Mười Hai Năm Kịch Cố Nhân

Chương 19

Phó Đồng Văn thấy Thẩm Hề đã xuống tàu, bèn trở về phòng nghỉ ngoài trời trên boong tàu chung, tựa người vào tường, mọc từng sợi thuốc lá đã nát bấy trong túi quần ra ném vào trong gạt tàn màu vàng.

Một phút, hai phút, cho đến phút thứ ba, anh đã hết sạch kiên nhẫn, không móc nữa, phủi sạch vụn thuốc trên tay.

"Không nỡ à? Lo lắng ư?" Đàm Khánh Hạng đi tới.

Anh ta là người thẳng tính với kinh nghiệm tình trường dày dặn, mỗi lần yêu đương xong với một cô gái đều vui vẻ chia tay, những cô gái ấy còn thoải mái hơn cả anh ta. Thỉnh thoảng anh ta vẫn nhớ tới mùi hương trên mái tóc cô A, hơi ấm trên ngón tay cô B... có điều thương nhớ quá lâu sẽ không dứt ra được, bởi vậy Đàm Khánh Hạng tự cho rằng, anh ta có thể đoán được suy nghĩ của Phó Đồng Văn.

"Không." Trên gương mặt Phó Đồng Văn hiện lên nét cười, "Cô ấy có tài năng mà."

Một lát sau, anh nói tiếp:"Nếu muốn một cô gái sạch sẽ về cả tâm hồn lẫn thân thể, không khó, nhưng người đã mang trái tim vẩn đυ.c như tôi, muốn gội sạch sẽ để yêu một cô gái thì rất khó."

Trở về Bắc Kinh, anh sẽ là cậu ba Phó. Đừng nói Thẩm Hề, đến anh còn ghét bản thân mình.

Đàm Khánh Hạng tháo kính:"Đang mắng ai đấy? Cậu mà không sạch sẽ thì chẳng phải tôi cũng thành chó sao?"

Hai người nhìn nhau, cùng bật cười.

Họ nhanh chóng xuống tàu.

Trên bến cảng, có hàng khách đang tìm người thân, có thuyền viên vận chuyển lương thực tiếp tế và người làm công đang bốc vác hàng hóa. Phóng tầm mắt nhìn, có giày da, giày vải mà cả những đôi chân trần lấm lem bùn đất. Người chật như nêm, bóng dáng trùng trùng.

"Tôi đi tìm người vác hành lý..." Đàm Khánh Hạng khựng lại.

Chợt có mười mấy người xúm lại quanh họ.

Người đàn ông đứng đầu lễ phép chào hỏi, hạ thấp giọng nói:"Chúng tôi đã chờ ở bến cảng sáu ngày rồi, sợ không đón được cậu ba."

Trong lòng Đàm Khánh Hạng rét buốt.

Họ bí mật trở về, chưa từng sắp xếp ai tới đón.

Phó Đồng Văn không hề vui vẻ, nhìn người đàn ông trước mặt:"Ai thần thông quản đại vậy, còn bói được ngày tôi về?"

"Có người ở Quảng Châu gửi điện báo cho lão gia, viết rằng cậu ba về rồi." Gã trả lời, "Lão gia vốn không tin, nghĩ rằng cậu ba hiếu thuận là thế, nếu muốn về thật, không gõ trống khua chiêng thì cũng báo cho gia đình trước tiên. Tuy lão gia không tin, nhưng cậu cả lại tin, cậu cả không yên tâm được. Mấy tháng nay Thượng Hải bài trừ hàng Nhật, rất nhiều người Đảng Cách mạng nhân lúc loạn lạc gấy rối, cậu cả lo cậu ba gặp phải đám ấy nên gửi điện khẩn cho tôi, dặn chúng tôi đến đón cậu ba, bảo vệ cậu an toàn về đến Bắc Kinh.

"Ồ?" Phó Đồng Văn để ý thấy tay gã luôn giấu trong ống tay áo, "Vừa khéo đấy, người đang ở Thượng Hải."

"Không thể không nói, đúng là vừa khéo. Tôi đang ở Thượng Hải làm việc cho cậu cả."Gã cười cười.

Bàn tay giấu trong ống tay áo ấy cầm một khẩu súng.

