Vụ án bé gái Azaria 9 tháng tuổi bị gϊếŧ chết bắt đầu cho bi kịch gia đình nhà Chamberlain từng gây rúng động nước Úc. Nạn nhân xấu số nhưng đáng thương hơn là người mẹ đã phải chịu án tù oan trong suốt nhiều năm, đồng thời bị cả xã hội lên án.
Ngày 17/8/1980, đó là một ngày đẹp trời nên cả gia đình Lindy và Michael Chamberlain quyết định lên đường đi cắm trại ở Uluru, Úc. Chính bản thân họ cũng không ngờ rằng đó lại là chuyến đi định mệnh ẩn chứa 1 bi kịch sắp sửa ập đến.
Sáng hôm sau khi thức giấc, vợ chồng Lindy và Michael hoang mang không thấy đứa con gái út Azaria 9 tuần tuổi của mình trong lều. Cả 2 lùng sục khắp nơi nhưng vẫn không tìm thấy, họ quyết định gọi điện báo cảnh sát.
Khi đó, Lindy khai đã nhìn thấy một con chó dingo, giống chó hoang duy nhất ở Úc, đi ra khỏi lều và cho rằng con vật này đã bắt mất đứa trẻ. Song lời khai của bà lại không thuyết phục được cơ quan chức năng, người ta cho rằng người mẹ và gia đình đang cố tình nói dối để che đậy sự thật.
Mối nghi hoặc càng dâng cao khi người ta để ý thái độ trái ngược của vợ chồng Chamberlain, Linda thì sốt sắng, lo lắng dõi theo cuộc điều tra của cảnh sát thì người chồng Michael lại tỏ ra khá bình thản và thoải mái Nói với tình nguyện viên, ông cũng cho rằng con gái mình có lẽ đã chết ở đâu đó.
Một tuần sau đó, một người leo núi vô tình phát hiện bộ jumpsuit em bé đẫm máu cách nơi gia đình Chamberlain dụng lều không xa. Khi ấy, cơ quan điều tra đồng tình với lời khai của Linda rằng đứa bé đã bị chó dingo tấn công và tha đi. Dựa theo vết máu lưu lại trên vật chứng, cảnh sát cũng xác định nạn nhân có vết cắt ở cổ.
Thế nhưng, tại phiên tòa xét xử thứ 2, người ta công bố kết quả khám nghiệm bộ jumpsuit, tia cực tím đã phát hiện dấu vân tay của người lớn, chưa xác định được danh tính. Trước đó, Linda khai rằng con gái mặc áo khoác màu đen vào ngày mất tích, lời khai này lại không trùng khớp với bộ jumpsuit được tìm thấy.
Chính nhờ bằng chứng mang tính quyết định này mà vào tháng 2/1982, vợ chồng Chamberlain bị bắt và trở thành nghi can số 1 trong vụ án sát hại bé Azaria. Mặc dù không tìm thấy hung khí hay vết máu nhưng phía công tố viên vẫn một mực tin rằng chính tay Linda đã cắt cổ và gϊếŧ chết con gái trong xe.
Ngay sau khi được công bố rộng rãi trên các trang báo lớn, vụ án trở thành đề tài được người dân nước Úc cực kỳ quan tâm. Dù tòa án chưa đưa ra phán quyết cuối cùng nhưng dư luận đều đồng loạt chĩa mũi dùi vào 2 vợ chồng máu lạnh, nhẫn tâm gϊếŧ hại con gái.
Theo tờ Sydney Morning Herald, nhiều tình tiết quan trọng trong vụ án đã bị bỏ qua trong lúc xã hội Úc lên án Linda và Michael. Nhiều người từ đầu đã có ác cảm với người mẹ bởi thái độ bình tĩnh và không có chút gì đau buồn của bà trên tòa. Áp lực truyền thông và công chúng bắt buộc cơ quan chức năng phải nhanh chóng tìm ra lời giải đáp cho vụ án.
Dù liên tục phủ nhận cáo buộc của công tố viên nhưng tháng 10/1982, Linda, khi đó đang mang thai đứa con thứ 4, vẫn phải lãnh án tù chung thân và Michael bị buộc tội đồng lõa 18 tháng tù treo. Có đến 77% người dân nước Úc đồng tình với phán quyết khi ấy của chánh án. Thậm chí sau khi Linda vào tù, mọi người vẫn nhất quyết không buông tha từng nhất cử nhất động của “bà mẹ sát nhân”.
“Nếu tôi cười, họ sẽ cho rằng tôi coi thường cái chết của con gái. Còn khi tôi rơi nước mắt, họ sẽ nghĩ tôi đang diễn kịch” - Linda chia sẻ.
Năm 1988, khi Linda vẫn còn đang thụ án trong tù, cảnh sát tìm kiếm xác một người leo núi cũng tại khu vực Uluru, thì phát hiện gần thi thể là chiếc áo khoác đen của bé Azaria (đúng như lời khai của Linda nhiều năm trước)… ngay cạnh bên hang chó dingo. Nhờ bằng chứng mới này mà cả Linda và Michael đều được tuyên trắng án, người mẹ sau thời gian chịu oan ức cũng được trả tự do về với gia đình đồng thời nhận khoản bồi thường từ chính phủ số tiền 1,3 triệu đô Úc.
Kết quả này chắc chắn không hề làm hài lòng dư luận. Vì vậy nên dù đã ly dị từ năm 1992 nhưng Linda và Michael vẫn quyết đệ đơn đề nghị điều tra lại vụ án. “Linh hồn con bé vẫn chưa được yên nghỉ, vì sự thật vẫn chưa được làm rõ. Tôi sẽ không ngừng đấu tranh cho đến ngày tôi chết” - ông Michael nói trong cuộc phỏng vấn với đài ABC.
Năm 1995, cuộc tái điều tra được cảnh sát tiến hành nhưng vẫn không phát hiện bất kì chứng cớ gì thêm. Phiên tòa thứ 3 khép lại với kết luận bé Azaria đã chết nhưng không thể xác định được nguyên nhân.
Sau vụ án này, cơ quan chức năng bắt đầu chú ý đến những vụ gϊếŧ người gây bởi chó hoang dingo. Theo thống kê, hầu như mỗi năm ở Úc đều xảy ra những vụ án mạng tương tự mà đa số nạn nhân đều là trẻ nhỏ. Người ta bắt đầu tin rằng hành vi tấn công, ăn thịt người rất phổ biến đối với giống chó dingo, cũng có thể Linda đã nói sự thật và quá trình điều tra cái chết của bé Azaria từ đầu đã đi sai hướng.
Năm 2012, cuộc điều tra thứ 4 được thực hiện và lần này, tòa án đã xác nhận lời khai của Linda là sự thật, rằng cô hoàn toàn vô tội và cái chết của bé Azaria là một vụ tai nạn gây ra bởi chó dingo. Vậy là sau 32 năm, cuối cùng vợ chồng Linda cũng tìm lại được công lý và rửa sạch nỗi oan uổng. Vụ án này được xem là ví dụ tiêu biểu chứng tỏ truyền thông và dư luận có thể tác động tiêu cực đến quá trình xử án, làm kéo dài tấn bi kịch gia đình dai dẳng trong suốt nhiều thập kỷ.