Tiên Hồ

Chương 37: Thuỷ Điều Thuyền Đầu (9)

Ngay khi Tiêu Phi ép ra Huyền Minh Chân Thuỷ mới luyện thành trong cơ thể, lốc xoáy trước Thuỷ Phủ đột nhiên hóa thành nhiều mảnh ngọc vỡ vụn, lần nữa khuếch đại bãi đất trống trước toà Thuỷ Phủ.

Ý niệm trong đầu Tiêu Phi vừa tái chuyển, lại có một dòng nước treo ngược như thiên môn, hoá thành vòng nước cao mười trượng, xoáy mạnh khó cưỡng.

Tiêu Phi thí diễn vài lần, trong lòng chỉ có thể nói là vui mừng khôn xiết, y mới luyện được Hắc Thuỷ Chân Pháp tầng thứ nhất, không cần dùng đến Thiên Hà Kiếm Quyết để tránh nước nữa. Từ giờ sông lớn đầm suối, ao hồ giếng ngòi, kể cả đại dương mênh mông y cũng có thể mặc sức đi lại như thuỷ ngư.

Đây là thuỷ tính được luyện bởi đạo thuật, khác với kỹ năng bơi lội của phàm nhân sống trên mặt nước, dù họ có bơi giỏi đến đâu cũng sẽ bị đuối nước, còn Tiêu Phi vĩnh viễn không sợ đại thuỷ, chỉ cần ở dưới nước, y sẽ như một con cá, không bao giờ chết chìm.

Tiêu Phi tách hai tay ra, vòng xoáy nước trước toà Thuỷ Phủ lập tức tách ra làm hai, y đi xuyên qua rồi nó mới khép lại.

Tiêu Phi chỉ lắc nhẹ eo đã bơi nhanh gấp mười lần loài cá thông thường dưới sông Hoài, chớp mắt đã thuận theo dòng nước bơi ra mười dặm xa.

Từ lúc Tiêu Phi sống nhờ Thuỷ Phủ, y cũng có ra ngoài ba bốn lần, thế nhưng lần xa nhất cũng chỉ đi gần gần, chưa từng đi xa như vậy.

"Hoá ra bơi lội trong nước lại sảng khoái như vậy, khó trách cổ nhân lại nói, ngư nhi tự hữu ngư nhi chi lạc."

(*Cá cũng có niềm vui của cá)

Thuỷ tính của Tiêu Phi tăng vọt, tính nghịch ngợm của y lại nổi lên, y vươn tay tóm lấy một con cá trắm đen, đợi nó vùng vẫy thoát ra, y lại trở tay bắt lấy, tốc độ dưới nước của y nhanh gấp mười lần con cá bé nhỏ này.

Phải xui xẻo cỡ nào mới bị Tiêu Phi lấy làm trò đùa cơ chứ!

Chơi được một lúc Tiêu Phi mới buông tha cho con cá trắm đen. Nó ngớ nga ngớ ngẩn, vừa thoát khỏi độc thủ trêu chọc liền bơi vọt như mũi tên, không dám lại gần tên "đại ác nhân" này nữa.

Tiêu Phi trầm ngâm không nói, trong lòng thầm nghĩ: "Ta đã luyện được Hắc Thuỷ Chân Pháp tầng thứ nhất, nếu muốn tiến thêm một bước, sợ cũng phải mất đến hai ba năm. Ta đã xa nhà một thời gian rồi, có nên quay về để phụ mẫu được an tâm?"

Ngày đó Lam Lê đạo nhân chỉ hỏi y một câu, y đã bỏ mặc tất cả rời đi, ngay cả một lời từ biệt cũng không để lại.

Khi đó, cơ duyên chỉ trong một ý niệm, Tiêu Phi không hối hận những gì đã làm, nhưng y vẫn cảm thấy nhớ nhung phụ mẫu, trong lòng càng là ngàn vạn lần áy náy.

Nhưng mỗi khi y nghĩ đến một ngày nào đó bản thân có thể cưỡi theo độn quang mãn thiên phi, y đã nhẫn tâm cắt đứt nỗi nhớ niệm này.

"Ta đã là một đứa con bất hiếu, nếu quay về đem lại tai hoạ cho phụ mẫu thì phải làm sao? Tên đệ tử Bách Man Sơn bị ta gϊếŧ chết đã nhìn thấy diện mạo ta, nói không chừng cũng có kẻ khác trông thấy ta cùng sư phụ sống tại đạo quán đó. Nếu bọn họ đột nhiên tìm tới, chẳng phải ta sẽ làm liên lụy phụ mẫu? Trừ sư phụ ra, còn hai vị Mạnh, Điền tỷ tỷ của Lệ Giang Kiếm Phái biết ta sống ở Bạch Thạch Trấn. Mạnh tỷ tỷ ngộ nhận ta là đệ tử của Tô Tinh Hà tiền bối, chắc là không nghi ngờ gì đâu."