Thật ra từ hai tháng trước đã bắt đầu có người canh giữ trên các bến cảng cả nước, chờ Phó Đồng Văn.

Đã để mất giấu ở Quảng Châu rồi, nếu ở Thượng Hải mà không "đón" được nữa, lúc về cũng khó ăn nói với người ta.

Đàm người ấy canh gác chặt chẽ ở bến cảng sáu ngày, sợ chuyến tàu cập bờ sớm để vuột mất Phó Đồng Văn. Người đàn ông nọ chỉ mong Phó Đồng Văn nghe lời, nếu anh làm ầm ĩ lên, họ cũng không biết có nên nổ súng hay không.

Cậu cả đã bí mật dặn dò:"Nếu cậu ba cố chấp, nhân cô hội cho một phát súng đi luôn."

Nhưng Phó Đồng Văn mà chết, bọn gã cũng không sống được.

Dù lão gia nhà họ Phó không bảo họ chôn theo thì họ cũng phải tự sát bảo vệ chủ để che giấu suy nghĩ đê hèn của cậu cả. Thời đại này chủ tớ, hiểu nghĩa liêm sỉ gì đó đều không quan trọng bằng mạng sống.

Gã thật sự không muốn nổ súng.

Phó Đồng Văn bật ho, rút chiếc khăn màu trắng trong túi quần tây ra, đặt dưới mũi, che kín miệng.

Tiếng ho thấp trầm, một lúc sau anh mới dịu đi:"Cậu ở bên cậu cả bao lâu rồi?"

Gã cung kính trả lời:"Mấy năm rồi ạ, nhưng vẫn chưa có tư cách vào nhà chính."

"Vậy à?" Phó Đồng Văn cười cười, "Chuẩn bị áp giải cậu ba về thế nào?"

"Cậu ba cứ nói đùa." Gã tỏ vẻ sợ sệt, khom người đáp:"Cậu cả đã bao trọn hai khoang tàu hỏa, dặn chúng tôi phải cẩn thận bảo vệ cậu, cậu cả cũng lo cậu ba đi đường vất vả."

Phó Đồng Văn cười mỉa:"Thật có tâm."

Bầu không khí trầm lặng.

Một giây như được anh kéo dài thành một canh giờ, một ngày, một năm...

Cuối cùng Phó Đồng Văn gấp khăn tay lại, cất đi:"Cẩn thận khi chuyển hành lý của tôi, bên trong đều là đồ sứ cả, vỡ nửa cái, các cậu cũng đừng mong sống."

Đồng nghĩa là anh đồng ý trở về.

Tảng đá trong lòng người đàn ông nọ rơi xuống, gã lập tức đáp:"Cậu ba yên tâm."

Có người chạy ra khỏi cánh cổng gỗ để kêu xe vào.

Rất nhanh, một chiếc xe hơi màu đen chạy qua cánh cổng gỗ, dừng trước mắt anh.

Phó Đồng Văn không nói gì thêm, bước lên xe.

Ở New York, cha đã gửi điện báo giục anh về nước. Đại tổng thống Viên muốn xưng đế, nhà họ Phó chắc chắn phải dốc sức ủng hộ, anh là người duy nhất sống bên ngoài, cũng là người có thể làm mọi chuyện. Cha sợ anh phá hủy tương lai của gia đình nên vội vã gọi anh về trước khi xảy ra việc lớn. Ông cụ muốn giam lỏng Phó Đồng Văn, để anh không làm ảnh hưởng đến nhà họ Phó. Anh cả lại đang nhăm nhe vào gia sản, chắc chắn sẽ mượn cơ hội này để dằn mặt anh.

Trong nhà bây giờ chia năm xẻ bảy thế nào anh cũng không rõ.

Phó Đồng Văn phối đầu ra phía sau, hai bên huyệt thái dương âm ỉ đau, ánh sáng màu đen chập chờn trước mắt.

Anh láng máng nghe thấy Đàm Khánh Hạng cũng lên xe, hỏi mình có khó chịu ở đâu không.

Anh lắc đầu, không trả lời, mệt không muốn nói thêm một chữ.

Địa chỉ căn hộ khi ấy Phó Đồng Văn đưa cho cô, chỉ cần nhìn một lần là nhớ.

