Ngỗ Tác Số Một Chiếu Ngục

Chương 2: Thời gian tử vong chính xác

Edit: Kido

Diệp Bạch Đinh không ngốc, lâu rồi y không ngửi qua mùi vị thịt thà, sao lại không thèm cho được? Nhưng thân thể này quá yếu đuối, nếu ăn thịt cá tùy tiện nhất định không tiêu hóa nổi, cần chậm rãi dưỡng sức.

Cháo, có bát đầu tiên chắc chắn sẽ có bát thứ hai. Cơ thể khỏe mạnh, gà vịt thịt cá kiểu gì chả được chạm đến.

Y vốn là pháp y thời hiện đại, sau khi chết xuyên thư thành Diệp Bạch Đinh. Sách gốc là tiểu thuyết giả tưởng bối cảnh na ná triều Minh – xưng là Đại Chiêu, vai chính tam hoàng tử lưu lạc nhân gian từ nhỏ, nằm gai nếm mật nhẫn nhục nhiều năm sau đó trở về triều đình, diệt trừ gian thần, dùng chính nghĩa đoạt lấy ngôi vị Hoàng đế, thống nhất giang sơn, mà Hạ Nhất Minh – anh nuôi của Diệp Bạch Đinh lại là bạn tốt của Tam hoang tử, giúp đỡ gã rất nhiều.

Tuy y không thích mấy loại chuyện tay quản thiên hạ đầu gối mỹ nhân sắc dục này lắm, cũng chưa đọc hết nhưng lần xuyên qua này… không đúng.

Vì Diệp Bạch Đinh chết ngay từ đầu truyện, cả câu chuyện chả liên quan gì đến y, hoàn toàn là người qua đường không đáng nhắc đến.

Nguyên chủ vốn là kiều thiếu gia, mặt non tay non chỗ nào cũng non, kiểu như đứa con sinh sau đẻ muộn, trên có chị gái, cả nhà ôm trong lòng sợ vỡ ngậm trong miệng sợ tan, chiều trên trời dưới đất, cuối cùng nuôi thành ngốc – bạch – ngọt.

Thực ra ngốc bạch ngọt cũng được thôi, đứa bé đơn thuần tốt bụng tràn ngập tình yêu thương với thế giới, chờ mong mình lớn lên. Đấy là trong trường hợp nhà y còn ổn định, hẳn y sẽ bình an đến già. Thế nhưng tai họa ập xuống đầu, phụ thân đột nhiên ngã ngựa, mấy ngày sau bỏ mạng chóng vánh. Mẫu thân y lòng nóng như lửa, bệnh tật liên miên đi theo chồng, nếu không phải chị gái đã gả đi xa xứ, sợ rằng cũng bị liên lụy.

Đại nạn xô ngã, thiếu gia ngốc bạch ngọt không chịu được kí©ɧ ŧɧí©ɧ, ký ức bị gián đoạn. Y không biết phụ thân mình phạm tội gì, gia đình sao phải tan nát. Triều đình kết luận tham ô, tình tiết nghiêm trọng, chứng cứ buộc tội là thư từ cùng với sổ ghi chép thu chi do anh nuôi Hạ Nhất Minh cáo trạng. Cả nhà người chết kẻ tạm giam, chỉ riêng Hạ Nhất Minh dùng công lao “đại nghĩa diệt thân” thăng lên chức quan Thị lang bộ Hình.

Phụ thân lúc trẻ không con, nhận nuôi con trai bạn tốt là Hạ Nhất Minh, một lòng coi như con ruột. Ông cảm thấy chiếm con nối dõi của người khác là bất nghĩa nên chỉ dạy bảo chứ không để gã nhập vào gia phả, cũng không sửa theo họ mình, đúng lúc trải hoa cho con đường phản bội của Hạ Nhất Minh.

Diệp Bạch Đinh không biết sự thật, càng không biết phụ thân y có tội hay không, nhưng chuyện Hạ Nhất Minh làm trái với đạo nghĩa là ván đã đóng thuyền.

Gã dẫm lên mạng phụ thân thăng quan, đày em trai xuống nơi Chiếu Ngục mặc kệ sống chết. Người như thế là người tốt? Diệp Bạch Đinh không tin.

