"Bần hèn tựa kiếp bèo trôi
Lững lờ nước cuốn, bèo xuôi sông nào?"
.....
"Người tô làn phấn, cầm hương châm trước mộ. Mặc lại tấm giá y, vạn kiếp biệt ly. Đàn rung một khúc, hồng nhan nước mắt rơi. Màu sương trắng pha, gió thê lương, thổi qua.
Lệ tan thành máu, từng giọt đẫm huyết bồn. Điệu cười vẫn thấu xương, mùi tóc còn vương. Cầm ô một bóng, chờ trông dẫu cố nhân. Ngủ quên tháng năm, chốn dương gian, phù tang...." -tờ mờ sáng, tôi đi ra đi vào, ngân nga hoài bài hát "Bán hồ sa", một bài hát vô cùng thê lương, ấy thế mà tôi lại hát vào tản sáng tinh mơ, ấy mới ghê!
"An!" -tôi đang lây hoay, lăn săn chuẩn bị đi làm, bỗng từ sau bếp, tiếng Mẹ gọi tôi, tiếng gọi thật nhẹ nhàng, nghe rất dễ chịu.
Phải nói thế nào ta?! Uhm.... Khó nói quá! Tiếng Mẹ gọi tôi, tôi chưa bao giờ cảm thấy dễ chịu, gần gũi như những ngày nay. Mẹ tôi, Ba tôi, lúc trước, mỗi lần họ gọi đến tên tôi, tôi luôn có cảm giác trong tiếng gọi kia luôn có một chút sự bực dọc, một chút sự tức giận, một chút sự không vui, một chút sự khó chịu và một chút gì đó gọi là miễn cưỡng. Tôi cũng không rõ, nhưng tôi luôn có cái cảm giác đó, cứ như thể tôi không phải là con của họ sinh ra vậy. Có lẽ do tôi quá nhạy cảm, cũng có lẽ do tôi quá đa nghi hoặc do tôi suy nghĩ quá nhiều nên mới có cái cảm giác kì cục đó.
Đến bây giờ tôi mới hiểu, khi xưa, do Ba Mẹ tôi luôn phải vất vả bôn ba, kiếm về từng đồng lẻ nuôi chị em tôi trưởng thành, họ phải nhẫn nhục gánh chịu những vằn vặt, tổn thương, những phong ba bão táp của cuộc đời, họ luôn phải chịu đựng, chịu đựng tất cả, gánh vác, gánh vác mọi thứ. Chính những cái đó đã bóp méo đi tiếng gọi con thân thương của họ, đã đè nén đi tình yêu con tha thiết của Ba Mẹ tôi khi ấy và tôi là chị lớn của một đứa em trai, nên tôi sẽ và phải nhận lấy hết tất cả để em ấy không phải hứng chịu những thương tổn kia. Và tôi, tôi cũng là đứa con gái lớn của một gia đình nhỏ, của một người Ba người Mẹ vĩ đại, nên ngày hôm nay, tôi sẽ cố gắng ròng gánh hết những vất vả của họ hôm nào.
"Vai trần dãi nắng dầm mưa
Da nâu rám khói, ban trưa giữa trời
Thương con, Người chẳng than lời
Tự thân nhẫn nhục, nuôi đời con khôn"
"Dạ Mẹ?"
"Chiều có tăng ca không?"
"Dạ con hổng biết nữa, có gì chiều con điện!"
"Ừ! Gọi sớm sớm chút để còn nấu cơm."
"Dạ!"
"Ừ! Chiều nay ăn gì, Mẹ nấu!"
"Ăn gì cũng được, có gì chiều con gọi cho hay!"
"Ừ!"
"Ba đâu Mẹ, sao sáng giờ con không thấy?"
"Ba con đi uống cà phê với mấy ông, bác ở xóm rồi!"
