Xuyên Qua 70: Đoàn Sủng Mang Theo Hệ Thống Phất Nhanh

Chương 18: Kiếm Tiền 1

Thông báo xuống nông thôn vừa phát ra, nơi Lý Văn Kiều muốn đi là cảng Cửu Gia - Giang Thành cần phải ngồi xe lửa một ngày mới tới.

Còn bốn ngày nữa là xuống nông thôn, Lý Văn Kiều chuẩn bị tìm hiểu về chợ đen mà cô vẫn luôn cảm thấy hứng thú, tùy tiện ra chợ đen bán hàng, kiếm ít tiền, tránh để cho đến lúc thương thành trong không gian mở ra lại không có tiền tiêu, bi kịch.

Lý Văn Kiều lục lọi trong trí nhớ của mình, trước đó lúc Lý Chí Nguyên và Hoàng Tiểu Cầm nói chuyện phiếm dường như đã đề cập qua, hình như là nói gì mà đến dưới cầu đổi một ít đồ gì đó.

Đầu tiên chắc chắn chợ đen là một nơi bí mật, còn là ở dưới cầu, đầu óc Lý Văn Kiều xoay vòng, nghĩ ngay đến việc bọn họ nói chính là ở đâu.

Sau khi xác nhận phạm vi đại khái của chợ đen, cô còn phải đến trạm thu mua phế phẩm tìm mua mấy túi ni lông lớn với giá ba hào. Nói đi nói lại, thật ra ngay từ đầu khi đến trạm thu mua phế phẩm, Lý Văn Kiều cũng mang theo suy nghĩ nhặt được thứ tốt.

Nhưng mà khi Lý Văn Kiều đến trạm thu mua phế phẩm, lại nhìn thấy mấy thứ lộn xộn bị dồn vào cùng một chỗ với nhau, cô loay hoay một hồi, cũng không tìm ra được cái gì trông có vẻ hữu dụng.

Nhưng mà, người của thời đại này cũng không phải kẻ ngốc, những thứ nhìn có vẻ tốt thì chắc chắn bản thân đã cất giữ hết rồi.

Sau khi mua túi ni lông xong, Lý Văn Kiều lén thu đòn cân kiểu cũ trong nhà vào không gian.

Từ sau khi ra khỏi nhà, cô lặng lẽ tiến vào một ngõ nhỏ không có ai, lắc mình một cái đi vào trong không gian.

Lấy bụi trong không gian bôi lên cho mặt mình đầy tro xám, mặc lên quần áo cũ của bà nội để lại khi còn sống, dùng vải rách trùm đầu.

Khi đi ra khỏi không gian, Lý Văn Kiều đã biến thành một người phụ nữ lam lũ.

Cô ngồi xổm xuống quan sát cửa đường hầm một lúc lâu, thấy vài người đi vào bên trong cây cầu bỏ hoang, Lý Văn Kiều biết cô tìm được chợ đen rồi.

Lý Văn Kiều lấy hai cái túi ni lông ra, chia ra mỗi túi đựng mấy chục cân gạo trắng và mấy chục cân bột mì được sản xuất trong không gian, chỗ này cộng lại phải năm mươi cân mà cô cầm cứ như chơi, dễ dàng nhấc lên.

Sau khi đến dưới cầu, ở cửa có một ông cụ bộ dạng hung thần ác sát hỏi cô: "Đến làm gì?" Lý Văn Kiều nới lỏng túi của cô ra để cho ông ta nhìn thoáng qua.

"Năm hào, giao tiền thì được vào." Ông già duỗi tay ra, Lý Văn Kiều lấy năm hào trong túi ra, mang đồ vật đi vào trong.

Hiện tại một cân thịt cũng chỉ có tám hào thôi, phí quản lý của chợ đen này cũng đắt thật.

Lý Văn Kiều vừa vào lập tức đánh giá xung quanh, bên trong có rất nhiều người, người nào cũng xanh xao vàng vọt.

Từng loại từng loại bày ra trên mặt đất, người lui tới nếu vừa ý cái gì, trực tiếp mua bán là được, hai bên tiền trao cháo múc.

Lý Văn Kiều nhìn lướt qua, lương thực được bán không nhiều lắm, cô tìm một góc ngồi xổm xuống, mở túi ni lông ra, lấy đòn cân kiểu cũ ra.

Một nam đồng chí mặc quần áo kiểu Tôn Trung Sơn màu đen xám, chỉ thấy sắc mặt anh ta sầu khổ, vừa đi vừa nhíu mày, trên quần áo anh ta không có một miếng chắp vá nào, chắc là người có điều kiện gia đình tốt.

Đột nhiên, anh ta dừng bước ở trước mặt Lý Văn Kiều, nhìn thấy gạo trắng như tuyết và bột mì trắng tinh, anh ta kích động đến mức sắp chảy nước mắt: "Này? Đây rõ ràng là cân gạo trắng thượng đẳng! Là lương thực rất tốt nha." Anh ta vội vàng cho tay vào trong túi ni lông.

"Làm gì đấy? Có mua hay không? Không mua thì đừng có sờ đồ của tôi." Lý Văn Kiều chậm rãi nhắc nhở người này.

"Cái gì? Có gạo trắng và bột mì tinh luyện ở đâu?" Người ở gần đó nghe được giọng nói của nam đồng chí này đều chạy về phía Lý Văn Kiều.

"Đồng chí, mua bán như thế nào vậy? Nếu giá cả thích hợp thì tôi sẽ mua tất cả! Mẹ tôi đang muốn thứ này đây." Nam đồng chí mặc kiểu áo Tôn Trung Sơn nhìn thấy có người đến đây thì sốt ruột bảo Lý Văn Kiều ra giá.

Lý Văn Kiều đè nặng giọng nói: "Gạo trắng tám hào một cân, bột mì năm hào một cân. Nếu có phiếu lương thực toàn quốc thì gạo trắng sáu hào một cân, bột mì ba hào một cân."

Người mặc áo Tôn Trung Sơn lấy ra ba mươi đồng tiền và sáu phiếu lương thực toàn quốc ra mua hết hai mươi cân gạo trắng và hai mươi cân bột mì.

Nhìn thấy người mặc áo Tôn Trung Sơn mua một lần đã mua hết hơn nửa, những người ở gần đó lập tức vây lại gần phân chia hết toàn bộ phần còn lại.

Lý Văn Kiều ngồi xổm ở đó bán hết đồ của mình xong, thu tiền lại hết, mua mấy bình sứ và mấy bát gốm sứ xong chuẩn bị trốn về.