Dear Doctor (Quãng Đời Còn Lại Xin Chỉ Giáo Nhiều Hơn)

Chương 51: Tìm kiếm Tây Nam

Tư Lan được xem như sư tỷ không đồng môn của tôi. Đến từ Hàng Châu, nhưng lại toát ra khí chất khác với các cô gái Giang Nam bình thường, chính là giống như hoa văn phức tạp trên chiếc vòng tay bằng bạc ở cổ tay cô ấy - bên trong phong cách cổ xưa đã lộ ra một loại đoan trang yêu dã.

Hình tượng của Tư Lan có chút giống như hợp thể của Dương Lệ Bình và A Đoá, góc cạnh trong xương cốt di truyền từ ông bà ở dân tộc Thổ Gia của cô.

Chúng tôi thường nói giỡn gọi Tư Lan là sư hoá duyên. Cô ấy luôn đeo một cái túi lớn màu đen, giống như lúc nào cũng có thể lưu lạc khắp nơi.

Lúc tôi mới quen Tư Lan, cô ấy còn chưa bắt đầu lưu lạc mà lẳng lặng đợi Phí Hiểu Quang của cô. Bọn họ là người yêu từ thời niên thiếu, một đường lên cấp 3. Anh ta học kinh tế, cô học lịch sử, lớp nhỏ, liền cùng nhau đến đây dự thính, thường xuyên qua lại liền quen biết chúng tôi. Bình thường tán gẫu, cũng không nói nhiều, ngẫu nhiên sẽ nói vài câu đến Phí Hiểu Quang.

Phí Hiểu Quang cao hơn chúng tôi một phiên, danh sách thông báo nhận học bổng hàng năm đều có anh ta. Lúc nhìn thấy anh ta, hoàn toàn là vô tình chạm mặt, khuôn mặt thư sinh trắng nõn cùng với biểu cảm nghiêm túc và trang trọng, sao có thể phù hợp với người linh khí toát ra từ trong xương cốt như Tư Lan chứ?

Nhưng Tư Lan thích.

"Hiểu Quang nói, đợi sau khi tốt nghiệp bọn chị sẽ cùng nhau đi hết đến Tây Nam."

Tôi không dám nói với cô ấy, một đứa con trai suốt ngày chạy theo đám giáo sư và phụ đạo viên, làm sao có thể từ bỏ tiền đồ tốt đẹp sang một bên, cùng chị đi về phía Tây?

Một lần, học viện tổ chức dạ hội, cô ấy cùng Phí Hiểu Quang tham gia. Trong lúc qua chỗ chúng tôi nói chuyện, một sư tỷ khoa trương bắt chước hát bài ca tẩu hôn của người Mosuo, mọi người đều vui vẻ, sắc mặt của Phí Hiểu Quang đột nhiên trầm lại đi qua kéo Tư Lan đi.

Vị sư tỷ kia nói: "Sao tôi lại cảm thấy cô gái này thiệt rồi nhỉ?"

Bất luận người khác nhìn thế nào, Tư Lan vẫn một mực đợi Phí Hiểu Quang của cô ấy, đợi Phí Hiểu Quang của cô ấy cùng cô ấy thực hiện ước mơ đi khắp Tây Nam.

Tôi từng tò mò hỏi: "Tư Lan, vì sao lại hứng thú với vùng đất Tứ Xuyên và Tây Tạng và như vậy?"

Cô ấy nói: "Chuyện ngày xưa này kể ra thì quá dài. Chị đã đồng ý với bà là sẽ đưa một người về gặp bà ấy."

Bọn họ lên năm tư chưa lâu, Tư Lan đột nhiên không đến viện nữa, chúng tôi không ai liên hệ được với cô ấy. Tôi hỏi sư tỷ có tin tức của cô ấy không, cô ấy không giống hồ yêu đột nhiên liền không thấy đi?

Sư tỷ nói, trong Liêu trai nhiều nhất chính là hồ yêu bị thư sinh mặt trắng phụ tình.

Sau đó, cái chuyện thư sinh mặt trắng đó được truyền đến tai tôi. Tôi cho rằng anh ta sẽ lấy cái lí do muôn thuở "Anh thấy chúng ta không hợp nhau", chưa từng nghĩ anh ta sẽ nói "Anh cảm thấy trái tim của em không ở chỗ anh."

Khi đó sư tỷ điên tiết mắng một câu: "Đánh rắm! Tâm không ở chỗ hắn, một cô gái tốt như vậy sao phải bảo vệ một kẻ hèn nhát! Lấy cái lí do như vậy cũng không sợ bị sét đánh sao!?"

Đếm trước tốt nghiệp, tôi gặp Tư Lan tới trả sách ở thư viện, cô ấy vẫn tươi cười an tĩnh như cũ: "Lần trước chị phải vội về chịu tang." Bà của cô ấy mất.

Đối với Phí Hiểu Quang, lời của cô ấy ít mà đơn giản: "Một người đàn ông, không gánh vác nổi cũng không buồn cười, nhưng, không dám gánh vác thì rất đáng hận."

Cô ấy đưa cho tôi một sợi dây chuyền có đá màu lam: "Chị phải đi Tứ Xuyên rồi, đi tuyến đường từ Tứ Xuyên qua Tây Tạng."

Dáng người mảnh khảnh, mắt sáng ngời. Tôi ôm cô ấy: "Một đường thuận buồm xuôi gió. Nhớ phải gửi bưu thϊếp cho em."

Sau đó chúng tôi mất liên lạc.