"Mẹ, Mẹ nói với Ba đi, đừng có đi với mấy người đó nữa. Hồi trước, họ có bao giờ đi uống cà phê với Ba đâu, họ cũng có bao giờ xem Ba Mẹ ra gì đâu? Mẹ nói với Ba đi! Con không thích Ba Mẹ qua lại với những người từng mắng chửi, xem thường cả nhà mình hồi đó! Với lại mấy người đó có phải là ruột thịt của mình đâu?"
"Kệ đi con!"
"Không kệ được Mẹ!"
"Mẹ nói lại với Ba đi! Con đi làm đây!"
Ba Mẹ tôi đã về được vài ngày, Ân, nó không về cùng, Ba tôi nói, nó không chịu về, nó còn phải làm, nó không về được, nó tiếc mấy ngày công nên không chịu về. Ân rất giống tính tôi, chúng tôi lại rất giống tính của Mẹ: Tham công tiếc việc! Việc gì cũng ôm hết vào người, bỏ việc này bắt việc kia, không để bản thân được ngừng nghỉ, bệnh cũng phải làm, làm đến khi không còn sức để làm. Ba tôi lại càng siêng năng hơn nữa, một ngày, Ba tôi ngủ chưa được năm tiếng, thức khuya dậy sớm, ngoài công việc chính, Ba tôi còn nuôi gà nuôi vịt, bắt cá bắt cua, làm hết việc này đến việc khác.
Bây giờ ngồi ngẫm nghĩ, lục lại kí ức, nhớ lại chuyện xưa của một thời đã qua của quá khứ: Một cảm giác thật xót xa!
"Ừ, để Mẹ nói lại với Ba mầy!"
"Dạ!" -nói rồi, tôi dẫn chiếc xe đạp của ngày nào, leo lên xe, dung ung, thông thả đạp xe chạy bon bon đi.
Mấy ngày nay, sau khi ông Lý trở về nước, chị Linh tối nào cũng đến nhà tôi, ngoài chị Linh, ông Lý còn để lại một chị trợ lý đẹp đẹp trạc tuổi chị Linh để phụ giúp, và hai chị ấy cùng tôi cũng đã bắt tay vào công việc dịch lại hoàn chỉnh "Mộ đá rêu xanh" vào ngày nghỉ và những buổi tối khi tôi tang làm về nhà.
Tuy thời gian không nhiều, mỗi đêm, chúng tôi làm việc chỉ khoảng ba bốn tiếng đồng hồ, nhưng dù thế nào chúng tôi cũng sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành bản dịch nhanh nhất có thể cho ông Lý.
.....
Chiều hôm nay trời đẹp thật!
Chiều tang ca, tôi chậm rãi đạp xe trở về nhà. Chiều hôm nay trời rất đẹp, trời trong xanh, nước long lanh, những đám mây trắng trên nền trời xanh biếc, bồng bềnh, nhẹ nhàng bay chầm chậm trong gió. Xa xa đâu đó vẫn còn nhìn thấy những tia nắng yếu ớt của buổi chiều tà đang dần dần tắt hẳn ở đằng Tây. Ở đâu đây, những cơn gió đầu hạ thi nhau lướt nhanh qua những chiếc áo trắng của những cô cậu học trò mặt mài hớn hở chào đón một mùa hè mong đợi. Những chiếc khăn quàng cổ trên những chiếc áo trắng tinh khôi, chúng đung đưa, đung đưa theo gió, chúng rực rỡ tươi thắm như màu hoa phượng trên cành, như ông Mặt Trời hiền hòa rực đỏ xa xa kia ở một góc trời yên ả.
Tôi không đạp xe tiếp nữa, tôi dừng lại, tôi dẫn xe đến bến sông tuổi thơ của hôm nào của những đứa con nít chúng tôi. Giờ đây, nó đã đổi thay, thay đổi tất cả, thay đổi cả cảnh vật lẫn con người, và tôi đã ngồi lại đó, ngồi trên thành bê tông, quay mặt ra phía sông, hai chân đung đưa, in bóng trên mặt nước xanh trong vắc, vu vơ nhớ lại chuyện xưa.
