Sáng hôm sau....
Sáng nay, tôi cố tình thức sớm, tôi muốn nói chuyện với Ba Mẹ về chuyện lúc tối.
Nhớ lại lúc tối, sau khi tiễn hai chị ấy về, tôi trở vào nhà, buổi tiệc nhậu đó vẫn chưa tàn, họ ăn uống hát hò suốt buổi tối. Tôi mặc kệ, tôi lo cho mình trước, tôi xuống bếp tìm thức ăn, ăn no rồi tôi đi tắm và chuẩn bị đi ngủ.
"An, ra dọn dẹp con!" -Ba gọi tôi, lời nói đã nặng mùi bia.
Cuối cùng buổi tiệc ồn ào đó cũng tan. Ba Mẹ tôi đã say, những người khác đã được người nhà mình đưa về, tôi nghe Ba gọi tôi ra dọn dẹp, tôi bực bội không vui, nhưng biết làm sao, tôi không dọn thì ai sẽ dọn, chẳng lẽ để bãi chiến đó đến sáng cho Ba Mẹ dọn? Đành vậy, tôi tức tối, mặt trù ụ bước ra dọn dẹp bãi chiến trường đó.
Bãi nhậu đã dọn xong, chén dĩa cũng đã rửa sạch sẽ, úp khô ráo, nhà cũng đã lau sạch, chỉ còn mùi bia rượu vẫn hừng hực trong mỗi góc của căn nhà. Tôi mệt lả, có vẻ đây cũng là một nguyên nhân khiến tôi không thích ở cùng Ba Mẹ hay bất kì ai chung một nhà. Tôi mặc kệ, tôi không quản nữa, tôi đi ngủ.
....
"An, sao hôm nay thức sớm vậy? Chắc bão quá!" -Mẹ tôi đã thức, Mẹ mở cửa phòng bước ra, Mẹ nhìn thấy tôi đang ngồi bấm điện thoại, Mẹ gọi tôi.
"Dạ! Mẹ rửa mặt đi, chút con nói cái này!"
"Chuyện gì?"
"Dạ, không gì, Mẹ đi rửa mặt đi!"
"Ừ!"
Mẹ tôi lụi cụi bước đi, hình như từ khi Ba Mẹ tôi trở về, tôi vẫn chưa hỏi han đến họ, tôi vẫn chưa lo gì được cho họ, tôi chỉ lo nợ nần, tôi chỉ biết hỏi họ còn thiếu ai bao nhiêu tiền để tôi rút tiền ra trả, tôi chưa tự tay mua tặng cho họ món gì, tôi chỉ lạnh lùng đưa cho họ một số tiền để họ thích gì thì tự mua. Vô cảm quá, vô tâm quá, đúng không? Tôi cũng muốn lắm chứ, tôi rất muốn như những đứa con gái khác, thân mật cười nói đùa giỡn vui vẻ, làm nũng với Ba Mẹ mình, hay đơn giản chỉ là cái nắm tay ấm áp, nhưng tại sao tôi không thể?
Không hiểu vì sao, giữa tôi và Ba Mẹ luôn có một bức tường vô hình ngăn cản lại, giữa tôi và Ân như có một khoảng cách mà không thể nào bước qua, giữa tôi với cả nhà như có một nút thất chết không thể nào gỡ. Chúng tôi không thể sống cùng nhau, gặp nhau, chúng tôi dường như không có gì để nói, Ba Mẹ trong nhà thì tôi ngoài đường, họ ngoài đường thì tôi ra đồng, tôi lại càng không thể nào nói chuyện vui vẻ được với Ân dù tôi rất thương em ấy, tại sao tôi không thể nào hòa đồng được với họ? Tại sao lại như vậy chứ?
Mỗi bữa cơm, tôi cứ cặm cụi ăn, không nói được câu nào tỏ ra là mình vui vẻ hay hiếu thảo, Ba Mẹ hỏi thì tôi khô khan trả lời, trong bữa cơm nếu có Ân, có lẽ bữa cơm đó sẽ có thêm chút chuyện để nói với nhau, mà hình như cả nhà tôi cũng chưa từng có bữa cơm gia đình nào gọi là ấm cúng thật sự. Chúng tôi cứ như những người khách xa ghé qua thăm hỏi nhau rồi lại đi tiếp cuộc hành trình, không có gì lưu luyến hay nhung nhớ.
