Hai chị em chở nhau đi chợ Thị Nghè. Thỉnh thoảng Uyển Nhi thích đi chợ, để cảm nhận một bầu không khí rất riêng mà chỉ chợ mới có. Từng quầy hàng bày ra các món mình bán một cách bắt mắt, tiếng mời tiếng rao nghe thật vui tai. Một thú vui nữa chỉ chợ mới có là được trả giá và được cho thêm, đôi khi chỉ vài ngàn đồng hay cọng hành mớ rau là đủ vui rồi. Chợ Thị Nghè đã hình thành lâu đời, từ thập niên bốn mươi của thế kỉ hai mươi, từ thời Pháp thuộc. Ngôi chợ này đã chứng kiến bao cuộc thăng trầm của lịch sử, nó vừa là nơi kinh doanh, vừa mang dấu ấn lịch sử. Đồ bán ở đây rất tươi, giá cả công khai dễ dàng mua. Hai chị em nhanh chóng mua được những thứ mình cần. Lượn qua chỗ bán đồ ăn vặt, thị giác khứu giác kí©ɧ ŧɧí©ɧ vị giác, hai chị em lại mua thêm vài món về tối nhâm nhi.
Uyển Nhi mua thêm ít rau, thịt cá, trái cây để ăn trong tuần. Cô chịu ảnh hưởng cách ăn uống của mẹ, dù thế nào cũng không bỏ bữa, chú trọng chất lượng bữa ăn để đỡ uống thuốc. Nên cô dành một khoảng chi nhất định cho việc ăn uống của mình, còn chỗ cần tiết kiệm là rất ít mua sắm quần áo, giày dép, son phấn như nhiều cô gái khác.
Về lại nhà, loay hoay nấu nướng, đến lúc bày lên ăn cũng vừa tới giờ ăn tối. Không khí dịu mát hẳn so với trưa. Thời tiết mát mẻ kí©ɧ ŧɧí©ɧ vị giác, hai chị em nhiệt tình chiến đấu với nồi bún riêu. Sau khi ăn sạch sành sanh, ôm một bụng căng cứng cười thoả mãn, Chân Lý khen nịnh, “chị của em là nhất!”
“Cảm ơn em gái đã quá khen, chị biết mình nấu ngon mà!” Uyển Nhi cười tự hào đáp lời Chân Lý.
Chân Lý giơ ngón tay cái lên tán thưởng. Cô nàng lại làm vẻ mặt mờ ám, tiến đến sát bên Uyển Nhi: “Bữa đó chị không đi lên quận 9 gặp anh chàng Mạc Anh Khôi thật à? Cứ thế bỏ lỡ cơ hội đoàn tụ sao?”
“Em quan tâm chị hay là anh chàng đó vậy?” Uyển Nhi cốc đầu Chân Lý.
“Em tò mò quá mà, không thân thiết sao có hình anh ấy trong ví của chị? Mà em cũng ngưỡng mộ chị thiệt, sao chung quanh chị toàn hàng cực phẩm, đẹp đến chói mắt thế kia. Nào là Nguyễn Văn Nguyễn lãng tử, nào là Mạc Anh Khôi chững chạc, rồi cái người chị phác hoạ chân dung đi tìm, nghiêm túc lạnh lùng chuẩn soái ca. Em chỉ cần một người gần giống như thế là đủ mãn nguyện rồi. Sao ông trời lại bất công như vậy?” Chân Lý làm một tràng dài ai oán.
“Em biết vì sao không?” Uyển Nhi làm bộ nghiêm túc hỏi Chân Lý.
Cô nàng tưởng Uyển Nhi có bí kíp gì thật, mắt tròn xoe ánh lên vẻ chờ mong: “Bí kíp gì hả chị?”
“Là do chị đây đẹp, nên có sức hút mãnh liệt với cái đẹp. Ho ho…” Uyển Nhi phá lên cười ngoặt ngoẽo.
Chân Lý ngẩn tò te, cấu vào tay Uyển Nhi, “hừ hừ, cái người này, không ngờ độ tự tin còn cao hơn em gấp mấy lần.”
