Đấu Trí

Chương 11: Những bày tỏ và sám hối hôm nay, có thể ngày mai sẽ thành lý do và cái cớ tranh cãi hoặc những khi pha trò đùa cợt

[Nguyên]

JP về Pháp rồi, mùa hè năm đó, tôi đi tham gia lớp thông dịch lý luận và thực tế ở Đại Liên.

Gần như ngày nào chúng tôi cũng gửi tin nhắn cho nhau. Đôi lúc tôi bận, viết mail không cẩn thận, lần nào người kia hồi âm cũng đều sửa lỗi sai cho tôi.

Trong lớp học ở đó, tôi gặp được một nỗi đau tồn tại vĩnh viễn trong trái tim: Cô giáo tiểu W.

Cổ cười hì hì nói với tôi: “Nghe bảo cậu đang hẹn hò.”

“Đúng thế.”

“Là người Pháp hả, phải không?

“Đúng thế. Không sai.”

“Là người Pháp trong vòng giao tiếp xã hội hả?” Cổ hỏi.

Dưới tổ chức của lãnh sự quán Pháp tại thường, những người biết nói tiếng Pháp sẽ có buổi gặp gỡ nhau định kì. Những người tham dự gặp mặt có thể là người Pháp, Canada hay người Châu Phi đang làm việc hay công tác chính trị hoặc du học ở đây, như thế tạo thành một vòng giao tiếp xã hội nho nhỏ. Chỗ gặp gỡ thường là một nhà hàng Tây hoặc một quầy café của một khách sạn nào đó, chẳng qua chỉ đơn giản là uống rượu, tán gẫu, gặp gỡ bạn bè, tôi khá thích những buổi gặp gỡ theo hình thức này. Từ trước tới nay chưa lỡ buổi nào, sau Tiểu W có bạn trai thì không bao giờ xuất hiện tại mấy buổi thế này nữa, thảo nào cổ lại hỏi tôi vậy. Con người này đang suy nghĩ gì nhỉ? Cho rằng tôi tham dự buổi gặp gỡ như vậy là để đi săn sao?

Tôi cười một cái, “Không phải, bạn bè giới thiệu thôi. À, lại nói, tại sao sau này không thấy cậu đi đến buổi gặp nữa?”

“Tôi không bao giờ tới đó nữa đâu, rất vô nghĩa.” Cổ nói.

“Thế có thể có nghĩa gì mới được?” Tôi hỏi, “Chẳng lẽ có ai đó tưởng đấy là nơi để tìm bạn trai sao?”

“…”

Tôi kể chuyện này qua mail cho JP nghe, còn nói Đại Liên mà tôi đang ở là một nơi thế nào, ăn uống một ngày ba nữa ra sao. Sau khi dông dài tốn mấy cái tin, tôi phát hiện ra khuynh hướng nói huyên thuyên của mình, vì vậy lại bảo:

[Chắc chắn anh đang nghĩ em rất lắm điều. Em không nói chuyện này với anh nữa, chúng ta bàn luận về triết học thôi.]

JP trả lời:

[Không, Claire, xin em hãy cứ nói về những chuyện này đi, anh thấy nó rất thú vị, anh muốn được hiểu nhiều hơn về cuộc sống của em, anh muốn được cảm thấy như mình đang ở cùng một nơi với em.]

Mấy chữ trên máy tính như vậy đã khiến tôi đọc rất lâu, cảm thấy con người này thật tốt.

Nhưng mà, anh muốn hiểu cuộc sống của tôi, nhưng cuộc sống của tôi có nhiều phương diện như vậy, chẳng lẽ phải kể về từng cái một cho anh nghe sao?

Tôi học ở đại học Đại Liên, đây là một nơi rất đẹp.

Trong thành phố có đủ các quảng trường lớn nhỏ nở đầy hoa tươi, phố xá cao thấp nhô lên thụt xuống được những hàng ngô đồng che mất, chúng có những lá cây phiến rộng, vỏ cây màu xanh nhạt tỏa mùi ngòn ngọt trong tiết trời mùa hạ. Chúng tôi ở trong tầng cao nhất của ký túc xá học viện ngoại ngữ, qua cửa sổ có thể nhìn thấy mặt biển màu xanh nhạt dâng cao và cả cánh chim trắng đang chao lượn.

