Phán Quan

Chương 85

Người ta thường nói khi người trần bất thình lình mắc bệnh nặng, thiên tai hoặc tử vong, linh tướng sẽ bất ổn, ưu tư thì nặng trĩu, những chấp niệm trộn lẫn với nỗi đau buồn chợt kéo tới, tất cả điều đó sẽ khiến con người ta tự bó chân mình vào một phạm vi hoạt động nhất định và nhốt mình luôn trong đó, phạm vi này được gọi là l*иg.

Người ta thường nói khi người trong l*иg ôm ấp một giấc mơ mà bản thân không thể buông bỏ, đánh thức họ khỏi cơn mộng đôi lúc sẽ khó như lên trời, cũng như đau không nói nổi, bởi vậy đây mới được xem như một việc cực nhọc.

Người ta thường nói có lẽ khoảnh khắc chủ l*иg tỉnh ngộ là quá trình sởn gai ốc nhất và thống khổ nhất trên đời này.



Những điều như thế chỉ được ghi lác đác vài câu trong sách, chẳng chiếm bao nhiêu trang. Chúng là đạo lý đơn giản nhất mà mỗi Phán Quan đời sau đều có thể đọc làu làu.

Người học cảm thấy đạo lý trời sinh đã như vậy, rằng đó là đương nhiên, song họ chưa từng nghĩ rằng, vào thuở ban sơ, có người đã ngồi viết nên từng câu từng chữ này.

Đời đó, Trương Uyển trơ mắt nhìn chàng công tử cao quý, nhã nhặn mà lại sung sức nhà mình biến thành l*иg. Mỗi ngày bà đứng giữa tiếng ồn ào của Tạ phủ, nhìn người trong phủ đến rồi lại đi, còn mình thì chìm vào một giấc mộng đẹp và dài lâu.

Sau đó, bà lại trơ mắt nhìn hắn ‘đánh thức’ bản thân và tự tay phá giấc mộng kia thành mảnh vụn.

Lúc l*иg bị giải…

Tất cả vẻ phồn hoa và hưng thịnh đều rút khỏi người Tạ Vấn tựa như thủy triều.

Hành lang uốn khúc sơn đỏ từ trạng thái tươi đẹp biến thành vẻ u ám, loang lổ mơ hồ rồi cuối cùng có vài tiếng kẽo kẹt vang lên, khúc gỗ lăn xuống đất và dấy lên bụi mù dày đặc.

Những bóng người mỉm cười tới lui dần xa, tan biến trong gió tựa như sương khói rồi trở về với cõi tĩnh mịch.

Tạ Vấn lại đứng giữa cõi tĩnh mịch kia, lẳng lặng nhìn xung quanh một vòng…

Từ đó, hắn lẻ loi.

Cảnh tượng kia thực sự rất buồn, Trương Uyển từng cho rằng mình sẽ nhớ nó mãi mãi. Nhưng trên thực tế, l*иg vừa giải, bà đã tan trong gió theo tiếng người cười nói và mất thật rồi.

Đợi đến lúc bà đi một chuyến trong vòng luân hồi để trở về nhân thế, bốn mùa không biết đã luân phiên nhau qua bao nhiêu năm. Sau khi thoát khỏi vòng sinh tử, không còn ai sẽ nhớ rõ quá khứ.

Bà từng sống rất nhiều kiếp, có khi tốt, có khi xấu. Đôi lúc vui vẻ bình an, giàu có sống lâu, đôi lúc cả đời không vui, nếm hết gian khổ. Bà cũng từng gặp biết bao người, một vài kẻ thì không hợp ý, có đôi người thì mới quen đã thân. Bà không biết ngọn nguồn trong đó nên cứ quy mọi thứ vào duyên phận như phần lớn người trên thế gian.

Bà đã quên mất tên họ của mình là gì, nhà nằm ở đâu, từng trải qua cuộc sống như thế nào vào đời trước, đời trước trước và sớm hơn thế nữa.

Bà cũng hoàn toàn không nhớ rõ mình đã từng quanh quẩn một lúc lâu để nhìn chằm chằm vào một người tên là ‘Tạ Vấn’.

Bà càng không biết rằng người nọ đã tự tay tiễn đưa bản thân hắn bước vào một con đường khác. Từ đây, trên thế gian không còn người tên Tạ Vấn nữa, chỉ có Trần Bất Đáo mà thôi.

Lúc bà nhớ rõ mọi chuyện, các mùa đã thay phiên nhau qua hơn một nghìn năm.



Trương Uyển nhìn Tạ Vấn thật lâu, cười khá xúc động: “Rõ ràng là phải để lại thư cho con, song tự dưng mẹ lại không biết nên nói gì.”

Họ từng là người nhà. Nhưng sau khi xa cách một nghìn năm, họ lại trở thành người lạ chưa thực sự gặp nhau lần nào.

Bởi thế nên có quá nhiều lời muốn nói mà lại không biết nên bắt đầu từ đâu.

Tạ Vấn thấy đôi mắt đỏ hoen của bà, ngừng một hồi mới nói: “Vậy người kể con nghe vì sao người lại xuất hiện ở đây đi.”

