Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi

Chương 140: Hồi mười bảy (7)

Hôm nay y làm rùm beng lên, không khác gì rước dâu kết tóc thực sự. Bây giờ nghĩ lại, không khỏi có phần giận quá mất khôn. Y trước giờ là cái kho tiền của Chu Đệ, vốn dĩ phải điệu thấp.

Nhưng thẹn trước nhục sau cùng do một đôi nhóc tì vắt mũi chưa hết hơi sữa tống tiễn đánh úp lại, khiến hắn cơ hồ hoá điên.

“ Coi như bỏ tiền ra mua thống khoái đi. ”

Lại Bố Y làu bà làu bàu một hồi, lại hỏi:

“ Con gái bà trang điểm sao lâu thế?? Hỷ nương a hoàn đâu mà để ta chờ giữa trưa trờ trưa trật thế này?? “

Giờ đang là đầu đông.

Y kêu gào như thế, hoàn toàn là khoa trương, khác gì gã râu quặp đòi nước mắm hâm?

“ Chết thật. Cái đám đàn bà này làm ăn chậm chạp, lề mà lề mề thế không cơ chứ. Đại nhân chờ cho một chốc, tôi vào giục. ”

“ Đây đây đây. Tân nương ra đây. ”

Hỷ nương mặc áo lụa đi trước, tay cầm chỉ đỏ dẫn đường. Theo sau, tân nương vận giá y thêu phượng, đầu phủ khăn hồng, lững thững bước theo sau. Cơ hồ nếu không phải có hỷ nương và sợi chỉ dẫn đường, e là nàng ta sẽ đứng trôn chân tại chỗ.

Ấy là cô gái bán tò he.

Lại Bố Y nắm chỉ đỏ, đỡ tân nương lên hoa kiệu. Suốt cả quãng đường, chẳng ai nói với ai câu nào. Cái vẻ hớn hở trên mặt tên quan lớn nọ, nào có phải sự hạnh phúc của tân lang tìm được một nửa xứng đôi se duyên kết tóc với mình?? Có chăng, chỉ là cảm giác lâng lâng khi du͙© vọиɠ chiếm hữu được thỏa mãn, như đứa trẻ được món đồ chơi vậy thôi.

“ Khởi kiệu. ”

Nghe tiếng hỷ nương xướng lên thánh thót, mà kiệu hoa giật lên đánh kịch một cái.

Kiệu hoa nấc lên, là tại người nghẹn ngào chăng? Hay còn vì lí do khác?

Lại Bố Y ghé vào rèm kiệu, nói chỉ vừa đủ cho người bên trong nghe:

“ Hối hận rồi ư? Muộn rồi. ”

Nói đoạn, giục ngựa đi trước.

Người hai bên đường đã được trả công từ trước. Nay vừa nhác thấy kiệu rước dâu quay đầu, là bắt đầu tung hoa nổ pháo, chúc mừng xôn xao cả lên. Nào là “ bách niên giai lão ”, “ loan phượng trình tường ”...v.v...

Làm Lại Bố Y khoái trá nhất, là không thấy hai đứa nhóc tì chết tiệt kia xuất hiện phá bĩnh. Hắn nghĩ gia đình hai bên đã “ thuận mua vừa bán ” rồi, thì tất nhiên hai đứa tiểu yêu kia sẽ chả có lí gì mà chõ mũi vào hết. Bà mẹ đi sau đoàn người cũng được thể mà thẳng lưng lên. Mụ định sau vụ này, nhận của nhận tiền bán con làm thϊếp rồi, sẽ chuồn đi biệt xứ là xong. Cũng thầm cảm ơn cái đám người An Nam nọ tự nhiên lại chõ mũi vào, khiến mụ vớ bẫm vụ này.

Lại phủ...

Phủ đệ của Lại Bố Y té ra lại cách biện viện mấy người Hồ Nguyên Trừng đang ở chỉ một con đường cái, ngay cái chỗ phồn hoa đô hội nhất bên sông Tần Hoài. Có câu ngưu tầm ngưu mã tầm mã, xung quanh nhà tên Lại Bố Y chỉ toàn thấy thanh lâu kỹ viện, thực là xứng đôi, như thể Tú Bà với Mã Giám Sinh vậy.

Nếu thôn dân xóm nghèo coi vụ cưới xin này là chuyện vui hiếm có, thì những mại hoa nương xung quanh nhà Lại Bố Y lại lấy đó làm chuyện quái lạ.