Tôi đã trải qua những năm tháng đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ ở đây, tiếc thay nam sinh của học viện ngoại ngữ ít quá, mấy người không tệ thì được cưng đến mức thành chẳng ra sao, hầu như chưa ai trong các cô gái chung phòng từng có một tình yêu chân chính. Đêm hôm khuya khoắc, chúng tôi thường nằm rồi nói chuyện trong khoa ngoài khoa, thậm chí còn lôi chuyện trên dưới của đám nam sinh ra mỉa mai.

Chẳng hạn như trong khoa tiếng Anh có một cậu bé nọ, tên là Lê Soái, trông lại giống con dế mèn (*).

(*) Lê Soái và Dế Mèn có âm đọc tương tự nhau.

Chẳng hạn như trong khoa tiếng Hàn có một cậu chủ tịch hội học sinh, quen với một người đẹp có phong cách gái có chồng của khoa tiếng Anh, bạn chủ tịch hội học sinh ngồi xe lửa đi Sơn Đông với bạn gái cũ, chơi bài chia tay. Sau khi biết tin, chúng tôi cực kì quan tâm kết quả của cuộc tranh tài này.

Tôi thích một thầy giáo vừa cao to vừa trắng trẻo ở khoa khác, vì để tiện tám chuyện và nói phét mà không để lộ tên họ, tôi đặt cho thầy ấy một biệt danh là ‘Ngáy Khò khò’. Tối sau khi đã lên giường, tôi nằm trong chăn nói với các bạn: “Ở hành lang ngày hôm nay, tớ và ‘Ngáy Khò Khò’ đã nhìn nhau một cái rất say đắm…”

Biệt danh cậu con trai mà một cô bạn của tôi rất thích là ‘Năm Đồng’, vì cô ấy đã đánh cược với người khác vì cậu ta, số tiền đặt là năm đồng.

Lại có cô bạn đặt biệt danh cho người mình thích là timide, ý là ‘sự rụt rè’, gọi tắt thành tmd (*).

(*) Sự rụt rè – 小羞怯 /xiǎoxiūqiè. Tuy nhiên tmd là viết tắt của từ chửi bậy ở Trung Quốc, y chang từ cmn của Việt Nam mình – Con mẹ nó.

Thời đại học, người bạn thân nhất của tôi lúc nào cũng ở trên giường tôi, vì khỏe mạnh nên chúng tôi đều thân thiết gọi cô ấy là ‘Đại ca’. Tôi vẫn luôn nhớ, cơ hội yêu đương duy nhất thời đại học của tôi đã bị chính Đại ca bóp chết.

Chuyện là vầy:

Không biết tại sao mà hôm đó, Đại ca luôn cường tráng lại bị tiêu chảy, không chỉ đau bụng, tiêu chảy mà còn phát sốt, tôi đưa cô ấy rời khỏi trường chạy tới một bệnh viện Đường Sắt ở cách đó không xa, ở đó chờ cổ truyền nước biển bốn tiếng đồng hồ, khi chúng tôi trở về thì ký túc xá đã tắt đèn.

Bò lên lầu bảy, vừa vào phòng ngủ thì mấy cô bạn chung phòng nói: “Mậu Quyên! Hôm nay có một bạn nam ở dưới ký túc xá gọi điện cho cậu những sáu lần!”

Tôi càng hoảng hốt, “Có nói là ai không?!”

“Không có. Lúc tắt đèn còn tới tìm cậu thêm lần nữa! Nhất định là đã thích cậu lâu rồi, uống rượu nên kích động, muốn bày tỏ đó.”

“Cái gì?! Si tình thế!”

“Đừng gấp, không chừng cậu ta sẽ còn tìm cậu nữa mà.” Bọn họ an ủi tôi.

Nhưng mà tôi chờ rất lâu, điện thoại lại không reo lên nữa.

Trong bóng tối, Đại ca dùng bàn tay run rẩy xoa lên khuôn mặt đang chờ đợi trong vô vọng rồi dần trở thành tuyệt vọng, “Sorry, I’m very sorry.”