Đáng tiếc y xuyên thư chiếm mệnh thiếu gia nhưng lại không chiếm được chút đường tốt. Cốt truyện gốc được khởi động vào hai năm sau, nhân vật phản diện chỉ cần nhú lên là chết. Nếu muốn sống, y chỉ có thể tự mình vẽ ra cơ hội…

Hai mươi hôm nay y vẫn luôn im lặng quan sát, quy tắc sinh tồn, quy luật cai ngục ra vào, ai có thể dùng, ai không thể chọc, chỗ nào xuất hiện đường sống…Chỉ huy sứ mới nhậm chức thực sự rất thú vị, mới đến đã khai đao, ngày đầu tiên chém chết không biết bao nhiêu người, dùng máu thanh tẩy Chiếu Ngục, dư vị tanh nồng vài hôm rồi chưa tan. Quy định cũng dần thay đổi, ví dụ như vị trí nhà lao của y từ bên trong chuyển ra gần cửa, cực kỳ gần.

Có thể người kia thấy thân thể y yếu đuối, không cần nhọc công canh gác, tuy nhiên đây cũng là cơ hội tốt để y quan sát thêm nhiều điều…Nơi này từ trên xuống dưới chả ai dễ chọc, muốn sống y chỉ có thể đυ.c một lỗ hổng rồi đánh trúng chỗ đó!

Bầu không khí bên trong Chiếu Ngục hôm qua rất bất thường, chứng minh thi thể này giữ vai trò quan trọng. Hơn nữa ngỗ tác Bố Tùng Lương lười biếng, nhiều lúc gã không thèm động tay, để phụ tá cởϊ qυầи áo thi thể hộ, ỷ mình có chống lưng nên Thân Khương có thù oán rất đậm với gã, phàm là chuyện khiến Bố Tùng Lương ăn khổ, hắn đều đồng ý làm.

Người, thời cơ, bầu không khí đều đúng như dự đoán, sâu trong đại lao mấy khi có phụ nhân tới thăm hỏi? Cơ hội ngàn năm có một này mà không bắt được, Diệp Bạch Đinh ngu đâu làm thế?

Thân Khương cũng cảm thấy mình rất thông minh, còn biết đường về lật xem hồ sơ tội phạm, hỏi han mới biết Diệp Bạch Đinh là kiều thiếu gia không nơi nương tựa, người nhà chết hết, gia sản sung công, trừ một bà chị gái đã gả đi xa không biết đường về căn bản không thể dựa dẫm, à không, còn anh nuôi, nhưng anh nuôi đưa y vào tù, đừng nói thăm nom chăm sóc, khéo người kia còn ước y chết luôn cho khỏe.

Nếu kiều thiều gia có chút tài năng, biết đâu lăn lộn được chút công trạng, còn nếu không được, hắn xử lý cũng chả ai quan tâm.

Hơn nữa chuyện hôm nay không phải hắn xin kiều thiếu gia mà vì kiều thiếu gia muốn sống, vì kiều thiếu gia cần ăn cháo nên mới xin hắn, người phải làm việc là kiều thiếu gia, hắn lãi!

Bên phòng ngỗ tác bận rộn, Bố Tùng Lương vội vàng viết báo cáo nghiệm xác rồi về, thi thể chưa kịp mang đi, nói là làm sau, mất khoảng một canh giờ cho nhà xác dư chỗ đến lúc đó mới qua dọn dẹp.

Thân Khương vừa thấy lần này thiên thời địa lợi nhân hòa, không chiếm thì đúng thật có lỗi với vận may từ trên trời rớt xuống, sắp xếp trong ngoài thật tốt sau đó im lặng đi đến cửa nhà lao của Diệp Bạch Đinh: “Nhà ngươi chỉ có thời gian một chén trà.”

Diệp Bạch Đinh ngẩng đầu nhìn hắn: “Cháo đâu?”

Thân Khương “chậc” một tiếng, đẩy hộp đồ ăn mình xách theo lên: “Lời ông vừa nói nhà ngươi tính sao?”

Diệp Bạch Đinh nâng bát cháo chậm rãi uống từng ngụm.

Hoàn toàn không giống thức ăn trong ngục vừa lạnh vừa tanh, cháo mới nấu còn nóng, hơi nước mờ mịt phả lên mặt, nuốt xuống ngòn ngọt, thanh đạm hợp miệng, các giác quan đều được xoa dịu, cả người như sống lại.

“Uống xong chưa, uống nhanh lên!”

“…Xong rồi.” Diệp Bạch Đinh thong thả húp hết chén cháo, dịu dàng lau miệng: “Đi thôi.”

Thân Khương lấy chìa khóa mở cửa tù, nhìn kiều thiếu gia chậm chạp đứng lên, vòng eo be bé, mảnh đến mức một cơn gió là có thể thổi bay. Y bước ra cửa, tay phải vịn lên khung mới đứng vững.