Ở ngay đây, chính chỗ này, trước kia, khi tôi vẫn còn bé xíu, ở chỗ này có một cây cồng già to lắm, to đến mức phải cần đến khoảng bốn đứa con nít chừng bảy tám tuổi ôm vòng quanh mới giáp hết cả cây. Tôi cũng không biết cây cồng ấy đã bao nhiêu tuổi, tôi đoán nó khoảng chừng vài chục tuổi, cũng có thể là cả trăm tuổi cũng nên. Nó to lắm, cao nữa, cả cây cồng to đùng nghiêng nghiêng, mọc ngã ngã ra sông, tán của nó rợp bóng cả một khoảng trời mát mẻ giữa trưa hè nóng nực. Cây cồng già ấy, thân đã to, cành cũng to, tán cũng to, lá xum xuê, xanh mướt bung tỏa, ngã ra sông, rễ chẳng những to mà còn nhiều, chúng uốn éo cong cong, vòng lên, đâm xuống, xuyên qua, nằm trồi lên trên đất, đâm trổ xuống mé sông một khoảng dài.
Tôi không biết cây cồng già ấy của ai, tôi lại càng không biết nó đang mọc trên đất của ai, tôi chỉ biết, chúng tôi, những đứa con nít khi ấy rất thích chơi đùa dưới góc cây có phần rễ to to uốn éo trên mặt đất, chúng tôi rất thích tắm mát dưới bóng cây vào những buổi trưa nóng nực, những buổi chiều mát mẻ.
Tôi còn nhớ mấy đứa bọn tôi khi ấy quậy phá lắm, không biết sợ là gì, nhớ đến là thấy mắc cười! Chúng tôi leo lên cây cồng già ấy, chúng tôi cố leo, gắng trèo qua nhánh cây to, thấp nhất ngã xa ra mé sông, nhảy "một cái đùng" xuống, rồi lại bơi vào bờ rồi lại tiếp tục trèo lên và lại nhảy xuống. Càng làm như vậy vài lần, thân cây bị ướt, càng ướt thân cây lại càng trơn trượt, lúc bình thường đã khó leo, huống chi khi bị ướt! Những lúc như thế, chúng tôi phải cố gắng bám chặt vào thân cây hơn nữa để trèo lên và để không bị ngã, ấy thế chứ, chúng tôi vẫn hay bất cẩn để bị ngã từ trên thân cây xuống hoài, về nhà lại bị Nội đánh đòn thật đau vì cái tội "lớn khỉ". Bị té đã đau, về nhà lại càng bị đánh đòn đau, nhưng dù vậy chúng tôi nào có sợ, lần nào cả bọn rủ nhau đi tắm là cũng phải leo phải trèo, bơi từ cầu dưới lên cầu trên, tắm gần cả tiếng, đợi bị mắng, đợi người lớn xách cây roi vừa to vừa dài đi gọi, mới chịu lên.
Nhưng những tháng ngày đó nay còn đâu, vì cái gọi là "Nông thôn mới" họ đã vô tâm đốn hạ cây cồng già ấy, cả cây đa lùn lâu năm gần đó, hàng cây me nước, bạch đằng mọc dọc theo mé sông, họ đốn hạ chúng rồi họ đã xây dựng lên cái gọi là bến cảng sông của hôm nay. Và tuổi thơ của chúng tôi, nó đã tan thành tro bụi trong những bếp củi ngung ngút lửa, nó hóa thành làn khói xám theo cơn gió tiêu tán trên bầu trời mịch mịch. Thật nhớ quá!
