Mười Hai Năm Kịch Cố Nhân

Chương 65

Uống xong tách trà, Thẩm Hề song vai cùng Phó Đồng Văn ra khỏi viện.

Người làm trong nhà họ Phó đều đã nghỉ việc, các viện bây giờ cũng đều bỏ hoang, đương nhiên không có người quét tuyết như trước đây. Trên con đường hẹp phủ đầy tuyết trắng ngần, giày da giẫm đến đâu, tuyết lõm xuống đến đấy, dày không thấy đất đâu.

Cách một bức tường cao, thành Bắc Kinh ngoài kia vui mừng trong ngày cuối năm, còn nơi đây lạnh lẽo sau đổ nát.

Đến ngoài cổng chính, họ chờ xe hơi.

Phó Đồng Văn rảnh rỗi không có gì làm bèn phủi tuyết trên tảng đá, vỗ về nó như đang nói:"Anh bạn già, tạm biệt nhé."

"Từ lúc Ương Ương đi theo anh, chưa bao giờ thấy lúc anh ba nở mày nở mặt." Anh hạ thấp giọng, cởi găng tay da dê màu đen xuống, gõ nhẹ vào lòng bàn tay, "Thật đáng tiếc."

"Đáng tiếc gì cơ ạ." Cô khẽ hỏi lại,"Đáng tiếc vì em không thấy lúc anh phong lưu nhất ư? Tô Khánh nói với em rằng, ngày xưa anh và cậu tư là " Vương tôn cưỡi ngựa hàng cây, ham mê đắm say, thiếu niên yêu đời". Chỉ nghe thôi cũng biết thời thiếu niên anh đắc chí thế nào rồi."

Phó Đồng Văn nở nụ cười.

"Anh cười gì chứ? Em đọc sai à?" Cô không tỉnh thông thơ từ ca phú, bị anh cười khó tránh khỏi hoảng hốt.

Anh lắc đầu:"Không sai, nhưng nghĩ tới một câu khác, cũng được sáng tác bởi một vị thi nhân."

"Là gì ạ?"

"Mây trôi quay gót không tung tích, ngày ấy ở đâu rồi. " Anh thong thả đọc, "Hứng thú nguội nhạc, bạn rược tan tác, đầu còn thuở thiếu thời.1"

1Hán việt: "Quy vân nhất khứ vô tung tích, Hà xứ thị tiền kỳ? Hiệp hứng sinh sơ, Tửu dồ tiêu tác, Bất tự thiếu niên thì." Trích thiếu niên du (Trường An cổ đạo mã trì trì) của Liễu Vĩnh thời Bắc Tống.

Vị thi nhân ấy sáng tác hai bài từ, trùng hợp thay lại là nửa đời trước và sau của một vị vương tôn công tử.

Thế gia lụi tàn, người đi nhà trống, đâu còn giống thuở niên hoa.

Cũng chính là tâm tình của anh.

Nhà họ Phó ngày trước, quanh năm suốt tháng có ba, bốn chiếc xe kéo chờ sẵn ngoài cửa, các cậu chủ cô chú tới tấp ra ngoài còn không đủ. Không giống bây giờ, cửa lớn vắng tanh, đến một chiếc xe cũng không thấy. Khi xe hơi đến, một chiếc xe kéo tay cũng trùng hợp đi qua.

"Cậu ba?" Phu xe thấy Phó Đồng Văn thì niềm nở dừng lại, "Cậu muốn ra ngoài ư? Để tôi giúp cậu gọi thêm mấy xe nữa nhé?"

"Hôm nay đã có duyên gặp mặt, vậy tôi phải chiếu cố việc làm ăn của anh rồi. Đi gọi thêm đi." Anh cười đồng ý.

Đối phương lập tức gọi thêm người đến, chẳng mấy chốc, năm chiếc xe đã dừng trước cửa nhà họ Phó.

Cậu ba đang thích thú, Vạn An đành phải làm theo, phân công mọi người chuyển hành lý lên xe hơi xong, thấy họ ngồi lên xe kéo tay, cậu không yên tâm bèn rỉ tai Thẩm Hề lẩm bẩm mấy câu, đều là những việc vụn vặt về ăn, mặc, đi, ở.

Đến khi họ khởi hành, Vạn An ghen tỵ liếc nhìn Virtue, than vắn thở dài vãy tay chào tạm biệt.

Khi đến Chính Dương Môn, đội đưa tiễn đoàn đại biểu cũng vừa tới.

Phó Đồng Văn sợ ồn ào nên tránh đám người đưa tiễn, vào phòng chờ hạng nhất chờ tàu, cho đến khi đoàn đại biểu đều lên tàu hết, anh mới đưa mọi người lên toa cuối cùng. Chuyến tàu này được chuẩn bị riêng cho đoàn đại biểu, vì vậy từ toa đầu đến toa cuối đều sửa theo toa thượng hạng, có vách ngăn tạo thành từng phòng riêng.

Trong phòng riêng của họ có một chiếc bàn gỗ dài hẹp kê ở giữa, ghế ngồi hai bên được trải long ngỗng, ngồi xuống liền cảm thấy mềm mại, thoạt nhìn là biết dung để chống lạnh. Sáu người họ chia ra ngồi hai bên, đối mặt với nhau.

Mới đầu không cảm thấy gì, nhưng đến khi trời tối nhiệt độ trong toa đã hạ xuống âm mười độ.

Phòng riêng rất hẹp, không tiện hoạt động. Người không được cử động, mạch máu không lưu thông, càng thấy lạnh hơn.

Thẩm Hề và Phó Đồng Văn nhỏ giọng nói chuyện, làn hơi phả ra đều thành khói trắng.

"Đến Đông Bắc, rồi lại đến Triều Tiên, có phải sắp đông cứng rồi không?" Cô nhẹ nhàng nói đùa, đưa cho anh chiếc khăn tắm vừa mới giặt bằng nước nóng để anh lau mặt.

Có người gõ cửa.

Vì quá lạnh nên hai toa đằng trước đã đốt lò than, bộ trưởng Bộ Ngoại giao sai người mời hành khách ở hai tòa sau đến sưởi ấm.

Phó Đồng Văn vì muốn tiến cử cậu năm nên đưa họ đến thẳng toa đầu tiên gặp bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Khi họ vào, Chu Lễ Tuần cũng ở đó, có cả phu nhân người Bỉ của bộ trưởng.

"Vị này là Phó phu nhân ư?" Bộ trưởng cười bắt tay với Phó Đồng Văn xong thì nhìn Thẩm Hề.

"Chào ông." Cô gật đầu.

"Nào, chúng ta ngồi xuống rồi nói." Bộ trưởng rất săn sóc, hiển nhiên quen biết với Phó Đồng Văn và Chu Lễ Tuần.

Phu nhân bộ trưởng tự tay bưng trà tới đưa cho mỗi người họ, sau đó cười tủm tỉm nhìn Virtue, hỏi thăm quốc tịch và tên tuổi cô ấy.

Virtue thật thà trả lời, sau khi nghe Đàm Khánh Hạng phiên dịch xong, phu nhân bộ trưởng lập tức cười rộ lên dùng tiếng Đức nói chuyện với anh ta:" "Tôi đến từ Bỉ, vừa hay biết nói tiếng Đức không cần anh phiên dịch nữa đâu." Tiếp đó bà nắm tay Virtue, thân mật bắt chuyện: " Tôi cũng tên là Virtue, chúng ta thật có duyên."

Đàm Khánh Hạng khá ngạc nhiên, dịch sang tiếng Trung cho mọi người ở đây.

Ai cũng vui vẻ vì sự trùng hợp này.

"Đã trùng hợp như thế này, vậy em nói chuyện với cô bé đi." Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nói với phu nhân.

"Được, mọi người cứ bàn chính sự đi, chúng tôi ra ngoài tâm sự." Phu nhân đồng ý, nắm tay Virtue ra khỏi toa tàu. Đàm Khánh Hạng không yên tâm lắm với tính cách của Virtue, sợ cô ấy sẽ cãi vã với phu nhân bèn vội vàng đi theo.

Họ vừa đi, bộ trưởng ra hiệu cho mọi người ngồi xuống nói chuyện.

Thẩm Hề và cậu năm ngồi góc trong cùng, trước mặt cô là lo than, sau lung là mười mấy chiếc rương gỗ đựng văn kiện ngoại giao quan trọng.

"Hồi cậu còn nhỏ, tôi từng gặp cậu, còn nhớ không?" Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hỏi cậu năm: "Có lẽ đã quên rồi."

Cậu năm nở nụ cười, lắc đầu: "Không nhớ ạ."

Bộ trưởng thấy cậu thanh niên có chí muốn vào ngành ngoại giao, trong lòng cảm khái, mỉm cười lên tiếng: "Năm tôi vào nghề, thầy Hứa kể lại cho tôi một câu chuyện, lien quan đến đại sứ quán đóng tại Pháp. Lúc đó vẫn là những năm cuối triều Thanh, đại sứ Pháp chúng ta phải thuê nhà dân, khi hết hợp đồng chủ nhà đến thu nhà lại, họ vô cùng tức giận. Vì sao ư? Vì từ trên xuống dưới trong đại sứ quán đều là những con ma nghiện, căn nhà bị phá hoại be bét. Sau đó chuyện này làm ầm ĩ đến nổi không thể giải quyết, chúng ta mất sạch mặt mũi ngay trên đất Pháp."

Ông cười bất đắc dĩ, kể tiếp: "Thầy Hứa kể chuyện này chính là để nhắc tôi ba yêu cầu." Ông đưa ba ngón tay lên, "Không hút thuốc phiện, không được chạm vào cờ bạc, càng không được đến nơi trai gái. Hôm nay tôi kể lại cho cậu, vì Đồng Văn muốn cậu đi trên con đường ngoại giao, vậy thì, tôi hy vọng cậu cũng có thể làm được những yêu cầu trên."

"Cháu sẽ làm được." Cậu năm nghiêm nghị hứa.

Bộ trưởng chìm đắm trong ký ức xưa kia, khó mà thoát khỏi: "Ông muốn bồi dưỡng tôi, nhưng không thích tập tùng bái thầy kế nghĩa, chỉ dặn dò cấp dưới để ý tôi nhiều hơn. Ân sư của tôi ấy à... là một người mang nghĩa lớn, đào tạo tôi vì tổ quốc, chứ không phải vì muốn học sinh của mình có mặt thắp thiên hạ."

Thời đại ấy không dung nạp được quá nhiều người.

Thầy Hứa trong lời bộ trưởng chính là một bậc bề trên mà Phó Đồng Văn quen biết, quan ngoại giao nổi tiếng cuối triều Thanh Hứa Cảnh Trừng.

Người thầy giáo từng dạy Phó Đồng Văn thời nhỏ và tiểu thư nhà họ Cô chính là ông ấy, ngay cả câu Cô Âu Vi thường nói "Ngoại giao không thể học trong một sớm một chiều, nhân tài ngoại giao không thể lập tức có ngay được" cũng bắt nguồn từ ông.

Năm Quang Tự thứ hai mươi sáu, liên quân tám nước xâm lược Trung Hoa, vì phản đối chỉ dụ của Từ Hy Thái Hậu mà ổng bị triều đình xử chết.

Năm ấy Phó Đồng Văn mới đến Anh không lâu, nghe tin dữ liên quân tám nước vào thành Bắc Kinh và thầy Hứa bị xử chết, anh đổ bệnh nặng nửa tháng.

Bộ trưởng trầm mặt trong một thóang ngắn ngủi, Phó Đồng Văn cũng yên lặng theo.

Anh đưa tay lên lò than để sưởi ấm, trong mắt bập bùng ánh lửa.

"Thế hệ công sứ già như chúng tôi, những chuyện làm được là để mất chủ quyền làm nhục đất nước, những hiệp ước kí kết đều bất bình đẳng." Bộ trưởng nhìn cậu năm, "Hiệp ước Dân Tử ký với Nhật Bản... cũng chính là "Hiệp ước hai mươi mốt điều" mà các cậu thấy trên báo do chính tay tôi ký. Ngay cả phu nhân tôi cũng nói, tôi ký những văn bản ấy thì cả đời này đều là tội nhân có lỗi với Tổ quốc."

Giọng nói của bộ trưởng nhẹ bẫng. Ông nhắc lại quá khứ, nhắc về một quá khứ nặng nề.

Cậu năm không biết phải trả lời thế nào.

"Ở Paris, chúng ta sẽ rửa được nhục cũ." Phó Đồng Văn nói thay cậu năm.

"Đúng thế." Bộ trưởng cười an ủi. "Cuối cùng cũng chờ được đến ngày hôm nay."

Tiến cứ xong cậu năm, Phó Đồng Văn không muốn quấy rầy đối phương them.

Khi anh đưa Thẩm Hề và cậu năm rời khỏi toa tàu, mấy người đàn ông mặc áo khoác long cừu màu sậm đã chờ ở ngoài cửa, đều là những công sứ đã từng gặp anh. Mọi người gật đầu chào hỏi, lách người đi qua.

Qua hai toa tàu thì đến phòng riêng của họ, Virtue và Đàm Khánh Hạng đã về trước.

Thẩm Hề vừa ngồi xuống, Virtue rót cho cô cốc nước nóng, đẩy tới trước mặt cô, gương mặt rạng rỡ.

"Sao cô ấy vui vẻ vậy?" Thẩm Hề hỏi thầm Đàm Khánh Hạng, "Xảy ra chuyện gì ư?"

"Phu nhân bộ trưởng kể lại chuyện hôn nhân của mình, một câu chuyện tình yêu rất đẹp." Anh ta bất đắc dĩ cười cười, "Những cô bé đều thích mấy chuyện đấy mà."

Thẩm Hề chợt nổi hứng: "Thế nào vậy? Kể cho tôi nghe đi."

"Cậu kể đi." Đàm Khánh Hạng lười kể lại, vứt vấn đề sang cho Phó Đồng Văn.

"Tôi cũng không hiểu lắm." Anh nói qua quýt, "Những chủ đề này đàn ông hiếm khi nói, cậu rõ hơn tôi mà."

Đàm Khánh Hạng không kiên nhẫn gì, hai, ba câu tóm gọn câu chuyện, Thẩm Hề chưa nghe đủ, vẫn quay sang gắng hỏi Phó Đồng Văn.

Không qua loa được với Thẩm Hề, anh đành tỉ mỉ kể lại cho cô và cậu năm nghe.

Năm ấy bộ trưởng Bộ Ngoại giao vừa mới vào nghề không lâu, mới hai mươi mấy tuổi, trong một buổi vũ hội ngoại giao đã kết thân với một cô gái chín chắn. Cô gái đó lớn hơn ông mười sáu tuổi, tính cách thẳng thắn, hào phóng, là con gái của một tướng quân người Bỉ. Sauk hi cô khiêu vũ với ông một bài, hai người chìm đắm trong biển tình. Nhưng theo truyền thống Trung Quốc, lấy người vợ nước ngoài là làm ô nhục tổ tiên, con cái sinh ra càng không thể vước vào từ đường. không thể nhập gia phả. Khi đó bộ trưởng đã gặp rất nhiều trắc trở, phía gia đình. Thầy Hứa hay triều đình đều phản đối mạnh mẽ. Nhưng bộ trưởng vẫn một lòng không đổi, nếu không phải bà thì sẽ không lấy ai.

Cuối cùng thầy giáo ông dân sớ với triều đình nhà Thanh, lấy lý do có lợi trong ngoại giao với Bỉ, để triều đình phê chuẩn hôn sự này.

"Mười sáu tuổi sao? Lúc mười sáu tuổi mẹ đã sinh em rồi, Ở Trung Quốc tuổi tác này cách biệt vai vế đấy." Cậu năm giật mình, "Tuổi tác chênh lệch quá nhiều, vì sao... vì sao nhất định phải cưới?"

Phó Đồng Văn cười đùa: "Báu vật thế gian là ý trung nhân1"

1Hán Việt: "Thế gian vưu vật ý trung nhân." Trích từ bài Thiếu niên du (Thế gian vưu vật ý trung nhân) của Liễu Vĩnh.

Đàm Khánh Hạng hùa theo: "Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi."

Được rồi, cậu năm chưa mảnh tình vắt vai, vẫn không hiểu được.

Mọi người bắt đầu nói đến câu chuyện tình yêu truyền kì nói đến trời Nam đất Bắc, cầm cốc nước sôi trong tay để chống lại cái lạnh trong toa tàu. Đến nửa đêm, Thẩm Hề và Virtue tìm áo dày chia cho mọi người.

Tuy lạnh, nhưng cũng phải ngủ, nếu không trong hành trình dài này, chưa đến ba ngày đã đổ bệnh.

Thẩm Hề để Virtue và cậu năm dựa vào trong góc nằm ngủ. Chu Lễ Tuần và Đàm Khánh Hạng cầm áo khoác đến phòng bên cạnh tìm chỗ ngã lung tạm. Mọi người đều mệt, chẳng mấy chốc đã ngủ gục.

Vì tuyết quá lớn, tàu hỏa đi rồi lại dừng.

Đến lúc trời sáng, Thẩm Hề thức dậy đầu tiên, khi cô từ phòng vệ sinh về Phó Đồng Văn cũng đã tỉnh.

Trong bóng tối, cô nhẹ nhàng quay về ngồi bên cạnh anh.

"Sắp qua cửa quan chưa anh?" Cô hỏi.

"Đã qua cửa quan rồi" Anh khẽ đáp.

"Thật sao?" Thẩm Hề vui mừng ngồi thẳng người nhìn ra ngoài cửa sổ.

Đây là lần đầu tiên cô ra khỏi cửa quan tới Đông Bắc, đương nhiên cảm thấy mới lạ. Trước bình minh vẫn có ánh ảm đạm, mặt trời chưa ló dạng, nhìn không rõ khung cảnh hai bên, chỉ có một ấn tượng: Trời đen thui, đất trắng xóa.

Điều khác biệt lớn nhất với trước khi rời khỏi Bắc Kinh là bên ngoài cửa sổ đã kết thành băng dày.

Cô thấy lạ lùng, bèn nghiêng đầu định nói với anh, Phó Đòng Văn đưa tay ngăn lại.

Sao thế?

"Tàu đang giảm tốc." Anh nói rất nhỏ.

"Có phải đến trạm tiếp tế rồi không?" Cô đoán.

Không chỉ Phó Đồng Văn, phòng riêng bên cạnh cũng có người phát hiện. Anh và Thẩm Hề lằng lặng đứng dậy ra khỏi phòng. Ba người đàn ông đang đứng trên lối đi, trong đó có Chu Lễ Tuần tối qua ngủ ở phòng cách vách.

"Có chuyện gì thể?" Phó Đồng Văn hỏi thầm Chu Lễ Tuần.

"Không rõ nữa..."

Chỉ hai, ba phút sau, tàu dừng lại hẳn.

Thẩm Hề nhìn ra ngoài qua cửa sổ đối diện phòng riêng, trên đường ray có ánh sáng nhấp nháy, bóng người màu đen nhấp nhô.

Lúc này, một người đàn ông trẻ tuổi chạy vào trong toa tàu, rì rầm vào tai Chu Lễ Tuần mấy câu.

Chu Lễ Tuần hơ sững người, gật đầu: "Biết rồi."

Anh ta xoay người nói lại với Phó Đồng Văn và hai tiên sinh kia: "Người của Bộ Ngoại vụ Nhật Bản đến, xe riêng đã chờ trên đường sắt Nam Mãn, đến đón đoàn chúng ta."