Bàn tay nho nhỏ, dáng tay đẹp, đốt dài mà thon, đầu ngón tay mượt mà tinh tế có thịt, thoạt nhìn xinh xinh muốn bóp vài cái…tuy nhiên hơi bẩn.

“Rửa tay.”

“Ngươi nói gì cơ?” Thân Khương nhìn kiều thiếu gia đứng trước thi đài, không kịp phản ứng.

Diệp Bạch Đinh khẽ nâng tay, bình tĩnh lặp lại lần nữa: “Rửa tay.”

Thân Khương khó tin: “Ngươi muốn ông đây…múc nước hầu hạ?”

Diệp Bạch Đinh: “Thế Thân tổng kỳ định giúp tôi sờ mó, cởϊ qυầи áo xác chết?”

Điều đó hoàn toàn không thể, Thân Khương ghét bỏ vẫy tay, kêu đàn em xả chậu nước mang đến.

Sau đó hắn thấy đôi tay bẩn thỉu kia dần sạch sẽ, cuối cùng xuất hiện hoàn chỉnh…

“Thân tổng kỳ xem đủ chưa?” Diệp Bạch Đinh rửa tay sạch sẽ, lấy khăn lau khô: “Tôi đây* có thể bắt đầu rồi.”

*Nguyên văn (某– mỗ): Dùng để tự xưng mà không nói tên, khác với “我 – ta” dùng để tự xưng bản thân mình.

Cái liếc mắt của y hơi hung dữ, nhàn nhạt đảo qua, cũng chả biết sao lại có sức uy hϊếp. Theo bản năng Thân Khương lùi ra hai bước mới đứng im, thầm nghĩ kiều thiếu gia này sao đây? Vừa nãy trông chả khác nào con gà bệnh, đi đường còn mất sức…giờ tinh thần đột nhiên dâng cao như tự động phát sáng, đến cả đuôi mắt cũng ngập tràn khí thế!

Chiếu Ngục…có còn phạm nhân chưa bị tuyệt vọng và chết chóc cắn nuốt?

“Người chết giới tính nam, chiều cao bảy thước*, thân thể gầy gò, tóc chỉa ra, quần áo lộn xộn, giác mạc vẩn đυ.c nặng, hai bên cơ thể bắt đầu xuất hiện mạch máu thối rữa…”

*chiều cao của người trưởng thành bình thường, đọc thêm ở cuối chương.

Diệp Bạch Đinh cúi đầu nghiệm xác, cho ra kết quả đầu tiên: “Tử vong ít nhất ba ngày trước, chính xác thì vào giờ Dần*, rạng sáng ngày 17 tháng 9.”

*từ 3 – 5 giờ sáng.

Phản ứng đầu tiên của Thân Khương chính là kinh ngạc: “Sao nhà ngươi biết?”

Tin tức bên ngoài không lọt được vào Chiếu Ngục, dù cho trước đó Bố Tùng Lương đã nghiệm ra thời gian tử vong cũng chỉ là câu ‘dăm ba bữa’, làm sao y biết chính xác ngày tháng, thậm chí cả canh giờ cụ thể? Thật hay giả vậy!

“Khó lắm à?” Diệp Bạch Đinh không nhìn cũng hiểu ánh mắt rơi trên người mình khϊếp sợ bao nhiêu: “Nghiệm không ra thì nên ngẫm lại kỹ thuật của bản thân thế nào, có đủ hay không.”

Nhìn sơ qua thi thể, chỉ cần là ngỗ tác có kinh nghiệm đều biết thời gian tử vong ít nhất ba ngày, tuy nhiên tầm nhìn của pháp y rộng hơn, ví dụ như…”

“Trên vai và lưng quần áo nạn nhân có chi tiết lạ, ươn ướt nhưng tổng thể vẫn khô, các điểm ướt tụ lại vừa đều vừa nhỏ, không phải mưa, không phải tuyết mà là sương, tiết sương giáng…”

*Sương giáng (tiếng Hán: 霜降) là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, thường diễn ra vào khoảng 23 – 24 tháng 10 dương lịch. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại là Sương mù xuất hiện. Còn trong truyện có thể dựa theo âm lịch nên lùi khoảng hơn 1 tháng.

Thân Khương: “Sao ngươi biết đây là sương mà không phải mưa hoặc tuyết?”

Diệp Bạch Đinh nhìn hắn như nhìn thằng ngốc: “Hôm nay ngày 20 tháng 9, chưa vào mùa đông thì đào đâu ra tuyết? Kinh thành cả tháng chưa mưa, người chết dính mưa kiểu gì? Mây trên trời xuống sao?”

