Thập Niên 60: Nhật Ký Nuông Chiều

Chương 11.1: Tích trữ lương thực

“Hai cái thằng oắt con này, còn nói bảo bối ngoan của chúng ta ngủ rồi, bà thấy chính là nghĩ ra đi chơi đây mà.”

Miêu Thúy Hoa đi đến trong phòng nhìn đôi mắt của cháu gái mở to tròn, đang hé miệng cười vui vẻ, lập tức nhớ một bút hai thằng cháu trai. Bà nói mà, còn chưa tới giờ ngủ ngày thường của bảo bối ngoan, sao lại đi ngủ giờ chứ. Hiện tại nghĩ đến nhất định là hai đứa cháu trai không kiên nhẫn chơi cùng bảo bối ngoan, cố ý tìm lấy cớ chuồn ra đây mà

Miêu Thúy Hoa bước tới bế lên cháu gái ngoan thì thấy được hộp bánh quy mở ra chưa đậy lại, lập tức bực hơn.

“Ăn bánh quy cũng không nhớ rõ đậy nắp hộp bánh quy lại mà, đây là ý định muốn dẫn chuột hả.” Miêu Thúy Hoa nhìn kỹ bánh bên trong, còn may không có dấu vết bị chuột gặm, nhẹ nhàng thở ra, đậy chặt nắp, nhét lại trong ngăn tủ.

Cố An An ở một bên nhìn dáng vẻ bà nội nhẹ nhàng thở ra, thật sự rất muốn nói cho bà biết là có hai con chuột đã thăm hỏi qua, chỉ là không có thành công thôi.

Hiện tại cách ba năm thiên tai còn gần một năm rưỡi thời gian, nhưng cuộc sống của nông dân bình thường cũng chả dư dả gì cho cam. Chỉ cần có thể ăn no mặc ấm cũng đã thực thỏa mãn, những nhu cầu khác cơ bản bằng không.

Điều kiện của nhà họ Cố còn tính không tồi, hộ khẩu của Cố Kiến Nghiệp dời tới trong thành, là ăn lương thực cung ứng. Mỗi tháng có thể dựa theo sổ hộ khẩu lãnh lương thực và sinh hoạt vật tư như dầu, muối, tương, dấm vân vân; ngày lễ ngày tết còn có trợ cấp phiếu đường, phiếu thịt vân vân. Tiền lương mỗi tháng còn rất cao, bởi vậy lúc thường lái xe đi nơi khác thì mua chút thức ăn mà trong huyện không có mang về cho trẻ con và người già trong nhà.

Bởi vì hiện tại đều là ăn chung nồi nên Cố Kiến Nghiệp chỉ giữ đủ lương thực chính mình ăn, sẽ đem dư lại lương thực phụ (như ngô, khoai, sắn, đậu…) đổi lương thực tinh (bột mì, gạo) với những công nhân yêu cầu lương thực phụ. Hiện tại Cố An An bắt đầu ăn thức ăn bổ sung là cháo bột - dùng bột mì tinh làm, thỉnh thoảng cô cũng có thể ăn mấy miếng canh trứng, chẳng qua đều không có gia vị, chỉ là như vậy cũng đủ làm Cố An An uống sữa mẹ suốt mấy tháng cảm thấy thỏa mãn.

Hiện tại mua đồ ăn vặt trên thị trường vẫn khá ít, có đôi khi cho dù anh chị có tiền cũng mua không được thứ tốt gì. Theo Cố An An quan sát, ba cô thường mua kẹo cho nhà chỉ có một loại, gọi là kẹo cứng trái cây, nhìn qua đủ mọi màu sắc khá xinh đẹp, cũng không biết nếm lên là hương vị gì.

Ngoài kẹo cứng vị trái cây ra thì cũng chỉ còn lại hai loại bánh quy, một loại là hạch đào tô (bánh quy hạt óc chó), mỗi cái đại khái lớn cỡ bằng bàn tay của đứa trẻ sáu bảy tuổi, mặt trên rải đầy hạt mè, ngửi lên thấy mùi khét xốp giòn. Cố An An không bỏ vô miệng cũng biết hương vị kia kém đến đâu.

Còn có một loại bánh quy tròn tròn, cán cực mỏng, ngửi lên thấy mùi hành, như là bánh bò pía vị hành đời sau vậy, những bánh điểm tâm này đều không được đóng gói, đời sau gọi là giấy dầu bao lại, phòng ngừa bị ẩm biến mềm.

Gác đời sau, e rằng trẻ con thông thường cũng không chịu chạm vào một chút mấy thứ này, nhưng đặt ở hiện tại cái niên đại này thì cũng đủ thu hút mọi cái nhìn và săn đón của tất cả trẻ con.