Dù vậy, tôi vẫn rất thương Ba Mẹ, tôi thương họ hơn bất cứ ai trên đời, tôi đã từng nói, "Đời này, Vũ Tâm An chỉ có duy nhất một người Ba và duy nhất một người Mẹ!", không cần biết họ có yêu thương tôi hay không, họ đối với tôi như thế nào, trong lòng tôi, tôi mãi mãi kính yêu họ.
"An! Mẹ con đâu?"
"Dạ, Mẹ trong nhà vệ sinh! Ba đi rửa mặt đi, rồi Ba cùng Mẹ ngồi đây con nói chuyện này!" -tôi nói nhỏ nhẹ từ từ với Ba.
"Ừ!"
Lát sau Mẹ tôi ra, tôi mời Mẹ ngồi xuống ghế chờ Ba ra tôi sẽ nói chuyện với họ. Cuối cùng Ba tôi cũng ra, hai người họ đã ngồi trước mặt tôi, tôi nhìn họ, họ dường như họ vẫn còn hơi men của tối qua trong người, họ lừ đừ uể oải, ngồi gần họ, tôi vẫn còn ngửi thấy mùi của bia rượu trên người họ toả ra.
"An, có chuyện gì vậy?"
"Dạ, cũng không có gì, con chỉ có vài điều muốn nói cho Ba Mẹ nghe thôi!"
"Chuyện gì?"
"Ba Mẹ, con không muốn Ba Mẹ đối xử tốt với những người kia, con không muốn Ba Mẹ chiêu đãi, qua lại hay quá dính líu đến họ. Họ, tất cả họ, những người đã từng khi dễ mình, xem thường mình, chửi mắng mình, con không muốn Ba Mẹ có bất kì sự liên hệ mật thiết gì đến họ nữa!"
"An à, dù sao họ cũng là anh em, hàng xóm của mình mà!..."
"Anh em? Ba ơi, khi Ba nghèo khó họ có xem Ba là anh em của họ không? Họ có thèm nhìn đến Ba không? Khi Ba mang nợ ngập đầu, họ có đưa cho Ba đồng nào để giúp Ba không? Hay họ còn tính toán chi li, đồi tiền lời? Khi Ba bị người ngoài mắng chửi, họ có ra nói giúp Ba lời nào không? Khi con cái của Ba đối khát, đứng nhìn họ, con cái họ ăn uống hả hê, họ có cho con cái của Ba miếng bánh hay gọi nó vào ăn cùng không? Khi vợ của Ba bị họ nói xốc đầu, họ có nghĩ đó là vợ của Ba không? Ba à, con còn nhớ như in những lời cay nghiệt họ từng nói với chúng ta, vẻ mặt khinh bỉ họ nhìn chúng ta, con suốt đời này cũng sẽ không bao giờ quên những gì họ đã làm với chúng ta!.... Còn hàng xóm sao? Họ! Thôi đừng nhắc tới, nhắc đến là thêm giận! Ba Mẹ có nhớ mấy cái người được gọi là hàng xóm đó đã từng chèn ép mình cỡ nào không? Ba Mẹ còn nhớ mỗi lần khi đến ngày trả tiền lời cho họ, Ba Mẹ thì tới ngày lãnh lương, Ba Mẹ có nhớ họ đứng bên rào chửi mắng thậm tệ cả nhà mình như thế nào không? Ba Mẹ có biết con cái của Ba Mẹ bị họ ăn hϊếp như thế nào không? Ba Mẹ đã phải luồn cúi trước họ bao nhiêu lần chỉ để mượn chút tiền? Ba Mẹ đã phải xem sắc mặt của họ, nghe họ nói trên đầu mình bao nhiêu lần? Ba Mẹ xem họ là hàng xóm, họ có xem Ba Mẹ là hàng xóm không?"
"An à!..."
"Mẹ à! Con nói nhữg lời đó không phải là muốn Ba Mẹ trả thù họ, ghét bỏ họ, con cũng không phải là muốn Ba Mẹ không nhìn mặt họ, xa lánh họ. Con nói những đó chỉ muốn Ba Mẹ nhìn ra vấn đề, họ bây giờ là sao, tại sao trước kia họ không như thế? Ba Mẹ hiểu ý con chứ? Còn nữa, con không thích Ba Mẹ ăn chơi đua đòi, tổ chức tiệc tùng, tập tụ nhậu nhẹt như mấy hôm nay, con nghĩ nó không cần thiết, nó quá lãng phí!"