Giờ đây, tất cả chỉ còn trong ký ức, đó đã là quá khứ! Những đứa trẻ vô ưu vô lo năm ấy nay đã khác, chúng đã lớn, mỗi đứa một con đường, mỗi đứa một hướng đi, kẻ còn người mất. Chúng không còn ngây thơ như hồi đó, chúng sâu sắc, nội tâm, đa đoan, đa kế. Và cái nơi chúng sinh ra và lớn lên, nó không còn như thuở hôm nào, nó cũng đã thay đổi, hoàn toàn thay đổi. Có lẽ do cảnh vật đã thay đổi nên con người cũng đổi thay, đổi thay cả tình người.
Mát quá, gió sông thật hiền hòa.
"Chiều chiều ai hóng gió sông
Mông lung mơ mộng, ngống trông nơi nào!"
Tôi ngồi một mình trên thành bê tông, tôi xa xăm nhìn những đám mây lười biếng trôi chầm chậm lửng lờ trên khoảng không xa tít, tôi mông lung nhìn những con sóng lăn tăn dịu dàng vỗ vào bờ, tôi vu vơ thả hồn vào những đợt gió thoang thoảng lướt qua tôi. Thật yên bình!
Nhìn những đám mây kia xem, chúng hạnh phúc biết bao, chúng tự do biết mấy. Tôi thật ngưỡng mộ bọn chúng, chúng có thể tự do uốn lượn trên bầu trời bao la vô tận, chúng có thể cùng ngọn gió thông thả bay đến nơi yên bình nào đó. Chúng không cần phải che giấu cảm xúc, vui thì cười tươi sáng rạng rỡ, không vui thì làm mặt giận xám xịt đen xì xì, khi u buồn có thể rơi vài giọt lệ nhẹ nhàng ba bốn ngày liền, khi uất ức có thể vỡ oà tức tưởi một trận hả hê thật lớn. Chúng không cần phải sống giả tạo, chúng sống thật trong mọi hình dáng, chúng không cần phải quan tâm đến bất kì ai đang nhìn chúng, vui thì cười, buồn thì khóc, khóc xong rồi lại cười, vui vui vẻ vẻ, tự tại biết bao.
Còn tôi, biết đến khi nào tôi mới thật sự vui vẻ? Tôi rất muốn, rất muốn khóc, khóc ra một trận giông bão thật lớn, thật to để cuốn trôi hết những uất ức chất chứa trong tôi bấy lâu nay và rồi "sau cơn mưa trời lại sáng". Tôi có thể không? Tôi có thể khóc không? Tôi có thể như những đám mây đen kia, khóc thật lớn mà không cần quan tâm đến bất cứ điều gì không?
"Á!" -tôi đang vu vơ ngắm mây, trời, sông, nước bỗng có một con diều bay vòng vòng loạn choạng từ trên không trung rơi thẳng xuống đầu tôi.
Con diều đó, nó rơi trúng đầu tôi, tôi thấy hơi đau, tôi bị con diều đó làm giật mình. Tôi xoay nửa người nhìn con diều đó, nó đang bị gió thổi bay là là trên đất một khoảng xa xa. Tôi nhìn chằm chằm nó, tôi chăm chú nhìn theo nó, tôi ghét nó, tại sao nó dám "gọi hồn" tôi trở về cái nơi nhoi nhóc ồn ào này? Khó khăn lắm tôi mới có thể "tách hồn" ra khỏi thể xác để cùng gió bay về tuổi thơ, cùng dòng nước xuôi về quá khứ. Con diều đó, nó đúng là đồ phá đám!
"Đường Nhân! Em có sao không?" -anh ấy là Tuấn, anh ấy hơn tôi hai tuổi. Cũng như những người khác, cứ mỗi chiều chiều, anh ấy hay dẫn mấy đứa cháu, mấy đứa em nhỏ của anh ấy ra đây thả diều, chơi đùa. Con diều của một trong mấy cháu của anh ấy rơi trúng tôi, anh ấy vừa thu lại dây diều vừa đi nhanh đến hỏi tôi. Tôi ngơ ngác trả lời.
"Ờ, không sao!"