Sau khi ký túc xá tắt đèn thì sẽ đóng cửa chính, có thể thấy cậu nam sinh tìm tôi cũng ở chung trường, cũng ở trong ký túc xá. Ngay ngày hôm sau, tôi giả vờ vô tâm, nhưng thật ra lại cố tình hỏi thăm những cậu nam sinh mình có quen về chuyện này.

Nhưng mà không có kết quả.

Sau đó, chuyện này thật sự trở thành một tâm bệnh của tôi, mỗi lần nhớ tới là tôi lại lên án kịch liệt vụ viêm ruột không sớm không muộn của Đại ca, trúng ngay vào hôm đó, phá hoại một cơ hội duy nhất trong cuộc đời đại học của tôi. Mỗi lần nhắc tới, Đại ca đều dạ thưa xin lỗi rồi đền cho tôi xâu thịt heo Tân Cương năm đồng.

Chuyện này đã trôi qua lâu lắm rồi.

Bây giờ Đại ca đang phụ trách huấn luyện viên chức ở công ty Michellin tại Thượng Hải, công việc rất phát triển và thuận lợi, những cô bạn còn lại ở cương vị và có cuộc sống khách nhau nhưng đều rất đặc sắc. Tôi là một người vừa có trí nhớ tốt, lại thích nhớ về nhiều chuyện ngày xưa, mỗi lần hoài niệm là thấy buồn cười ơi là buồn cười.

Tại sao tôi lại cố chấp cho rằng cậu bé gọi điện cho mình những sáu lần hôm đó là để bày tỏ cơ chứ? Lúc đó tôi là bộ trưởng bộ hoạt động của hội học sinh, không chừng cậu ta mướn nhờ tôi làm gì đó ấy chứ. Cũng có thể mấy cô nàng chung phòng muốn chọc tôi, thật ra chuyện này chỉ là hư cấu mà thôi. Có thể chuyện này là thật, đúng là cậu ta tới để bày tỏ, thế nhưng cậu ta lại trông giống một tên đầu heo, hoặc chính là Dế Mèn của khoa Anh… Thế thì tôi có thể thấy phiền, nhưng lúc đó tôi chỉ mười chín, không đủ thông minh để biết cách nói ‘Không’…

Có điều, chuyện đó cũng đã trôi qua lâu lắm rồi.

Lúc quay lại chốn xưa có những dấu vết tuổi thanh xuân, chỉ có tôi thút thít cảm thán, trong gió biển của thành Đại Liên ẩm ướt.

Nhưng tôi cũng không muốn kể những chuyện này cho JP nghe.

Mẹ tôi hồi trẻ có nhập ngũ, sau khi chuyển ngành thì công tác ở phòng công an tỉnh Liêu Ninh điều tra các vụ án hình sự một thời gian. Bà từng nói với tôi một câu, khiến tôi luôn nhớ mãi trong lòng:

“Manh mối là gì? Manh mối đều là thứ mà các phần tử phạm tội tự nói ra…”

Tôi cũng không muốn tìm một người bạn trai để rồi nói hết những suy nghĩ nhỏ xíu cũng như những điều mình từng trải qua, không thể chia sẻ, không thể thấy hiểu, cũng không thể xoa dịu lên những vết thương của tôi, bạn làm thế là coi anh ấy là thùng rác cảm xúc hay bác sĩ tâm lý của mình?

Vẫn là câu nói xưa rất đúng: Đến cái muôi còn có lúc va vào nồi.

Tôi có thể kể vài câu chuyện cười, nói vài chuyện vặt vãnh cho anh nghe. Thế nhưng những bày tỏ và sám hối của anh hôm nay, có thể ngày mai sẽ thành lý do và cái cớ tranh cãi hoặc những khi pha trò đùa cợt. Lại nói, anh còn kể chuyện về Sarah và đưa hình cô ấy cho tôi xem, đúng là người coi trọng thực tế. Có điều tôi sẽ không làm vậy đâu.