"An à, lâu lâu anh em mới dịp tụ tập đông vui mà con! Với lại...." -Ba tôi trầm ngâm nói, Ba tôi vẫn chưa nói hết câu tôi đã cướp lời Ba.
"Ba Mẹ à, tại sao trước đây chúng ta khó khăn vất vả biết bao nhiêu mà chúng ta vẫn có thể cố gắng cầm cự cho đến hôm nay, tại sao trước đây chúng ta không hàng xóm, không anh em mà chúng ta vẫn có thể tồn tại cho đến giờ, tại sao trước đây chúng ta không tiệc tùng nhậu nhẹt, không lãng phí xa hoa mà chúng ta vẫn có thể sống tốt. Vậy tại sao trước đây chúng ta có thể mà giờ đây chúng ta lại không thể? Con biết mình không thể sống một mình trên đời mà không cần đến sự giúp đỡ của bất kỳ ai, con biết Ba Mẹ đã sống hơn nửa đời người vất vả tủi nhục. Nhưng dù vậy mình cũng không thể lãng phí xa hoa, tiền dù có nhiều đến đâu cũng có lúc hết, nếu mình cứ phung phí như thế thì núi nó cũng lỡ. Còn nữa, Ba Mẹ ở đây tiệc tùng nhậu nhẹt, Ba Mẹ có nhớ Ân, nó đang một mình ăn cơm hộp ở bên đó, nó còn vì tiết mấy ngày công mà không chịu về chung vui với cả nhà mình không?"
Nói đến đây, nước mắt tôi bỗng rơi xuống, nhớ đến Ân nhớ đến nổi tủi nhục của Ba Mẹ, nổi vất vả của cả nhà tôi khi xưa, tôi không còn từ nào để có thể nói hết được chỉ có thể rơi xuống những giọt nước chua xót. Tôi lấy tay lau đi những giọt nước mắt yếu đuối trên gương mặt của mình, tôi nhìn Ba Mẹ, họ không nói gì, họ buồn buồn, họ nhìn xuống bàn, họ nhìn chằm chằm vào cái bóng phản chiếu của họ dưới cái bàn kính sáng loáng đã được tôi lau sạch từ tối qua. Tôi không biết họ đã nhìn thấy gì từ ảnh phản chiếu đó, nhưng có lẽ họ đã nhìn thấy được những cơ cực của mình giữa trời mưa nắng khi xưa, có lẽ họ đang nhìn thấy căn nhà nhỏ xíu lụp sụp, chỗ dột chỗ mục nát mà cả nhà bốn người phải chen chúc nhau sống khi ấy, có lẽ họ đang nhìn thấy Ân, nó đang một mình bước đi, trên người nó đang mặc chiếc áo thun trắng cũ, một cái quần jeans đã phai màu thui thủi đi mua cơm hộp ở xứ người, có lẽ họ đang nhìn thấy căn phòng trọ nhỏ vài mét vuông có tiền thuê rẻ mà Ân vừa bước ra, mỗi khi có một trận mưa to trút xuống là nước tràn vào phòng.
"Ba Mẹ! Đừng sống ác, cũng đừng quá thiện, hãy sống thiện với những ai thiện lương, cũng đừng ác với những ai ác. Mặc họ, ai làm gì kệ ai, hãy sống giản dị và an nhiên, chỉ cần mình sống đúng với lương tâm, không thẹn với trời đất là được! Những người đã sống ác với chúng ta, Ba Mẹ, con không cần hai Người phải thù ghét họ, cũng không cần hai Người phải xa lánh họ, nhưng con mong Ba Mẹ đừng đối quá tốt với họ, con chỉ cần thế thôi. Và con mong Ba Mẹ đừng phung phí như mấy ngày nay, Ba Mẹ hãy cứ sống như lúc bình thường, sống giản dị đời sẽ vui hơn, sống an nhiên đời sẽ ý nghĩa hơn!"
"Uhm, Ba Mẹ biết rồi!"
"Dạ được Ba! À còn nữa! Chiều nay Ba hãy gọi bác Hai và mấy chú tới nhà đi, thêm vài người lớn nữa, con sẽ giải quyết dứt điểm với họ!"