Tất nhiên Đường Nhân không sao rồi, người có sao là Vũ Tâm An tôi đây này! Từ cái ngày định mệnh đó, hầu như không còn ai nhớ đến cái tên Vũ Tâm An.
Vũ Tâm An, cái tên vừa đẹp vừa ý nghĩa, tại sao họ không nhớ, còn Đường Nhân Bạch Vũ, họ hiểu được ý nghĩa của nó hay sao? À, Đường Nhân Bạch Vũ theo cách hiểu của họ chắc có nghĩa là: bỗng chốc có tiền, bỗng chốc nhiều người biết đến, bỗng chốc người người nể sợ, bỗng chốc bao người nể phục và quan trọng là bỗng chốc "hữu hình".
Haizzz.... Tâm An à Tâm An! Vì tâm an nên cuộc sống mới vui vẻ. Vì tâm an nên cuộc đời mới yên bình. Tâm an! Tâm an! Vạn sự an! Nhưng họ lại không cần "Tâm An".
"Em làm mới về à?"
"Ờ!"
"Sao ngồi đây có một mình vậy?"
"Sao đâu!"
"Diều nè, em thả hông? Ra đây chơi đi!"
"Ờ, không muốn chơi, anh chơi đi!" -tôi cộc lốc trả lời, tôi cũng lười trả lời anh ấy.
Anh ấy vẫn đứng đó, anh ấy vẫn vô tư vu vơ nói chuyện với tôi, nhưng tôi không quan tâm, tôi không trả lời, tôi cũng không thích trả lời, tôi lại càng không thích nói chuyện với anh ấy cũng như những người khác ngay lúc tôi cảm thấy cô đơn và chỉ muốn được một mình yên tĩnh ở nơi ồn ào này. Tôi sao đản anh ấy, tôi mơ hồ nhìn theo những con diều cao cao xa xa của những đứa trẻ be bé trên bầu trời sắp tắt nắng. Chúng đẹp quá, chúng đẹp màu của tuổi thơ, chúng rực rỡ màu của kí ức, chúng thật đẹp!
Tôi chăm chú nhìn theo những con diều ấy, có lẽ những trò chơi của những đứa con nít chúng tôi hồi đó vào khoảng mười mấy năm về trước ở vùng quê yên bình như: thả diều, bắn bi, bay kinh, năm mười, truyền khỉ, vòng trong vòng ngoài, bịt mắt bắt dê, bắt rược, keng, banh đũa, hoặc lấy cuốn lá chuối làm thành súng chơi du kích, lấy ống trúc làm ống thụt cùng vài quả mận non làm đạn, hái thật nhiều lá xoài làm mũ vua chúa chơi trò cung đình, còn không thì lấy đất sét dưới mé sông nắn tượng, nắn nồi đất, hay những ngày mùa cả bầy trẻ rủ nhau ra đồng chơi đùa quanh ụ rơm cao vυ't rồi lấy rơm làm thành người rơm thật to, v.v.... giờ chỉ có trò thả diều vẫn còn tồn tại và được những đứa trẻ ngày nay ưa thích.
Nhưng những con diều của hồi đó không như bây giờ, bây giờ chúng chẳng những đẹp, rực rỡ mà còn nhiều chủng loại, nhiều hình thù lạ mắt. Hồi đó, mỗi đứa trẻ vùng quê chúng tôi, đứa nào cũng biết làm diều, chúng tôi đều tự mình làm ra những con diều nhẹ nhàng đơn sơ mà bay cao vυ't tận trời xanh cho riêng mình. Chỉ cần vài nhành tre rồi vuốt tròn, một tờ giấy vuông vuông to to hay mảnh giấy kiếng trong trong rồi thêm vài sợi dây buộc chặt là đã thành con diều đậm chất dân dã. Và lũ trẻ bây giờ, chúng đâu cần phải mất công làm, chúng chỉ cần bỏ tiền ra thì đã có được một con diều vừa đẹp vừa to, bay vừa cao vừa xa.