Bên ngoài bến cảng, cô đọc địa chỉ cho phu xe kéo tay nghe, bấy giờ mới biết nơi đó nằm trong Tô giới.

Khi xuống tàu là bốn giờ, lúc đến đầu ngõ trời vừa tối.

Thẩm Hề xách vali đi vào con đường nhỏ hẹp, thấy hai họ gia đình đang ăn cơm tối ở bên ngoài nhà. Bóng đèn điện treo trên cây cột trước cửa, mấy con muỗi đang bâu xung quanh không hề làm người nhìn khó chịu, ngược lại còn cảm thấy nơi đay mang đậm hơi thở đời thường.

Thẩm Hề đứng trước cửa xác định số nhà, chính là đây rồi.

Nắm cửa...cũng phủ đầy bụi.

"Cô gái, đây là nhà của cô ư?" Một bác gái đang rửa bát hỏi.

"À, vâng." Cô ậm ừ trả lời.

"Chưa từng thấy cô bao giờ."

Nơi này đã lâu không có người ở.

Thẩm Hề lấy chìa khóa ra.

Dù sao cũng phải mở cửa, nếu như không mở được... Có lẽ cô sẽ bị coi là kẻ trộm.

Chìa khóa tra vào ổ, lúc đầu hơi trúc trắc, nhưng nhanh chóng trượt vào tới cuối, chắc hẳn đã lâu không được sử dụng nên khóa đã gỉ sét. Cô vặn chìa khóa, nhẹ nhàng đẩy cửa ra, trong nháy mắt mùi ẩm mốc xộc tới.

Bác gái ấy như chỉ mong đến lúc này, đi tới gần nở nụ cười:"Tôi đã nói mà, lâu lắm rồi. Người nhà để lại cho cô hả?"

"Vâng, cháu vừa mới về nước, cũng là lần đầu tới đây." Cô cười khẽ.

Bác gái vốn là người nhiệt tình, lập tức chào hỏi, đun nước nóng cho cô, giúp cô quét dọn phòng ốc. Mấy người phụ nữ nhàn rỗi sống gần đây nghe thấy tiếng ồn ào cũng tới giúp đỡ. Thẩm Hề bỗng gặp được những người hàng xóm niềm nở, đứng như trời trồng, ngượng ngùng nhìn họ bận rộn, cuối cùng nhớ ra ai mới là "chủ nhân" ở đây bèn nhanh chóng hòa vào đám người dọn dẹp...

Cô để vali vào một góc trong cánh cửa, lấy miếng giẻ, cùng mọi người lau dọn căn nhà, nhân tiện tham quan một vòng.

Tầng một là phòng bếp, có một căn phòng chất đống đồ linh tinh.

Tầng hai là phòng ngủ, chiếc giường đôi lớn, có cả sô pha, đồ đạc đều dùng vải phủ lên. Trong góc là phòng vệ sinh, rất nhỏ, nhưng có bồn tắm.

Lên trên nữa là ban công, hình như cũng là nơi chất đồ.

Căn nhà tuy nồng mùi mốc meo, nhưng ngăn kéo và tủ quần áo đều rỗng nên dọn dẹp không vất vả lắm.

Bốn năm người phụ nữ thêm cả cô, trong một tiếng đã dọn đâu vào đấy.

Thẩm Hề đặt giẻ lau xuống, lập tức ra đầu ngõ mua điểm tâm kiểu Tây về tặng cho mọi người rồi cúi rạp người nói cảm ơn, ân cần khách sáo, đáp lại lòng hiếu kỳ của mọi người còn mệt mỏi hơn cả dọn dẹp nhà cửa.

Khi về đến phòng, trời đã tối đen.

Trong phòng chỉ có một chiếc giường, không có chăn ga gối đệm, không thể ngủ được. Muộn thế này không kịp mua đồ dùng, may mắn có thể nằm trên sô pha chợp mắt. Thẩm Hề mở vali lấy một chiếc áo khoác mùa đông ra, phủ lên sô pha.

Cô ấn tắt đèn, ngửa người nằm lên ghế.

Mùi ẩm mốc vẫn xộc vào mũi.

Tuy đang ở trong thành phố phồn hoa bậc nhất cả nước, hơn nữa còn ở Tô giới, nhưng mùi này làm Thẩm Hề nghĩ mình đang nằm trên đồng không môn quạnh, giữa đống đổ nát. Ngày mai chắc chắn cô sẽ léo sô pha này đến bên cửa sổ để phơi cho mùi ẩm mốc bay đi.

Cô nghĩ mãi, tính mãi, suy nghĩ dần bay xa, bay đến bên một người...

Đồng Văn...

Lúc này suy nghĩ hỗn độn, cô hoảng hốt ngỡ rằng mình vẫn đang ở trên tàu.

Sáng sớm hôm nay, Phó Đồng Văn vẫn còn ở bên cô.

Sau bữa sáng, anh đưa cô đến phòng nghỉ chung chỉ dành cho hàng khách ở khoang hạng sang, trong phòng không có ai. Ba người phục vụ lười biếng, thì thầm nói chuyện, uống cà phê bên cửa sổ.

Khi họ bước vào, một người đàn ông trung niên mắt xanh đang chơi piano, nhìn quần áo ông ta thì không phải nhạc công, giống như đang tự tìm niềm vui.

Ông ta nhìn thấy Phó Đồng Văn thì rất vui, dùng tiếng Pháp chào hỏi.

Phó Đồng Văn khẽ giới thiệu cho Thẩm Hề biết, đây là người bạn anh làm quen trên tàu, thành viên hội đồng quản trị công ty DuPont. Thẩm Hề cảm thấy quen quen khi nghe thấy công ty này, anh nhìn ra thắc mắc của cô liền giải thích:"Chính là công ty mà lái xe đã nhắc đến trong buổi tối chúng ta từ New York đến bến cảng."

Ồ, ra là vậy. Công ty sản xuất đạn dược mà các nữ thợ may tới đó làm.

Phó Đồng Văn trò chuyện với ông ta mấy câu, người nọ mỉm cười nhìn Thẩm Hề rồi chơi một bản nhạc khác.

"Dreaming of Home and Mother, anh nhờ ông ấy đánh cho em nghe." Phó Đồng Văn thầm thì bằng tiếng Trung, "Anh nói rằng, tôi sắp phải tạm chia tay với bạn gái, muốn tặng cô ấy bản nhạc này." Khúc nhạc nước Mỹ, được sáng tác trong nội chiến Mỹ.

Từ trước đến nay Thẩm Hề chưa nghe thấy bao giờ.

"Một vị tiên sinh họ Lý đã viết lời Trung cho khúc nhạc này. Hôm qua, cũng ở đây, anh nghe một người khách mới lên tàu nhắc tới, nên học thuộc rồi tặng em." Anh nói tiếp, ca khúc đã được phổ lời Trung, tên là Tiễn biệt¹.

¹ Vốn là bài hát của John Pond Ordway (1824-1880), được Lý Thúc Đồng (1880-1942) viết lời tiếng Trung.

Âm điệu đơn giản, giọng hát lanh lảnh.

Anh dạy, cô học.

Là...Hỏi anh nay đi khi nào về, lúc về đừng lưỡng lự.

Hay là... Một vò rượu đυ.c vui bằng hết, đêm biệt ly lạnh lẽo. ²

² Hai câu hát trong bài Tiễn Biệt.

Từng câu từng chữ đều có thể liên tưởng đến anh và cô.

Đang mải học, bỗng Phó Đồng Văn hỏi cô:"Anh có hai biệt thự ở Thượng Hải, em muốn ở chỗ nào chờ anh?" Không chờ cô trả lời, anh lại đổi ý:"Nên ở chỗ nhỏ thì hơn, nơi ấy chỉ mình anh từng đễn."

...

Thẩm Hề hỗn loạn nhớ lại mọi chuyện trong buổi sáng nay, trở người, ngẩn ngơ nhìn ánh trăng vằng vặc.

Phó Đồng Văn nói nơi đây chỉ mình anh từng ghé qua, vậy thì chủ hộ trước đây chuyển đi chính là anh. Ghế sô pha này anh từng ngồi, sàn nhà này anh từng đi, chiếc giường này anh đã từng nằm.

