Cơn Gió Nào Đưa Ta Về

Chương 2: Gió sớm (1).

Nguyễn Yếm đã gϊếŧ một con mèo.

Đó là một con mèo tam hoa* mà không ai cần, nhưng thật sự cô nhìn cũng không biết nó lớn tầm nào, chắc là đã trưởng thành. Nó xuất hiện trên đường Nguyễn Yếm đi học, lúc nó đang không có tinh thần nằm ở ven đường, thấy con mèo đó thường xuyên ngủ gật, ngẫu nhiên lại đi kiếm ăn, đa số thời gian đều trông rất bẩn.

*Mèo tam thể (mèo tam hoa) là con mèo có bộ lông cơ bản là ba màu tại ba vùng riêng biệt, thông thường là các màu vàng, nâu vàng và đỏ, hoặc đen, nâu đen và trắng. Các cá thể mèo tam thể thường xuất hiện ở nhiều giống mèo khác nhau, vì vậy “mèo tam thể” chỉ là một cách phân loại mèo dựa trên màu lông của con mèo đó chứ đó không phải là một giống nòi thật sự.

*Hình ảnh minh hoạ:

Nguyễn Yếm đi ngang qua người nó, có khi còn có thể nghe thấy tiếng nó ngáy nữa.

Nó cũng rất sạch sẽ.

Có một ngày, Nguyễn Yếm thấy vài người mang máy ảnh vây quanh con mèo kia, đem nó tắm sạch rồi lau khô, động tác rất nhẹ nhàng, khuôn mặt nó hướng thẳng về phía máy ảnh.

Lúc Nguyễn Yếm mang cặp sách đứng chờ đèn đỏ, nghe thấy một cô gái trẻ ôm con mèo nói là muốn nuôi nó, sau đó nói nó tuy đáng thương, nhưng cũng rất đáng yêu, xoa xoa bàn chân rồi đặt cho nó một cái tên.

Nguyễn Yếm ở một bên nghe, mấp máy môi không nói lời nào.

Chắc là sau này cô sẽ không còn nhìn thấy con mèo đó nữa rồi.

Nhưng nó mới đi được mấy ngày, buổi sáng sớm trời mưa to, gió lạnh thổi mạnh, Nguyễn Yếm cầm ô, dẫm lên những vũng nước đọng lại trên đất để đi học, ngoài ý muốn nhìn thấy một cục bông nhăn nhúm đang nằm một đống ở ngã tư đường.

Toàn thân nó đều ướt sũng, nép mình phía dưới lá cây không lành lặn lắm, lạnh đến mức phát run cả người.

Rõ ràng là trời đã mưa cả đêm hôm qua.

Nguyễn Yếm nhìn nó vài giây, rốt cuộc cũng không nhịn được bèn ngồi xổm xuống lấy giấy vệ sinh xoa xoa lên thân mình đầy nước của nó, sau đó xách nó đến dưới mái hiên để có thể tránh mưa.

Con mèo nhỏ ngẩng đầu nhìn cô, kêu meo meo một tiếng.

Nguyễn Yếm nói: “Chị không nuôi nổi em đâu.”

Thế nên nó trở thành một con mèo hoang không ai cần.

Vì kéo dài thời gian thêm một chút nên Nguyễn Yếm đã đến muộn.

Thật ra chuông vào học chưa vang, nhưng giáo viên chủ nhiệm của lớp bọn họ rất đáng ghét, có quy định chỉ cần là buổi sáng, nếu có người nào vào lớp chậm hơn so với ông thì đều bị tính là đi học muộn, cũng coi như Nguyễn Yếm phải giẫm lên gót chân ông ấy để tiến vào.

Chủ nhiệm lớp chậc một tiếng, ghét bỏ xua đuổi cô. Nguyễn Yếm coi như không nhìn thấy, dù sao cũng là thói quen rồi, khi đi ngang qua bên người ông ta định lấy sách giáo khoa lại phát hiện ngăn bàn của mình trống rỗng.

Không có sách.

Nguyễn Yếm nhìn chằm chằm vào cái bàn, quay đầu lại nhìn những người xung quanh, dường như mọi người đã bàn với nhau từ trước, mắt nhìn mũi, mũi nhìn tim, không một ai đối mặt với cô.