"Con tính làm gì? Thôi bỏ qua hết đi con!"
"Dạ, không gì đâu Ba, chỉ là chút chuyện nhỏ thôi! Ba cứ gọi họ đến nhà mình đi, không thì gọi họ ra quán nước của bác Thiện cũng được!"
"Ừ!"
"Vậy con đi làm nha!" -nói rồi tôi đứng lên đi ra khỏi nhà.
"An, ăn gì rồi hãy đi!"
"Dạ được rồi Mẹ, con sẽ mua gì đó ăn trên đường đi!"
"Ừ!"
"À, chiều nay không được nhậu nha Ba Mẹ!"
"Ừ!"
Và tôi đã ra khỏi nhà, tôi đạp xe bon bon đi, tôi nghĩ đây chính là lần đầu tiên tôi dũng cảm đối diện, nhìn thẳng vào mắt Ba Mẹ lâu như vậy, cũng là lần đầu tiên tôi nói nhiều với họ như thế, cũng là lần đầu tiên tôi mạnh dạn nói ra những suy nghĩ trong tôi với họ, và là lần đầu tiên tôi đứng ra gánh vác sức nặng của gia đình mà Ba Mẹ đã gánh bấy lâu nay.
"Alo, Đường Nhân! Chị nghe nè em!"
"Chị Linh ơi, chiều nay hai chị tới trễ chút nha!"
"Có gì sao em?"
"Dạ, không gì, chỉ là em muốn giải quyết chút chuyện nhà thôi chị!"
"Uhm, cũng được! Vậy 7h30 hai chị tới được không?"
"Dạ được chị!"
"Ừ!"
"Hi!"
"À Đường Nhân!"
"Dạ chị!"
"Sẵn đây cho chị hỏi chút!"
"Dạ!"
"Hai chị đang dịch chương tiếp theo của "Mộ đá rêu xanh", chị dịch tới câu đọc thoại nội tâm của Tiểu Nhu, chị không rõ ý nghĩa của lời đọc thoại đó cho lắm! Còn nhiều chỗ nữa!"
"Đoạn nào vậy chị?"
"Ừ, là đoạn Tiểu Nhu muốn tiếp cận Hậu Kỳ, muốn giành tình yêu của bạn thân, đoạn mà Hậu Kỳ đã nói thẳng thắng, dứt khoát rõ ràng với Tiểu Nhu ở công viên, sau khi Hậu Kỳ bỏ đi, Tiểu Nhu đã ngồi phị xuống đất, vừa khóc vừa than trời trách đất, uất hận tự nói với chính mình đó!"
"À, đợi em chút, để em nhớ cái đã! Uhm..... A, nhớ rồi! Lúc đó Tiểu Nhu đã đổ hết mọi tội lỗi lên đầu Uyển Nhi, rồi sau đó Tiểu Nhu đọc thoại nội tâm, ý nghĩa đằng sau câu đọc thoại đó là uhm.......! Là vậy đó chị!"
"Uhm, chị hiểu được chút chút rồi! Để chị suy nghĩ về tình cảnh, tâm tư của Tiểu Nhu lúc đó rồi nghiên cứu thêm!"
"Dạ chị!"
"Thôi em làm tiếp đi, để không bị la đó!"
"Hi, la gì chị, giờ này là giờ nghỉ trưa mà!"
"Hả! Giờ nghỉ trưa? Giờ đã trưa rồi sao?"
"Dạ!"
"Trờn ơi, tụi chị lo dịch đến quên hết thời gian! Mà cái chương này, từng câu từng chữ có quá trời hàm ý sâu xa, làm tụi chị suy nghĩ rồi tưởng tượng, suy ra đến nhứt cả đầu!"
"Hi!"
"Vậy thôi nha em, tụi chị đi ăn cái đã!"
"Dạ chị!"
.....
Rồi mọi chuyện đều theo ý tôi mà tiếng hành, Ba Mẹ tôi đã gọi hết những người đó, thêm vài người lớn tuổi hơn trong xóm ra quán nước của bác Thiện uống nước chờ tôi về, còn tôi, tôi đã xin nghỉ buổi chiều để giải quyết những việc riêng của tôi và chuẩn bị những thứ tôi sẽ mang ra giải quyết dứt khoát ân oán của họ với Ba tôi.