“Ngươi, người biết hôm nay là ngày 20 tháng 9? Không, không đúng, kể cả không có tuyết thì tại sao ngươi lại biết cả tháng kinh thành không mưa?” Thân Khương càng khó tin hơn, trong ngoài Chiếu Ngục canh gác nghiêm ngặt, chả nhẽ kiều thiếu gia lén chạy ra ngoài? Không thể nào!

Diệp Bạch Đinh nhắm mắt: “Chín ngày trước, cai ngục Lý Nhị Quan thay ca, xin nghỉ về nhà ăn tiệc. Lúc đến làm gã nói cô dâu xấu ma chê quỷ hờn, chú rể không dám hành động, sinh hoạt vợ chồng khéo không hài hòa, quả nhiên không nên chọn ngày “mười một” để thành hôn, không may mắn. Ba ngày trước, bảo vệ Mao Ngũ kể chuyện ma đích thân mình từng trải nhiệm, miêu tả cảnh đêm hoàn hảo, sương rơi vào giờ Dần, ngờ Mẹo tạnh. Vì đó là trận sương muối đầu tiên trong năm nên ấn tượng rất sâu, hai ngày sau còn đùa sương muối tựa đóa phù dung sớm nở chóng tàn, chỉ một đêm đã tan biến, cứ như cô dâu e thẹn không dám ló đầu. Hôm qua nhà lao đưa cơm, có nhân viên hành động chậm bị lao đầu phạt roi, nói có cháo uống đã tốt lắm rồi, cả tháng bên ngoài không mưa lấy một giọt, nông dân nghèo ngay cả hột cháo thiu cũng chả có mà húp.”

Hôn lễ diễn ra vào chín ngày trước tức ngày 11 tháng 9, đêm 3 ngày trước là trận sương giáng đầu tiên của mùa thu, kinh thành cả tháng chưa mưa, vết ướt chỉ xuất hiện trên vai và lưng chứ không ướt hẳn, đối lập rõ ràng với phần vải đằng trước —

Cho nên người chết vào giờ Dần, ngày mười bảy tháng chín không phải là chuyện quá rõ ràng sao?

Cần dùng đến đầu óc để nghĩ à?

Hết chương 2

Kido: Tui mà hoàn được bộ này tui sẽ tự thưởng cho mình bữa lỏu luôn á -)))

*thước:

“Thước” là một đơn vị chiều dài tồn tại từ thời cổ đại tới hiện đại, nhưng độ dài xưa và nay là khác nhau. Thước đo ngày xưa ngắn hơn thước ngày nay. Thước đo ban đầu đề cập tới khoảng cách giữa ngón cái và ngón giữa mở rộng của một người đàn ông, khoảng 20 cm. Tuy nhiên mỗi một triều đại có cách quy định thước khác nhau, dựa theo tiểu thuyết gốc viết theo triều đại na ná triều Minh, một thước triều Minh vào khoảng 31 cm thời nay =))) Đương nhiên, nạn nhân không thể cao 2m1 được, theo mình tìm hiểu thì ” nam nhân thân cao bảy thước” bắt nguồn từ câu chuyện Yến Tử là một chính trị gia nổi tiếng trong lịch sử, tuy vóc dáng thấp bé nhưng công trạng và sự nghiệp sáng lạng, lưu danh hậu thế. Ông ấy cao chưa đến 6 thước, còn người đánh xe của ông cao những 8 thước, sự tương phản này rất ấn tượng. Chiều dài chưa đến 6 thước, là một người đàn ông thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn; phu xe của ông lại là một người đàn ông cao lớn 8 thước, vì vậy nếu một người đàn ông cao 7 thước, chỉ là một tầm vóc tiêu chuẩn, chứ không tính là cao.

Hoặc là:

Trong “Hán thư – Luật lịch chí” nói: 10 phân là một tấc, 10 tấc là một thước, 10 thước là một trượng. “Phân” tính toán bằng cách sử dụng chiều rộng của một “hạt lúa nếp đen” (hắc thử) cỡ vừa: một hạt thóc (thử) là một phân, 10 thử là một tấc, 10 tấc là một thước, 10 thước là một trượng.

Xét theo kích thước thời Hán được khai quật, thì một thước là 23,1cm, kết quả đo của cả hai là phù hợp.Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, trọng lượng và thước đo giữa các quốc gia không nhất quán, cuối cùng thì Tần Thủy Hoàng đã thống nhất tiêu chuẩn là 23,1cm/ thước. Vậy 7 thước là cao khoảng 1m67.