Nguyễn Yếm liếc nhìn một cái thùng rác rồi đeo cặp sách đi ra ngoài.

Sau lưng vang lên những âm thanh ngâm nga đứt quãng, cao thấp đan xen nhau, ong ong một mảnh, cũng không biết là thật hay giả.

Đây là chuyện bình thường đã lặp đi lặp lại vô số lần vào mỗi buổi sáng sớm ở trường trung học phổ thông này.

Trường học sẽ để nó lặp lại mãi mãi.

Nguyễn Yếm làm bộ làm tịch đứng vài phút, nhìn chủ nhiệm lớp đi vào văn phòng rồi quay đầu đi xuống tầng.

Trong trường học có mấy cái thùng rác thùng rác lớn ở tầng 1, Nguyễn Yếm không cảm xúc đi đến, cũng may trong trường học không có nhiều rác hôi thối như vậy, cô còn có thể chịu đựng được.

Nhưng lục tìm một lần vẫn chưa tìm được.

Nguyễn Yếm cảm thấy không đúng, trường học không bao giờ thu dọn rác vào buổi sáng, chẳng lẽ là tối hôm qua đã bị ném ra ngoài?

Cô đứng ở phía trước thùng rác, trời mưa đã nhỏ hơn rất nhiều, cô không bung dù, trên người thì ẩm ướt, tóc mái thì bết dính trên đầu, đồng phục lấm lem, thoạt nhìn rất đáng thương, cũng rất buồn cười.

Những giáo viên xung quanh đi qua nhìn cô vài lần, nhưng cuối cùng cũng không đi tới.

Nguyễn Yếm nghe thấy phía sau có người hô to: “Này”.

Cô quay đầu nhìn, thấy một thiếu niên đang cầm ô, ôm một chồng sách thật dày bị dính nước mưa hỏi: “Của cậu à?”

Nguyễn Yếm ừ một tiếng: “Của tôi.”

“Bị người ném từ trên mái xuống, nện trúng đầu tôi.”

“Thật xin lỗi.”

Thân hình người trước mắt mảnh khảnh, dù mái hiên rất thấp, đồng phục đã kéo khoá được một nửa, lộ ra áo sơ mi bên trong, Nguyễn Yếm chỉ có thể thấy được nửa phần sạch sẽ, đẹp đẽ của cậu.

“Trả lại cho cậu này.”

“Cảm ơn.”

Nguyễn Yếm liếc mắt nhìn anh, trong lòng ‘a’ một tiếng, là cậu ấy.

Cậu thiếu niên không mở miệng nói gì nữa, cậu đưa sách trả cho cô rồi đi mất, đi rất nhanh, lại không phải hướng của khu dạy học.

Gọi thiếu niên cũng không đúng lắm, Nguyễn Yếm biết cậu, cậu tên Kỷ Quỳnh Thù.

Cái tên khá đặc biệt, hơi khó đọc một chút, Nguyễn Yếm còn tra tên: “Quỳnh” nghĩa là ánh sáng và sáng ngời, “Thù” là tên nước một trong bốn nhánh sông nhỏ cung cấp nước, một lửa một nước, cũng rất thú vị.

Nhưng rõ ràng cậu ấy là người không thú vị cho lắm, canh suông quả thủy*, tính tình có chút u ám, ở trong trường lại độc lai độc vãng*, không có bạn bè, chỉ nghe thấy những tiếng nói chuyện phiếm xầm xì, bị trở thành đề tài cho câu chuyện của đám bạn kéo bè kéo cánh mỗi khi tụ tập lại tám chuyện với nhau.

Nguyễn Yếm cũng đã nghe qua.

Khi tụi học sinh nói chuyện phiếm, sẽ luôn tìm những người không giống với bọn họ, huống hồ đó còn là vị thành niên, bắt kịp tin tức sẽ rất nhanh.

Nguyễn Yếm ôm sách trở về phòng học, bị chủ nhiệm lớp bắt đứng lại khiển trách, nhưng cô cũng không so đo là ai ném sách của mình.

Cô không thích gây chuyện.