Đúng thật. Có ai đời cưới vợ gả chồng, mà lại cho gia đinh cầm sẵn gậy gốc xếp hàng từ hoa viên ra tới tận cổng, mặt mũi hằm hằm thủ thế như thể lâm đại địch. Người qua đường không biết, còn tưởng nước nhà có ngoại xâm.

“ Lấy vợ về nhà, mà làm như đánh trận không bằng. ”

Mấy cô gái phong trần vẫn rỉ tai nhau thế. Trong lòng họ quả thực cũng có chút ghen ghét ước mong, nhưng chủ yếu vẫn là do sau này, vị khách quen kế ngõ của họ sẽ ít lui tới hơn một chút. Dù sao cũng là người đã thành gia thất.

“ Dừngggg kiệuuuu! ”

Lễ quan đã được Lại Bố Y căn dặn sẵn, thế nên lúc xướng cũng cố tình ngân dài giọng ra. Chủ yếu là để dằn mặt hai đứa Tạng Cẩu, Phiêu Hương vẫn chưa thấy xuất hiện.

Y cứ có cảm giác đang đấm bịch bông.

Đồng thời, dự cảm của Lại Bố Y hiếm khi sai. Ngồi trên yên ngựa, mà y cứ thấy bồn chồn nôn nao làm sao, giống như sắp có chuyện chẳng lành.

Tân khách đã vào nhà trong cả, chỉ chờ gia chủ nữa là nhập tiệc.

Ấy thế mà hai tên nhóc kia vẫn chưa chịu lòi mặt ra.

Nhất thời, Lại Bố Y cảm thấy con ngựa mình đang cưỡi đã hoá thành hùm dữ, y muốn leo xuống cũng đã muộn.

“ Nhập tiệc! ”

Được ánh mắt ra hiệu của chú rể, lễ quan mới cao giọng lên xướng.

Lại Bố Y lần theo sợi chỉ đỏ, đến vén màn kiệu hoa toan bế tân nương xuống ra mắt khách khứa.

Thì…

Bum!!!

Chờ sẵn cái mặt hắn là bàn chân nhỏ xíu toàn bùn với đất.

Tân khách trong nhà đã ngồi chờ từ sáng, bụng dạ đói meo, bao tử chỉ thiếu điều đánh trống khua chiêng biểu tình inh ỏi cả lên một chặp. Mọi người nghe xướng “ nhập tiệc ”, là đã mừng thầm trong dạ. Ấy thế mà bỗng nhiên chú rể lại lăn tròn như quả bóng, từ cửa chính vào tận bậc thềm đại sảnh, trái hẳn với quy cách thường tình.

Ai cũng lấy làm lạ, nhưng lại nghĩ:

[ Chắc là phong tục ở quê của tân lang rồi. ]

Lại Bố Y lồm cồm bò dậy, bưng kín miệng. Chắc y nghĩ làm vậy đủ lâu, thì răng cửa bị đạp gãy sẽ liền chân đứng thẳng dậy chăng?

Y hằm hằm nhìn về phía cỗ kiệu hoa, sắc mặt lúc tái lúc xanh, lại vận đồ đỏ, trông loè loẹt chẳng khác gì con gà trống thiến.

Trong kiện bỗng có tiếng người cất lên:

“ Nghe đâu Cao Biền năm xưa có thuật giấm đậu trồng binh, nào ngờ hôm nay lại gặp được truyền nhân của y ở đây. Cẩu này, biết thuật hắn đang dùng là gì không? ”

“ Là gì?? ”

“ Giấm lợi trồng răng. ”

Nghe tiếng cười sang sảng vọng vào nhà, Lại Bố Y càng thêm tức tối.

“ Phiết… phiết pho pha… ”

Y cố gắng quát lên, nhưng vừa mở miệng, là đã cảm nhận được răng cửa lộm cà lộm cộm nơi lòng bàn tay. Mà cứ nói, là hơi lại luồn ra từ kẽ răng hở toang hoang, nghe cứ phều phà phều phào, chẳng ai hiểu nổi.

May là đám thị vệ chưa phải ngu lắm.

