Những Mẩu Truyện Thanh Xuân

Chương 15

Một cái tết trôi qua, chúng tôi trở lại với cuộc sống tấp nập nơi thành phố. Anh Nam Dư cùng bố mẹ sống tại nhà của bố. Chúng tôi thì chuyển đến nhà anh để ở. Chúng tôi giúp anh làm quen với việc của công ty. Quán xá địa bàn của anh được giao lại ổn thoả cho đàn em. Anh hướng cho họ làm những việc không phạm pháp. Không phải đấu đá đánh nhau. Bản chất họ cũng luôn muốn làm người lương thiện, chỉ là hoàn cảnh ép buộc. Nên khi có cơ hội kiếm tiền chân chính. Đương nhiên họ sẽ làm. Thậm chí họ còn biết ơn anh, nể phục anh, và luôn giúp anh khi cần. Chúng tôi cũng không tìm được thông tin gì về Yên Vân. Đó là điều mà cả tôi và anh đều rất lo lắng. Sợ rằng hận thù của cô ấy chưa hết, sẽ ôm ấp kế hoạch trả thù. Khiến chúng tôi trở tay không kịp. Nhưng cũng chỉ biết phó thác cho số phận thôi. Vì cô ấy trong tối chúng tôi ngoài ánh sáng mà.

Một năm trôi qua, anh ấy đã quen với công việc. Trường học ở quê cũng gần xây xong. Em quyết định bàn giao lại mọi việc cho anh. Đợi năm học sau sẽ chính thức mở trường. Em muốn về để chuẩn bị đồ đạc, dụng cụ, tuyển giáo viên. Vốn dĩ vùng quê nghèo như chúng tôi, có một ngôi trường để cho con em đi học là niềm ao ước của bao nhiêu người. Chúng tôi phải trèo đèo lội suối để đi học suốt 12 năm trời. Em xây luôn ngôi trường phân theo 12 khối và hai lớp mầm non, một lớp lớn, một lớp bé. Vì số lượng học sinh không nhiều nên em theo số lượng mà xây dựng khối hai lớp, khối ba lớp.

Một cái tết nữa lại trôi qua. Lần này chúng tôi về quê ở hẳn. Nhà cửa được xây sửa lại khang trang. Em xây một căn bên cạnh nhà của bố mẹ tôi. Như vậy cuộc sống vợ chồng của chúng tôi cũng thỏa mãi mà ông bà cũng được gần con cái.

Thiên Hạnh của nhà tôi cũng sinh nhật hai tuổi. Về quê bé có nhiều bạn chơi nên vui hẳn lên. Chạy lại nô đùa với các bạn suốt. Chúng tôi cũng có thời gian rảnh nhiều. Nên hay cùng con chơi. Một hôm, ngồi ăn cơm. Tôi thấy em nói:

- Bố mẹ, anh này. Con thấy có gì đó không đúng lắm.

- Không đúng cái gì chứ? - Mẹ tôi hỏi.

- Con thấy các bé ở đây nói chuyện hết rồi. Mà Thiên Hạnh nhà mình không nói câu nào cả. Với lại khi chơi con thấy các bé hò hét mà Hạnh không phản ứng gì cả.

Cả nhà tôi nhìn nhau lo lắng. Mẹ tôi sợ em nghĩ nhiều nên gạt đi.

- Chắc không sao đâu con, nhưng thôi cứ cho nó đi khám đi cho chắc. Mẹ nghĩ nó chỉ chậm nói thôi.

Mẹ tôi nói nhưng trong lòng tỏ rõ sự lo lắng. Tôi bỗng nhớ lại con tôi dường như hay để ý miệng mọi người khi nói chuyện bé sẽ cười. Chứ khi gọi bé không hề phản ứng. Kể cả khi tôi ru bé ngủ, bé thích cử chỉ vuốt ve chứ không có phản ứng với bài hát. Cả nhà không ai nói gì cả. Bữa ăn trôi qua nặng nề.

Buổi tối khi đi ngủ. Em nói với tôi sẽ đưa bé lên thành phố khám. Tôi chỉ biết ôm em động viên. Nhìn con bé ngủ ngon lành mà chúng tôi chảy nước mắt.

Bố mẹ và anh vợ tôi biết chuyện đều rất lo lắng. Họ hẹn một chuyên gia nhi khoa tới khám cho con tôi. Sau khi làm kiểm tra cho con bé ông ấy gọi chúng tôi vào nói chuyện:

- Có phải trước đây bé từng sinh non không?

- Vâng ạ. - Vợ tôi trả lời. - Em đưa sổ khám thai cho bác sĩ xem.

- Do di chứng của việc sinh sớm. Bé chưa hình thành đủ các chức năng, trong đó có chức năng nghe và nói. Tôi nói vậy chắc anh chị hiểu chứ.

- Có cách nào chữa không bác sĩ?

- Chúng tôi khuyên bố mẹ suy nghĩ tích cực hơn. Là người đồng hành cùng bé đối mặt với căn bệnh. Giúp bé tiếp nhận thông tin qua não bộ. Vì cảm nhận của bé sẽ tốt hơn rất nhiều so với bé khác. Tôi sẽ giới thiệu cho bố mẹ một chuyên gia ngôn ngữ ký hiệu thông qua thị giác. Bố mẹ cần đi học với con để giao tiếp cùng con.

- Cảm ơn bác sĩ ạ.

Tất cả mọi người đều rất suy sụp khi biết kết quả. Nhưng chúng tôi đều bất lực. Mọi người ai cũng sợ em buồn. Em cứ ôm con khóc suốt thôi chả đi ra ngoài gặp ai cả.

Vài ngày sau. Em họp gia đình lại và nói:

- Con nghĩ kỹ rồi. Có buồn khóc cũng không giải quyết được vấn đề. Còn đã đánh đổi tính mạng để sinh bé. Bé cũng cố gắng gượng để khoẻ mạnh. Chúng ta cố gắng chạy theo ngôn ngữ của bé để hiểu bé. Khiến bé tự tin hơn, vì dù có thế nào thì chúng ta cũng đều yêu thương con.

Mọi người đều rất mừng khi em vượt qua được cú sốc. Vợ chồng tôi cùng đưa con đi học ngôn ngữ ký hiệu. Bé thông minh nên cũng giao tiếp được. Theo thời gian, dần dần con gái tôi cũng khôn lớn. Trường học của chúng tôi cũng hoạt động rất tốt. Bé kế thừa hoa tay của mẹ. Bé vẽ đẹp. Bé cùng mẹ vẽ ra bức tranh để kể về câu chuyện muốn nói cho các bạn cùng lớp mầm non. Nhưng ngôn ngữ ký hiệu chỉ mọi người trong nhà hiểu, các bạn lứa tuổi của bé không sử dụng được nên bé không có bạn chơi. Bé rất hiểu chuyện. Lúc nào cũng vui cười và sống rất tích cực. Vợ tôi hay kể cho bé nghe những câu chuyện hạt giống tâm hồn qua những bức tranh, để hy vọng bé sẽ suy nghĩ tích cực hơn. Mỗi câu chuyện bé lại theo tưởng tượng mà vẽ ra một bức tranh về câu chuyện đó theo ý diễn đạt của mình.