Quái Phi Thiên Hạ

Chương 1317: Chuyện Xưa Của Tống Sơn Trưởng

“Ngoại trừ việc nói ngươi thay thế sơn trưởng hảo hảo sống sót, Tống Lẫm không có thỉnh cầu khác?” Sau khi nghe xong Tống sơn trưởng kể nói, Dạ Dao Quang liền chạy vào trong phòng, nàng tận mắt nhìn kỹ Tống sơn trưởng.

Dưới tình huống Tống sơn trưởng là người cùng nàng cơ bản giống nhau chỉ kém một chút, chỗ kém duy nhất đó chính là hắn đã từng trở thành quỷ, lại cùng Tống Lẫm chân chính có trao đổi ngắn ngủi.

Nhưng chính khác biệt tưởng chừng rất nhỏ này đã nói lên Tống sơn trưởng vẫn là đoạt xá trùng sinh, giống thì phải so với Hoàng Ngạn Bách.

Nếu nguyên chủ không có yêu cầu đặc biệt gì thì cũng không phải chiếm thân thể người khác để biến thành của mình.

Rõ ràng thấy ánh mắt của Dạ Dao Quang không có chút cảm giác áp bách nào nhưng Tống sơn trưởng vẫn cảm thấy áp lực rất lớn, ngực phảng phất đang áp chế một tảng đá vĩ đại.

Nuốt xuống nước miếng, dưới ánh mắt nhìn thấu hết thảy của hai phu thê, hắn thẳng thắn: “Tống sơn trưởng hi vọng học sinh có thể thay ông tìm trưởng tử.”

“Trưởng tử?” Dạ Dao Quang cùng Ôn Đình Trạm nhất thời quay ra nhìn nhau.

Ôn Đình Trạm đã cho người thăm dò Tống Lẫm, Tống Lẫm tựa hồ không có trưởng tử, chỉ có trưởng nữ...

Có lẽ đây là chuyện đã rất rất lâu của Tống Lẫm, Tống sơn trưởng nói đến đây cũng mặt mang vẻ xấu hổ: “Đây là...!Đây là sai lầm từ thời niên thiếu của Tống Lẫm.

Tống Lẫm trước khi tới kinh thành dự thi đã có người tư định chung thân, hơn nữa còn sống như phu thê.

Có thể Tống Lẫm thi rớt kỳ thi mùa xuân năm đó, tự mình quyết định không hồi hương, vốn định tìm đại một phòng cùng một việc làm thuê tại Đế Đô tiếp tục chờ thêm ba năm nữa.

Sơn trưởng viết thư truyền lại trong nhà, cha nương Tống Lẫm cũng không thích nữ tử mà ông nguyện chung tình, vì thế liền âm thầm cất giấu bức thư.

Nữ tử đã đính ước cùng ông trong lúc đau khổ vì đợi không được tin tức của Tống Lẫm thì lại phát hiện chính mình đang mang thai...”

Việc này không thể giấu mãi, gia đình nhà gái luôn bức bách, nhưng cô nương sợ hãi việc này bại lộ, liên lụy tới thanh danh Tống Lẫm, đánh chết cũng không muốn lộ ra Tống Lẫm.

Phụ mẫu của cô nương này vì bất đắc dĩ chỉ có thể mời người bốc thuốc phá thai, sau đó nghĩ tới việc gả đi.

Cô nương sau khi nghe nói đã gói gémi đồ đạc tới Đế Đô, nghĩ muốn đi tìm Tống Lẫm.

Một mình nàng độc thân nữ tử, từ Thanh Hải đến Đế Đô, xa thế nào? Ở giữa đường cô nương gặp gỡ một người què, muốn đem nàng bán mình đến thanh lâu, cũng may nàng tỉnh táo sớm một bước chạy xa, nhưng ở một tiểu tửu lâu lại gặp trộm, tất cả đồ đạc có giá trị mang theo đều bị trộm sạch, sau này nàng chỉ có thể mang một vài đồ tùy thân bên người, tiền bạc cũng không nhiều lắm, hơn nữa nàng bởi vì một đường bôn ba lại bị động thai, suýt nữa đẻ non.

Cuối cùng, nàng ở trong thành cứu một lão nông phụ, biết được nhà nàng chỉ có một bà đã cao tuổi, tức hai người sống nương tựa lẫn nhau, vì thế đem số tiền còn lại đều cho bọn họ, chính là hi vọng trước khi nàng sinh có thể tá túc tại nhà bọn họ.

Nhưng thời gian ở vùng quê nghèo dưỡng thai, cô nương cũng không biết Tống Lẫm đang ở đâu Đế Đô, xuân đi thu đến, biết cô biết mình sắp lâm bồn cũng là lúc không còn cơ hội đi tìm Tống Lẫm nữa.

Cô nương này sau khi sinh, thân thể liền trở nên vô cùng suy yếu, mặc dù nhà lão nông đã cực lực bổ dưỡng cho nàng, nhưng nàng cũng không thể sống qua mùa đông năm thứ hai.

Lúc hài tử của nàng vừa mới đầy một tuổi, nàng mang theo tiếc nuối vĩnh biệt cõi đời.

Trước khi lâm chung, cô nương đem chuyện Tống Lẫm ngày xưa cùng tượng gỗ nàng luôn mang theo bên người phó thác cho nông phụ, thay nàng tìm một cơ hội đem hài tử về tới Tống gia ở Tây Ninh, bọn họ phải nhận sự báo thù này.

Thời điểm nhi tử Tống Lẫm năm tuổi, hộ nông gia kia lại gặp tai hoạ.

