An Bài

Chương 24

08/01/2023

Hôm nay Gia Hân ở lại dùng bữa luôn cùng mới gia đình của thầy Long, ngoại trừ có thêm Hoàng Lân thì cũng không có thêm người nào khác. Sáu người ngồi quanh bàn ăn có cảm giác ấm cúng hơn cả.

- Thiết kế và căn nhà của ông Tân đã hoàn thành xong chưa? – Thầy Long hỏi Hoàng Lân đang cắm cúi ăn cơm trong chén. Hôm nay món sườn ram mặn của cô Nga làm rất ngon khiến mọi người không rời đũa đi được.

- Bản thiết kế con đã hoàn thành xong rồi nhưng mà còn phải kiểm tra phương hướng lại một lần nữa. Với lại để tránh sai sót thì chắc con phải đi giám sát quá trình thi công, dù sao căn biệt thự này cũng khá lớn, không thể xảy ra một chút sai sót nào được. – Vừa trả lời, ta ta gặp miếng sườn cuối cùng vào bát của Minh Anh. Xi𝗇 ủ𝗇g hộ chú𝗇g tôi tại # Т𝐫UmТ𝐫𝒖yệ 𝗇.V𝗇 #

Hơi thấy tò mò, nên Gia Hân lên tiếng hỏi:

- Lớn là bao nhiêu vậy ạ?

- Căn nhà với 2000m2 và diện tích sàn là 300m2. Cũng không phải lớn nhất nhưng kinh phí xây dựng ước tính là khoảng 250 tỷ. – Cậu ta trả lời

"250 tỷ? Nhiều cỡ vậy luôn à?" Gia Hân nói thầm. Nói thật là cô đã thấy qua biết bao nhiêu ngôi biệt đẹp và đồ sộ, nói đâu xa thì khu nhà của cô cũng có kha khá những ngôi biệt thự đầy đủ công năng từ sân vườn, bể bơi, bãi đỗ xe, vân vân nhưng mà lần đầu tiên cô nghe thấy ở Đà Nẵng đã, đang và sẽ có một ngôi nhà tầm cỡ như vậy. Dát vàng full nội thất hay sao mà đắt dữ vậy trời.

- Vậy Lân làm ở công ty thiết kế nào vậy? Chắc cũng phải công ty tầm cỡ lớn đúng không? Giá trị lớn thế mà. – Vì cô lớn tuổi hơn nhưng mà gọi sư huynh thì nó kì kì mà gọi anh thì nó càng kì hơn cho nên hai người bọn cô nhất trị gọi thẳng tên luôn.

- Lân mới ra trường mà. Cũng chưa tính xin vào công ty nào cả? - Quái lạ, thường thì phải nhận vào những công ty lớn thì mới nhận được những hợp đồng giá trị lớn kiểu như vậy mà nhỉ. Tại sao cậu ấy có thể có quyền thiết kế trong khi mới ra trường và chưa có kinh nghiệm chứ?

Thấy ánh mắt có vẻ ngờ vực trong mắt của cô, thầy Long nói:

- Ngày xưa cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc thì người ta cầu cho cơm no áo ấm. Đến khi đủ cơm đủ mặc thì lại cầu có được nhiều tài lộc. Đến khi tiền đầy két thì cầu làm sao vừa kiếm được thêm nhiều tiền nữa vừa giữ được của cải. Đến khi lao tâm khổ tứ kiếm được tài sản bạc tỉ thì người ta cầu mong sức khỏe dồi dào. Cho nên người ta sẽ chú trọng đến phong thủy, nhà cửa lắm con à. Hướng nhà, hướng cổng, cột nhà, những đồ vật được đặt ở trong nhà phải có tính toán thật kĩ lưỡng với năm tuổi của gia chủ. Nếu được bài trí phù hợp thì sẽ giúp ích cho chủ nhà nhưng mà tính toán không đúng sẽ khiến ngôi nhà thành nơi sát chủ, nhẹ thì hao tài, nặng thì ảnh hưởng đến sức khỏe. Không thể muốn xây thế nào là xây đâu.

Thầy Long nói rất chậm rãi dễ hiểu giống như đang truyền tải kiến thức mới cho cô. Thấy thầy Long nói nhiều như vậy, Hoàng Lân đặt bát xuống và tiếp lời:

- Mặc dù so với những khác thì Lân không có kinh nghiệm bằng, nhưng luận về thuật phong thủy thì tôi cũng tự tin là mình biết nhiều hơn người khác một chút đỉnh, có thể dễ dàng tính toán sắp đặt mọi thứ trong một ngôi nhà làm sao lợi cho gia chủ nhất. Nhưng mà, thời nay khác thời xưa lắm rồi, ngoài việc tạo cát trạch ra thì còn phải đẹp nữa cho nên phải đi học kiến trúc để bổ trợ thêm chút đỉnh, người ta mới tin tưởng hơn một chút.