Tiếng ve kêu râm ran, bên ngoài có người đang cãi nhau.

Đàn ông và phụ nữ.

Cô đoán là vợ chồng hàng xóm, hoặc người qua đường, hoặc là ai đó.

Đoán như thế, cô dần chìm vào giấc ngủ.

Hình như hai bên tai vẫn văng vẳng tiếng piano, anh đang dạy cô:"Hỏi anh nay đi khi nào về, lúc về đừng lưỡng lự."

Trong mơ có đôi tay bật máy thu âm trên bàn.

Giai điệu từ Tiễn biệt chuyển sang Văn Chiêu Quan, tiếng piano chuyển sang tiếng đàn hồ. Lời kịch trong đĩa từ giống như những câu anh trêu chọc cô ở Quảng Châu, tiếp tục hát, khung cảnh không còn mập mờ mà quay trở lại cảnh ban đầu trong khúc kịch, ưu sầu cho đến câu sau:"Nhớ anh em đứt từng khúc ruột, làm sao đêm nay mong đến mai?"

Cũng không hiểu sao mỗi câu trong Văn Chiêu Quan đều phù hợp với tâm trạng cô đến vậy.

Trong mơ, cô ngộ ra một đạo lý: Hễ là người thích nghe kịch đến nghiện, chắc chắn là vì trong kịch có những lời họ muốn nói, nhưng lại không nói ra hết.

Từ đêm nay, Thẩm Hề bắt đầu cuộc sống ở đây.

Sau lần tổng vệ sinh và tặng điểm tâm kiểu Tây, cô và hàng xóm nhanh chóng làm quen với nhau. Bình thường cô sợ gây phiền phức, sợ mình nói nhiều sai nhiều nên ít khi ra khỏi nhà, cũng hạn chế không nói chuyện với hàng xóm. Dần dần trong mắt những người hàng xóm, thân phận của của trở thành... cô chủ nhà giàu bỏ nhà theo một cậu ấm nào đấy đi du học, bây giờ về nước, được sắp xếp náu mình ở chỗ này.

Cứ thế, cô sống yên ổn được chín ngày.

Chạng vạng ngày thứ mười, có người gõ cửa nhà cô, là vợ chồng nhà họ Chúc sống bên cạnh, làm việc ở Thân báo¹.

¹ Tên ban đầu là Thân giang tân báo, được thành lập tại Thượng Hải vào 30/4/1872 bởi người Anh Ernest Major. Ngừng hoạt động vào 27/5/1949.

Hai người đều là trí thức, trong nhà có người giúp việc già, bình thường có thói quen giống cô, không thích giao lưu với hàng xóm.

"Chào cô Thẩm, chồng tôi muốn nói chuyện với cô." Bà Chúc không tự nhiên lắm, nói:" Nhưng lại ngại vì không quen cô, bảo tôi đi theo."

Thẩm Hề hoang mang gật đầu:"Vâng, mời vào nhà ạ."

Cô đưa hai người vào căn phòng ở tầng một.

Mấy ngày nay cô đã dọn dẹp được một nửa căn phòng ấy, vừa hay dùng để tiếp khách.

Hai người ngồi xuống, vị tiên sinh nọ nở nụ cười:"Cô Thẩm, cô vừa mới về nước, nhưng đã từng nghe "Trữ vàng cứu nước" chưa?"

Chân không ra khỏi cửa một bước thì nghe ở đâu?

Cô lễ phép lắc đầu:" Chúc tiên sinh, mong chú giải thích cho cháu biết."

"Là thế này."

Vị tiên sinh ấy nói, đầu tiên là một chí sĩ yêu nước xây quỹ để cứu nước tại tờ Thân báo của họ, mỗi người quyên góp một phần mười tài sản của mình. Người này khởi xướng, nhận được sự hưởng ứng rất lớn của xã hội. Lúc đầu là hội thương nhân ủng hộ, sau đó các tầng lớp trong xã hội đều bắt đầu quyên tiền.

Chúc tiên sinh nói xong, đưa xấp báo dày trong tay cho Thẩm Hề:"Ngân hàng Trung Quốc đã thu được hai mươi lăm nghìn đồng bạc chỉ trong năm ngày."