Hắn dịu dàng mở lời, Trương Uyển bảo: “Mẹ lần theo vài dấu vết riêng để tìm tới.”

Tạ Vấn: “Người tìm tới đây để làm gì?”

Trương Uyển thở dài nói: “Đến vì còn một nguyện vọng.”

“Nguyện vọng của ai?”

“Mẹ.” Trương Uyển nhìn về phía Tạ Vấn, “Có một đời, mẹ sinh ra ở một thôn nhỏ giữa rừng núi. Đa số người trong thôn đều có quan hệ họ hàng nên ai cũng họ Liễu, vì vậy mới gọi là thôn Liễu. Sau này gặp phải một trận thiên tai, ngọn núi mà thôn tựa vào bị sạt lở, chôn sống hơn cả trăm hộ, mẹ cũng là một trong số đó, còn biến thành một cái l*иg nữa…”

Bà lại đưa mắt về phía Văn Thời, gật đầu cười một cái với anh: “Các con đã vào và giải l*иg giúp mẹ.”

Văn Thời hơi ngẩn ra, sau đó cũng gật đầu với bà một cái.

“Ta nhớ như in con từng hỏi ta vài câu lúc đưa ta đi.” Trương Uyển nói với Văn Thời.

Văn Thời đã không còn nhớ rõ nội dung cụ thể. Trong ấn tượng của anh, dường như anh chỉ hỏi vài câu về chuyện trước khi trận thiên tai ập xuống, vì muốn xem thử là có dấu hiệu hoặc điều lạ lùng nào hay không.

“Con sợ đó không phải thiên tai mà là do người làm.” Văn Thời ngừng lại một chút rồi nói thẳng ra như lúc anh kể với Trần Bất Đáo năm mình mười chín tuổi ấy: “Trước khi việc đó xảy ra, chúng con từng tính ra trước một trận thiên tai, quẻ tượng cho thấy nó sẽ xuất hiện ở núi Tùng Vân, thế nên chúng con mới bày trận để củng cố cho ngọn núi ——”

“Hèn gì…” Trương Uyển nói: “Hèn gì con lại hỏi ta mấy lời này đó. Con sợ thiên tai xảy đến với thôn Liễu là do các con làm phải không?”

Văn Thời “vâng” một tiếng.

“Con đúng là không biết kìm nén.” Trương Uyển lắc đầu bảo, “Nếu có băn khoăn như thế, có lẽ người khác sẽ không hỏi những câu đó đâu, làm thế chẳng phải là con đang tự gánh tội luôn đấy à?”

Dứt lời, bà nói với Tạ Vấn: “Hơn một nghìn năm trôi qua, thằng bé vẫn như vậy.”

Tạ Vấn nhìn Văn Thời một cái rồi cười cười: “Vâng.”

“Năm đó thực ra mẹ cũng hiểu ý của nó, vì vậy…” Trương Uyển hơi khựng lại, “Vì vậy mẹ đã giấu đi đôi lời và lảng tránh vài chuyện. Mẹ nói với các con là không có dấu hiệu gì đặc biệt cả, trời chỉ mưa rất lâu, núi đá lại có vết nứt từ sớm nên quả thực rất dễ bị sụp.”

Văn Thời nhíu mày khi nghe bà nói thế.

Nếu bà nói mình giấu đi đôi lời, cũng như lảng tránh vài chuyện, điều đó chứng minh rằng tình huống thực sự không phải là thế.

“Vậy thực tế là sao?”

“Thực tế là…” Trương Uyển rũ mắt nói: “Chuyện núi thôn Liễu bị sụp là do người gây nên.”

Văn Thời khá sửng sốt, vẻ mặt đã thay đổi.

Anh nhìn sang Tạ Vấn, sau đó lại nhìn về phía Trương Uyển, đang định mở miệng thì đã nghe đối phương nói: “Nhưng không có liên quan tới các con.”

“Ý người là sao? Sao người lại biết?” Văn Thời hỏi.

“Đúng là ta có biết.” Trương Uyển có phần xuất thần, nói khẽ: “Ta từng nhìn thấy.”

Tạ Vấn: “Vì sao lúc ấy người không nói?”

Trương Uyển: “Vì mẹ hơi lo…”

Thực ra số phận của bà đời đó không được tốt lắm, vừa sinh ra thì mẹ đã mất, ba tuổi thì cha qua đời. Bà ôm cánh tay của xác chết ở trong nhà suốt một ngày một đêm rồi mới bị nhà kế bên phát hiện và ôm ra ngoài.

Nhưng bà cũng may mắn. Trong thôn có một người phụ nữ câm, con trai mới chào đời chưa được bao lâu đã bị ai đó trộm đi, khổ sở tìm kiếm nhưng không có kết quả nên cũng không còn hy vọng, thấy bà lẻ loi hiu quạnh, người nọ tốt lòng nhận bà làm con gái rồi nuôi dưỡng.