Nói rồi cậu ta cười hề hề, rồi lại cầm bát lên húp một ngụm canh dài.

Vậy là, những nghề được gọi là mê tính này cũng bắt kịp xu thế đấy chứ, biết kết hợp Đông Tây kim cổ.

- Đạo giáo có rất nhiều lĩnh vực như tu luyện, luyện đan, dưỡng sinh, bói toán, tướng số, phong thủy, trừ tà cũng có những nghi lễ, giáo lý cùng y học. Ngoại trừ luyện đan và dưỡng sinh mong trường sinh bất lão bị thất truyền ra thì những lĩnh vực khác như một biển kiến thức đồ sộ, được vun đắp từng ngày từng ngày trong nhân gian. Người ta mười năm mới có thể thành thạo một món nghề cho nên con bị chậm gần hai mươi năm ta không thể thúc ép con phải thật thông thạo hết tất cả các lĩnh vực nhưng con phải quyết tâm, kiên trì đến cùng, không nên học vì nghĩ bị bắt buộc đi đến con đường này. Có những thứ thì sau khi ngộ ra thì con mới biết chân lý nằm ở đâu, lẽ sống nằm ở đâu.

- Vâng ạ.- Cô trả lời. Mọi thứ mơ hồ ở trước mắt cô như được sáng tỏ thêm chút ít. Nghe thầy Long nói vậy, một cảm giác hứng thú cứ khơi mào trong lòng cô, giống như cảm giác lần đầu biết mình chuẩn bị được bố mẹ cho đi học võ vậy, cô rất muốn, rất muốn học ngay bây giờ.

oOo.

Ngồi xếp bằng trong căn phòng 15 m2 trống không, Gia Hân đang ngồi trên một chiếc đệm cứng nghiền ngẫm những trang đầu của quyển sách mà thầy Long đã đưa cho cô. Nhưng dòng chữ viết tay gọn gàng, thẳng hàng biểu thị cho người viết ra cuốn sách này đã dành rất nhiều tâm huyết cho nó.

Cô hồi tưởng lại cuộc nói chuyện với thầy Long lúc nãy.

- Đến thời nay mọi người vẫn không biết được chính xác Đạo giáo là gì nhưng nói Đạo giáo đã cắm sâu gốc rễ vào văn hóa và truyền thống của dân tộc ta. Đạo giáo được du nhập vào nước ta còn trước khi dân tộc ta trải qua 1000 năm Bắc thuộc, đây là một sự trao đổi văn hóa tính ngưỡng một cách tự nhiên, không phải do thúc ép chính trị cho nên dù trải qua bao nhiêu đời đi nữa thì nó vẫn trường tồn với thời gian.- Thầy Long ngồi trên chiến nệm cứng đối diện cô, từ từ giảng giải.

Mặc dù học báo chí và đã làm nhiều chuyên đề về văn hóa tính ngưỡng, nhưng thực sự cô không biết một chút gì về Đạo giáo này. Cô cứ nghĩ đây là một tín ngưỡng của Trung Quốc và được truyền bá vào nước ta trong thời kì Bắc thuộc. Những gì thầy Long giảng giải cho cô như mở khóa những chân trời kiến thức hạn hẹp cho cô.

- Mặc dù được phát triển từ phía Bắc nhưng khi tiếp cận với tín ngưỡng phù thủy của nước ta thì nó hòa hợp đến kì lạ. Dân tộc ta là một dân tộc đặc biệt, chúng ta biết du nhập những cái hay cái mới khác tuy nhiên vẫn biết kết hợp với những văn hóa tín ngưỡng vốn có từ bao đời như kết hợp thờ tiên nhân như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu với Đạo Mẫu, các anh hùng dân tộc, Thành Hoàng Làng, v.v. Cho nên con đừng có suy nghĩ là Đạo giáo là của Trung Quốc, nó được biến chuyển và kết hợp để tạo ra một Đạo giáo mà mang bản sắc dân tộc, bản sắc Việt Nam. (Tài liệu tham khảo: Đạo giáo tri thức cơ bản)

Nói rồi ông ấy nhìn thẳng vào mắt cô ngầm hỏi cô hiểu chưa. Gia Hân gật gật đầu. Cũng giống như việc mọi người hay bảo tập tục ăn Tết Nguyên Đán là của Trung Quốc vậy đó nhưng mà phong tục của mình cũng có nét giống nhưng cũng có nét riêng biệt không lẫn đi đâu được so với nước bạn.