"Alo, An, về chưa con?"
"Dạ con đang về, sắp tới rồi! Ba ơi, Ba lấy giấy tờ nhà đất, mảnh đất của Nội ra đi, con sẽ về ngay!"
"Chi vậy An!"
"Dạ Ba cứ lấy đi, con về sắp tới rồi!"
"Ừ!"
Một lát sau tôi đã về đến, tôi chạy chiếc SH màu trắng bạc tôi vừa mới mua và chạy xe về, xe đạp của tôi, tôi đã cho một cậu bé nhặt ve chai mà tôi thường hay cho quà bánh, ngoài chiếc xe, tôi còn cho em ấy và những em đi nhặt ve chai cùng em ấy tiền, tôi còn hứa khi tựu trường tôi sẽ tặng mỗi em một bộ sách vở mới, đồng phục mới, giày mới, cặp sách mới và sẽ cho mỗi em một chiếc xe đạp mới.
Các em ấy rất vui, nhìn nụ cười hạnh phúc của các em ấy tôi cũng rất vui, nhìn các em ấy, tôi nhìn thấy tôi và Ân của ngày xưa trong đó, nhưng chúng tôi không mai mắn như các em ấy, được người ta cho tiền, sách vở, cặp sách, giày, đồ mới, xe đạp. Chúng tôi khi ấy có thể nói là bần cùng, đi chân đất, quần áo lắm lem đen xì cũ rích rách rưới, có thể nói đồ chúng tôi mặc là nùi giẻ. Sáng đói, trưa không đủ no, chiều tối thì tạm bợ, ngày hè hay ngày không học thì đi nhặt ve chai, làm đủ thứ việc linh tinh để kiếm từng đồng lẻ đở đần cho Mẹ. Mẹ thương con vất vả giăng nắng giữa trời cho con vài đồng ăn quà bánh, tôi còn nhớ khi đó, kẹo chỉ, kẹo kéo là những thứ quà bánh quá xa xỉ với những đứa nghèo như chúng tôi, tôi vẫn nhớ rất rõ hai chị em chúng tôi khi ấy, chúng tôi đứng cạnh chiếc xe bán kẹo chỉ, nhìn những đứa khác bu quanh mua kẹo, chúng tôi đứng một bên nhìn tụi nó mua, nhìn tụi nó ăn mà nuốt nước bọt ực ực vào bụng.
Và giờ đây tôi đã lớn, tôi đã có rất nhiều tiền, tôi muốn mua bao nhiêu cây kẹo chỉ, kẹo kéo mà không có, nhưng có nhiều tiền thì đã sao, tôi không thể mua lại được cây kẹo chỉ, kẹo kéo của ngày xưa, tôi cũng không thể mua lại tuổi thơ của chính mình. Thôi đành vậy, tôi chỉ có thể cất cây kẹo chỉ, kẹo kéo của tuổi thơ vào trong hộp kính và cất giữ nó ở một ngăn nhỏ trong tim.
Tôi đã về đến nơi, từ đằng xa, tôi đã nhìn thấy Ba Mẹ, mấy ông chú bác dì thím cùng với những người hành xóm thích xem náo nhiệt đúng bu quanh xầm xì ở quán nước của bác Thiện. Tôi dừng lại dựng xe ở bên cạnh quán, họ bàn tán la ó lên khi nhìn thấy chiếc xe mới toanh của tôi vừa mua vẫn chưa gắn biển số xe, họ còn bàn tán lớn tiếng hơn, nhiều hơn khi nhìn thấy một anh lịch sử trẻ tuổi đẹp trai đi cùng tôi. Có lẽ họ bất ngờ, có lẽ họ nghĩ anh này là bạn trai của tôi và tôi gọi Ba Mẹ chú bác dì thím ra đây đông đủ là muốn giới thiệu bạn trai với họ, có lẽ tất cả họ đều nghĩ như thế, Ba Mẹ tôi cũng vậy! Nhưng không, lầm rồi!
"Đường Tỷ, anh này là bạn trai của mầy hả?" -con nhỏ chảnh choẹ đó cùng mấy đứa khác cũng ở đây xem náo nhiệt, nó bước đến, giọng "nhão nhoẹt" nói với tôi.
