Edit: Cá thích mùa đông (Hôm nay Hà Nội 13 độ nè)
Ngày hôm sau, Xuân phân.
Người Đại Lịch thích mùa xuân, trải qua một mùa đông giá rét tiêu điều, nặng nề, tất cả đều vô cùng mong ngóng sức sống mới mơn mởn. Khi thời tiết trở nên ấm áp, người dân thay những bộ cánh mỏng ngao du, cảnh tượng phồn vinh hoan lạc ở muôn nơi. Nhất là đối với những người bệnh phải nằm giường lâu ngày, nếu mùa đông đại diện cho tai ương thì mùa xuân chính là niềm hi vọng.
Bậc thống trị của vương triều đã thuận lợi sống qua mùa đông nên nhất định phải chúc mừng lần tái sinh mới. Bởi vậy, Lễ tễ mùa xuân năm nay phải tổ chức thật long trọng. Lễ tế thần là khâu trọng thể nhất trong chuỗi hoạt động cầu phúc, năm nào cũng do quốc sư đích thân chủ trì. Đương nhiên, quốc sư sẽ lộ mặt, nhưng rốt cuộc có phải “đích thân” hay không thì quả thật khó mà nhận định.
Lễ tế thần lại là hoạt động dân chúng được phép tham gia nên Liên Đăng và Đàm Nô bèn cải trang trà trộn vào. Hai cô học theo dáng vẻ của Chuyển Chuyển, trát lớp phấn dày cộm, tô thêm diện yếp. Trang điểm xong, đừng nói là Đại Lý tự, chính bọn cô cũng không nhận ra bản thân.
Cũng may mà thần điện được xây ở ngoài thành Trường An nên ít ra không bị kiểm tra lúc qua cổng. Hai người bận áo gấm, đội mũ mạng che, lặng lẽ trà trộn vào đoàn người trẩy hội đạp thanh.
Tiết trời tháng ba là lúc sắc xanh bung tỏa, dương liễu thướt tha, bóng hoa rợp đất. Nếu hai cô sinh ra trong gia đình bình thường, có lẽ bọn cô cũng sẽ hào hứng đi chơi hội giống những cô gái bên cạnh! Liên Đăng kéo cánh tay Đàm Nô, ngửa đầu nhìn màn mưa bụi, hôm nay trời rất đẹp, không một gợn mây. Cô dõi nhìn theo con đường đá xanh quanh co khúc khuỷu, xa xa có thể trông thấy phần diềm mái cong vut của thần cung. Kiến trúc Đại Lịch tôn sùng vẻ đẹp đơn giản, thần điện không hề lợp ngói lưu ly. Những luống ngói đen sẫm chính là nét chấm phá hiện lên giữa non xanh nước biếc, mang vẻ trang trọng, nghiêm nghị độc đáo.
Lễ tế được cử hành vào lúc chính Tỵ*. Lúc này vừa mới qua giờ Thìn, vẫn còn ít thời gian nữa. Ban đầu, bọn cô vẫn còn rất cảnh giác, cẩn thận chú ý xung quanh. Nhưng dù sao hai người cũng vẫn là thiếu nữ, bầu không khí h40 hức bao trùm khiến lòng bọn cô dần tan chảy, thả lỏng, bằng lòng liếc qua muôn vẻ hân hoan của mọi người. (chính Tỵ: 10 giờ sáng)
Liên Đăng mua hai chiếc quạt lụa, phía trên vẽ hoa đào và sắc xuân diễm lệ, không phải tranh thư họa với cách đưa bút, dùng màu cầu kì của các bậc thầy mà chỉ là tác phẩm của chính chủ sạp, nét bút còn non, thẳng nhưng màu sắc lại rất thích mắt. Mạng che gắn trên mũ làm khuất tầm mắt nên bọn cô bèn vén lên, kẹp sang hai bên, cầm quạt che mặt, chỉ để hở mắt. Hai người nhìn nhau cười, niềm vui thật đơn giản.
Mấy đứa trẻ con cầm cờ hình cá chạy tới, gió lùa vào miệng cá khiến thân cá tròn lẳn bay phất phơ. Liên Đăng thấy rất mới lạ.
Cô nói với vẻ uể oải: “Kì thực Trường An cũng có điểm đáng yêu. Tôi chỉ một lòng một dạ hoàn thành mục tiêu của mình nên đã bỏ qua rất nhiều thứ. Ví như cảnh sắc ngày hôm nay, hay cả màn ph40 hoa đêm giao thừa nữa. Cả đời này không thể nào quên.”
“Ừm. Sau này sẽ từ từ nhớ lại.”
Từ sau khi trúng độc, Đàm Nô luôn tỏ ra rất cô đơn. Liên Đăng đã phát hiện ra điều ấy. Cô quay sang nhìn Đàm Nô: “Tỷ nhớ Tiêu Tướng quân à?”
Đàm Nô buông mi, một lát sau mới lắc đầu: “Nhớ anh ta làm gì chứ? Chúng tôi vốn không chung đường, nhớ cũng vô dụng.”
Lỡ làng đã quá nhiều rồi. Nếu sức khỏe của cô tốt thì chắc chắn Lý Hành Giản đã bị bọn cô gϊếŧ từ lâu. Nếu không chọc phải Đại Lý tự thì có lẽ cô và Tiêu Triều Đô vẫn có thể tính chuyện mai sau. Nhưng tiếc thay, giải thiết mãi mãi chỉ là giả thiết. Người ta là quan viên triều đình, bọn cô lại là “nữ tặc” lai lịch bất minh, cô và anh ta vĩnh viễn không thể nào chung đôi. Thật ra có thích hay không chỉ là thứ yếu, điều đáng sợ nhất chính là bị khinh thường. Nếu người cô quan tâm lại coi thường cô thì chắc chắn việc đó còn làm tổn thương hơn cả việc anh ta không thích cô. Trong ba bọn cô, Đàm Nô là người duy nhất luôn giữ được sự tỉnh táo. Cô nhạy bén mà cũng nhạy cảm, thà bị thương còn hơn động lòng, âu đó cũng là cách cô giữ mình trong cảnh cùng đường mạt lộ.
“Hôm gặp tôi, anh ta còn hỏi thăm tình hình của tỷ đó. Tôi cảm thấy anh ta rất quan tâm tỷ.” Liên Đăng thoáng liếc qua Đàm Nô với vẻ xót xa: “Nếu chúng ta rời khỏi Trường An, tỷ có muốn nói lời tạm biệt anh ta không?”
Đàm Nô vẫn lắc đầu: “Dù sao cũng không bao giờ gặp lại, có tạm biệt cũng chỉ là thừa thãi.” Cô không muốn nói về chuyện tình cảm của mình nữa nên bèn nhón chân nhìn quanh: “Chúng ta đến sớm thì hơn, phải thăm dò xem bọn họ bố trí như thế nào đã.”
Hai người nắm tay nhau băng qua biển người. Lúc đi đến con đường chính bên ngoài thần điện thì người cũng chưa đông, chỉ thấy mấy chấn tử và thái giám đang vội vàng thu xếp, không thấy quốc sư hay bóng dáng hoàng thân quốc thích nào hết.
Liên Đăng nhìn quanh, chỉ một lát nữa thôi là cấm quân sẽ đến. Lòng cô thấp thỏm, không biết hôm nay Xuân quan có tránh được kiếp nạn hay không. Đương lúc băn khoăn lo lắng, cô bỗng thấy đầu kia ngự đạo có một chiếc xe kiệu đi chậm rãi đi tới. Quanh xe có Linh đài lang bảo vệ, Phương Châu cầm pháp khí đi trước dẫn đường. Trông thấy cô, mặt anh ta vẫn dửng dưng, ánh mắt chỉ toàn lạnh lẽo.
Đàm Nô khẽ kéo cô lại, ý bảo cô tránh sang một bên. Vậy là, hai người nép vào trong góc quan sát, thấy quốc sư xuống xe. Chàng ta vận triều phục lộng lẫy, một tay đè dây mão lụa buông rủ, thần thái ngạo nghễ bước vào trong điện.
Liên Đăng thở phào, trước mắt xem ra mọi chuyện vẫn bình thường, hi vọng sau đấy không có biến cố gì. Người dần đông lên, bọn cô lại trông thấy nghi vệ của hoàng đế đi từ xa tới, Kim Ngô Vệ đi trước lập tức tạo thành rào chắn giữa thần đàn và đường chính. Dân chúng muốn xem lễ cũng phải đứng cách xa hơn hơn ba mươi bước.
Xe kiệu của quốc sư vào trong thiên điện rồi lại lui ra. Do phải quét dọn thần điện nên tất cả những đồ không liên quan đều phải đưa ra ngoài. Xa giá của nhóm hoàng thân quốc thích cũng phải để ở chỗ riêng. Liên Đăng biết quốc sư ở trong xe, người chủ trì đã đổi thành Xuân quan. Cô dắt Đàm Nô lặng lẽ đi tới, còn chưa đến gần thì bỗng nghe thấy hai tiếng trống rền vang từ phía con đường. Hai người quay lại nhìn, đội quân hoành tráng xếp hàng từ trong điện ra, đại lễ sắp bắt đầu rồi.
Tầm mắt của mọi người đều bị thần đàn thu hút, vừa hay lại khiến cô dễ bề hành động. Lúc đến, cô đã bàn xong xuôi đâu đấy với Đàm Nô. Cô đi tìm hiểu tình hình, Đàm Nô đi theo tiếp ứng. Nếu tình hình không ổn thì không cần biết là xe nhà ai, cứ đuổi là chạy.
Đàm Nô đi tìm kỵ mã, còn Liên Đăng thì vén váy quả lựu lên, giắt vào hông, đi một vòng lớn từ cánh rừng bên đường đến cạnh xe kiệu của quốc sư. Cô giơ tay gõ lên vách xe quý giá: “Có ai không?”
“Không có ai hết.” Giọng nói tức giận truyền ra từ trong xe.
Lại đỏng đảnh làm dáng rồi! Cô đã quen với cái tính sáng nắng chiều mưa của chàng ta, cũng chẳng thấy lạ nữa. Cô rướn người nhìn về phía thần điện, một vị “quốc sư” khác đang cầm thẻ hốt* bước lên tế đàn. Liên Đăng nuốt nước bọt, thì thầm: “Giống thật!”
(*Hốt: Tấm thẻ làm bằng tre, ngọc hoặc ngà voi ghi những điều cần nói mà các quan cầm ở tay khi vào triều)
Rèm che chạm hoa trên xe kiệu hé mở, quốc sư để lộ một nửa gương mặt. Trông thấy cô trang điểm thì giật cả mình, đực ra.
Liên Đăng hơi ngại, lấy quạt lụa che đi: “Đây là kiểu trang điểm thịnh hành đấy. Tôi dọa quốc sư sợ à? Xin lỗi.”
Quốc sư nhìn mặt cô thì càng bực bội hơn. Cô không hợp với kiểu trang điểm quái đoản của Trường An, cái gì mà da trắng má đỏ phân sao mi. Màu ô cao đã che hết bờ môi xinh trời ban của cô, mặt mày bị vẽ như diễn hí kịch, trông chẳng khác gì con ma.
Kiểu trang điểm của Liên Đăng
Chàng ta ôm nguc, dường như không chịu nổi đòn đả kích này. Liên Đăng hơi buồn, cô tốn bao sức lực để trang điểm, chàng ta không khen thì thôi, nhưng ít ra cũng đừng bày thái độ đó chứ. Song tạm thời không chấp vặt mấy thứ này, điều cấp thiết nhất hiện giờ là phải để mắt Phương Châu ở trên tế đàn.
Cô nhíu mày thì thầm: “Dịch dung lâu như thế liệu Xuân quan có bị đau đến mức không chịu nổi không? Liệu mặt huynh ấy có bị lệch không?”
“Cậu ta có thuốc chống đỡ rồi, không có chuyện gì đâu.” Quốc sư nheo mắt nhìn sang, tự lẩm bẩm một mình: “Hình như bổn tọa tính sai ở đâu đấy rồi. Lễ tế mùa xuân hôm nay không nên để cậu ta chủ trì. Cho dù trong cung có trách phạt thì bổn tọa áp giải cậu ta đi nhận tội là xong, sao phải phí công đến thế cơ chứ?”
Đôi khi lại cứ thế, lòng mang phẫn nộ và tư tình sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán vào thời điểm ấy. Không ngờ người tính toán không chút sai sót như quốc sư lại cũng cảm thấy phiền muộn. Điều phiền muộn hơn cả là chàng ta luôn có linh cảm rất kì lạ. Nhưng linh cảm không phải lúc nào cũng đúng, thế nên cứ để lòng mình thanh thản thì dần dần cũng sẽ nhẹ lòng.
Thần điện cách chỗ này một khoảng, hai người chỉ nhìn thấy đại khái động tác mà không nghe thấy văn tế. Mới đầu, mọi chuyện đều suôn sẻ. Nhưng sau đó, bỗng thấy người trên đài giơ gậy Như Ý chỉ về phía bọn họ. Lòng quốc sư chùng xuống, chàng ta đã lường trước tế đàn sẽ có biến cố. Cũng được, chuyện hôm nay vốn đã chẳng còn đường cứu vãn, thánh thượng muốn giáng tội, ai cũng có số mệnh riêng, đành phó thác cho ông trời thôi.
Chàng ta nâng tay áo thụng đi tới, chỉ đợi chấn tử và Linh đài lang tới tiếp ứng. Lòng chàng ta vẫn còn tiếc nuối. Đại lễ hôm nay không thể kết thúc mĩ mãn, hoàng quyền ắt rung chuyển. Quả thật là đế quốc khổng lồ này đã đến lúc đổi chủ rồi. Đương kim thánh thượng đã quá già, người già không thể gánh vách trọng trách, chung quy thì thiên hạ vẫn nên thuộc về người trẻ.
Đám người đứng trên đường chính dạt sang hai bên thành lối nhỏ, hai toán quân không ngừng ào ra từ đó. Liên Đăng rụt người lại, lúc này không phải thời điểm cô nên xuất hiện. Cô chậm rãi lùi về sau, nhìn đám người chằm chằm. Lạ thay, đệ tử thần cung được huấn luyện nghiêm ngặt mà lúc này lại chạy tán loạn, không có trật tự nào hết. Cô láng máng cảm thấy có gì đó bất thường. Nhìn kĩ lại, không ngờ bọn họ không phải chấn tử mà là Kim Ngô Vệ mặc giáp bạc.
Cô hoảng hốt ngẩng đầu lên, sắc mặt quốc sư cũng trở nên mất tự nhiên. Chàng ta nhíu chặt mày quan sát. Đoàn người chạy phăm phăm về phía này, càng ngày càng gần mà lại không một tiếng động. Chúng rút hoành đao ra, lưỡi đao phản xạ lóe lên ánh sáng lạnh lẽo. Quốc sư bật thốt chửi thề: “Mẹ. Được lắm Phương Châu, quả là ái tướng mà bổn tọa coi trọng.”
- -----oOo------