Người phụ nữ câm là một người dịu dàng, chăm sóc cho bà rất tốt, dạy bà thêu dệt và đan bện, cũng như không bao giờ để bà làm những việc thô nặng. Người khác trong thôn cũng nhiệt tình và hiền lành, biết hai mẹ con bà sống khó khăn nên luôn giúp đỡ đôi chút.

Đời đó, thể chất của Trương Uyển khác hẳn người thường, trời sinh đã có chút linh khiếu, còn trẻ măng đã có thể xem phong thủy cho các nhà trong thôn và bấm tay thiên thời.

Có đôi lần bà tỉnh lại ngay nửa đêm và thấy người phụ nữ câm lặng lẽ gạt lệ trước một chiếc giày nhỏ, biết đối phương vẫn nhớ mong đứa con bị thất lạc, vì thế bà lén tính thử một chút.

Kết quả được tính ra kỳ quái lắm, luôn cho thấy con trai của người phụ nữ câm ở ngay trong thôn.

Đây đúng là chuyện ma của hồi đó, ai nghe thấy cũng bị dọa giật mình và suy đoán lung tung những điều có hoặc không có thật.

Nhưng Trương Uyển đời ấy có tính cách khá trầm lặng, tính ra kết quả này nhưng cũng không dám kể bậy bạ cho người phụ nữ câm nghe.

Bà nhớ rõ người phụ nữ câm từng nói sau ót con trai có một cái bớt to bằng ngón cái, thế là hôm nào bà cũng nhìn chăm chú mấy người thuộc độ tuổi thích hợp trong thôn. Lúc đi ra ruộng, bà cũng thường hay chú ý, sợ mình sẽ đào ra được vài chuyện vào một hôm nào đó.

Thôn Liễu chỉ lớn có bấy nhiêu, bà theo dõi suốt mấy hôm cũng không có kết quả, thế nên vừa thất vọng vừa thở phào một hơi. Bà nghĩ tới nghĩ lui rồi quy vấn đề lên việc năng lực của mình có hạn, kết quả được tính ra không chính xác mà thôi.

Thiên hạ to lớn, đứa con trai mà người phụ nữ câm luôn nghĩ về đang lớn lên khỏe mạnh ở một nơi nào đó mà bà không biết.

“Khi đó, mẹ thường có vài giấc mơ ly kỳ mà quái đản, thỉnh thoảng sẽ có vài điều báo trước.” Trương Uyển nói, “Những dự đoán đó giúp mẹ tránh được khá nhiều chuyện.”

Nhưng vì né tránh thành công quá nhiều lần, bà dần trở nên tự tin một cách mù quáng. Bà cảm thấy trước khi tai họa phiền toái ập xuống, bản thân tất nhiên sẽ mơ thấy gì đó, thời gian cũng luôn vừa khéo, kịp để chuẩn bị đôi điều. Trái lại, chỉ cần bà không mơ thấy, đó chắc chắn không phải chuyện gì to tát.

“Thế mà lần đó lại khác.” Trương Uyển nhớ lại và nói: “Hôm đó cũng là ban đêm…”

Trời đổ mưa xuống thôn Liễu suốt nhiều ngày, tối cũng không thấy ngừng. Vào những ngày mưa xối xả như thế này, trong thôn sẽ vô cùng yên ả. Tiếng mưa rơi gọi người vào giấc ngủ. Hôm đó ai cũng ngủ say sưa, ngoại trừ Trương Uyển.

Trước nửa đêm, bà ngủ cũng khá ngon, nhưng sau nửa đêm lại bỗng rơi vào một cơn mộng.

Bà mơ thấy một cái thôn tương tự với thôn Liễu, cũng dựa vào núi, bìa núi cũng có một con lộ lớn, bên đường có một trạm dừng chân, cọc buộc ngựa đứng thẳng và một quán trà.

Nơi đó cũng có mưa rơi, sấm sét không ngớt. Bà thấy hai người thanh niên mặc đồ màu nâu xơ dừa chạy ra từ trong thôn và đứng trú mưa bên cạnh cọc buộc ngựa không người.

Tên lùn hơn vắt nước trên quần áo và nói: “Ngươi nghe thấy tin này từ đâu, ngọn núi này sắp sụp rồi ư? Nghe Trang sư huynh nói à?”

Người cao to và cứng cỏi hơn bảo: “Không có. Hắn chỉ nói mấy ngày nay sẽ không xuống núi. Đừng có lo cái vụ ta nghe được tin từ đâu, dù sao thì nó cũng là thật. Nếu không ngươi nói ta nghe xem vì sao Trang sư huynh và Chung sư huynh lại không xuống núi suốt mấy ngày liền vào đúng lúc này chứ?”

Hỏi xong, gã tự trả lời luôn: “Để tránh họa chứ sao.”

Tên thấp người cũng tin gần hết, sắc mặt hơi kém, nhưng vẫn nói: “Vậy… vậy chắc cũng chả phải chuyện to tát, mấy vị trên núi kia cũng biết hết mà có sợ gì đâu?”

“Biết rồi thì đã sao?” Người còn lại kéo tay áo lên, nói không ngẩng đầu, “Ngươi thấy họ nhúng tay vào mấy việc này lần nào chưa?”

