Thập Niên 60: Trọng Sinh Thay Đổi Vận Mệnh

Chương 27: Mạt Mạt lớn lên rất giống với người bà ngoại đã mất 1

Sáng hôm sau, Mạt Mạt dẫn theo ba em trai đi dạo ở cao ốc bách hóa, trong tay cô còn có phiếu vải mà Hướng Triều Dương đưa cho chưa tiêu, không tiêu thì sang năm sẽ hết hạn.

Lợi ích duy nhất của phiếu vải quân đội là không giới hạn các thành phố, tất cả các thành phố khác đều có thể mua được.

Mạt Mạt ở trong quân đội đã trả lại phiếu vải cho Hướng Triều Dương. Nhưng lúc cô ở nhà khách thu dọn đồ đạc, tấm phiếu vải từ trong túi quần áo rơi ra, nhất định là Hướng Triều Dương không biết thuyết phục anh cả như thế nào, lúc anh cả đưa cô đi đã lén nhét vào.

Mạt Mạt buồn bực không cách nào trả về, mắt lại thấy đến Tết sẽ hết hạn, lãng phí thì thật đáng tiếc, hạn mức là năm mét! Tính cả vải trong nhà tích góp được là sáu mét rưỡi, đủ làm áo cho ba người lớn.

Nhà cô không tính anh trai cả là sáu người, cô không cần làm quần áo mới, cha quanh năm ở bên ngoài, nhất định phải làm một cái, cặp sinh đôi làm một cái là được rồi, vừa lúc hai đứa thay nhau mặc cùng với quân phục cũ, vải còn lại làm một bộ cho em trai út, còn có thể làm cho mẹ một cái áo mùa hè.

Sức hấp dẫn của tấm phiếu vải này quá lớn, cân nhắc một phen, Mạt Mạt có tính toán. Nếu hôm nay mua được len sợi thì dệt cho Hướng Triều Dương một chiếc áo len, trả lại nhân tình của phiếu vải, nếu không mua được len sợi, vậy chỉ có thể coi như là Hướng Triều Dương không may mắn, cô coi như không có chuyện phiếu vải, dù sao ngay cả ông trời cũng không giúp anh.

Liên Thanh Xuyên lần đầu tiên đi đến cao ốc bách hóa, cậu bé khó tránh khỏi có chút kích động, từ lúc tiến vào đã nhìn đông nhìn tây, ánh mắt cũng không đủ dùng: "Chị, nơi này thật lớn, đồ đạc rất nhiều.”

Mạt Mạt kéo tay em trai: "Nơi này đông người, một lúc nữa đi lên nắm chặt lấy tay chị.”

Liên Thanh Xuyên không nén được hưng phấn, thanh âm cao hơn vài phần: "Chị, biết rồi ạ.”

Lầu hai là quần áo và vải vóc, người mua vải không nhiều lắm, Mạt Mạt dễ dàng chen vào: "Đồng chí, cho tôi năm thước màu xám, ba thước màu trắng, sáu thước vải màu đen và màu lam.”

Nhân viên bán hàng nhìn thấy phiếu quân dụng trong tay Mạt Mạt, thống khoái mở phiếu: "Vải bông màu xám một hào hai một thước, vải bông trắng một hào một thước, màu đen là một hào một thước, màu lam một hào ba một thước, tổng cộng hai đồng bảy hào ba xu, phiếu vải hai mươi thước.”

Mạt Mạt giao tiền và phiếu vải, cầm vải đã cắt xong đưa cho Liên Thanh Nghĩa, Liên Thanh Nghĩa kinh hãi: "Chị, chị lấy đâu ra phiếu vải vậy?”

"Cái này em đừng để ý, cầm chắc, đi xem có bán len hay không."

Mạt Mạt đến nơi bán len sợi, vận khí của Hướng Triều Dương thật đúng là không tệ, bởi vì là len nguyên chất bằng lông cừu quá đắt, không có bao nhiêu người hỏi, còn lại không ít.

Mạt Mạt nhéo mũi mua hai cân, tổng cộng tốn mười hai đồng, khiến cô đau lòng muốn chết, nhưng nhìn vải đã mua được thì nhịn.

Trong tay Mạt Mạt có tiền, vô cùng tự tin. Liên Thanh Xuyên nhìn bánh điểm tâm vài lần, Mạt Mạt lập tức móc phiếu lương thực trả tiền.

Cặp song sinh nhớ thương một cuốn sách nhỏ đã lâu, cô mua một bộ đầy đủ.

Ra khỏi cao ốc bách hóa, Mạt Mạt quay đầu lại nhìn tòa nhà bách hóa vài lần, nơi này ngược lại là một nơi tốt, có thể từ bên trong lấy được đồ ăn còn sót lại không cần phiếu không nói, còn có thể tẩy trắng một ít đồ dùng hàng ngày trong không gian của cô.

Mạt Mạt cũng đặt cao ốc bách hóa ở trong lòng, nhưng có điều trong lòng cô quan tâm nhất vẫn là trạm lương thực hoặc công ty cung cấp và tiêu thụ thực phẩm phụ.

Về đến nhà, Liên Thanh Nghĩa cất kỹ đồ đạc, cũng tính giá tiền từng thứ một, trí nhớ của thằng nhóc này tốt lắm, tính toán kỹ con số rồi, lấy lòng tiến đến bên cạnh Mạt Mạt: "Chị, rốt cuộc anh cả cho chị bao nhiêu tiền vậy, hôm nay chị đã tiêu hai mươi lăm đồng đấy.”

Mạt Mạt lườm một cái xem thường: "Em tìm hiểu cho bao nhiêu tiền để làm gì?”

Liên Thanh Nghĩa là trẻ ranh to xác, lắc lắc cánh tay Mạt Mạt làm nũng: "Chị, chị nói cho em biết đi! ”

"Em nhớ thương tiền để làm gì?" Liên Thanh Nghĩa càng như vậy, Mạt Mạt càng cảnh giác.

Liên Thanh Nghĩa bĩu môi: "Em không làm gì cả, tò mò trong sáng còn không được sao.”