"Đường Nhân, em có nghe anh nói không vậy?"
Tôi đang suy nghĩ về những con diều rực rỡ nhiều màu sắc trên nền trời kia, tai tôi bỗng nghe thấy tiếng anh ấy nói chuyện với tôi, mà hình như từ nãy đến giờ anh ấy vẫn đang nói chuyện với tôi. Tôi bất động trả lời.
"Ờ, có!"
"Một mình ngồi đây làm gì, ra kia chơi cùng bọn anh đi!"
"Đường Nhân! Ra đây thả diều chung với tụi tao đi!" -một đám nam nữ khác, tụi nó là đám bạn ma quỷ của tôi ở xóm khi còn bé xíu, nhưng càng lớn, tụi nó càng khác đi, khác cả con người lẫn tính tình và cả nhân cách. Cả đám tụi nó cũng giống như cái tụi của con nhỏ chảnh choẹ đó, càng lớn, tụi nó càng xa lánh tôi, tất cả tụi nó đều xem tôi là nô tì, xem tôi như người bị bệnh truyền nhiễm.
Hồi đó, khi chúng tôi còn nhỏ, nhỏ lắm, nhỏ tí xíu, khi chúng tôi vẫn chưa có tâm cơ, chưa có hỉ nộ ái ố sâu xa như bây giờ, chúng tôi chơi đùa với nhau vui biết mấy. Nhưng tại sao, càng lớn, tụi nó, cả tôi đều thay đổi, tất cả đều thay đổi, chẳng lẽ những đứa con nít khi lớn lên sẽ phải như thế, không thể như lúc bé, vô tư chơi đùa cùng nhau được hay sao?
"Ờ, em không muốn chơi, em muốn được một mình, anh chơi với tụi nó đi, đừng để ý đến em!"
"Đường Nhân, em..."
"Đừng gọi em là Đường Nhân! Em là Tâm An!"
"Ừ!"
Trước đây, cái tên Đường Nhân Bạch Vũ, tôi cảm thấy nó rất thanh cao, tao nhã, thoát tục, mỗi khi được gọi như thế, tôi thấy rất vui, cảm thấy mình hơn người khác một bậc. Nhưng tại sao giờ đây cái tên ấy được chính từ miệng họ, những người từng không xem tôi và cả nhà tôi ra gì thốt lên, tôi cảm thấy nó thô bỉ, phàm tục, tôi cảm thấy mình bị sỉ nhục, tôi rất bực, bực đến mức sắp nổi nóng khi cái tên Đường Nhân được vang ra từ miệng của những con người đó.
"Được rồi, em không chơi thì thôi vậy!" -anh ấy mặt bí xị cầm con diều khi nãy đã được anh ấy thu dây xong bước vội đến chỗ đám nhỏ đang đùa giỡn dưới bóng diều.
Tôi lại trở về với sự tĩnh lặng trong tôi, những tiếng cười đùa giòn giã của đám trẻ và âm thanh ồn ào quanh quanh, tất cả dường như đã bay theo ngọn gió, cuốn cùng những cánh diều xa tít lơ lửng trên tầng không trung kia.
"Tịch dương yên ả diều bay
Mục đồng vô định, thả bay con diều
Hiu hiu gió vợn cánh diều
Tuổi thơ nhớ lắm, những chiều gió lên
Xưa xưa diều vợn đồng, kênh
Nay nay tân thiếu, thả trên bến tình
Ấu nhi xin mượn ảnh hình
Viết câu thi tự, gửi tình diều bay
Chiều chiều cò vượt cánh bay
Cao cao xa tít, cò bay cùng diều
Ụ rơm cao ngất đằng chiều
Ngồi cao xa mắt, nhìn diều xa xa
Trời xanh đồng ruộng bao la
Xa xa chập chững, ánh tà hát vang
Chiều nay nơi bến sông nhàn
Cánh diều ai thả, nặng ngàn lời thương."