Vẻ mặt của tên lùn càng kém hơn: “Nhưng mà ——”

“Vả lại, đó giờ trên núi và dưới núi luôn bị chia thành hai nơi, đệ tử trên núi mới là thật, còn người dưới chân núi chẳng qua chỉ là…” Người cao to xắn tay áo lên, kéo một đoạn vải ra rồi dùng răng thắt nút: “Chẳng qua chỉ là những kẻ tầm thường không đuổi đi được nên bị thả nuôi ở đó chơi thôi. Tai họa dưới chân núi đâu có lây tới trên đó, họ cần gì phải mất công đi xử lý?”

“Ngươi không thể nói như thế. Không phải trước kia ngươi bảo mình cần phải khổ luyện chăm chỉ để tranh thủ được ——”

Người cao to ngắt lời với thái độ không vui lắm: “Đó chỉ là những lời nói nhảm và mấy chuyện cũ mèm lúc còn nhỏ thôi.”

Gã buộc chặt tay áo rồi hỏi tên lùn: “Ngươi và ta lớn lên trong thôn này. Thôn họ Trương, hai ta họ Trương, dưới chân núi cũng có khá nhiều đệ tử đều mang họ Trương, chúng ta vốn là người một nhà. Ta kéo ngươi theo mà không tìm người khác là do ta cảm thấy ngươi và ta thân như huynh đệ, ngươi cũng trọng tình trọng nghĩa, không phải mấy đồ giả tiên suốt ngày hướng tới con đường tu luyện vô tình kia.”

Tên lùn bị dọa sợ muốn chết bởi lời này của gã, mặt mày hắn trắng bệch: “Sao ngươi lại gọi họ là đồ giả tiên. Gần đây ngươi gặp phải chuyện gì thế? Nói gì mà châm biếm quá vậy.”

“Nghẹn mãi nên vậy đấy. Nói tóm lại, giờ thôn sắp gặp phải mầm mống tai họa, hơn nữa còn là đại họa. Ngươi nói xem, có cứu hay không?”

“Cứu chứ! Nhưng cứu bằng cách nào đây?”

“Tìm một ngọn núi hoang với quẻ tượng gần giống rồi cứ chuyển sang đó là được.” Người cao to nói.

Bầu trời nổ một đợt sấm sau câu nói đó, chiếu trắng mặt họ nhìn như quỷ. Tên lùn hoảng sợ, nghe không được rõ lắm, định hỏi lại thì người cao to đã bước vào màn mưa.

Gã tìm hướng một vòng, cuối cùng ngồi xổm xuống tại một chỗ nào đó và móc ra bùa giấy từ trong l*иg ngực. Lúc cúi đầu, gã để lộ sau ót của mình.



“Mẹ tỉnh dậy vào lúc đó.” Trương Uyển nói, “Lúc tỉnh lại, mẹ phát hiện mình không còn nằm trên giường, mà đã mộng du ra ngoài và ngồi xổm bên cạnh cọc buộc ngựa kế trạm dừng chân trên lộ lớn của thôn Liễu, giống hệt như người trong mộng.”. Tiên Hiệp Hay

Khoảnh khắc đó, Trương Uyển cảm thấy như mình đang giúp đối phương hoàn thành chuyện gã muốn làm từ xa.

Mà điều gã muốn làm chính là dời tai họa của ngọn núi kia tới đây.

“Mẹ nhận ra điều bất thường, lập tức chạy như điên vào thôn, muốn gọi mọi người dậy, nhưng mà ——”

Vừa chạy tới chân núi, bà đã nghe thấy tiếng nứt vỡ.

Bà ngẩng đầu trông thấy núi đá khổng lồ lăn xuống dưới, nửa bên núi thì sụp đổ. Bà chỉ kịp phát ra tiếng kêu thảm thiết, nhưng không còn ai nghe thấy nữa.

Dẫu có là người trong thôn hay bản thân bà cũng chẳng thể nào thoát khỏi cái bóng đang đổ xuống ầm ầm kia.

“Lúc ấy, mẹ không nói những chuyện này, một là vì mẹ luôn cảm thấy mẹ cũng dính líu vào tai họa mà do con người đã tạo ra kia, dù không phải tự nguyện, mẹ cũng không thể vượt qua chướng ngại đó. Còn kẻ trong mơ…” Trương Uyển nói nhỏ nhẹ, “Khi đó mẹ cũng không muốn nhắc đến vì mẹ đã trông thấy một cái bớt to bằng ngón cái trên ót gã.”

Vị trí giống hệt như cái bớt của con trai người phụ nữ câm kia.

Dường như ông trời đang trêu đùa với họ.

Bà thế chỗ con trai ruột và được người phụ nữ câm nuôi lớn. Mà người bị bà thế chỗ lại trằn trọc lưu lạc tới chân núi Tùng Vân, nơi có quẻ tượng giống hệt thôn Liễu. Sau đó, gã đã tự tay chôn vùi ngôi nhà thực sự của mình bằng một lá bùa.