Ở thời đại mà một người có mấy trăm đồng tiền tiết kiệm là có thể đi du học thì đây đúng là một số tiênd không nhỏ.

Thẩm Hề nghe người nọ nói, có nữ công nhân ở xưởng dệt đã quyên hết số tiền tích góp trong nhiều năm của mình, có những đứa bé mang theo ống heo đến, ngay cả cô nhi viện cũng tiết kiệm tiền ăn, quyên góp cứu nước.

"Thậm chí ở Từ Châu, một người lính đã giải ngũ sau khi quyên góp hết gia tài đã tự sát trước mắt mọi người để tỏ ý chí, hô hào nhân dân đồng lòng cứu nước." Chúc tiên sinh tháo kính xuống, xúc động nhìn Thẩm Hề.

Cô cầm tờ báo, trên đó chính là bài báo viết về việc này.

"Cô Thẩm, cô đừng để ý." Bà Chúc giải thích, "Ông nhà tôi thấy cô là du học sinh về nước, lại có một căn hộ ở Thượng Hải, chắc cô đã hiểu, chúng tôi đều là người thuê nhà, còn cô đã có nhà riêng. Do vậy ông ấy muốn nói với cô chuyện này, hy vọng có thể ảnh hưởng đến cô và người trong gia đình, ủng hộ nhiều một chút. Quả thật đã làm phiền cô rồi."

"Không sao ạ, cháu cũng rất muốn tìm hiểu những chuyện này." Cô nhận ra bà Chúc đang xấu hổ, bàn an ủi, "Ở nước ngoài, mỗi ngày du học sinh đều nói thế. Cháu còn một ít tiền tiết kiệm, ngân hàng Trung Quốc đúng không ạ? Mấy ngày nữa cháu sẽ tới."

Chúc tiên sinh nghe cô nói vậy vui vẻ hẳn lên, luôn miệng nói rằng, những người du học về nước đều là những thanh niên yêu nước.

Vì vậy ông ta lại nói chuyện với Thẩm Hề thêm một lúc, đến giờ cơm mới tạm biệt về nhà.

Thẩm Hề tiễn họ xong thì đóng cửa lại.

Bỗng nhiên vắng vẻ, cô tựa người vào cửa, bắt đầu nhớ Phó Đồng Văn.

Thật ra Chúc tiên sinh đã khiến cô nhớ rằng, tiền tiết kiệm cô nói ban nãy đều là tiền Phó Đồng Văn đưa cho. Cô luôn nhốt mình trong nhà chờ anh, dùng tiền của anh, như thế là không hợp tình hợp lý. Tuy là bạn gái, nhưng cũng không thể phung phí ỷ lại như vậy...

Cần phải ra ngoài tìm việc làm, cho dù kiếm tiền quyên góp cũng có ý nghĩa hơn ngồi không chờ đợi.

Ăn không ngồi rồi chờ anh không đáng sợ, đáng sợ là cô luôn nhớ tới lời anh nói:"Giả như anh ba chết..."

Thẩm Hề gối đầu lên cánh cửa dày nặng, ngẩn ngơ.

Anh mà chết rồi... mình sẽ...

Bên ngoài cửa sổ, có thể láng máng nghe thấy tiếng nói chuyện của hàng xóm, tiếng rửa bát đũa lanh canh.

Khói lửa thế gian đang thiêu cháy tim cô.

Thẩm Hề tưởng tượng, nếu không có loạn lạc, cô và Phó Đồng Văn giống như đôi vợ chồng vừa rồi thì tối biết bao, yêu Tổ quốc, góp sức mọn, nhưng có thể sống một cuộc sống bình yên.

Cánh mũi cay xè, trước mắt nhòa đi bởi hơi nước, cô lập tức ngửa đầu, muốn để nước mắt chảy ngược vào bên trong, hoặc là tự khô... nhưng dòng lệ chảy quanh hốc mắt, không ngăn nổi nữa. Ngẫm lại, cô nên khóc, lúc đi đã muốn khóc, cũng muốn quay đầu lại nhìn một lần.

Những chuyện ngày ấy muốn làm quá nhiều, nhưng bị dòng người xô đẩy, đành vội vã chia ly.

Hai người chưa kịp làm gì, thậm chí còn không kịp nắm tay.