùa vào lúc ba giờ chiều, Quý Tâm trông thấy Châu Tuệ Mẫn đương ngồi xổm lặt rau ở sân sau. Vừa làm vừa hát vang một bản tình ca sướt mướt mang tên "Mồ yêu" theo giọng của Anh Khoa.

- Mẫn.

- Dạ.

- Con có đi mua những thứ như găng tay, xà bông cho thím Bảy không?

- Dạ có.

- Thím Bảy có cho ai xài chung hay mượn dùng không?

- Dạ có.

- Họ có đem trả không?

- Dạ, lúc có, lúc không... Nhưng mà sáng nay con đi chợ giùm thầy, mẹ có kêu con mua giùm đôi găng tay ở nhà chú Chút, chắc đôi cũ họ "lờ lớ lơ" rồi...

- Trong quán của mẹ con có cô chú nào đang nợ nần ngập đầu hay có chuyện chi khúc mắc không?

- Dạ, để con về hỏi mẹ con xem...

- Thôi khỏi... Rất xin lỗi vì đã khiến con nhọc trí.

- Dạ, đâu có gì đâu thầy.

Quý Tâm buông xuống một tiếng thở dài nặng như chì, rồi bỏ ra ngoài nghĩa trang nhổ cỏ. Ông xách theo cây rựa để dễ bề phát cỏ; số cỏ gom được ông tặng cho những hộ chăn nuôi hoặc cần làm phân bón.

- Ủa, con là ai?

Chú tiểu đẹp trai đó nhìn Quý Tâm bằng cặp mắt ướt rượt.

- Dạ, Trụ trì có thể cho con tá túc được không?

- Được chớ. Được chớ. Cửa Phật không bao giờ đóng lại cả.

Chú tiểu chợt òa lên khóc, Quý Tâm ngạc nhiên thăm hỏi:

- Tại sao con khóc?

- Bụt ơi... Í... Thầy ơi, mấy ông tu xạo khiến con bị đẩy ra khỏi chùa. Từ ngày ba má con uống thuốc rầy tự tử trốn nợ đời, con mồ côi mồ cút, may nhờ được một sư cô thương đưa về chùa nuôi. Ai dè đâu sư cô bị ung thư, phận con trôi dạt sang một ngôi chùa nam ở ngoài Bắc. Mấy ổng phá giới, con bị mang tiếng theo.

- Huynh trưởng!

- Dạ?

Châu Lợi đã đứng ở cổng sau của chùa ông tự bao giờ. Ông để cho mấy chú chim sẻ đậu trên cánh tay phải, ánh mắt ông nhìn chúng đầy yêu thương, thân tình.

Quý Tâm ra hiệu cho chú tiểu theo mình đến gặp huynh trưởng Châu Lợi.

Hai đàng chào hỏi nhau vài câu, rồi Châu Lợi đặt tay trái trên vai chú tiểu mà nói:

- Ta đặt tên cho con là Tố Nguyệt nghen.

- Thôi, con không chịu đâu. Tên gì đâu mà nghe giống con gái quá.

- Con theo chân Như Lai mà con chấp đủ mọi hình tướng. Con chấp từ cái tên, từ chỗ ở, từ lời nói, từ cử chỉ, từ cách ăn mặc, cho đến cách tu luôn... Vậy thì sao mà con tu được?

- Nhưng con nghe mấy ông trong chùa nói tu như Thầy là tu ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình.

- Con tin Phật Tổ, tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay con tin các ông sư phá giới ở chùa con?

- Dạ, đương nhiên con phải tin Phật Tổ rồi.

- Ta và các huynh đệ đồng đạo theo chân Như Lai, chứ không theo tông phái nào hết. Phật Tổ không muốn chúng Tăng chia rẽ, vậy mà...