“Mẹ vừa hận người kia mà cũng vừa cảm thấy hoang đường.” Trương Uyển cười khổ một cái và nói tiếp, “Nhưng vừa chuyển kiếp, mẹ đã quên sạch mối hận sâu sắc như thế.”

“Các con cũng biết đó, nghịch chuyển thiên thời, nhất là trường hợp đạp lên tánh mạng vô tội để làm vậy, ắt sẽ gặp báo ứng.” Trương Uyển chỉ vào mình rồi nói: “Mẹ có một dấu bớt, lợt lắm, nhưng nó cũng theo mẹ vài kiếp, thế nên kiếp nào mẹ cũng có kết cục không thể chết tử tế. Bây giờ nó đã phai nhạt gần như mất hẳn. Kẻ kia cũng có, có lẽ người khác không nhìn ra, nhưng mẹ và gã đứng trên cùng một sợi dây, mẹ có thể nhìn thấy.”

Văn Thời hiểu ý của bà: “Người từng gặp kẻ nọ.”

Trương Uyển: “Từng gặp.”

Văn Thời suy nghĩ: “Kẻ hiện đang làm chủ Trương gia?”

Anh nói xong thì lại bổ sung một câu: “Con không nhớ rõ tên.”

Theo đời này, kẻ đó chắc phải là ông nội của Trương Uyển. Thực ra hỏi thẳng ‘ông nội của người’ thì sẽ tiện hơn, nhưng từ lúc biết được thân phận thật của Trương Uyển, anh không thể mở miệng nói như vậy nữa.

Vẻ mặt của Trương Uyển vốn đang nghiêm túc, cuối cùng lại không nhịn được mà bật cười bởi lời bổ sung ‘không nhớ rõ tên’ đầy đứng đắn kia của anh. Bà đáp: “Trương Chính Sơ. Không quá bất ngờ phải không?”

Văn Thời gật đầu một cái.

Anh từng nghe Chu Húc kể, Trương Uyển đã cãi vã và làm rạn nứt tình cảm với ông nội Trương Chính Sơ vì một lý do nào đó không biết tên từ rất sớm, cũng do đó mà rời khỏi Trương gia và chưa từng quay về. Liên kết với ngữ điệu và phản ứng vừa nãy của bà, thực sự rất dễ để đoán ra.

Trên mặt của Tạ Vấn càng bình tĩnh như mặt nước êm ả, không hề kinh ngạc một tí nào.

“Nhưng ta vẫn cảm thấy rất bất ngờ hồi mới phát hiện ra.” Trương Uyển cười khổ bảo: “Nếu ta dứt khoát đừng nhớ điều gì thì tốt rồi. Khổ nỗi lúc ấy vì một vấn đề xảy ra vào một lần giải l*иg, trời xui đất khiến làm ta nhớ lại chuyện từng xảy ra vào mỗi kiếp trước.”

Tạ Vấn và thôn Liễu là hai nguyện vọng khó yên sâu nặng nhất trong bà. Người trước luôn làm bà buồn, cái sau thì lại là hận.

w๖ebtruy๖enonlin๖e

Dấu bớt trên người Trương Chính Sơ cũng rất nhạt, hẳn đã từng chuyển rất nhiều kiếp giống như bà, kiếp nào cũng không thể sống già rồi chết, như là báo ứng và chuộc tội.

Trương Uyển chỉ cần nhìn thấy cái bớt kia thì sẽ không nhịn được mà ghét và hận. Nhưng bà cũng biết rõ, rằng mỗi kiếp đều là một cuộc đời mới và người mới, không liên quan gì tới quá khứ cả.

Dưới sự giằng co của hai cảm xúc kia, bà không ngừng có mâu thuẫn với Trương Chính Sơ. Sau đó, đối phương xóa tên bà khỏi Trương gia trong sự giận dữ, thế mà bà lại cảm thấy như bản thân đã trút được gánh nặng.

Thực ra, người tu quẻ thuật hiếm khi tính về cuộc đời của mình, vì dẫu có linh nghiệm, cuộc đời có lẽ đã đổi thay.

Nhưng Trương Uyển vẫn tự tính cho mình một quẻ, tính ra rằng bà phải tới phương Bắc. Nơi đó là đất lành của bà, nơi mà bà có thể nhìn thấy người mình nhớ mong, nơi mà bà có thể đền bù vài thiếu sót.

Vì thế bà tìm ra rối của Tạ Vấn ở Thiên Tân.

Chỉ vừa nhìn là bà đã biết nó là rối, vì nó giống như đúc dáng vẻ của Tạ Vấn khi còn nhỏ, đó cũng không phải là kết quả mà vòng luân hồi sẽ mang đến.

Con rối kia rất khác biệt với những con mà bà từng thấy. Hắn giả vờ rất giỏi. Ngoại trừ bản thân Trương Uyển, không ai có thể nhìn ra điểm khác biệt giữa hắn và người sống. Một khi có chỗ ở yên ổn, hắn sẽ lớn dần theo thời gian.

Nhưng cùng lúc đó, hắn lại cực kỳ không giống người bình thường, vì hắn chỉ tiếp nhận thông tin chứ không đưa ra thông tin. Hắn sẽ nhớ kỹ những điều mình trông thấy và nghe được, nhưng lại không biểu đạt bất cứ phản hồi nào.