Thấy chủ tự nhiên bị đánh lăn đùng ngã ngửa, lại có tiếng giễu cợt phát ra trong kiệu. Thế là ai nấy đã sẵn gậy gộc trong tay, vừa giơ lên toan vụt vào chiếc kiệu, vừa tri hô:

“ Có kẻ phá đám cưới!! ”

Trong đám người đứng xem có mấy hảo thủ võ lâm. Thấy cả lũ manh động như thế, bèn phi thân lên trước, can ngăn:

“ Đừng vội! Tân nương còn trong kiệu! ”

Nói đoạn, y lại quay về phía kiệu hoa, lên tiếng một cách dè dặt và khách sáo:

“ Hai vị tiểu bằng hữu là tiên đồng ngọc nữ chốn nào, sao lại phá hoại chuyện vui của người ta thế?? ”

Người trong nghề nhìn qua là biết. Y lăn lộn giang hồ đã lâu, kinh nghiệm nhìn người nhìn việc phong phú. Liếc mắt qua là thấy sự lạ, bàn chân tung ra đạp chú rể lăn lóc rõ ràng là của một đứa con nít. Thế nhưng nội lực hàm súc, kình lực hùng hồn, dễ nặng đến nghìn cân. Chứng tỏ công phu nội gia của kẻ ra tay sâu đến mức y không chọc nổi.

Lúc âm thanh châm chọc vang lên, thì y càng khẳng định, trong kiệu là trẻ con. Chất giọng của một đứa con nít thì không lẫn đi đâu được cả.

Y còn đang cố gỡ trăm mối hiềm nghi trong đầu, thì kiệu hoa có tiếng cười khúc khích vọng ra đáp lại:

“ Phá hoại??? Đâu có?? Chúng ta đến chúc mừng mà. ”

Hồ Phiêu Hương và Tạng Cẩu nhẹ nhàng vén màn kiệu, bước xuống trong ánh mắt ngạc nhiên của quần hào.

Cái nhìn căm phẫn của Lại Bố Y bắn về phía chúng nó, đυ.ng phải lửa giận phản chiếu nơi đáy mắt Tạng Cẩu, bao nhiêu uất hận đều lập tức cháy thành tro bụi. Y co rụt cổ, thu vội ánh mắt lại nhìn sang chỗ khác, lảng tránh cái nhìn của thằng bé.

Người nọ nhíu mày:

“ Tân lang bị đánh thành ra thế kia, giá y nhuộm máu, thế mà là chúc mừng ư? ”

Nếu được chọn, thực tình y không muốn chọc hai đứa nhãi ranh quái lạ này. Nhưng người trên giang hồ, nói đạo nghĩa, quan trọng nhất vẫn là một chữ nghĩa này. Bằng không họ có khác gì cường đạo??

Thế nên y phải nhúng tay.

Tạng Cẩu coi như không thấy cả đám gia đinh lẫn tráng hán. Ngay cả Lại Bố Y, nó cũng chỉ liếc có một cái. Ánh mắt của nó thuỷ chung vẫn khoá chặt lấy người đàn bà – nguồn cơn của mọi chuyện.

Bị thằng bé nhìn chòng chọc với ánh mắt lạnh lẽo, bà mẹ không khỏi rùng mình. Nhưng bả vốn không hiểu võ nghệ, cậy bên mình người đông thế mạnh, bèn thẳng lưng ưỡn ngực, giọng nói tự tin hẳn:

“ Hai đứa man di phía nam chúng bay muốn sống thì cút ngay, đừng có ở đây phá hoại chuyện tốt của lão nương. ”

Bả cố tình nhấn mạnh hai đứa nhóc là người Nam, tăng thêm uy thế cho mình.

“ Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau ”

Đạo lí này không chỉ có tổ tiên người Nam truyền dạy cho hậu thế, mà người phương bắc cũng hiểu. Biết hai đứa Tạng Cẩu là người tộc khác, nhất thời ánh mắt chán ghét bủa vây lấy chúng từ bốn phía chung quanh.

“ Mẹ kiếp! Nào có cái lí này??? ”

“ Người phương Nam man di lại dám hống hách như thế? Người Hán chúng ta mà lại bị hϊếp đáp ngay trên đất của chúng ta thì còn ra cái thể thống gì nữa??? ”

“ Đánh! Dạy cho chúng nó biết thế nào là sức mạnh của thiên triều thượng quốc! ”

Tạng Cẩu thấp giọng:

“ Tớ đánh được chưa? ”

Hồ Phiêu Hương nói thầm:

“ Địch đông ta ít, vọng động không phải cách hay. Trước tiên phải tìm cách đẩy mũi dùi mụ kia chĩa vào mình ra cái đã. ”

Cô bé đảo mắt một vòng, song cũng không nghĩ ra được cách gì hay ho.

Có ai sẽ nghe người ngoài giãi bày đây??

[ Con mụ này chanh chua, nhưng lọc lõi thật. Mình và Tạng Cẩu còn trẻ con đúng là không bì được. Phải làm sao đây?? ]

Tạng Cẩu bỗng nhiên lên tiếng:

“ Thầy dậy đánh rắn phải đánh dập đầu… ”

“ Này! Chờ đã! ”