Đầu câu là "Đường Tỷ", cuối câu lại gọi "mầy"? Hớ! "Con nhỏ này, mầy có não không vậy?". Nó lại nói tiếp.
"Ê, đẹp trai á! Kiếm ở đâu ra vậy? Ảnh tên...."
"Mầy nín cho tao!" -tôi cướp lời nó, tôi căng cơ mặt nói lớn vào nó, nó bị quê, tức tối, hậm hực quay mặt đi.
Tôi hùng hổ mở yên xe và lấy chiếc cặp da màu đen tôi rất yêu quý đang phình to, nhẹ nhàng lấy ra. Tôi vãn cơ mặt lại bình thường, tôi cười cười mời anh đó vào trong quán cùng tôi.
Chúng tôi vào quán, bác Thiện gái lấy cho chúng tôi hai cái ghế nhựa, làm cho chúng tôi hai ly cà phê sữa mang ra, mọi thứ đã yên vị, cuộc trò chuyện bất đầu.
"Anh ấy là Long, anh ấy là luật sư con đã mời tới!"
"Con mời luật sư làm gì?" -bác Hai tôi lên tiếng.
"Tốc chiến tốc quyết tốc thắng", tôi đi nhanh vào vấn đề. Tôi mở cặp ra và lấy ra bốn sấp tiền tờ 500 nghìn VNĐ, bốn sấp, tổng cộng 120 triệu để trước mặt bốn người anh em của Ba tôi và những bà vợ, con của họ, họ và những người xung quanh mắt mở to sáng loáng nhìn chằm chằm vào mấy sấp tiền đó không chớp mắt. Nhìn vào biểu cảm trên gương mặt tất cả họ, tôi nhết miệng cười khinh bỉ, tôi nói tiếp.
"Bốn sấp tiền này, mỗi sấp 30 triệu, nếu bác Hai và mấy chú muốn nhận nó thì phải từ bỏ, không tranh giành miếng đất Nội để lại nữa. Con cũng nói luôn, dù mấy chú có muốn giành cũng không được, bán lại càng không được, vì giấy tờ đều được Ba con giữ, mà đất tranh chấp thì ai dám mua! Sớm hay muộn gì thì mảnh đất đó cũng sẽ sang tên cho Ba con, con chỉ muốn giải quyết nhanh một chút, gọn lẹ một chút. Nếu đồng ý thì bác và mấy chú kí tên vào đây!"
Anh luật sư lấy ra một sấp giấy tờ mỏng đặt lên bàn cùng viết. Tất cả họ nhìn nhau, rồi nhìn lại sấp tiền đặt trước mặt họ, họ trầm ngâm một lúc, bàn bạc với vợ họ rồi lần lượt từng người kí tên vào chỗ anh luật sư chỉ trên hồ sơ. Bốn chữ kí "quá quý giá" của họ tôi đã có và giờ việc sang tên mảnh đất nhỏ xíu đó sẽ không gặp trở ngại gì nữa. Ba tôi đưa giấy tờ nhà đất cho anh luật sư, tất cả hồ sơ đều đã chuẩn bị sẵn, Ba tôi chỉ việc kí tên vào, tôi lấy thêm trong cặp ra 5 triệu đưa cho anh luật sư, tôi nhờ anh ấy nhanh chóng hoàn thành thủ tục sang tên mảnh đất đó cho Ba tôi.
Và mọi vấn đề đã kết thúc sau buổi chiều hôm ấy, họ cầm được tiền thì nhà ai nấy về, quê ai nấy đi không quyến luyến bịn rịn. Số tiền đó, tôi bỏ ra không hề tiếc, tôi cũng không bị lỗ, tôi biết, mảnh đất nhỏ đó bán ra chia đều cho năm người thì mỗi người nhận chẳng được bao nhiêu. Tôi biết một điều rằng, số tiền tôi bỏ ra đó, tôi không phải mua lại mảnh đất kia cho Ba tôi, số tiền đó là tôi đã mua lại lương tâm của họ, mua lại tình nghĩa anh em của họ với Ba. Tôi đã mua đứt lương tâm của họ, mua đứt tình nghĩa anh em của họ, lương tâm của họ, tình nghĩa của họ, nó chỉ đáng giá có 30 triệu mỗi người.
Tạm biệt nhé! Những chú bác thân yêu! Từ nay về sau chúng ta chính là người dưng của nhau. Tạm biệt!