Trương Uyển nhìn ra, con rối này đang đợi.

Hắn đang nhanh chóng thích ứng với thế giới của kiếp này rồi đợi một linh thần đến nơi.

Bà biết, Tạ Vấn thực sự sẽ mượn thể xác này để trở về nhân thế. Có lẽ họ sẽ còn một cơ hội để gặp nhau lần nữa.

Bản thân Trương Uyển tinh thông quẻ thuật nên sẽ không ngồi đợi. Bà từng tính về nhiều điều liên quan tới Tạ Vấn, muốn tính ra nơi họ sẽ gặp nhau.

Thế rồi bà tính ra cái l*иg này và tìm thẳng tới đây.

“Thực ra lúc mới vào l*иg này, mẹ vẫn chưa hiểu vì sao chỗ gặp lại phải ở đây.” Trương Uyển nói, “Vì sao quẻ tượng lại nói với mẹ rằng mẹ sẽ nhìn thấy con ở một nơi như vầy. Mẹ ôm lòng tìm người vòng quanh cái l*иg, gặp và hỏi thử lai lịch của mỗi người ở đây, và rồi mẹ biết ngay lý do.”

“Cái l*иg này vốn phải được dựng lên xung quanh núi Tùng Vân, người bị bao bọc trong lòng cũng nên là người sống ở dưới chân núi. Nhưng thực tế thì không, phần lớn người ở đây đều đến từ thôn Liễu. Đương nhiên, lúc mẹ hỏi, họ toàn nói mình đến từ một nơi khác, thực ra đó chỉ là cách gọi khác của cảnh vật và thời kỳ khác thôi. Họ vốn hẳn là người của vùng thôn Liễu kia, vì vậy họ mới sợ mưa, sợ sấm sét ầm ầm, sợ Thần Núi tức giận. Họ tôn sùng tất cả truyền thuyết, mà chúng đều dính dáng tới núi và mưa to.”

“Đời đó của chúng ta đã thay đổi số phận của chân núi Tùng Vân và thôn Liễu, hiệu ứng này lại vẫn luôn kéo dài trong thầm lặng. Mẹ bị quẻ tượng đưa tới đây có lẽ là do ông trời hy vọng mẹ sẽ làm đến nơi đến chốn, chấm dứt mối liên lụy vốn không nên có này, cũng như mở ra cho thôn Liễu một lối thoát.”

“Nhưng cái l*иg này vẫn hơi hao sức mẹ. Oán sát của nó quá dày đặc, chỗ chết cũng quá nhiều, biết bao huệ cô không đếm xuể, chúng luôn có thể liên tục sinh sôi ở khắp chốn. Chủ yếu là vì mẹ không thể làm tan sương đen quấn quanh núi Tùng Vân. Nơi này lại dễ có tâm ma. Khi đó mẹ bị tâm ma phá làm cho linh thần trở nên bất ổn, vốn bày ra cửa trận này vì muốn thông tới một đầu khác ở thôn Liễu, để người trong l*иg trở về quê nhà trước rồi mới chấm dứt mối liên lụy. Ai ngờ đâu dưới sự quấy nhiễu của tâm ma, mẹ lại tìm nhầm nơi.”

“Sau nữa… các con chắc cũng biết rồi đấy.” Trương Uyển nói.

Quả là như vậy.

Mọi người đều biết rằng Trương Uyển đã vào một cái l*иg, giẫm một chân vào chỗ chết, từ đó tan thành mây khói và biệt vô âm tín năm Tạ Vấn mười tám tuổi ấy.

“Lúc đó mẹ cảm thấy ngờ ngợ rằng mình có lẽ sẽ không thể thoát khỏi, vì vậy mới để lại bức thư này. Mẹ tin quẻ tượng sẽ không gạt mẹ. Nếu nó đã nói mẹ sẽ gặp lại con ở đây, thế thì một ngày nào đó mẹ sẽ gặp con thật thôi.”

Trương Uyển nhìn Tạ Vấn và nói: “Mẹ đã đợi con nhiều năm lắm.”

Cũng may, mẹ đợi được rồi.

Có lẽ do nguyện vọng đã thành, hoặc do linh tướng mà bà để lại không thể chịu lâu thêm, lúc nói xong câu đó, bóng người của bà dần dần phai màu, hình dáng trở nên mơ hồ.

Sương đen xung quanh dâng lên ào ạt, tiếng bò của bọn huệ cô vốn bị ngăn ở bên ngoài lại trở nên rõ rệt.

Văn Thời còn nghe thấy tiếng hét vang vọng của Hạ Tiều, giọng nói qua lại giữa hai chị em Trương gia và cả lời đáp của Bốc Ninh.

“Cái l*иg này đã tồn lưu nhiều năm, quả thực nó nên được giải rồi.” Tạ Vấn nói với Trương Uyển.