Lão bà cũng sắp nhắm mắt xuôi tay, nhà bọn họ lại không có nam đinh, nguyên vốn có tư tâm đem trưởng tử Tống Lẫm thành hài tử chính mình nuôi lớn, ngày sau kế thừa hương khói nhà bọn họ.

Nhưng dù bọn họ có tâm riêng thế nào cũng không thể trơ mắt nhìn đứa nhỏ không thể sống sót, vì thế đưa theo nó gần như đi ăn xin bôn ba tới Tây Ninh phủ.

Lúc đó, cũng là lúc Tống Lẫm đại hôn.

Nguyên lai hai năm trước hắn cuối cùng thi đỗ tiến sĩ, bởi vì tuổi cũng cuối hai giáp, ở lại Đế Đô cũng không có bao nhiêu tiền đồ, trong nhà lại có người vướng bận, vì thế hắn liền mưu tính ra ngoại thành, chẳng sợ chính vào một huyện nho nhỏ, chỉ cần là Tây Ninh phủ hắn cũng không ghét bỏ.

Đáng tiếc chờ hắn trở về tìm cô nương tri kỷ là lúc phụ mẫu nhà gái cũng không biết nữ nhi mình ở nơi nào, càng thêm không biết đứa nhỏ lúc trước nữ nhi sở hoài chính là cốt nhục của Tống Lẫm.

Nhưng vì Tống Lẫm nói ra vài năm trước từng có ước hẹn với nữ nhi của mình, đến tận bây giờ nhớ mãi không quên, cho nên khi thấy ông tới cửa cầu thân càng cảm thấy hổ thẹn.

Vì thế liền nói cho Tống Lẫm, nữ nhi của mình sớm đã xuất già từ bốn năm trước nhưng đến phu gia không có bao lâu cũng đã ốm chết.

Tống Lẫm không thể tin, hắn ép hỏi người trong lòng lấy ai, sống thì gặp người, chết phải thấy xác.

Trong nhà cô nương ấy còn có một đường muội sống nhờ ở nhà họ hàng ở xa, rất ít khi được cô nương đề cập, Tống Lẫm cũng không biết, vừa đúng lúc cô nương ấy cũng rời nhà đi năm thứ hai mới xuất giá, cũng vừa đúng xuất giá không có bao lâu thì tạ thế, phụ mẫu cô nương liền đem chuyện này biến thành chuyện nữ nhi mình.

Tống Lẫm chạy vội tới trước mộ phần cô nương kia, sau khi tận mắt nhìn thấy cực kỳ bi thương, một lần bệnh nặng không dậy nổi, còn làm mẫu thân khóc tới ngất trước mặt Tống Lẫm mới làm ông hoàn hồn, đến tận đây ông tin rằng người mình yêu không còn sống.

Hai năm sau, bởi vì ông trong nhà là con trai độc nhất, không chịu nổi cha nương đau khổ cầu xin, ông đáp ứng chuyện cưới vợ.

Ngày ấy, nông gia mang theo trưởng tử Tống Lẫm tìm đến, cũng vừa đúng ngày đại hôn.

Tuy rằng hai người đều là người nông thôn không có bao nhiêu kiến thức, nhưng một đường đi tới nhìn được không ít chuyện trong dân gian, bọn họ không đành lòng để đứa nhỏ bọn họ nuôi lớn trở lại Tống gia vô danh vô phận, còn phải chịu sự đàn áp của mẹ kế.

Nhớ tới cô nương trước khi lâm chung có dặn dò, nếu như Tống gia có biến cố, liền đem đứa nhỏ trở lại nương gia của nàng.

Bọn họ liền mang theo bức thư cô nương viết trước khi lâm chung cùng hài tử đưa trở về nhà ngoại.

Hai người lớn trong nhà biết được nữ nhi của mình thực sự đã qua đời thì chịu đả kích không nhỏ, đối với trưởng tử Tống Lẫm càng thêm phần trân trọng.

Biết cô nương nhà họ rất thông minh, phong thư đưa đến trước mặt cha nương, vậy nhất định là Tống gia có biến cố, vì thế không đề cập tới cha đứa bé.

Từ đây trưởng tử Tống Lẫm liền mang họ Chu, lấy tên một chữ Giản.

Chu Giản cứ như vậy cùng trưởng tử ngày xa ngày, sống ở trong nhà ngoại tổ.

Ngoại tổ phụ mẫu của cậu vì nhớ tới sự chiếu cố của hai nông phụ với nữ nhi của họ, không ngại ngàn dặm xa xôi đưa ngoại tôn trở về, biết được bọn họ đã không còn sống được ở quê hương, ngay tại Tây Ninh phủ tặng cho bọn họ mười mẫu ruộng đất, phái người hắn kiến tạo phòng ở.

Thỉnh thoảng tổ phụ tổ mẫu cũng sẽ mang theo cậu tới thăm hai nông phụ, nhưng vì điều kiện không thuận lợi, Chu Giản được tám tuổi, bị lạc đường trong buổi tết hoa đăng.

Chu gia không phải là nhà quan, chỉ là thương nhân, năng lực hữu hạn, dùng không ít tiền bạc, khi đó Tống Lẫm đã là tri huyện Tây Ninh.

Hai nông phụ vội vàng cầm tượng gỗ mẹ đẻ Chu Giản đi tới huyện nha Tống Lẫm làm quan, kích trống kêu oan tìm được Tống Lẫm, lúc này mới đem tường tận sự tình nói cho Tống Lẫm..