Đấu Trí

Chương 4: Cho người ta cơ hội, cũng là cho mình một cơ hội

[Nguyên]

Anh chàng người Pháp Tiết Tĩnh Bác chưa từng gặp lại tôi trong suốt ba năm lại một mình tới Thẩm Dương công tác. Trước đó có liên lạc qua mạng, mời cô bạn Tiểu Vịnh của tôi làm phiên dịch tiếng Anh lúc anh qua đây làm việc. Tiểu Vịnh lớn hơn tôi tám tháng, lúc làm phiên dịch cho Tiết Tĩnh Bác thì vừa kết hôn, là một thầy giáo công tác ở nhà xuất bản mỹ thuật tỉnh Liêu Ninh, là một họa sĩ uống bia như uống nước lã, có râu quai nón, cô vợ cứ bảo trông hắn giống Russell Crowe.

Ngoài công việc, thi thoảng Tiết Tĩnh Bác có nói chuyện với Tiểu Vịnh rằng trước đây anh có từng đến Trung Quốc công tác.

Anh nói đây không phải là lần đầu tiên anh đến Thẩm Dương, trước đây có tới một lần, người tiếp đón anh lúc đó là một nữ thông dịch tiếng Pháp, gọi là cô Miao.

Anh bảo tên tiếng Trung Tiết Tĩnh Bác của anh là do cô ấy đặt cho.

Anh nói sau đó có gửi mail qua lại mấy lần, có điều đã bị cắt đứt liên lạc rồi, thế nên lần này chỉ có thể tìm một phiên dịch tiếng Anh để giúp đỡ.

Cái vòng tròn thông dịch viên chúng tôi rất nhỏ, Tiểu Vịnh lại là bạn rất thân, vừa nghe anh miêu tả thì đoán là tôi ngay, chưa hỏi lại tôi để xác định lại mà đã nói với Tiết Tĩnh Bác rằng: “Cô Mâu mà anh nhắc tới đấy, rất có thể là bạn của tôi…”

JP nghe xong cũng không có biểu cảm gì cả, chỉ nói: “Đã là vậy, nếu cô ấy đồng ý thì nhờ cô mời cô ấy đến đây đi, chúng ta cùng ăn bữa cơm.”

Tiểu Vĩnh kể hết tình hình qua điện thoại cho tôi nghe, tôi im lặng một hồi.

Nhất định ‘ăn bữa cơm’ không phải ‘ăn bữa cơm đơn thuần’, mà lúc ‘ăn bữa cơm’ với người Pháp thì rất có thể sẽ biến thành ‘ăn bữa cơm không đơn thuần’. Thế nên gặp phải lời mời của một người không quá quen biết, thái độ của tôi vẫn rất thận trọng, tự hỏi ở đây còn có thâm thúy gì.

Tiểu Vịnh hỏi: “Đi không? Mày đi thì tao sẽ hẹn giờ cho.”

Tôi hơi do dự, sau đó cũng thâm thúy bảo: “Tao cũng không biết nữa..”

Tôi lớn thế này, chơi với vài người bạn rất hợp tính mà còn thẳng thắn đến mức ‘dã man’, Tiểu Vịnh nói: “Tao có nghe ngóng xa gần rồi, anh ta vẫn còn độc thân, là kỹ sư tốt nghiệp trường đại học tư nhân cấp cao. Qua cách nhận điện thoại, hình như cũng không hề có bạn gái nào. Dù sao cũng là người nước ngoài nên tao không tiện hỏi tiền lương, cơ mà sẽ từ từ điều tra. Có điều bây giờ, ý kiến của tao là,” Hình như Tiểu Vịnh vừa đổi điện thoại sang tay kia, “Phải đi chứ, sao lại không đi? Cho người ta cơ hội cũng là cho mình cơ hội.”

Sau khi kết hôn thì chị hai Tiểu Vịnh liền coi vấn đề kết hôn và yêu đương của mấy đứa bạn thân làm trách nhiệm của chính mình, cứ mỗi lần gặp mặt thì đều chọn những tin tức trực tiếp và cụ thể nhất để giới thiệu cho tôi và đám gái ế còn lại như sau:

Ai đó có trình độ học vấn, chiều cao, công việc, thân phận cha mẹ, hoàn cảnh xã hội, có xe có nhà hay không.

Sau đó, khi bạn đang do dự mãi không thôi thì cô nàng sẽ cổ vũ: “Phải đi chứ, sao lại không đi? Cho người ta cơ hội cũng là cho mình cơ hội.”

Người Pháp chỉ nói ‘Cùng ăn bữa cơm’, thế mà lại bị Tiểu Vịnh kéo tới đây, mà những điều nó nói lại là những gì tôi linh cảm và lo lắng. Nó nói thẳng thừng quá khiến tôi cảm thấy hơi xấu hổ, vì thế ở đầu dây bên này, tôi bảo: “Mày nói vớ vẩn gì vậy? Người Pháp chỉ nói cùng ăn bữa cơm, mà mày lại nhắc từ chuyện còn độc thân với chả có bạn gái. Mày nói vậy thì tao bảo với mày luôn, tao không đi đâu.”

Tiểu Vịnh cười đểu: “Mày còn bày đặt chống chống chế chế gì với tao vậy, để tao nhắc mày một chuyện mà rất có thể mày đã quên. Mày đã hai mươi bảy rồi, có biết chưa? Bây giờ cuộc đời của mày đang rất thảm thương, chuyện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh lý của mày đó. Tao thấy mày càng lúc càng như đàn ông…”

Nó càng nói càng quá ác độc, tôi hết lớn: “Cmm!” Sau đó cúp điện thoại cái bụp.