“Mẹ biết, mẹ biết.” Trương Uyển gật đầu, bảo: “Mẹ để lại bức thư này chỉ vì mẹ muốn thấy con lần nữa, xem con có quay về thế gian hay không, xem con sống ra sao, có còn dáng vẻ mà mẹ đã trông thấy lúc mẹ quanh quẩn năm đó không, xem coi con có còn một mình lẻ bóng hay chăng.”

Bà nói, ánh mắt chuyển sang Văn Thời, một lát sau lại đưa về trên người Tạ Vấn, “Mẹ đã nhìn thấy con. Mẹ đã đợi ở đây hơn mười năm, cũng nên đi rồi.”

“Sương đen trên núi Tùng Vân đã tan biến, các con chỉ cần mở thêm một cánh cửa để thông với thôn Liễu. Những người đó đã phiêu bạt bên ngoài quá lâu, họ nhớ nhà lắm rồi, cửa vừa mở thì sẽ tự trở về thôi. Nếu họ được giải thoát, cái l*иg này sẽ có thể tan rã.”

So với trận phong ấn trong núi kia, đây chỉ là một chuyện nhỏ dễ ợt. Dù là Tạ Vấn hay Văn Thời cũng biết phải làm như thế nào, nhưng Trương Uyển vẫn không nhịn được phải dặn dò một lần.

“Vâng.” Tạ Vấn tiếp lời bà, bàn tay bị khô hóa vẫn luôn giấu sau người, bộ đồ dài và to rộng tung bay như mây trong gió.

Hắn lấy danh Trần Bất Đáo bước đi cả nghìn năm, thứ mà hắn nhìn thấy và nghe được đã sớm tan vào xương cốt, thật khó lòng trông thấy bóng dáng của chàng công tử Tạ phủ trên người hắn.

Hắn khom lưng nhặt vài viên đá lên, bổ sung vào mấy chỗ thiếu và điều chỉnh đôi chỗ cho trận mà Trương Uyển đã bày ra. Mọi thứ hắn làm đều hết sức tự nhiên, luôn mang đến cho người ta một cảm giác thanh nhàn và không uổng sức lực.

Nhưng khi hắn đặt viên đá cuối cùng xuống, gió lớn có thể san bằng đất đai nổi lên, sương đen cuốn gói thành cụm, xoay thành một vòng xoáy khổng lồ phía trên viên đá.

Đó là cánh cửa thông với thôn Liễu mà hắn đã mở lại.

Cửa vừa được mở, vô số huệ cô dơ bẩn liên tục bò ra từ dưới lòng đất sâu thẳm chợt đứng hình trước vòng xoáy, một hồi lâu sau mới bắt đầu chấn động không nghỉ.

Chúng vặn cần cổ và tứ chi như thể linh hồn đang chơi trò lôi kéo không dứt với thể xác.

Thân hình của chúng rất đáng sợ, khuôn mặt trắng bệch lại pha kèm vẻ bi thương, nức nở liên miên trông vừa đáng sợ vừa đáng thương.

Tạ Vấn lại gõ lên một chỗ cong nào đó trên đá trận.

Trong tích tắc, gió càng trở nên mãnh liệt, đám huệ cô kia bị gió quất đến nỗi tan rã, hai bên chiến đấu dữ dội với nhau, và cuối cùng chúng vẫn thả ra linh tướng mà mình đã nuốt chửng.

Chỉ thấy biết bao bóng người nhạt màu ló ra rồi lũ lượt vọt vào vòng xoáy thông với thôn Liễu kia.

Trương Uyển nói không sai, họ đã rời nhà quá lâu, sớm đã không chờ nổi nữa.

Những người đó rời đi liên tiếp, cả l*иg cũng bắt đầu rung chuyển bấp bênh. Dường như có trăm nghìn cánh tay vô hình trồi lên khỏi mảnh đất này nhằm kéo mấy người phải về thôn Liễu xuống, đây có lẽ là hiệu ứng còn sót lại của việc thay đổi số phận năm đó.

Một số bóng người xộc tới nửa đường thì bất chợt ngừng lại và giãy giụa điên cuồng trong gió.

Lúc họ rít lên, Văn Thời mở mười ngón ra rồi giũ mạnh một phát, vô số sợi dây rối bắn thẳng tám phía như kiếm sắc. Chúng vụt sát dưới đất tựa lưỡi dao bén nhất và chặt đứt tất cả sức mạnh đang túm lấy bóng người. Chẳng mấy chốc, bóng người đã lấy lại tự do.

Họ lao vào vòng xoáy như nước biển dâng trào, từ đó lá rụng về cội, không còn cần phải luẩn quẩn nơi đất khách quê người nữa.

Khi bóng người cuối cùng rời đi, cái l*иg đọng lại suốt nghìn năm cuối cùng cũng tan rã. Tất cả cảnh tượng đều đang nhanh chóng bay đi xa, mọi tiếng động đều bắt đầu trở nên văng vẳng.

Trương Uyển cũng nhạt dần thành sương.

Trước khi biến mất, bà đột nhiên hỏi Tạ Vấn một câu: “Ngoại trừ lần ở thôn Liễu, có phải mẹ từng gặp con tại đâu đó nữa không? Ở mấy đời khác, ở vài chỗ khác.”