“Nếu thực sự có người tìm ta đến tận nhà, họ không thấy ta về, chắc cũng không làm khó phụ mẫu ta, dù gì ta xa nhà cũng đã lâu, biệt vô âm tín, nếu bây giờ ta quay về bị người khác bắt gặp hoặc bị bắt ngay tại trận, phụ mẫu cũng khó mà thoát tội! Ta vẫn phải thám thính tung tích của sư phụ, hoặc là chờ chuyện này lắng xuống rồi mới tính sau."

Đột nhiên y nhớ, lúc còn trên giảng đường, Kinh phu tử từng giảng qua một đoạn "Thuỷ điều thuyền đầu" của bổn triều Tô hộ bộ, trong đó có mấy câu "Dù có phong nguyệt lương thần, mưa phùn tà đánh, vô nhân cộng thưởng, ôm nguyệt lại vô miên."

(*hộ bộ: chức quan thời xưa ở Trung Quốc)

Vị đại văn hoà, đại tài tử trong triều này, bởi vì ngoại phóng đến ngàn dặm để nhậm chức ở Trác Châu, phụ mẫu gia nhân, thê tử nhi nữ đều không ở bên cạnh, khi ông ta đi qua hồ Tiểu Nam được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất phong nguyệt, vừa hay gặp được phong cảnh yên vũ trên bờ hồ, nhưng bên cạnh chỉ có hai quan nha và một tên hạ nhân vụng về, chính vì thế đã tạo ra tiếng thở dài

"Mưa phùn tà đánh, vô nhân cộng hưởng, ôm nguyệt lại vô miên"

Thê tử của Tô hộ bộ là đương triều tài nữ, có khá nhiều truyền thuyết phổ biến nói về hai tài tử giai nhân này. Ngay cả một đứa nhóc như Tiêu Phi cũng từng nghe qua.

Tô Phi không đại tài như Tô hộ bộ, nhưng tâm tình của y vừa hay hợp với ý cảnh của đoạn Thuỷ Điều Thuyền Đầu, cho nên y không khỏi trầm ngâm hồi lâu, sau đó thở dài, chậm lại tốc độ, bơi về thuỷ phủ của mình.

Tiêu Phi một lòng muốn tu luyện Hắc Thuỷ Chân Pháp, y còn không thèm đọc nửa quyển đạo thuật của Ma Cửu Long truyền cho, ngay cả thuỷ phủ cũng không đi tham quan.

Y chỉ biết ngày đêm cực khổ tu luyện để vượt lên Hắc Thuỷ Chân Pháp tầng thứ nhất.

Trở về thuỷ phủ, y lấy nửa quyển đạo thuật của Ma Cửu Long ra, rõ là nó đã bị Ma Cửu Long chỉnh sửa lại, nửa quyển đầu là một bài ca quyết cổ xưa, sau đó là tâm đắc của Ma Cửu Long thám ngộ ra, phần lớn đều bị đánh dấu là đường này không thông, không thành, sai rồi,... vâng vâng.

Cuối cùng là pháp quyết luyện cương thi của Ma Cửu Long, cách lựa chọn, bồi dưỡng, luyện tế, thao túng những con cương thi ở bốn cấp kim, ngân, đồng, thiết.

Ông ta chưa từng nghĩ sẽ tặng đạo sách này cho kẻ khác, nên ông ta đã ghi chép bình sinh pháp thuật vào đó.

Trước tiên Tiêu Phi không xem qua kinh nghiệm tâm đắc hay pháp môn luyện thi của Ma Cửu Long, mà y cẩn thận đọc thử nửa bản quyết ca.

Ca quyết thâm sâu uyên bác, mặc dù y đã từng theo Kinh phu tử đọc qua vài năm sách vở, cũng biết sơ vài chữ Triện, nhưng ý nghĩa trong đó cái hiểu cái không.

(*chữ Triện: một kiểu chữ Hán cổ xưa)

Chỉ có phân nửa ca quyết, nhưng lại nhiều hơn Hắc Thuỷ Chân Pháp gần trăm chữ, hơn nữa nó cũng là văn chương vượt ngàn từ.

Tuy ngôn từ của Hắc Thuỷ Chân Pháp khó hiểu, nhưng dù sao Tiêu Phi cũng có sư phụ thỉnh giáo, cho nên việc tu luyện không gặp nhiều trở ngại.

Không ai chỉ điểm bản ca quyết này, y chỉ có thể tự mình tìm hiểu, cũng may y từng trong môn hạ của Lam Lê đạo nhân, được người hun đúc trong hơn một tháng, hôm đó lại may mắn được Mạnh Điền Trúc chỉ dạy, không ngờ y chỉ cần tư khảo nửa ngày đã hiểu được ba bốn phần ý nghĩa ẩn chứa trong đó.

Lúc này, Tiêu Phi mới lật ra sau, xem những ghi chép tâm đắc của Ma Cửu Long.