Cố Hướng Văn và Cố Hướng Võ thường thường cầm mấy viên kẹo đi ra ngoài, ngoại trừ hai anh em ăn thì còn chia cho ‘’đàn em’’ của bọn họ, một viên kẹo nho nhỏ, cậu cắn trước một miếng nhỏ, bé kia lại cắn một miếng nhỏ, viên kẹo to bằng móng tay cái có thể làm ba bốn đứa trẻ vui vẻ một buổi trưa. Mãi đến ngày hôm sau, trong miệng phảng phất còn có hương vị ngọt ngào đó.

Cũng bằng vào sự hấp dẫn của những vật lạ này, hiện tại song bào thai mới năm tuổi đã là đại ca của đám trẻ con thôn Tiểu Phong, dụ một đám trẻ con cam tâm tình nguyện làm đàn em của chúng.

Cố An An suy nghĩ lơ lững, bỗng nhiên nghĩ đến chính mình xem nhẹ một vấn đề, đó chính là ba năm thiên tai. (1)

(1) ‘’Ba năm thiên tai’’: bản raw gốc không có chữ này thay vào đó là các từ ô vuông, sau khi tìm hiểu trên Wikipedia thì mình mạn phép dùng từ này. Ba năm thiên tai là nạn đói lớn xảy ra ở Trung Quốc từ năm 1958-1961, khoảng 36 triệu người chết vì đói chủ yếu do các chính sách quản lý kinh tế sai lầm của chính phú Trung Quốc lúc bấy giờ.

Hiện tại đã là tháng 1 năm 1958, cách ba năm thiên tai này đã không xa, tuy rằng cô chưa trải qua ba năm thời gian đó, nhưng cũng từ sách giáo khoa lịch sử và sách vở ngoại khóa nhìn đến tình cảnh bi thảm của dân thường trên thổ địa Hoa Quốc ba năm này.

Ba năm thiên tai cũng được xưng là ba năm nạn đói lớn, thiên tai xuất hiện lần này ngoại trừ nhân tố tự nhiên ra thì còn có nhân tố chính sách.

Hiện tại thi hành thống nhất thu mua và tiêu thụ, nông thôn ngoài trừ hạt giống, khẩu phần lương thực, thức ăn chăn nuôi thì tất cả gạo thóc đều phải nộp lên quốc gia, khẩu phần lương thực lưu lại thì toàn bộ từ nhà ăn công xã thống nhất, tư nhân không thể tích trữ lương thực. Bởi vì do phong trào thổi phồng bề mặt ngoài, khắp nơi đều khai man khuếch đại sản lượng lương thực, một cây củ cải nặng ngàn cân, hai con lừa kéo không nhúc nhích; heo mập sánh với voi, chính là cái mũi ngắn, cả thôn sát một con cũng đủ ăn nửa năm… các loại tin tức như vầy liên tiếp xuất hiện. Anh chị nói xem nếu sản lượng gia tăng rồi thì nộp lên quốc gia không phải cũng gia tăng à, những lương thực gia tăng đó từ đâu ra chớ, còn không phải từ nông dân trong miệng moi ra à.

Hoàn cảnh thật sự như vậy, hơn nữa ba năm kia nạn hạn hán thiên nhiên, tình huống càng gay go.

Cố An An nhớ rõ ba năm này cả nước trên dưới chết đói không ít người, có vài nơi gặp tình trạng thiên tai nghiêm trọng, vỏ cây và rễ cỏ đều gặm hết, biết bao nhiêu người đói đến mức phải ăn đất quan âm (2) đỡ đói.

(2) ‘’Đất quan âm ‘’: hay còn gọi là cao lanh, là loại đất sét trắng, nằm sâu dưới đất cát do thủy triều hoặc phong hóa tạo nên. Dùng làm gốm sứ hoặc ứng dụng trong ngành mỹ phẩm ngày nay.

Đất quan âm thực chất là một loại bột tan, hạt tinh tế, cảm giác như bột mì, dùng đất quan âm chưng bánh bao thì vừa trắng lại vừa mềm, được hoan nghênh hơn những cái rễ cỏ, cám khó có thể bỏ vào miệng kia. Nhưng đất quan âm là muốn mạng, thân thể không tiêu hóa được loại đồ vật này, đầy hơi, bài tiện khó khăn. Thời kì nạn đói kia, biết bao nhiêu người ăn đất quan âm cuối cùng lúc chết cũng không phải bởi vì đói chết mà là bị đất quan âm không cách nào tiêu hóa này nghẹn chết tươi.

Nhưng vì cơ hội sống sót, có người trước ngã xuống, người sau tiến lên như cũ lựa chọn ăn đất quan âm kia đều chỉ là vì tồn tại.