Tạ Vấn: “Từng gặp.”

Trương Uyển nhìn hắn rồi lại nói: “Chắc con cũng từng gặp những người khác nhỉ?”

Ví dụ như hơn cả trăm người trong Tạ phủ ở Tiền Đường.

Tạ Vấn vẫn nói: “Từng gặp.”

Trương Uyển hỏi khẽ: “Vậy… đời nào con cũng đưa bọn mẹ đi hết hả?”

Tạ Vấn im một hồi rồi cười nói: “Không phải, con chỉ tình cờ gặp được thôi.”

Hắn thường gặp gỡ vài cố nhân giống như Trương Uyển đây ở một nơi nào đó trên thế gian. Họ đã thay đổi bộ dáng từ lâu, có thân phận mới và cũng có người nhà mới. Dù đã từng có bao nhiêu điều yêu hận và vướng mắc khó cởi tới đâu, nếu họ đã bước vào vòng luân hồi, mấy thứ kia đều sẽ biến thành quá khứ phủ đầy bụi bặm và sẽ không được ai nhớ tới nữa.

Mặc dù nhớ ra thì cũng đã cách quá nhiều năm, cảnh còn người mất, khó lòng vui tiếp.

Với họ mà nói, hắn là một lữ khách xa lạ tình cờ băng qua. Vài người mới nhìn hắn một cái mà đã cảm thấy khá quen thuộc, nói thêm hai ba câu với hắn. Rồi sau đó, họ sẽ lại sống tiếp cuộc đời của mình và không bao giờ xuất hiện cùng một lúc với hắn nữa.

Hắn cũng không cố chấp về điều này, chẳng qua sẽ nán lại thêm một lát, tựa người lên thân cây và tiễn đưa những cố nhân đó từ phía sau. Hắn sẽ nhìn họ đi tới cuối đường, quẹo một cái cua rồi biến mất, còn bản thân thì sẽ cười một tiếng và rời khỏi.

Dường như Trương Uyển còn rất nhiều điều muốn nói, nhưng cuối cùng chỉ hỏi một câu: “Nếu kiếp sau lại gặp nhau, con còn đưa bọn mẹ đi nữa không?”

Tạ Vấn nói: “Sẽ đưa, con sẽ đưa rất nhiều người đi.”

“Được.” Trương Uyển gật đầu một cái.

Sau ít lâu, bà cũng đỏ mắt cười với Tạ Vấn một cái, câu cuối cùng chôn vùi trong sương mù.

Nhưng Văn Thời nghe thấy. Anh nghe Trương Uyển nói dịu dàng rằng: “Đừng cô độc trong l*иg như lúc trước nữa con nhé.”

Lúc bà tiêu tan, đám sương kia chiếu lên một bóng dáng, có lẽ đó là điều cuối cùng mà nội tâm bà không muốn để lại.

Đó là một người chưa tròn đôi mươi đang dựa lên cột nhà màu đỏ và cười nói cùng bạn bè với một khí phách phong nhã và ưu tú.

Bóng dáng đó hiện lên trong giây lát rồi biến mất trong sương mù đặc kịt giữa rừng sâu cỏ dài của l*иg, sau này sẽ không còn dấu vết gì nữa.

Văn Thời ngơ ngẩn nhìn chằm chằm chỗ kia, bỗng cảm thấy trái tim bị ai đó bóp mạnh một cái, dấy lên một cảm giác khó chịu khó lòng đè nén.

Anh xoay đầu nhìn về phía Tạ Vấn và thủ thỉ: “Cái l*иg đầu tiên mà ông giải là của chính ông ư?”

Tạ Vấn không trả lời mà chỉ lẳng lặng đứng một lúc rồi mới ngoảnh lại.

Ánh mắt của hắn lướt qua đuôi mắt, chóp mũi và khóe môi của Văn Thời, nhìn một hồi lâu mới giơ tay nhéo cằm anh, ngón cái vuốt qua viền môi, nói thầm: “Hồi xưa xài lịch cũ, ta đã không còn nhớ rõ nữa, cũng đến lúc lật sang ngày khác rồi.”

Văn Thời lại không thể lật tiếp. Anh luôn muốn làm chút gì đó.

Có lẽ do ngón cái trên viền môi cứ sờ sờ làm cạn sạch sự kiên nhẫn trong anh. Thế là anh túm lấy tay của Tạ Vấn, khép nhẹ hàng mi rồi nghiêng đầu tới gần.

Anh luôn cảm thấy đúng ra mình phải là người chiếm thế tấn công, nhưng đợi đến lúc anh nhận ra, Tạ Vấn lại đang lặng lẽ hôn mình.

Cái l*иg bị trói buộc suốt nghìn năm liên tục tan rã. Bóng người sớm đã mất tăm, xung quanh thênh thang và vắng lặng tựa như một chỗ bí mật, còn họ thì lại náo loạn bất chấp, song song đó cũng quấn quýt và mập mờ.

HẾT CHƯƠNG 85 („• ֊ •„)

HẾT QUYỂN 5