Sau hai mươi phút suy nghĩ kĩ càng, tôi gửi một tin nhắn cho Tiểu Vịnh:

Mấy giờ, ở đâu, hai người chọn đi, sau đó báo tao biết.

Bạn ‘tró’ là vậy đó, ăn nói rất khó nghe, nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận ra cô ấy muốn tốt cho bạn, sốt ruột vì bạn. Có điều… ăn nói vẫn rất khó nghe. Ngày mười ba tháng sáu năm 2007, vào hôm hẹn gặp, tôi soi gương trang điểm rất lâu, sau đó chọn cái váy trắng, tóc để xõa, mang bông tai ngọc trai màu trắng, nói chung là cố gắng dịu dàng cực kì nữ tính cực kì để che giấu điều ‘càng lúc càng giống đàn ông’ mà Tiểu Vịnh từng nói với tôi.

Vì thế, nói tới đây tôi phải thừa nhận một điều: Gặp lại JP lần này, suy nghĩ của tôi chẳng như trước đây, có thêm tâm tư và cố tình chuẩn bị, lúc tôi gặp lại anh, ánh mắt cũng không giống, quan sát rất tỉ mỉ.

Hôm đó chúng tôi đã hẹn gặp nhau ở sảnh lớn lầu một tại Sheraton, tôi không có thói quen và kỹ xảo đến muộn, thế nên đến sớm trước năm phút đồng hồ, ngồi xuống salon cạnh cầu thang chờ ba người còn lại: JP, Tiểu Vịnh và chồng nó nữa.

Đây là một nơi vừa đẹp vừa sang trọng, nền nhà cẩm thạch màu kem sáng đến mức có thể soi được bóng của giày cao gót, có tiếng đàn dương cầm nhẹ nhàng chuyển động trong không khí và cả mùi hương của từng đóa bách hợp lớn đương nở rộ. Các tiệm như tiệm vest Armani ở bên này bên kia, mấy chiếc xe hơi màu đen có hình dạng xa xỉ, nhãn hiệu nổi tiếng luôn dừng lại ngay trước cổng khách sạn là quê cha đất tổ của kẻ lắm tiền ra ra vào vào của đám trai xinh gái đẹp áo quần bảnh bao cổ đeo xích vàng.

Tôi cũng không xa lạ gì với những nơi thế này, đôi khi gặp lãnh đạo hoặc mở tiệc chào khách, tôi cũng từng tiếp đón rất nhiều người nước ngoài ở đây. Lần đầu tiên nhóm người JP đến Thẩm Dương, tôi nói ‘Chào anh’ ở đây, cũng nói ‘Tạm biệt’ với họ ở chính chỗ này. Tôi biết có một phòng khách trên lầu ba phá dỡ sàn nhảy trước mặt mà để lại không gian đằng sau cho kí giả truyền thông có thể chụp hình, chứa được khoảng hai mươi bàn, lúc chủ tịch quy hoạch thành phố đọc diễn văn trên đài, khách mời trong giới công thương và chính trị ở Thẩm Dương vỗ tay như sấm động. Tôi cũng biết phòng khách trên lầu hai là chỗ mà lãnh đạo hai bên ngồi cách nhau cái bàn, bàn bạc như trong TV, người thông dịch ngồi trên ghế chữ nhật không có tựa lưng ở sau lãnh đạo, ngồi thoải mái hơn nhà khách Hữu Nghị một chút thôi. Thi thoảng tôi dịch khá tốt, những đôi khi cũng rất tệ.

Nhưng mà cũng như tính chất công việc của tôi vậy, tôi có thể được tham dự những cuộc đàm phán cấp cao, có những cuộc gặp gỡ rất nhiệt tình, ngồi bên cạnh lãnh đạo để chụp hình lên TV. Thế nhưng những thứ đó thuộc về tôi sao

Nhà hàng đẹp đẽ này không thuộc về tôi, thậm chí không có căn phòng nào là của tôi cả. Cửa tiệm Armani này không phải của tôi, thậm chí chẳng có một món trang sức nào trong đó thuộc về tôi cả. Vùng đất của những kẻ lắm tiền mang dây chuyền vàng, mang đồng hồ vàng không thuộc về tôi. Những người đàn ông tinh anh mặc âu phục, mang giày da, đeo kính không gọng cũng không thuộc về tôi… Mà thật ra, thứ mà tôi muốn thuộc về mình, nó không nhất định phải là thứ hiếm lạ.

Đột nhiên tới sáu giờ đúng, có một người nước ngoài bước vào qua cửa xoay.

Tôi chỉ cần liếc qua là nhận ra anh rồi, vì anh hầu như chẳng có gì khác so với ba năm trước đây: Áo sơ mi dài tay, quần dài bằng cotton, vẫn mang cái máy laptop mà coi nó như của báu, đã thế còn cái vẻ hao hao giống ‘cu li’ kia, vẫn là vẻ yên lặng tĩnh mịch không chịu sự ảnh hưởng của bất kì người nào.

Tôi bước tới trước, trong lòng thầm nghĩ:

Liệu chàng trai nước ngoài này có thể thuộc về mình hay không?

Thôi được rồi, cho anh mà cũng cho tôi một cơ hội rồi hẵng nói tiếp vậy.