“Thì em cũng là người đẹp nên mới dính lấy chị mấy năm nay đó chứ. Em gái đẹp đẽ dễ thương xinh xắn Trần Chân Lý.” Uyển Nhi ngọt ngào nịnh.
“Vậy còn được. Mà tóm lại chị kể em nghe về anh chàng kia đi. Em cũng tò mò.” Chân Lý lại quay về chuyện cũ.
Uyển Nhi quay người về phía bồn rửa, đối mặt với Chân Lý qua chiếc bàn. Để tiết kiệm diện tích, bàn được ngăn thành hai phần, một phần là bàn ăn, phần còn lại là bồn rửa chén, vì thế khá tiện cho hai chị em trò chuyện lúc này. “Mạc Anh Khôi là bạn học cùng trường cấp hai, cấp ba của chị. Hai gia đình có quen biết nhau, lại ở không xa nhau mấy nên từ nhỏ bọn chị hay qua lại nhà nhau chơi. Anh ấy học trên chị một lớp.” Uyển Nhi hồi tưởng lại. Đối với cô, tất cả những kí ức liên quan đến tuổi thơ, vừa ngọt ngào, lại vừa tiếc nhớ.
Ngày ấy, Mạc Anh Khôi thường tìm đủ lý do sang nhà Ngô Uyển Nhi, nào là học vẽ với ba cô, mà anh không có năng khiếu vẽ, mãi cũng không lĩnh hội được, hoặc nhờ mẹ cô giảng giải cho bài văn, hoặc cùng Uyển Nhi chơi đàn... Mỗi lần đến cổng, thay vì bấm chuông, Anh Khôi lại la to: “Ủn nhỏ, mở cửa cho anh.” Lúc đó Uyển Nhi tức giận và xấu hổ vì bị kêu như vậy, nhất quyết không ra, anh ta lại càng gào to, hàng xóm phải ló đầu nhìn sang. Uyển Nhi không còn cách nào khác, mặt mũi hầm hừ chạy ra mở cửa cho anh.
Lúc nhỏ Uyển Nhi xinh như búp bê, ai cũng khen, còn anh nhìn cô thành ra con heo nhỏ, lại trại theo cái tên, một tiếng “Ủn nhỏ”, hai tiếng “Ủn nhỏ”, nghe mà bực mình. Bù lại, lần nào anh cũng đem quà sang cho cô, khi thì một con cào cào làm bằng lá, khi thì một con dế kêu “réc réc”, khi làm con diều, hẹn cuối tuần đi lên Hóc môn thả… Sống ở thành phố mà anh ấy rất khéo làm mấy trò dân gian này. Nên gương mặt bí xị của cô lập tức thay đổi trạng thái, cười toét miệng lộ lúm đồng tiền sâu hoắm.
Mỗi ngày tan học Mạc Anh Khôi luôn đợi chở Uyển Nhi về bằng xe đạp, bất kể nắng mưa, nên ba mẹ cũng yên tâm giao cô cho anh đón. Anh hay nghêu ngao hát cho cô nghe:
Em tan trường về đường mưa nho nhỏ
Em tan trường về đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở tóc dài tà áo vờn bay
Em đi dịu dàng bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường nằm im giấu mỏ
Anh theo Ngọ về gót giày lặng lẽ đường quê
Em tan trường về anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề lòng anh nức nở
Mai vào lớp học anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ
Em tan trường về mưa bay mờ mờ
Anh trao vội vàng chùm hoa mới nở ép vào cuối vở
Muôn thuở còn thương còn thương
Em tan trường về anh theo Ngọ về
Em tan trường về anh theo Ngọ về
Môi em mỉm cười mang mang sầu đời tình ơi
Bao nhiêu là ngày theo nhau đường dài
Trưa trưa chiều chiều thu đông chẳng nhiều
Xuân qua rồi thì chia tay phượng nở sang hè
Rồi ngày qua đi qua đi qua đi… (1)
******
Chú thích:
Bài hát “Ngày xưa Hoàng thị”, nhạc sĩ Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư.