Giọng Hoàng Khôi tưng tửng:
— Vậy sao?
— Ừa, thôi tôi làm luôn cho xong đây.
Thấy Minh nghiêm túc ngồi vào bàn, hai tay thoăn thoắt gõ bàn phím liên hồi. Vầng trán cao cao, đôi môi cong cong như tính cách cô bé, ánh mắt ấy toát lên sự kiên định sẵn sàng đứng gồng mình hứng chịu mọi giông bão cuộc đời. Nó cho thấy đâu đó sự can đảm, một chút liều lĩnh của tuổi trẻ, chút ít sự cam chịu hằn trên gương mặt. Hình ảnh ấy khiến anh thoáng có chút lay động.
Bỗng cánh cửa mở ra cái sầm khiến hai người tôi giật mình. Tiếng nói quen thuộc vang lên:
— Ủa, anh hai. Sao anh đi làm rồi?
— Còn biết nhớ tới anh sao?
Hoàng Đăng cười trừ:
— Mấy nay em bận quá nên không qua anh.
— Tối anh giao cho một số công việc. Hạn là qua tuần nộp anh nhé!
Hoàng Khôi vỗ vỗ trán, giọng yểu xìu:
— Ok anh.
Kéo ghế xoay ngồi trước mặt tôi, giọng nói kia lại ngạo nghễ:
— Minh…. Mậ …. À mà thôi. Sao cô cũng ở đây vậy?
— Tại sao tôi không ở đây?
— Hahaaa. Khẩu khí khá lắm! Đang làm gì đó? Đánh máy à? Có cần tôi chỉ không?
Tôi điềm nhiên đáp:
— Không dám.
Hoàng Khôi lúc này lên tiếng:
— Em đi về phòng làm việc đi. Đừng chọc phá nữa.
— Ok anh hai. Chào bé Minh mèo nhé!
Nói xong cậu ta đi khuất dạng. Tôi cũng đơ mặt tận ba mươi giây. Nay lại gán tên tôi với Mèo. Trời ơi! Con người này là gì vậy? Sao cứ đi theo ám tôi hoài vậy trời. Ở nhà ghẹo chưa đủ sao còn mò lên đây kiếm chuyện nữa vậy. Kiếp trước tôi có mang nợ cậu ta không cơ chứ? Mà ân ân oán oán này biết bao giờ mới dứt đây. Vỗ đầu vài cái, bẻ khớp tay kêu rôm rốp cho khoan khoái, tôi lại tiếp tục đánh máy.
Bên này Hoàng Khôi cũng ngước lên nhìn thấy bộ dạng ấy mà phì cười rồi lại cúi xuống làm việc. Một lúc sau, tiếng gõ cửa vang lên. Anh nói vọng ra:
— Vào đi.
Hoàng Thư ỏn ẻn bước vào, liếc sang phía tôi một cái, cất giọng nói êm như nhung:
— Sắp muộn rồi, sao anh chưa về nè?
Hoàng Khôi lãnh đạm:
— Anh chưa xong việc. Em về trước đi.
Chị ta vẫn chưa chịu rời đi, nấn ná hỏi thăm:
— Chân anh đỡ đau hơn chưa? Anh vẫn khám và uống thuốc đều chứ?
— Ừ.
— Anh nhớ ăn uống tẩm bổ, làm việc cũng vừa sức thôi. Cần gì thì nói em, đứng cố quá anh nha!
Ngước lên nhìn Hoàng Thư, anh cất giọng lạnh băng:
— Được rồi, cám ơn em nhé!
— Dạ vậy em về trước đây.
Chị ta đi rồi, tôi nhíu mày suy nghĩ. Sao trùng hợp dữ vậy. Anh em cậu chủ đều dùng tên lót là Hoàng, và bà chị xinh đẹp kênh kiệu cũng lại trùng chữ Hoàng luôn. Bởi vậy nhìn ai cũng ngời ngời. Còn tôi, Đỗ Thị Minh. Đến tôi nghe còn không thấy quen tai huống chi người khác.
Trời sập tối, màn đêm buông xuống mà tôi và cậu Khôi vẫn miệt mài làm. Mãi đến khi cậu ấy kêu lên:
— Muộn rồi, đi về thôi Minh.
Tôi thì đang mải làm nên tầm mắt vẫn chưa rời laptop, giọng hững hờ:
— Chưa xong mà.
— Để đó đi, mai làm tiếp.
Tôi cẩn thận sao lưu lại thông tin, uể oải tắt máy rồi đứng lên. Hoàng Khôi cũng chống nạng đi tới. Hai chúng tôi bước ra cửa cũng ý thức được trời tối rồi, mọi thứ vắng lặng như tờ. Hai anh bảo vệ thấy chúng tôi liền gật đầu chào.
Xuống dưới sảnh, xe hơi màu đen cũng vừa chạy tới. Xe bon bon trên con đường hắt lên cửa kính xe đủ ánh đèn màu, phố đông người vội vã lướt ngược xuôi khiến tôi cồn cào nỗi nhớ nhà. Mẹ giờ này chắc đang lủi thủi ăn tối một mình, không con cái, không người thân bên cạnh. Cái bóng lầm lũi thân thương ấy in sâu trong tâm trí tôi, cho dù có muôn kiếp xa rời cũng không thể xoá nhoà được. Mỗi con người chúng ta ai cũng đều có đầy đủ cha và mẹ. Còn tôi chỉ có mỗi người mẹ này nên tình thương ấy tôi dành cho bà gần như gấp bội. Tôi nhất thời xúc động, sóng mũi cay cay. Nỗi nhớ mẹ lúc này đây giống như những cơn sóng ùa về bất giác khiến cho những giọt nước mắt tôi chầm chậm rơi xuống.
Thấy Minh trầm tư bên ô cửa, ngỡ rằng cô ấy mệt Khôi định hỏi thăm, ngờ đâu bắt gặp khoảnh khắc ứa lệ đó làm anh có chút ngỡ ngàng, thẫn thờ. Đây là lần đầu anh thấy được những phút giây yếu đuối của Minh, khác với vẻ ngoài luôn xù lông mà mỗi ngày cô ấy hay thể hiện ra. Anh lẳng lặng với lấy bịch khăn giấy nhỏ trong hộc cửa xe, đưa cho Minh.
Thấy hành động ấy của cậu chủ khiến tôi có chút giật mình, mất vài giây để bình tâm lại, rồi cố tỏ ra bình thường nhất mà mỉm cười:
— Cám ơn cậu.
Hoàng Khôi không nói gì, khuôn mặt thâm sâu khó lường, không thể nắm bắt được cậu ta đang nghĩ gì. Cũng tốt, không thắc mắc hay hỏi vặn vẹo tôi như ông cậu út, tôi càng thấy thoải mái hơn, ít nhất là trong lúc này. Vì tôi sợ rằng, nếu giờ có ai đó chỉ cần nhắc tới thôi tôi sẽ không kiềm lòng được mà bật khóc nức nở, những xúc cảm cố chôn kín trong lòng sẽ vỡ oà ra như bọt sóng. Tôi thầm cám ơn sự tế nhị của cậu ấy.
Xe cũng về tới nhà. Ngỡ ông bà chủ ăn cơm rồi, nhưng không họ vẫn ngồi ở phòng khách đợi. Thấy con trai về bà Tuyết không nén được lòng, hồ hởi chạy ra hỏi han:
— Con mệt lắm không? Sao lại về muộn vậy hả con?
Lắc đầu, anh mỉm cười:
— Con không sao. Ba mẹ đã ăn cơm chưa?
Bà Tuyết một tay đỡ con trai, một tay ngoắc tôi đi theo:
— Ba mẹ chưa ăn, đợi con với bé Minh về ăn chung cho vui.
— Trời ơi! Ba mẹ thiệt là….
Dì Tư vội soạn các món ăn nóng hổi ra bàn, chén đũa đã bày sẵn. Chúng tôi ngồi vào bàn thưởng thức các món ăn ngon. Phải nói là tay nghề dì Tư tuyệt đỉnh, nấu ăn hay pha chế nước uống gì cũng đẹp mắt, hợp khẩu vị. Phải chăng mỗi người có một năng khiếu riêng. Như tôi cực dốt văn, hoặc nấu ăn, vụng về nhưng trí óc lại nhạy nên các môn tin học, cờ tướng cực kí©ɧ ŧɧí©ɧ tôi, niềm đam mê ấy cứ len lỏi vào từng mạch máu, thớ thịt do vậy tôi không ngừng học hỏi đến say mê.
Ăn xong, Hoàng Khôi ngồi nói chuyện với ông bà chủ về tình hình công ty. Tôi thì đi xuống bếp rửa dọn phụ dì Tư.
— Chiều lên công ty có mệt không con?
— Dạ không, toàn ngồi chơi nên con buồn ngủ lắm!
— Có cơ hội vào công tu cùng cậu chủ, con cố gắng tận dụng học hỏi thêm được gì con nhé! Sau nó là kiến thức rất hữu ích cho con.
Dọn dẹp xong tôi trở phòng, nhỏ Hoàn nhắn tin:
— Ê mày nhớ lịch ngày mai nhé!
Tôi trả lời ngay:
— Tao nhớ mà. Tám giờ tới đón tao nhé!
— Ok.
Sáng hôm sau là chủ nhật, tôi thức dậy sớm tắm rửa sửa soạn thay bộ đồ đẹp xíu. Chọn mãi, vì không biết mặc kiểu gì dù tủ đồ có vài bộ. Chần chừ mãi tôi quyết chọn cái váy dài chấm gối màu xanh ngọc nhạt. Lâu lâu gặp bạn thì tôi cũng nên ăn mặc cho tinh tươm, không nó lại cười chê tôi lạc hậu. Mà nhỏ này là chúa nói dai.
Sau đó tôi phi xuống bếp pha cà phê. Thấy tôi, dì Tư ngạc nhiên:
— Sao nay thức sớm vậy con?
— À con tranh thủ mang lên sớm cho cậu ấy rồi đi gặp bạn. Chắc chiều tối con mới về đó. Dì đừng có nấu cơm cho con nha!
— Ủa vậy hả con? Bạn ở quê à?
— Dạ.
Lát sau tôi bưng đồ ăn sáng kèm ly cà phê sữa mang lên cho cậu Khôi. Theo thói quen tôi gõ vài cái lấy lệ rồi nhẹ đẩy cửa vào. Cậu chủ đứng tựa vào ban công lộng gió, cửa sổ mở tung ra ánh nắng mai ùa vào mang theo luồng gió nhẹ mơn man trên mái tóc cậu ấy. Thân hình cao to đứng bất động. Cậu ấy quay lại nở nụ cười toả nắng:
— Chào buổi sáng.
Tôi cũng sững đi vài giây, nụ cười ấy đẹp quá. Sau đó một lúc thì hồn phách mới trở về, tôi liền nói:
— Dạ chào cậu. Mời cậu dùng buổi sáng nha! Chúc cậu dùng ngon miệng.
Hoàng Khôi chống nạng tới nhìn khay đồ ăn:
— Cô ăn chưa?
— Tôi không có quen ăn sáng. À, hôm nay tôi đi gặp bạn cả ngày. Cậu cần gì thì nhờ dì Tư nha. Bữa đầu tuần tôi cũng có xin phép bà chủ rồi.
Hơi im lặng một lúc, giọng nói kia mới cất lên:
— Ừ.
Chỉ chờ có vậy, tôi chào vội rồi bỏ đi ngay. Nhỏ Hoàn đã ở dưới cổng rồi, chỉ nép vào bờ tường mà không dám vô. Tôi hỏi:
— Ê nhỏ! Sao mày không nhấn chuông vào trong đợi tao mà đứng ngoài này?
Hoàn lắc lắc đầu:
— Thôi biệt thự xa hoa thế này tao vô lỡ chó nghe mùi nghèo nó lại cắn tao thì sao?
Tôi đập vai nó một cái:
— Mắc mệt.
— Đi hen!
Tôi gật đầu leo lên chiếc xe máy cũ của nó, Hoàn rồ ga chạy đi. Lần này ngồi sau đứa bạn tung tăng khắp con phố như chim sổ l*иg, lòng tôi hớn hở lắm. Đường sá nhộn nhịp, tiếng xe cộ lẫn còi xe kêu bim bíp vang lên trong náo nhiệt. Đang tânn hưởng không khí Sài thành, Hoàn ngoái lại hỏi:
— Ăn sáng chưa?
— Chưa.
Nó nghe vậy liền đề nghị:
— Vậy ghé chỗ này ăn bò né nha! Ngon bổ rẻ. Ăn xong tao chở đi uống cà phê. Bao ghiền.
Nghe vậy mắt tôi sáng rực như sao, toàn món mình khoái khẩu, đáp ngay không ngần ngại:
— Được đó mày.
Nó chở tôi đi vòng vèo qua bao ngóc ngách cuối cùng ghé tiệm quá không quá lớn, nhưng rất đông. Nhìn mãi mới thấy được chỗ trống, tụi tôi len vào ngồi gọi món. Trong lúc chờ món ra, Hoàn hỏi tôi:
— Mày làm ở đó thế nào? Sao thấy trắng trẻo, mi nhon ghê bây! Cơm nhà giàu có khác.
— Vậy sao mày không nghĩ đến tình huống là tao làm cực quá nên gầy héo hon trơ xương ra?
Hoàn cười phá lên:
— Mặt mày phây phây như kia ai dám nói mày khổ mày cực à? Hỏi họ có tuyển nữa không để tao xin vô?
— Vô làm thế chỗ tao nè má!
Hai đứa tôi cười nói rôm rả. Mươi phút sau hai khay gang bò và bốn ổ bánh mì, dĩa sà lách trộn mang ra. Trong khay là trứng ốp la, hai lát bò né, xúc xích, pa tê, bên trên điểm vài cọng ngò xanh ngát. Tôi nuốt nước miếng ừng ực, hỏi nó:
— Sao mày mò ra quán này hay vậy?
— Bữa đi lạc qua đây thấy quán này đông quá nên ăn thử, ai ngờ tuyệt cú mèo luôn. Ăn đi mày. Ăn xong là quên lối về luôn.