Lớp trưởng không thu bài tập của cô nên Nguyễn Yếm đành tự mình đi nộp, khi gõ cửa văn phòng xong, lúc tiến vào lại nhìn thấy Kỷ Quỳnh Thù.

Cậu đứng trước mặt giáo viên chủ nhiệm của mình, mặt mày rạng rỡ trong phút chốc, nam sinh bên cạnh cậu thoạt nhìn so với cậu còn thảm hơn, vừa thấy là biết đánh nhau, tình hình chiến đấu còn rất dữ dội.

Nguyễn Yếm nộp bài tập, quay đầu nhìn Kỷ Quỳnh Thù, vừa ngẩng đầu thì đối mặt với cậu thiếu niên đó, ánh mắt cậu lạnh lùng, giống như muốn đâm người ta.

Nguyễn Yếm ngây người.

Đột nhiên trong lòng cô không thoải mái lắm, không thể nói lý do, không dám nghe giáo viên bên cạnh hùng hổ giảng đạo nữa, nhấc chân rời đi.

Khi cô mở cửa, Kỷ Cảnh Thù đã mở mồm nói câu đầu tiên sau khi bước vào cửa: Tại sao em không thể đánh một đứa mắng em là một tên tạp chủng chứ?”

Động tác Nguyễn Yếm dừng lại, cô không quay đầu lại xem.

Chuyện Kỷ Quỳnh Thù đánh người sự thực truyền đi rất nhanh, cậu ta thu dọn đồ đạc, nghe nói là bị yêu cầu đình chỉ học một tuần.

Bạn cùng bàn của Nguyễn Yếm cười hì hì thảo luận chuyện này với người ngồi phía sau trong WC: “Này, cậu có nghe được gì không đó, Kỷ Quỳnh Thù bị đuổi về nhà rồi.”

“Ừ, tớ biết, đánh nhau với Chu Trì, còn đánh rất thảm nữa, Chu Trì cũng quá ngốc, trêu chọc cậu ta làm gì.”

“Nhà cậu ta có tiền ấy, đánh bị thương rồi thì bồi thường tiền thôi.”

“Tầm thường quá. Này, cậu nói cậu ta không cha, cũng không có mẹ, vậy tiền này của cậu ta từ đâu ra?”

“Không phải ai cũng nói cậu ta là con riêng sao, con hoang lưu lạc của phú hào nào đó ư, nói không chừng còn có thể về nhà kế thừa gia sản nữa đó.”

“Cậu ngốc à, nếu có thể kế thừa sao còn học ở trường chúng ta, cậu nhìn khuôn mặt nhỏ nhắn trắng trẻo của cậu ta đi, không chừng là quyến rũ với….”

Nguyễn Yếm mở cửa WC ra sau đó chậm chạp rửa tay, không mặn không nhạt dừng lại nhìn thoáng qua nói với hai người: “Họa từ miệng mà ra.”

Người ngồi cùng bàn quát lên: “Thì sao chứ?”

“Tôi suy nghĩ cho các cậu thôi.” Nguyễn Yếm lắc lắc tay, làm bộ không cẩn thận mà vẫy nước trên người mấy cô nàng kia.

“Sáng nay ở văn phòng nghe cậu ấy nói, sau này nếu nghe thấy ai nghị luận về cậu ta, thấy một lần liền đánh một lần, cậu muốn bị nghe thấy à?”

Đương nhiên Kỷ Quỳnh Thù chưa từng nói những lời này, còn Nguyễn Yếm chỉ coi như mình đã trả lại nhân tình.

*Canh suông quả thủy (清汤寡水): là một thành ngữ Trung Quốc. Ghép vần là “qīng tāng guǎ shuǐ”, nghĩa là mô tả một món ăn có quá nhiều nước, dở và không có hương vị. Xuất phát từ “Người ngu Vương lão đại”. Làm tân ngữ, định ngữ, chỉ cuộc sống kham khổ, không thú vị.

*Độc lai độc vãng (một mình đến, một mình đi) là cảnh giới cao nhất của đời người. Những người đạt đến cảnh giới này giống như những bậc thầy vô song, bế quan tu luyện sau đó trở thành bất khả chiến bại.