Phí Hiểu Quang được vào một công ty nước ngoài khá có tiếng như mong muốn, nhưng nghe bạn trong lớp nói đến anh ta, sự nghiệp và cuộc sống vẫn không thuận lợi. Tôi không thêt nói đây có phải báo ứng hay không, nhưng bỏ qua một cô gái tối như Tư Lan, trong lòng anh ta có hối hận không, chỉ có mình anh ta biết.

Kì nghỉ hè năm tốt nghiệp đại học, lúc dọn thùng thư, mới phát hiện một tấm bưu thϊếp đã bị phủ bụi. Là cung điện Potala, sắc trời rất đẹp. Đằng sau là chữ của Tư Lan: "Có cơ hội em nhất định phải tới đây thăm quan."

Tôi đột nhiên rất nhớ cô gái có khí chất đặc biệt này.

Sau liên hệ với sư tỷ mới đại khái biết được tin tức của cô ấy.

Sau khi tốt nghiệp, cô ấy mang theo một vạn xuất phát, một đường va chạm, sau khi đi qua Cam Tư Châu liền mất liên lạc. Lúc nhận được tin tức của cô lần tiếp theo, cô ấy đã làm giáo viên của một trường tiểu học được năm tháng, cho một cái địa chỉ: "Đồ mọi người không cần nữa, có thể bọc lại gửi bưu kiện qua đây không? Người lớn trẻ em đều có thể."

"Chị vơ vét được năm túi lớn quần áo và văn phòng phẩm gửi qua đó, cô ấy gửi đáp một bức thư cảm ơn. Trong thư có để thêm bưu phí." Sư tỷ lắc đầu, "Lại viết thư qua, bên đó hồi âm là cô ấy để lại ba ngàn sau đó lại rời đi."

Lại sau đó, lại là quãng thời gian hơn nửa năm, tôi nhận được thư sư tỷ gửi đến.

Tôi có chút căng thẳng lúc mở ảnh. Bên cạnh hào nước ở phố cổ Lệ Giang, một cô gái mảnh khảnh ngồi trên thềm đá, có chút rám nắng, tóc dài được búi lại bằng một cái trâm, điềm nhiên mà hờ hững.

"Trong này rất tốt, gần bầu trời, rất đẹp."

Tư Lan giống hệt như một tiểu Tán Tiên, cách một thời gian lại liên hệ với chúng tôi. Có khi là một bức thư, có khi lại là một tấm bưu thϊếp.

Thẳng đến khi tôi nhận được tin cô ấy sắp lấy chồng.

Sư tỷ đang có thai. Một mình tôi đi trước. Cách xa ba năm, một lần nữa tôi nhìn thấy Tư Lan, ôm cô ấy cười vui vẻ đến nghẹn lời.

Đêm trước hôn lễ, tôi và Tư Lan ngồi trên một cái giường, nghe cô ấy kể một chuyện xưa rất dài.

Cô gái dân tộc Thổ Gia yêu một Khang ba hán tử hơn mình 9 tuổi.

*Khang ba hán tử ở một mức độ nào đó đã trở thành tiêu chí của đàn ông dân tộc Tây Tạng, ở đây hiểu theo nghĩa là vạm vỡ, cao lớn.

Anh trốn tránh, cảm thấy một cô gái hát hay múa giỏi giống như nụ hoa sao có thể cùng một quân nhân như anh chạy ngược xuôi.

Cô đuổi đến, nhét cho anh một chiếc vòng bạc, một cái khác đeo trên cổ tay mình, là một đôi.

Anh cuối cùng cũng mềm lòng, nhờ người mang lời nhắn ước định tới.

Cô gái đuổi đến vùng A Bá, vẫn không tìm được người.

Ở A Bá đợi năm năm, không có tin tức, cuối cùng cô gả cho một học giả đang khảo sát ở địa phương, đi theo chồng đến Chiết Giang.

Tôi hỏi: "Sau đó có tìm được không?"

Tư Lan lắc đầu: "Không, tìm cả một đời đều không tìm được."

Cô gái vẫn kiên trì viết thư về vùng A Bá, sau đó còn tìm hỏi người nhà của anh, nhưng không ai có tin tức. Thời đó trên tiền tuyến...

Tư Lan xoa cái vòng bạc trên cổ tay: "Bà ngoại vẫn cảm thấy, ông ấy ở trong này. Có thứ để nhớ nhung như vậy, thật ra cũng tốt."

Ngày nghênh hôn hôm đó, tôi đỡ Tư Lan lên lưng ngựa. Cô ấy gặp được Tang Cát trên đường đi tìm kiếm chiếc vòng tay khác, nhiều hành lí nặng nề đều nguyện ý đeo giúp cô ấy, đường rất xa cũng nguyện ý cùng cô ấy đi tìm chàng Khang ba.

Tôi nghĩ, đây chưa chắc không phải là sự tiếp nối duyên phận của bà ngoại cô.

Tháng trước, tôi hi vọng bỏ thiệp cưới vào thùng thư cho Tư Lan, cuối tháng ở trường học kí nhận một cái bọc, mở ra là một bức tượng Bồ Tát nhỏ bằng đồng, một toà tháp Phật và một đôi mặt dây chuyền bằng bạc vô cùng tinh tế.

Tư Lan nói: "Đây là quà cưới cho em."

- ----------------------

Bút kí của Bác sĩ: Rất nhiều lần tò mò, sao em có nhiều bạn bè với phong cách khác nhau thế.