Sau này, nhỡ mà có cãi nhau, tôi hoàn toàn có thể than thở khóc lóc, “Anh là người đầu tiên em thích, sao anh có thể đối xử với em như vậy, sao anh có thể phụ em…”

Thế là trong mấy ngày ở Đại Liên, về cơ bản, tôi đã xác định được phương châm chiến lược tiếp theo dành cho JP:

Tôi là một người bảo thủ, là một người giống như tờ giấy trắng trong chuyện tình cảm lẫn kinh nghiệm, một người không có đầu óc. Tôi chưa từng yêu đương với ai, cũng chưa từng thích ai, cũng chẳng hôn ai cả, Tiểu Ưu là ai, bạn bác sĩ là bạn nào? Không biết. Anh là người đầu tiên của em, cũng là người duy nhất. Anh hai à, trách nhiệm của anh là to lắm đấy nhé.

Sau khi kết thúc hai tuần học tập Đại Liên, trước khi về Thẩm Dương, tôi có mua một tờ bưu thϊếp chụp cảnh Đại Liên gửi cho JP, trên đó viết mấy chữ:

Chuyến đi tới Đại Liên rất vui, chỉ là thi thoảng em lại muốn cùng anh vượt qua thời gian này.

Về cơ bản là đã cân nhắc từng câu chữ, khoảng cách không xa không gần, thể hiện thái độ không thân không sơ, sau khi nghĩ ra được bản nháp thì mới viết những con chữ xinh đẹp lên tấm bưu thϊếp. Tờ bưu thϊếp hết hai đồng, phí bưu điện là bốn đồng tám, có cô bạn chọc tôi, “Ái chà, đủ để hai tụi mình ăn không ít xâu thịt dê đó.”

Từ Đại Liên về Thẩm Dương phải ngồi xe lửa hết ba tiếng rưỡi. Ba ba ra nhà ga đón tôi về. Trên đường về, vừa lái xe vừa lén nhìn tôi qua kính chiếu hậu, vẻ mặt kì lại, cơ mà lại không nói được thế có ý nghĩa gì. Chỉ là tôi đã biết ông gần ba mươi năm rồi, rất có kinh nghiệm khi gặp ánh mắt ấy. Tôi thầm suy nghĩ nên bắt đầu chuẩn bị đối phó với những phiền phức sắp tới.

Câu trả lời đã được thông báo sau đó: Bên cạnh máy tính của tôi có đặt ba tờ bưu thϊếp và một bức thư, bì thư đã được mở ra.

Không ngoài dự liệu, đều đến từ JP.

Trên ba tấm bưu thϊếp không viết gì, chỉ có kí tên, là ba sân bay khác nhau mà anh đi ngang qua trên đường từ Trung Quốc về Pháp: Seoul, Frankfurt, Geneve.

Tôi lấy bức thư nho nhỏ trong bì thư đã được mở sẵn ra xem, thấy trên đó có viết mấy hàng:

Thời gian chúng ta ở bên nhau ngắn ngủi, nhưng anh đã rất vui.

Suốt cuộc hành trình, anh luôn nhớ về em.

Cho dù về đến nhà, cũng vậy.

Anh đang chờ lần gặp em thứ hai.

Anh muốn biết câu chuyện của chúng ta sẽ được tiếp tục thế nào…

Lại nói, đúng là những quốc gia phát triển rất đạo lý mới phát triển như vậy, người nước ngoài tới đây làm việc mà vẫn rất quan tâm hiệu suất, tôi mới quen anh tháng trước, thế là cuối thư ông anh này gửi cho tôi lại biết vẽ ba cái kí hiệu giống như chữ triện:

ANH YÊU EM.

Ba tôi ở trong phòng khách gọi: “Bé Hai, con ra đây một chút. Chúng ta có chuyện muốn hỏi con.”

Tôi cầm bức thư trong tay, nheo mắt nghĩ: “Anh hai à, sao lại không viết bằng tiếng Pháp chứ, tại sao rõ ràng không biết mà lại nhét tiếng Trung vào cuối thư làm gì? Để tiếng Pháp thì em cũng đọc được mà.

Rõ ràng là anh không biết cha mẹ em làm gì rồi, lần này anh gây phiền phức cho em rồi nhé.

Tôi mang bức thư ra thưa chuyện.