- Như ta đã nói với con từ trước thì Đạo giáo có một kho kiến thức đồ sộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, mặc dù có tính dân gian áp đảo tuy nhiên mỗi lĩnh vực đều có những triết lý, giáo lý cơ bản. Đạo giáo tôn Lão tử làm người đứng đầu nhưng mà ta sẽ không bắt con phải học thuộc lòng và hiểu cặn kẽ Đạo đức kinh vì mặc dù triết lý nó vẫn sâu xa và đúng đắn, nhưng mà mỗi thời mỗi khác, con không thể khư khư áp dụng được những triết lý này. Và điều đầu tiên con cần học ở đây là cách thở.

Thở ư? Ngày nào mình cũng thở mà, sao cần phải học nữa nhỉ? – Gia Hân thắc mắc.

- Ta biết con đang nghĩ gì nhưng mà thở ở đây rất khác với cách người ta thở hằng ngày mà còn luyện dưỡng khí trong người. Đạo giáo gọi phương pháp này là luyện khí. Khi mà luyện khí đạt được ở trình độ cao cấp thì không hít thở khí trời nữa, giống như khi chúng ta thở trong bụng mẹ vậy. Trong cuốn sách ta có đưa cho con có chỉ cách luyện khí, con đọc rồi thực hành theo nhé. Ta sẽ không chỉ cách thức cụ thể kĩ lưỡng cho con, con phải cần tự suy ngẫm rồi tự mày mò, như thế mới thành tài được. Có gì không hiểu thì xuống lầu tìm ta. – Nói rồi ông ấy đứng dậy rồi đi ra khỏi phòng mà không một chút lưu luyến nào.

Gia Hân có cảm giác khá ba chấm. Ai mà ngờ thầy chỉ đưa tài liệu rồi bắt mình thôi chứ. "Thôi cố lên. Kiểu gì cũng không thể quay đầu lại được rồi, cứ cố gắng sẽ thành công thôi, nước chảy đá mòn mà." - Gia Hân nghĩ nghĩ.

Tự cổ vũ bản thân mình xong thì Gia Hân mở quyển sách chép tay ra. Sau khi mở trang đầu tiên của tác giả mà cô đã đọc ra thì ra một trang tóm lược về Luyện khí. Cơ bản thì phần tóm lược này giống như những gì thầy Long đã nói, tuy nhiên ở trang phía sau thì có một phần chữ được viết một cách tỉ mỉ về cách thở. Trang đó viết rằng:

" Mới đầu học hành khí thì hít vào mũi, dẫn khí vào rồi nín thở, thầm đếm trong lòng đến 120 rồi nhả khí ra đằng miệng, đưa khí ra một cách nhẹ nhàng; không được để cho tai mình nghe thấy tiếng khí ra vào, thường hít vào nhiều nhả ra ít; lấy sợi lông đặt lên lỗ mũi khi nhả khí mà sợi lông đó không động đậy là được. Dần dần tăng số đếm lên đến một nghìn, khi đã tăng lên đến một nghìn thì người già trẻ ra, mỗi ngày một trẻ ra. Phàm hành khí phải thực hiện vào lúc giờ sinh khí, chứ không được làm vào lúc tử khí. Mỗi ngày đêm có mười hai thời, sáu thời tử nửa đêm tới giữa trưa là sinh khí, sau thời từ giữa trưa tới nửa đêm là tử khí. Lúc tử khí mà hành khí là vô ích."

Hiện tại là 7h 30 phút, tức là tử khí cho nên vào khung giờ này Gia Hân không thể tập luyện khí được, nhưng mà phải tập sau 12 giờ đêm. Chắc tối nay cô ấy sẽ ngủ sớm để sáng sớm dậy tập, nhưng mà không biết có dậy nổi không đây. Cho nên hiện tại cô ấy chỉ phải tập làm quen cách luyện khí như thế này.

Có phải trâu bò đâu chứ. Gia Hân cô nín thở giỏi lắm cũng được một phút, giờ bắt tập nín thở dần dần đến một nghìn lần, chắc tới lúc đó cô đắc đạo luôn quá. Cô ấy thầm trong lòng mà mặt đầy nước mắt.

oOo.

Mộng Miên: Chương đầu tiên của năm mới tới rồi đây mọi người ơi. Hơi lan man về Đạo giáo xí hi vọng mọi người vẫn có hứng thú đọc những thứ kiểu như thế này.